Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
lượt xem 15
download
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai" trình bày các nội dung chính sau: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; Thực trạng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và tình hình thực hiện tại tỉnh Đồng Nai; Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- NGUYỄN THỊ THANH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ Hà Nội, năm 2021
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- NGUYỄN THỊ THANH TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI Ngành: Luật kinh tế Mã số: 8380107 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN NHƯ PHÁT Hà Nội, năm 2021
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nay còn khá mới mẻ, nó được hiểu theo nghĩa chuyển ngữ chính xác từ cụm từ “Corporate Social Responsibility (CSR)”. Hiện nay CSR được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam vào những năm 90 của Thế kỷ XX. Khái niệm này đến cùng với các tập đoàn đa quốc gia, công ty nước ngoài đến Việt Nam đầu tư, kinh doanh bằng các quy định trong bộ tiêu chuẩn, bộ quy tắc ứng xử nội bộ, yêu cầu áp dụng cho nhà cung cấp, doanh nghiệp sản xuất,kinh doanh, nhận gia công phải thực hiện áp dụng, thông qua việc tuân thủ pháp luật, bộ tiêu chuẩn, bộ quy tắc ứng xử này để doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm với xã hội. Qua thực tiễn cho thấy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được hiểu, được áp dụng, tuân thủ không thống nhất, không có tính bắt buộc, không thường xuyên, mới chỉ là sự tự nguyện thực hiện trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh, sự cam kết về chất lượng sản phẩm, tính trung thực trong quảng bá sản phẩm, cũng như bảo đảm an toàn cho người sử dụng từ phía doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang được xem như là một trong những chiến lược kinh doanh hàng đầu, quảng bá thương hiệu hơn là những quy định hay bắt buộc của luật pháp. Bên cạnh đó việc nghiên cứu một cách đầy đủ về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mực, hệ thống văn bản pháp luật chưa quy định cụ thể làm cơ sở pháp lý cho việc tuân thủ thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Việc hiểu rõ, đầy đủ, nâng cao ý thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở nước ta hiện nay là việc làm vô cùng quan trọng và cấp thiết. Trước các yêu cầu điều kiện để gia nhập các tổ chức thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã phải sửa đổi một số các Bộ luật. Kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp trong quá trình nghiên cứu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã được cơ quan thẩm quyền lập pháp tiếp thu và đưa vào các quy định của nhiều đạo luật trong thời gian gần đây. Tuy nhiên thực tế áp dụng vẫn tồn tại các hạn chế, chính vì vậy Đề tài “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai” cần tiếp tục được nghiên cứu. Qua việc nghiên cứu chỉ ra những hạn 1
- chế, bất cập, chưa đồng bộ, chưa thống nhất của quy định pháp luật liên quan đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, từ đó đề xuất ý kiến, giải pháp, định hướng, hướng dẫn,… nhằm đề xuất giải pháp hoàn chỉnh hệ thống quy định pháp luật, khuyến khích, nâng cao hiệu quả thực trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về cả mặt lý luận và thực tiễn. Hướng đến kết quả tích cực là các doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội một cách tự nguyện, có hiệu quả. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện nay trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được đông đảo giới nghiên cứu, học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh, nhà quản trị, quản trị doanh nghiệp đều tham gia nghiên cứu. Ở mỗi cấp độ nghiên cứu và lĩnh vực khác nhau trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được phân tích và có nhiều góc nhìn khác nhau. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã là môn học trong trương trình định khung của khoa luật, khoa quản trị, kinh tế,… trong trường đại học. Nghiên cứu về CSR trong khoảng nhưng năm 2005 đến 2015 hầu như không còn nhiều giá trị nghiên cứu nên tác giả Luận văn chỉ nêu một vài công trình nghiên cứu những năm gần đây gồm các nghiên cứu sau: - Lê Phước Hương, Lưu tiến Thuận “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Tổng kết một số chủ đề và định hướng nghiên cứu” Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần thơ 28/6/ 2017. - My Ngân “ CSR - Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” Báo Đầu tư online ngày 26/2/2019. - Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Văn Anh, Phạm Thị Thuý An “Tác động của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lên danh tiếng, niềm tin, lòng trung thành của khách hàng trong ngành ngân hàng - một nghiên cứu trên địa bàn thành phố Đà Lạt” Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ - Kinh tế - Luật và Quản lý, tháng 3/92019. - Nguyễn Hoàng Khởi, Dương Ngọc Thành “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và hành vi tiêu dùng: Nghiên cứu định tính trong ngành nước 2
- uống giải khát đóng chai không cồn tại thành phố Cần Thơ”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Số 55/2019. - Lưu Ngọc Liêm “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay”, Trường Đại học Lạc Hồng, Tạp chí Tài chính tháng 1/2020. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài Luận văn là trên cơ sở những đánh giá tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong thời gian qua đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu các quan điểm khoa học, khoa học pháp lý, khoa học kinh tế về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, các quy phạm pháp luật hiện hành điều chỉnh đến hoạt động của doanh nghiệp có liên quan; Nghiên cứu những quy định, lý luận pháp lý về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo hệ thống pháp luật quốc gia; pháp luật quốc tế; Quy định của các Bộ tiêu chuẩn quốc tế về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; Quy định của các Bộ quy tắc ứng xử điển hình quy định về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; Phân tích một cách có hệ thống các quy định của pháp luật hiện hành về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đánh giá thực tiễn áp dụng tại tỉnh Đồng Nai; Kết quả thực tiễn thực hiện pháp luật về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại địa phương, qua đó thấy được các tồn tại, hạn chế và đưa ra đề xuất các giải pháp đổi mới, hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật trách nhiệm xã hội đến doanh nghiệp. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Căn cứ trên các dữ liệu thu thập từ các công trình nghiên cứu, bài viết, số liệu thống kê, tài liệu tham khảo, cáo báo cáo thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp địa phương, tình hình thực tiễn tại tỉnh Đồng Nai được công bố gần đây. 3
- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được quy định rộng, dàn trải trong nhiều lĩnh vực. Do giới hạn và cấp độ nghiên cứu nên nội dung Luận văn này giới hạn nghiên cứu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hai lĩnh vực pháp luật lao động và bảo vệ môi trường. Thời điểm thực hiện Luận văn là thời gian chuyển tiếp của 02 Bộ Luật Lao động 2019 và Luật Bảo vệ Môi trường 2020 có hiệu lực nên các quy định của 02 Luật này được nghiên cứu, phân tích và trích dẫn. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận chủ nghĩa biện chứng duy vật sử dụng trong nghiên cứu các sự vật, hiện tượng liên quan có mối liên hệ biện chứng trong việc doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm với xã hội. - Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng để phân tích, lập luận và tổng hợp những vấn đề lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. - Phương pháp so sánh: Thực hiện so quy định pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo luật pháp Việt Nam với luật pháp quốc tế về trách nhiệm xã hội. - Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Nghiên cứu phân tích từ dữ liệu báo cáo trách nhiệm xã hội của một số doanh nghiệp tại địa phương để đánh giá hiệu quả thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong thời gian gần đây. - Phương pháp hệ thống, logic, tổng hợp: Hệ thống, liên kết, toàn bộ các kết quả nghiên cứu có liên quan và tổng hợp nhằm tìm ra kết quả nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Nội dung Luận văn này là nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở trình độ thạc sỹ. Kết quả nghiên cứu (sau khi được Hội đồng thông qua) sẽ là tài liệu cho đối tượng có nhu cầu tham khảo, tìm hiểu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về lao động và bảo vệ môi trường dưới góc độ nghiên cứu khoa học pháp lý. Khả năng ứng dụng thực tiễn: Góp phần nâng cáo ý thức thực hành về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lao động và bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trên địa bàn Đồng Nai nói riêng, Việt Nam nói chung. Tăng cường đảm bảo 4
- quyền con người về lao động và quyền được sống trong môi trường trong lành, đạt mục tiêu chung là xã hội và doanh nghiệp phát triển bền vững. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm có 03 Chương, nội dung các Chương như sau: Chương 1 Những vấn đề lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Chương 2 Thực trạng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và tình hình thực hiện tại tỉnh Đồng Nai Chương 3 Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 5
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm và bản chất của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Trong những năm gần đây, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - Corporate Social Responsibilities (CSR) là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu luật học, kinh tế học, học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh cũng như nhà quản lý doanh nghiệp (DN). Tuy nhiên đến nay, khó có thể tìm thấy một định nghĩa duy nhất về CSR. Hơn nữa, trong các ngành nghề khác nhau, ở các quốc gia khác nhau, các khái niệm và thực hiện về CSR cũng rất khác nhau. Thực tế cho thấy khái niệm CSR ngày càng được mở rộng để đáp ứng nhiều bên liên quan của DN trên phạm vi toàn cầu (Bên hữu quan). Bên cạnh đó, các hoạt động thực hiện CSR của DN đa dạng hơn cũng là xu thế thực hiện quản trị chiến lược kinh doanh và quản trị DN của các công ty, tập đoàn hiện nay [1]. Theo từ điển Tiếng Việt, trách nhiệm có nghĩa là điều phải làm, phải gánh vác hoặc nhận lấy về mình, là sự ràng buộc về lời nói, hành vi của mình, bảo đảm điều mình làm là đúng đắn và phải chịu phần hậu quả. Xã hội là một nhóm những cá nhân liên quan đến tương tác xã hội một cách thường xuyên hoặc một nhóm xã hội lớn hơn có chung lãnh thổ không gian hoặc xã hội, thường chịu cùng thẩm quyền chính trị và các kỳ vọng văn hóa chi phối. Các xã hội được đặc trưng bởi các mô hình mối quan hệ (quan hệ xã hội) giữa cá nhân có chung một nền văn hóa và thể chế đặc biệt. Một xã hội nhất định có thể được mô tả là tổng số các mối quan hệ như vậy giữa các thành phần của nó. Theo nội dung Luật doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp được hiểu là: Một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh [2]. 6
- Trong hoạt động của mình, DN cần sử dụng lao động, các nguồn tài nguyên, khoáng sản, môi trường tự nhiên, có tác động qua lại. Tác động này có thể tạo ra các ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực đều do ý thức của DN. Chính vì thế DN phải có ý thức về những tác động từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và có trách nhiệm về hành vi của mình đối với xã hội và môi trường. DN cần dung hòa cả hai mục tiêu này là DN tìm kiếm lợi nhuận cao nhất. DN thực hiện CSR để phát triển lâu dài, bền vững. Như vậy khái niệm CSR được hiểu là DN thực hiện một số trách nhiệm cụ thể với xã hội nói chung, là một loại cam kết của DN đóng góp cho sự phát triển kinh tế bền vững thông qua tuân thủ một số các chuẩn mực về: Bảo vệ môi trường; trả lương công bằng; không phân biệt đối xử và bình đẳng giới; tạo sự ổn định và phát triển cá nhân cho người lao động (NLĐ); phát triển cộng đồng, xã hội theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp và sự phát triển chung của xã hội, tạo sự phát triển DN và xã hội một cách hiệu quả, bền vững; cam kết của DN đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của NLĐ, thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội theo cách có lợi nhất cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội. 1.1.2 Lịnh sử hình thành, phát triển và đặc điểm của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 1.1.2.1 Lịch sử hình thành, phát triển của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Những năm gần đây CSR đã trở thành một chủ đề nghiên cứu cho tất cả các học giả, nhà nghiên cứu kinh tế, pháp luật, chính trị gia và học sinh, sinh viên, nghiên cứu sinh. Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển trách nhiệm xã hội cổ xưa đến hiện tại để thấy vì sao trách nhiệm xã hội có ý nghĩa tích cực, vai trò quan trọng được đông đảo đối tượng nghiên cứu. Trách nhiệm xã hội thời cổ đại Giai đoạn này SCR được nhận diện qua các chuyện kể, nó chỉ là sự hỗ trợ qua lại giữa những nhà buôn khi gặp khó khăn như câu chuyện của nhà buôn bông nước Anh; Đạo Hindu có những lời răn dạy đạo đức về việc cho vay nặng lãi; chính 7
- sách “Zakat” của Hồi Giáo là một hình thức bắt bố thí và đóng thuế tôn giáo bắt buộc, đó là khoản tiền bằng 2,5% tổng thu nhập mà người giàu phải đóng góp để giúp đỡ cho người nghèo [3]. Trách nhiệm xã hội khoảng những năm 1800 Giai đoạn này có hai học giả nghiên cứa về CSR là: John H. Patterson và tỷ phú John D. Rockefeller. - John H. Patterson đưa ra khái niệm về phúc lợi xã hội trong ngành công nghiệp - John D. Rockefeller lập nên một quỹ từ thiện [4]. Trách nhiệm xã hội khoảng năm 1950 đến năm 1970 của thế kỷ XX Giai đoạn này CSR được nhận diện dưới góc độ đạo đức của doanh nhân, thương nhân. Trách nhiệm xã hội của người làm kinh doanh, trách nhiệm của doanh nhân, thương nhân đối với xã hội thông qua hoạt động kinh doanh của mình. Giai đoạn này có các học giả nghiên cứu về CSR như: - Howard R. Bowen tác giả cuốn sách “Social Responsibilities of the Businessmen - trách nhiệm xã hội của doanh nhân”; - M. Friedman, 1962; - Hayek, 1944; - Levitt, 1958; - Mc Guire, 1963; - Eells & Walton, 1963 - Manne & Wallich, 1972. Khái niệm CSR ở giai đoạn này dựa trên hai cơ sở đó là: Cơ sở khế ước xã hội (Social Contract Theory) và tác nhân đạo đức (Moral Agency Theory). Khoảng năm 1970 đến 1990 của thế kỷ XX CSR ở giai đoạn này được nghiên cứu sâu rộng hơn, là một học thuyết được xã hội quan tâm. CSR ở giai đoạn này đã được giáo sư Archie Carroll đã lồng ghép vào đó 04 đặc điểm: “ kinh tế; đạo đức; pháp lý và từ thiện, sau đó ông phát triển thành mô hình Kim tự tháp về trách nhiệm xã hội của DN [5]. 8
- Có những điều luật về CSR đầu tiên trên thế giới như: Sullivan Code [6]. Năm 1986, điều luật về đảm bảo sức khỏe và an toàn lao động được giới thiệu tới công chúng Responsible Care [7]. Trong giai đoạn này có các học giả nghiên cứu về CSR: - Preston & Post, 1975; - Sethi, 1975; - Caroll ,1979; - Wartick và Cochran ,1985; - Wood, 1991. Nổi bật của giai đọan này có mô hình Kim tự tháp bốn tầng với bốn nội dung của CSR gồm: Kinh tế; pháp luật; đạo đức và lòng từ thiện của Caroll. Wartick và Cochran bổ sung bằng việc lập quy trình phân tích để xác định các vấn đề liên quan. Sau đó, Wood tích hợp quy trình và nội dung, hoàn thiện thành một bộ quy tắc cam kết. Khoảng năm 1990 đến 2010 Giai đoạn này khái niệm về các Bên hữu quan - stakeholders [8] được đề cập. Bên hữu quan là một cá nhân hoặc nhóm cá nhân có thể gây ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của DN, là bên mà DN phải có trách nhiệm. Vào những năm 1990, CSR đã được hệ thống hóa thành các tiêu chuẩn như ISO 14001 và SA 8000, ISO26000,... những bản hướng dẫn như Hướng dẫn chủ động báo cáo toàn cầu (Global Reporting Initiative - GRI) hay những điều lệ quản trị công ty như Cadbury và King và những Bộ quy tắc ứng xử (BQT) của các tập đoàn, công ty đa quốc gia [9]. Khoảng thời gian này thế giới xuất hiện hàng loạt các chỉ dẫn, quy định, điều lệ, tiêu chuẩn về CSR được ban hành, hơn 100 bộ tiêu chuẩn (BTC), BQT về CSR, trong số đó có thể tìm thấy trong cuốn: “Từ A đến Z những điều cần biết về CSR” (The A to Z of corporate social responsibilities). Từ năm 2010 đến nay Giai đoạn này nổi bật có khái niệm mới về CSR là CSV - Create the value share - Creating Shared Value - Tạo lập giá trị chia sẻ được hai giáo sư Mark 9
- Kramer và Michael Porter (2011) đưa ra đã chứng minh được tính hiệu quả. CSV là cách tiếp cận mới trong việc thực hiện CSR, giúp tăng cường vai trò của DN trong việc giải quyết các vấn đề xã hội, tăng cường khả năng cạnh tranh, đồng thời thúc đẩy sự tiến bộ của những điều kiện kinh tế xã hội, đem lại lợi ích cho cả cộng đồng và DN một cách bền vững. Một số tập đoàn như dược phẩm Novartis, IBM, Nestle, Google, … đã thực hiện CSR theo mô hình này [10]. Đặc biệt hơn đã bắt đầu xuất hiện khái niệm CSR mới - CSR 2.0 (Corporate Sustainability Responsibility - trách nhiệm bền vững của doanh nghiệp) trên cơ sở kế thừa và phát triển khái niệm CSR 1.0. của John D. Rockefeller. Như vậy CSR đã không ngừng phát triển từ sơ khai, trở thành một hình thức thiện nguyện, hỗ trợ người lao động, cộng đồng đến học thuyết về quản trị kinh doanh, quản trị DN. CSR như một làn sóng mạnh mẽ đang trỗi dậy trên thế giới trong học thuyết về quản trị DN, triết lý kinh doanh của các công ty, tập đoàn suốt nhiều thập kỷ qua. CSR đã được nghiên cứu đầy đủ, toàn diện từ học thuyết đến thực hành trên thực tế áp dụng. Kết quả CSR đã mang lại hiệu quả cao cho DN và xã hội. 1.1.2.2 Nhân tố tác động đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu và thực tiễn cho thấy các nhân tố tác động đến CSR gồm: - Nhận thức về sự hữu ích của CSR Nhân tố nhận thức về sự hữu ích của CSR có nghĩa là khi có được sự hiểu biết về CSR cũng như các lợi ích mà nó mang lại cho DN và xã hội sẽ làm tăng khả năng thực hiện CSR trong DN. - Sự tham gia của các Bên hữu quan Nhân tố sự tham gia của các Bên hữu quan có nghĩa là ngoài ý chí chủ quan của mình, DN còn chịu sự ảnh hưởng từ Bên hữu quan trong quá trình hoạt động của mình. Theo đó, để tranh thủ được sự chấp nhận và ủng hộ của xã hội, việc áp dụng CSR sẽ là một trong những công cụ hữu hiệu giúp DN quản trị các mối quan hệ với các Bên hữu quan. - Đặc điểm của DN, nhu cầu phát hành báo cáo CSR 10
- Các yếu tố thuộc về đặc điểm DN cũng là các tác nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện CSR trong DN theo hướng DN càng lớn, càng có khả năng áp dụng cao hoặc các DN hoạt động trong các lĩnh vực sử dụng càng nhiều tài nguyên, ảnh hưởng môi trường càng chịu nhiều áp lực thực hiện CSR hơn. Nhân tố nhu cầu phát hành báo cáo CSR của DN có nghĩa là: Để đảm bảo mục tiêu hoạt động của DN là phù hợp với các yêu cầu của xã hội, các DN cần phải công bố các thông tin trong hoạt động của mình với xã hội đặc biệt là các thông tin về CSR. Nhu cầu phát hành các báo cáo CSR sẽ thúc đẩy, ràng buộc các DN thực hiện CSR trong DN. - Tác động của các quy định pháp lý Nhân tố các quy chuẩn pháp lý có nghĩa là sự có sẵn của các hướng dẫn, quy định pháp lý sẽ là ràng buộc để các DN tuân thủ trong quá trình hoạt động của mình, từ đó thúc đẩy DN quan tâm hơn đến việc thực hiện CSR trong DN để kiểm soát và đảm bảo các hoạt động của mình là phù hợp và tuân thủ đầy đủ các quy chuẩn đó. 1.1.3 Bản chất, vai trò và lợi ích trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Bản chất trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Bản chất CSR là một cam kết đơn phương của DN. Thông qua việc thực hiện các trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm từ thiện, DN thực thi CSR. DN khi thiếu một trong các trách nhiệm này thì DN sẽ không được xem là DN có trách nhiệm với xã hội, không thực hiện CSR. Kim tự tháp CSR được thiết lập theo quan điểm của giáo sư Archie Carroll công bố vào năm 1991, theo mô hình Kim tự tháp này CSR có các loại trách nhiệm nằm ở các tầng khác nhau và thứ tự ưu tiên thực hiện sẽ lần lượt từ dưới đáy lên đỉnh. Kim tự tháp CSR được và trở thành công cụ được sử dụng rộng rãi. 11
- Kim tự tháp mô tả một trật tự các trách nhiệm cùng nhau tạo nên CSR theo lý thuyết của Caroll Trách nhiệm kinh tế của DN là sản xuất, kinh doanh, tìm lợi nhuận. Đây là trách nhiệm nền tảng, quan trọng nhất của DN và là cơ sở, khả năng để DN thực hiện các trách nhiệm còn lại trên Kim tự tháp CSR. Trách nhiệm pháp lý là DN phải thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động của DN. DN tuân thủ pháp luật là yêu cầu cơ bản nhất của CSR, bên cạnh đó DN còn phải tự nguyện thực thi các cam kết đơn phương của mình mà luật pháp không quy định, không bắt buộc. DN thực hiện trách nhiệm pháp lý hình sự, dân sự, hành chính và các trách nhiệm pháp lý khác. Trách nhiệm đạo đức của DN là những hành vi, hoạt động của DN được xã hội kỳ vọng, mong đợi, nó không phải là quy định pháp luật, không phải là nghĩa vụ pháp lý của DN, nó có giá trị cao hơn mặc dù không phải là quy định bắt buộc. trách nhiệm đạo đức chính là nền tảng của DN thực hiện nghĩa vụ pháp lý, DN thực trách nhiệm vụ đạo đức là để DN có thể được xã hội tôn trọng và được chấp nhận. Trong thực tế trách nhiệm đạo đức được hiểu đồng nghĩa với đạo đức kinh doanh, cam kết của DN đối với xã hội. 12
- Trách nhiệm từ thiện của DN bao gồm những hành vi, hoạt động của DN mang tính hỗ trợ, nhân văn, từ thiện. Trách nhiệm từ thiện thể hiện mong muốn cống hiến cho xã hội của DN. DN ngoài tìm kiếm lợi nhuận còn có trách nhiệm mang lại điều tốt đẹp, nhân văn cho xã hội. Vai trò trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Vai trò của CSR gồm: Vai trò kinh tế, vai trò xã hội và điều chỉnh luật pháp. Vai trò kinh tế của CSR CSR góp phần điều chỉnh hành vi của DN khi thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, sẽ cải thiện tình hình tài chính, giảm chi phí hoạt động, nâng cao uy tín, quản lý rủi ro và giải quyết khủng hoảng tốt hơn, thúc đẩy cam kết với NLĐ, quan hệ tốt với cộng đồng, tăng năng suất…, tạo điều kiện cho DN tiếp cận, mở rộng với thị trường thế giới, giúp nâng cao uy tín DN. CSR giúp DN tăng giá trị thương hiệu, tăng doanh thu, thu hút các đối tác, nhà đầu tư. CSR có mối liên hệ tích cực đến lãi đầu tư, tài sản và mức tăng doanh thu. CSR sẽ tạo ra cơ sở thành công cho tất cả các hoạt động kinh doanh quan trọng của tổ chức. CSR giúp các DN giảm thiểu chi phí sản xuất thông qua các phương pháp sản xuất an toàn, tiết kiệm, nguồn nhân lực ổn định. DN thành công nhất chính là các DN nhận thấy được vai trò quan trọng của CSR và áp dụng vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh. Vai trò xã hội của CSR CSR cũng là cam kết đạo đức của giới kinh doanh về sự đóng góp cho sự phát triển xã hội bằng cách nâng cao đời sống của lực lượng lao động, gia đình họ, đồng thời nó mang lại các chính sách an sinh, phúc lợi, từ thiện cho cộng đồng, xã hội, bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, năng lượng, giúp xã hội ổn định và phát triển bền vững. Vai trò của CSR đến điều chỉnh pháp luật Qua việc thực hiện CSR, chính sách CSR trở thành một nội dung quan trọng để tham chiếu cho xây dựng, điều chỉnh chính sách pháp luật, dẫn đường, định hướng cho các sửa đổi, bổ sung của pháp luật. Chính phủ thúc đẩy thực hiện CSR tạo ra môi trường pháp luật hoàn chỉnh, một sân chơi bình đẳng cho các DN về: Cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến 13
- khích, tạo điều kiện cho các DN thực hiện tốt hơn các yêu cầu của Bộ luật Lao động, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư; Luật Bảo vệ môi trường,... Lợi ích trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp DN thực hiện CSR có được danh tiếng bên trong lẫn bên ngoài. Cả chính phủ và DN đều cần đảm bảo tăng trưởng kinh tế trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên để có thể đáp ứng nhu cầu của thế hệ hôm nay nhưng không gây hại cho thế hệ sau. CSR không chỉ là đạo đức kinh doanh mà còn là cam kết của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức nhằm góp phần cải thiện cộng đồng nơi họ sinh sống, hoạt động. Tăng lợi nhuận, tính bền vững, mang lại lợi ích tài chính trực tiếp thông qua cắt giảm chi phí năng lượng, năng lượng thay thế, nguyên vật liệu, nâng cao tính hiệu quả của quá trình sản xuất, chuỗi cung ứng, giảm thuế, duy trì năng suất và tăng trưởng. Xây dựng thương hiệu, danh tiếng, được khách hàng công nhận DN có trách nhiệm đạo đức hay từ thiện với thông điệp rằng bạn cam kết thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội như đã hứa. Từ đó xây dựng sự tin tưởng cho khách hàng về sản phẩm của mình, có lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh, sẽ khẳng định thương hiệu DN và gia tăng lợi nhuận. Thu hút và giữ chân nhân tài. Thực hiện CSR sẽ tạo ấn tượng cho NLĐ là một “nhà tuyển dụng được yêu thích”. Mọi người sẽ muốn làm việc cho DN khi tham gia, họ sẽ cảm thấy tự hào, có mục đích, muốn được cống hiến, gắn bó và muốn ở lại. Điều đó có nghĩa là DN có quyền lựa chọn những ứng viên tốt nhất cho vị trí tuyển dụng. 1.1.4 Các khía cạnh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Khía cạnh kinh tế Khía cạnh kinh tế của DN trong thực hiện CSR là: Sản xuất hàng hóa, dịch vụ mà xã hội cần, với một mức giá có thể duy trì tồn tại DN; làm thỏa mãn nghĩa vụ của DN với các nhà đầu tư; tìm kiếm nguồn cung ứng lao động; phát hiện những nguồn tài nguyên mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm; phân phối các nguồn sản xuất như hàng hoá và dịch vụ trong hệ thống xã hội với lợi ích kinh tế cao nhất, đạt lợi nhuận cho DN cao nhất. 14
- Khía cạnh kinh tế của DN đối với NLĐ là đảm bảo quyền con người về lao động, được tự do, bình đẳng, công bằng trong việc tìm việc làm; nhận thù lao; cơ hội việc làm, phát triển nghề; chuyên môn; môi trường lao động an toàn, vệ sinh; đảm bảo quyền con người tại nơi làm việc. Đối với người tiêu dùng, trách nhiệm kinh tế của DN là cung cấp hàng hoá và dịch vụ, chất lượng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối, bán hàng và cạnh tranh đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng. Khía cạnh pháp lý Khía cạnh pháp lý CSR là DN phải thực hiện đầy đủ những quy định pháp luật, chịu trách nhiệm pháp lý liên quan đến hoạt động của DN. Ở khía cạnh này DN chịu trách nhiệm pháp lý gồm: - Trách nhiệm pháp lý hình sự; - Trách nhiệm pháp lý dân sự; - Trách nhiệm pháp lý hành chính; - Trách nhiệm pháp lý khác liên quan đến hoạt động của DN. Khía cạnh đạo đức Khía cạnh đạo đức CSR là những hành vi, hoạt động DN thực hiện cao hơn quy định luật pháp. Thể hiện DN thực nhiện trách nhiệm đạo đức của DN trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, cam kết chất lượng sản phẩm, chất lượng dịch vụ đối với xã hội. Khía cạnh đạo đức của một DN thường được thể hiện và DN cam kết thực hiện trong: Triết lý kinh doanh; giá trị đạo đức; sứ mệnh và chiến lược của DN. Khía cạnh từ thiện Đây là những trách nhiệm điều chỉnh bằng lương tâm. Đối với khía cạnh này là những hành vi, hoạt động thể hiện những mong muốn đóng góp, cống hiến cho cộng đồng xã hội cụ thể trên những phương diện: - Nâng cao chất lượng cuộc sống; tăng phúc lợi, đảm bảo an sinh; - San sẻ gánh nặng, cứu trợ kịp thời,... - Nâng cao năng lực lãnh đạo và phát triển nhân cách NLĐ. 1.2 Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 15
- CSR là cam kết đơn phương của DN, là hoạt động tự nguyện có tầm nhìn về phát triển bền vững cho DN và xã hội. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập các tổ chức thương mại quốc tế, nếu DN Việt Nam không tuân thủ trách nhiệm xã hội thì sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới. Việt Nam gần đây đã sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động, Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Luật Hình sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư,...nhằm có sự quy định tương đối đồng bộ với tiêu chuẩn quốc tế về CSR. Về cơ bản các quy định về CSR đã được tiếp thu và quy định cụ thể trong từng lĩnh vực nhằm bảo đảm CSR được thực thi, gồm: - Các quy định pháp luật bắt buộc phải tuân thủ liên quan đến CSR. - Các cam kết đơn phương về trách nhiệm xã hội của DN thể hiện trong bộ quy tắc ứng xử và tuân thủ các bộ tiêu chuẩn quốc tế về CSR. Như vậy cho thấy nguồn của CSR bao gồm: Hệ thống pháp luật quốc gia; các bộ tiêu chuẩn quốc tế về CSR (BTC); bộ quy tắc ứng xử (BQT) của DN. 1.2.1. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp theo pháp luật quốc gia DN thực hiện CSR trước hết là phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan, tự nguyện thực hiện các cam kết đơn phương của DN. DN thực hiện CSR trong một khuôn khổ thể hiện ở cụm từ “ được pháp luật qui định” trong phạm vi quốc gia, địa phương có trụ sở DN hoạt động. Pháp luật mà DN tuân thủ bao gồm: Văn bản luật, nghị định, thông tư, văn bản quy phạm pháp luật của địa phương nơi DN có trụ sở. Vì thế nội dung về trách nhiệm của DN trong hệ thống pháp luật gồm: - Nhóm Luật liên quan đến hoạt động của DN gồm: Luật Doanh nghiệp; Luật Thuế; Luật Kế toán; Luật Đầu tư,... - Nhóm luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của DN trong lĩnh vực lao động: Bộ Luật Lao động; Luật Bảo Hiểm xã hội; Luật An toàn vệ sinh lao động; Luật Việc làm; Luật Học nghề;... - Nhóm quyền và nghĩa vụ của DN đối với người tiêu dùng: Luật Cạnh tranh; Luật Sở hữu trí tuệ; Luật Thương mại; Luật Bảo vệ môi trường;... - Nhóm khác quy định đối với từng lĩnh vực kinh doanh đặc thù của DN; Bên cạnh đó pháp luật qui định trách nhiệm pháp lý của DN bao gồm: 16
- - Trách nhiệm về dân sự; - Trách nhiệm về hành chính; - Trách nhiệm về hình sự; - Trách nhiệm pháp lý khác theo pháp luật quy định. Khi DN vi phạm, phải chịu trách nhiệm pháp lý bằng các chế tài do luật quy định. Thực tế pháp luật Việt Nam hiện hành đã tiếp thu, sửa đổi, bổ sung nhiều CSR vào quy định pháp luật, cụ thể gần đây Việt Nam đã sửa đổi bổ sung nhiều đạo luật: Bộ Luât Lao động, Luật bảo vệ môi trường 2020, Bộ Luật Hình sự 2017, Bộ Luật Dân sự 2015, Luật Doanh nghiệp 2020,... Quy định trực tiếp có nội dung quy định tại Mục II Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 81/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 09 năm 2015 thì trách nhiệm xã hội của DN (có vốn nhà nước và vốn góp chi phối) được thể hiện một cách cụ thể trên các yếu tố, các mặt, như: - Bảo vệ môi trường; - Đóng góp cho cộng đồng xã hội; - Thực hiện tốt trách nhiệm với nhà cung cấp; - Bảo đảm lợi ích, an toàn cho người tiêu dùng; - Quan hệ tốt với người lao động. DN thực hiện CSR là các nội dung cam kết mà pháp luật không quy định, nó là các cam kết đơn phương của DN, DN cam kết tuân thủ các BTC quốc tế, BQT nội bộ. 1.2.2 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế Các bộ chỉ dẫn, BTC về CSR tuy không phải là quy định pháp luật quốc gia nhưng lại có tính áp dụng và tuân thủ tuyệt đối tại các DN, tập đoàn, công ty hiện nay tham gia sản xuất, kinh doanh, xuất hàng đến các quốc gia thành viên của AFTA, CPTTP,... Tùy ngành nghề sản xuất, quốc gia, loại ngành hàng sản xuất, gia công, loại hình, quy mô, sản phẩm, dịch vụ cung cấp, yêu cầu kiểm toán, công khai thông tin, yêu cầu của khách hàng mà DN áp dụng BTC, BQT khác nhau. Các BTC quốc tế thường có nội dung mở và chi tiết, có lợi cho NLĐ hơn so với quy định của pháp luật quốc gia, chủ yếu quy định về: Kinh tế; đạo đức; quyền 17
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 303 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 343 | 51
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 116 | 33
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 109 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 228 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 132 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 85 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 107 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 34 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 191 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 118 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 36 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 75 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 66 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 90 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại qua thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh
101 p | 18 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng dự án xây dựng nhà ở thương mại từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 26 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn