Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng cho thuê hàng hóa theo Luật Thương mại Việt Nam
lượt xem 18
download
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế "Hợp đồng cho thuê hàng hóa theo Luật Thương mại Việt Nam" hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ HĐCTHH trong hoạt động thương mại ở Việt Nam và đánh giá thực trạng thi hành để đưa ra một số giải pháp khả thi nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về HĐCTHH trong hoạt động thương mại ở Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng cho thuê hàng hóa theo Luật Thương mại Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐÀO THỊ THANH HUYỀN HỢP ĐỒNG CHO THUÊ HÀNG HÓA THEO LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐÀO THỊ THANH HUYỀN HỢP ĐỒNG CHO THUÊ HÀNG HÓA THEO LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 8 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN VĂN VÂN Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2022
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài Luận văn Thạc sĩ: "Hợp đồng cho thuê hàng hóa theo Luật Thương mại Việt Nam" là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi trong thời gian qua. Các tài liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là do tôi tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan, chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tất cả các tài liệu tham khảo, kế thừa đều được trích dẫn một cách đầy đủ, có nguồn gốc rõ ràng. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày …… tháng …… năm 2022. Học viên thực hiện ĐÀO THỊ THANH HUYỀN
- ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn Văn Vân, người đã dìu dắt, tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành đề tài. Tác giả cũng xin lấy bài Luận văn này như một món quà tri ân gửi tới Thầy. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Khoa Sau đại học Trường Đại học Ngân hàng, cùng toàn thể Quý Thầy, Cô giáo đã tham gia giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng tôi trong suốt thời gian theo học tại trường. Bên cạnh đó, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên, đóng góp ý kiến xây dựng, hỗ trợ cung cấp tài liệu và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Mặc dù bản thân đã cố gắng rất nhiều để hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình nhưng cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện đề tài. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Hội đồng, Quý Thầy Cô giáo để đề tài nghiên cứu của tôi có thể hoàn thiện hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đào Thị Thanh Huyền
- iii TÓM TẮT 1.1.Tiêu đề: "Hợp đồng cho thuê hàng hóa theo Luật Thương mại Việt Nam" 1.2.Tóm tắt: Hoạt động cho thuê hàng hóa chính là một trong các hoạt động thương mại phổ biến ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở quy định của Luật Thương mại, Bộ luật Dân sự cùng một số văn bản pháp luật khác có liên quan, Bên cho thuê và Bên thuê tiến hành thỏa thuận các nội dung trong hợp đồng cho thuê hàng hóa. Tuy nhiên khung pháp luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng cho thuê hàng hóa chưa hoàn chỉnh. Trong phạm vi Luận văn này, tác giả đã phân tích các quy định pháp luật về hợp đồng cho thuê hàng hóa như điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, giao kết và thực hiện hợp đồng cho thuê hàng hóa, trách nhiệm vi phạm hợp đồng. Từ thực tiễn áp dụng pháp luật, tác giả chỉ ra những bất cập trong thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về hợp đồng cho thuê hàng hóa, từ đó đưa ra một số giải pháp khắc phục. 1.3.Từ khóa: "hoạt động thương mại"; "cho thuê hàng hóa"; "hợp đồng cho thuê hàng hóa"; "Luật Thương mại".
- iv ABSTRACT 1.1. Title: "Goods rental contract under Vietnam Commercial Law" 1.2. Abstract: Cargo leasing is one of the most popular commercial activities in our country in the current period. Based on the provisions of the Commercial Law, the Civil Code Law, and several other relevant legal documents, the Lessor and the Lessee negotiate the contents of the goods leasing contract. However, the legal framework governing the relationship of the lease contract is not complete. Within the scope of this thesis, the author has analyzed the legal provisions of goods leasing contracts such as the effective conditions of the contract, the agreement and performance of the lease contract, and the liabilities for violations of the contract. From the practical application of the law, the author points out the inadequacies in the legal situation and the application of the law on the lease of goods, thereby offering some solutions to overcome. 1.3. Keywords: “commercial activities”; “lease of goods”; “goods rental contract”; “Commercial Law”.
- v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BCT : Bên cho thuê BLDS : Bộ luật Dân sự BT : Bên thuê GDP : Tổng sản phẩm nội địa HĐCTHH : Hợp đồng cho thuê hàng hóa LTM : Luật Thương mại
- vi MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG CHO THUÊ HÀNG HÓA .............................................................................................................. 9 1.1. Khái niệm, vai trò của hợp đồng cho thuê hàng ............................................... 9 1.1.1. Khái niệm hợp đồng cho thuê hàng hóa ........................................................... 9 1.1.2. Vai trò của hợp đồng cho thuê hàng hóa ........................................................10 1.2. Các yếu tố tác động đến hiệu quả áp dụng của pháp luật hợp đồng cho thuê hàng hóa....................................................................................................................12 1.3. Nhu cầu hoàn thiện quy định pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ việc thực hiện hợp đồng cho thuê hàng hóa ở Việt Nam .................................................15 Kết luận Chương 1 ...................................................................................................20 Chương 2. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH VỀ HỢP ĐỒNG CHO THUÊ HÀNG HÓA THEO LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ..............................................21 2.1 Thực trạng quy định pháp luật Việt Nam về hợp đồng cho thuê hàng hóa .......21 2.1.1. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng cho thuê hàng hóa .................................21 2.1.2. Giao kết hợp đồng cho thuê hàng hóa ............................................................27 2.1.3. Những điều khoản cơ bản của hợp đồng cho thuê hàng hóa ..........................29 2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về hợp đồng cho thuê hàng hóa ......................40 2.2.1. Giao kết hợp đồng cho thuê hàng hóa ............................................................40 2.2.2. Thực hiện hợp đồng cho thuê hàng hóa .........................................................42 2.2.3. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng cho thuê hàng hóa ..................................54 2.2.4. Ưu điểm ..........................................................................................................62 2.2.5. Hạn chế còn tồn đọng và nguyên nhân của những hạn chế ...........................64
- vii Kết luận Chương 2 ...................................................................................................69 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG CHO THUÊ HÀNG HÓA ...............................................................70 3.1. Kiến nghị chung nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê hàng hóa trong giai đoạn hiện nay ...........................................................................................70 3.2. Một số kiến nghị cụ thể góp phần hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê hàng hóa....................................................................................................................72 Kết luận chương 3 ....................................................................................................76 PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................77 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... I
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Giới thiệu 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã đạt được một số thành tựu nhất định, cụ thể: tốc độ tăng trưởng năng suất lao động bình quân giai đoạn 2016 – 2020 của Việt Nam là 5,8%/năm, năm 2020, nền kinh tế nước ta có quy mô thứ 40 trên thế giới, xếp thứ 4 trong ASEAN và bình quân GDP/người đứng thứ 6 trong ASEAN.1 Cùng với sự đẩy mạnh giải pháp kinh tế, các chính sách pháp luật, đặc biệt là chính sách liên quan đến hoạt động kinh doanh, mua bán và cho thuê hàng hóa giữa các thương nhân, giữa thương nhân với cá nhân, tổ chức khác trong xã hội luôn được quan tâm, chú trọng xây dựng và hoàn thiện để tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Pháp luật về hợp đồng là một chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Dựa trên những quy định được ghi nhận trong bộ luật, luật và các văn bản dưới luật, chủ thể tham gia xác lập hợp đồng sẽ thiết lập một quan hệ tương ứng với sự điều chỉnh của pháp luật. Đối với hợp đồng thương mại, đây là một dạng hợp đồng phức tạp thường được xác lập bởi sự tham gia của thương nhân, họ chính là những tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp hoặc những cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, có đăng ký kinh doanh. Vì vậy, mối quan hệ này không chỉ chịu sự điều chỉnh của LTM mà còn áp dụng một số quy định của BLDS và các quy định về pháp luật doanh nghiệp có liên quan. Pháp luật về hợp đồng thương mại nói chung và pháp luật về HĐCTHH nói riêng là lĩnh vực khá phức tạp bởi sự đan xen giữa nhiều quy định trong những văn bản pháp luật khác nhau. Để mang lại hiệu quả thực thi pháp luật, hạn chế tranh chấp phát sinh khi xác lập và thực hiện thỏa thuận cho thuê, cũng như bảo vệ được quyền và nghĩa vụ hợp pháp của chủ thể tham gia, cần thiết phải đặt ra yêu cầu nghiên cứu về mặt lý thuyết và đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về HĐCTHH theo quy định của LTM. 1 Đinh Ngọc Linh – Hoàng Như Quỳnh (2021), "Chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 – 2020: Nhiều kết quả tích cực", [Truy cập ngày 17/11/2021].
- 2 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động thương mại là một bộ phận không thể tách rời trong quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường, được thực hiện chủ yếu qua các hoạt động xúc tiến thương mại, mua bán hoặc cho thuê hàng hóa thương mại,… Thêm vào đó, Nhà nước với chức năng quản lý xã hội, đã không ngừng xây dựng và hoàn thiện các quy định điều chỉnh để hình thành một hành lang pháp lý vững chắc, tạo điều kiện cho hoạt động thương mại ở nước ta được phát triển một cách công bằng, văn minh, tiến bộ trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật. Pháp luật về HĐCTHH là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống pháp luật quốc gia. Trên cơ sở thể chế hóa các hướng dẫn và chính sách của Nhà nước về tập trung phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, pháp luật về HĐCTHH đã quy định và nhấn mạnh rõ cho thuê hàng hóa là hoạt động được thực hiện bởi các thương nhân với mục đích sinh lợi nhuận, thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội, tạo ra ranh giới phân biệt rõ ràng với hoạt động cho thuê tài sản nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt theo quy định BLDS. Bên cạnh đó, vẫn còn một số vấn đề bất cập cả về mặt lý thuyết và thực tiễn thi hành pháp luật về HĐCTHH. Về bản chất, hàng hóa vẫn là một dạng tài sản cụ thể thuộc quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp của thương nhân, do đó cho thuê hàng hóa trong lĩnh vực thương mại là một hoạt động chuyên biệt của cho thuê tài sản. Mặc dù mang nét đặc thù riêng tương đương với quan hệ pháp luật điều chỉnh, song những quy định này vẫn chưa bao quát được hết một số vấn đề phát sinh liên quan đến quan hệ cho thuê hàng hóa, quyền lợi giữa các bên tham gia, giải quyết bồi thường,… đã đặt ra yêu cầu về xây dựng và hoàn thiện pháp luật. LTM hiện hành được xây dựng dựa trên cơ sở của BLDS 2005, cho đến nay Bộ luật này được thay thế bằng quy định của BLDS 2015. Chính vì vậy, để bảo vệ quyền lợi giữa các chủ thể tham gia hoạt động thương mại, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho sự vận động và phát triển của các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này, các yêu cầu về hoàn thiện pháp luật thương mại nói chung và quy định điều chỉnh quan hệ cho thuê hàng hóa nói riêng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Dưới khía cạnh thực tiễn áp dụng, hiện nay cho thuê hàng hóa chỉ diễn ra phổ biến thông qua các hoạt động thuê trang thiết bị, máy móc, nhà xưởng, mặt bằng…
- 3 Đây đều là các giao dịch nhằm phục vụ cơ bản cho hoạt động kinh doanh của thương nhân, do đó, việc hiểu rõ các quy định của pháp luật về HĐCTHH sẽ giúp các chủ thể kinh doanh giao kết và thực hiện hợp đồng được thuận lợi, an toàn và hiệu quả, tránh các tranh chấp và rủi ro phát sinh. Ngoài ra, trong quá trình áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp phát sinh, đối với vấn đề chưa được LTM quy định rõ, các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền đều có xu hướng ưu tiên áp dụng BLDS để giải quyết. Tuy nhiên, BLDS điều chỉnh chung về các quan hệ dân sự, trong đó bao gồm cả quyền và nghĩa vụ tài sản của các cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí và độc lập về tài sản, phạm vi điều chỉnh của Bộ luật này khá bao quát và rộng lớn, khó tránh khỏi sự thiếu sâu sát với yêu cầu thực tiễn, đặc điểm riêng của từng giao dịch sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của chủ thể liên quan. Chính vì vậy, các quy định của LTM 2005 cần phải được sửa đổi, bổ sung sao cho phù hợp, thống nhất trong cách hiểu và áp dụng pháp luật về hợp đồng, nhất là pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ HĐCTHH, kể cả các hợp đồng trong nước và kể cả có yếu tố nước ngoài, phù hợp với luật pháp quốc tế, các Điều ước quốc tế về thương mại mà Việt Nam là thành viên. Dưới góc độ nghiên cứu, ở nước ta trong những năm gần đây, các công trình nghiên cứu chỉ tập trung nghiên cứu về pháp luật thương mại với các vấn đề lý luận cơ bản về thương nhân, hợp đồng thương mại, so sánh những quy định chung về pháp luật hợp đồng của BLDS 2015 với hợp đồng thương mại theo quy định của LTM 2005,… Tuy nhiên các công trình khoa học nào nghiên cứu về pháp luật điều chỉnh quan hệ HĐCTHH trong lĩnh vực thương mại còn khá khiêm tốn, chưa nghiên cứu toàn diện và trực tiếp về hệ thống các quy định pháp luật về HĐCTHH từ góc độ lý luận và thực tiễn áp dụng. Chính vì vậy, người viết chọn đề tài "Hợp đồng cho thuê hàng hóa theo Luật Thương mại Việt Nam" để làm đề tài Luận văn Thạc sĩ của mình với mục đích tiếp nối các vấn đề nghiên cứu chưa được làm rõ, tìm hiểu các quy định của pháp luật, đóng góp một phần công sức vào kho tàng công trình nghiên cứu pháp luật về mặt lý luận và thực tiễn, đảm bảo niềm tin của các chủ thể kinh doanh khi tham gia vào quan hệ HĐCTHH ở Việt Nam.
- 4 2. Mục tiêu của đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ HĐCTHH trong hoạt động thương mại ở Việt Nam và đánh giá thực trạng thi hành để đưa ra một số giải pháp khả thi nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về HĐCTHH trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. 2.2. Mục tiêu cụ thể: Để hoàn thành được mục tiêu tổng quát trên, Luận văn cần thực hiện một số mục tiêu cụ thể như sau: - Phân tích một số vấn đề lý luận về cho thuê hàng hóa và hợp đồng cho thuê hàng hóa theo Luật Thương mại Việt Nam. - Phân tích, đánh giá các quy định của LTM Việt Nam được áp dụng để điều chỉnh quan hệ cho thuê hàng hóa trong hoạt động thương mại ở Việt Nam. - Đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật (thông qua các hồ sơ vụ việc, bản án), từ đó chỉ ra những vướng mắc, bất cập cùng các nguyên nhân của vướng mắc, bất cập làm ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi pháp luật. - Đưa ra các định hướng hoàn thiện pháp luật và đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao chất lượng pháp luật và thực thi các chính sách điều chỉnh quan hệ HĐCTHH ở Việt Nam hiện nay. 3. Câu hỏi nghiên cứu Khi nghiên cứu đề tài, Luận văn đưa ra các câu hỏi nghiên cứu cụ thể như sau: - Pháp luật thương mại Việt Nam quy định như thế nào về hợp đồng cho thuê hàng hóa trong lĩnh vực thương mại? - Thực tiễn ký kết, thực hiện và giải quyết tranh chấp phát sinh hợp đồng cho thuê hàng hóa trong lĩnh vực thương mại ở Việt Nam hiện nay như thế nào? - Những giải pháp nào để giải quyết hiệu quả các bất cập trong pháp luật về hợp đồng cho thuê hàng hóa trong lĩnh vực thương mại? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nhằm thực hiện các nội dung cần nghiên cứu, Luận văn đi sâu nghiên cứu về các văn bản pháp luật liên quan đến HĐCTHH trong lĩnh
- 5 vực thương mại theo quy định của LTM năm 2005 và một số quy định pháp luật liên quan. Ngoài ra, Luận văn còn đi sâu nghiên cứu một số vụ án về tranh chấp HĐCTHH điển hình trong lĩnh vực thương mại ở Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu trong phạm vi HĐCTHH giữa các thương nhân mang quốc tịch Việt Nam, thành lập ở Việt Nam hay các quan hệ HĐCTHH được phát sinh ở trong nước theo LTM 2005 và một số vụ án tranh chấp về HĐCTHH trong lĩnh vực thương mại. Bên cạnh đó, trong phạm vi đề tài này, để làm rõ những hạn chế của quy định pháp luật về HĐCTHH, người viết chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật về HĐCTHH trong giai đoạn từ ngày 01/01/2006 (ngày LTM 2005 có hiệu lực pháp luật) đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã sử dụng đồng bộ các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích: được áp dụng phổ biến trong toàn bộ nội dung của Luận văn để phân tích các quy định về giao kết và thực hiện hợp đồng thương mại nói chung và hợp đồng cho thuê hàng hóa trong lĩnh vực thương mại nói riêng, từ đó đưa ra các nhận xét, bình luận về thực tiễn thi hành pháp luật trong giai đoạn hiện nay. - Phương pháp quy nạp, diễn giải: từ những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng cho thuê hàng hóa ở nước ta trong thời gian qua cùng với các nội dung pháp luật được trích dẫn, tác giả đưa ra những nhận định, bình luận áp dụng pháp luật để liên kết, sâu chuỗi và tìm ra bản chất của pháp luật về hợp đồng cho thuê hàng hóa ở nước ta. Phương pháp quy nạp, diễn giải được sử dụng chủ yếu ở Chương 1, Chương 2 của Luận văn. - Phương pháp so sánh luật học: trên cơ sở phân loại và hệ thống các quy định của pháp luật, tác giả sử dụng phương pháp so sánh luật học để đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn, giữa các quy định về hợp đồng cho thuê hàng hóa trong lĩnh vực thương mại ở Việt Nam và các văn bản pháp luật quốc tế để thấy được các điểm nổi bật và hạn chế cùng những nguyên nhân của hạn chế, đây là cơ sở để đưa ra các đánh giá và đề xuất giải pháp phù góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thi
- 6 hành. Phương pháp so sánh luật học được người viết sử dụng chủ yếu để hoàn thành nội dung Chương 2 của Luận văn. - Phương pháp tổng hợp: trên cơ sở phân tích, bình luận, so sánh các quy định pháp luật, người viết sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra các đánh giá tổng thể và đề xuất các giải pháp trong thực tiễn thi hành pháp luật, đây là phương pháp được vận dụng chủ yếu ở Chương 2 và Chương 3 của Luận văn. 6. Nội dung nghiên cứu Trong phạm vi đề tài này, Luận văn đã thực hiện nghiên cứu các nội dung chính sau đây: - Các vấn đề lý luận chung về hợp đồng cho thuê hàng hóa trong lĩnh vực thương mại ở Việt Nam. - Thực trạng quy định pháp luật về hợp đồng cho thuê hàng hóa và thực tiễn thi hành ở Việt Nam hiện nay. - Một số tranh chấp phát sinh trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng cho thuê hàng hóa trong lĩnh vực thương mại ở Việt Nam. 7. Đóng góp của đề tài Một là, Luận văn đưa ra được một số điểm hạn chế của những quy định pháp luật hiện hành về hợp đồng cho thuê hàng hóa trong hoạt động thương mại. Hai là, đề ra giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về hợp đồng cho thuê hàng hóa trong hoạt động thương mại ở Việt Nam hiện nay. 8. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu Pháp luật về hợp đồng đã hình thành, phát triển và được ghi nhận bởi các văn bản pháp luật qua các thời kỳ, từ đó đặt ra các yêu cầu về nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi. Ở nước ta trong những năm gần đây, pháp luật về hợp đồng nói chung và pháp luật hợp đồng thương mại nói riêng không phải là đề tài mới, đã được các nhà nghiên cứu đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết phân tích, bình luận, có thể kể đến một số công trình như:
- 7 - Trương Nhật Quang (2020) "Pháp luật về hợp đồng – Các vấn đề pháp lý cơ bản", NXB Dân Trí, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là cuốn sách hệ thống hóa các vấn đề pháp luật về hợp đồng Việt Nam từ góc độ lý thuyết và thực tiễn, phân tích cụ thể các vấn đề liên quan đến giao kết hợp đồng, hiệu lực hợp đồng, nội dung hợp đồng, vi phạm hợp đồng, miễn trừ trách nhiệm, chuyển giao quyền và nghĩa vụ, quyền của bên thứ ba trong hợp đồng vì lợi ích của bên thứ ba và các nguyên tắc chọn pháp luật áp dụng và cơ quan giải quyết tranh chấp hợp đồng. - Trương Nhật Quang, Lê Trần Quỳnh Thi (2020), "Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng", Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 17 (417), tháng 09/2020. Bài viết có cái nhìn tổng quan về vấn đề một hợp đồng thông thường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay phải chịu sự tác động của nhiều quy định pháp luật khác nhau như BLDS 2015, LTM 2005,... cho nên khó tránh khỏi sự xung đột giữa các quy định cùng điều chỉnh một vấn đề pháp lý. Đồng thời, một số cơ quan tài phán và cơ quan nhà nước có thẩm quyền lại có xu hướng ưu tiên áp dụng BLDS để giải quyết so với sử dụng LTM 2005 khi luật chuyên ngành không điều chỉnh. Từ đó, phân tích các nguyên tắc giải quyết sự xung đột pháp luật về hợp đồng trên cơ sở các quy định hiện hành tại Việt Nam để hạn chế rủi ro phát sinh từ xu hướng áp dụng pháp luật hiện nay. - TS Nguyễn Đức Kiên (2018), "Hoàn thiện các quy định của pháp luật về hợp đồng thương mại ở Việt Nam", Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 23 (375), tháng 12/2018. Tác giả đã đối chiếu các quy định của BLDS năm 2015 điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng đã sửa đổi một số quy định liên quan đến hợp đồng và đặt trong bối cảnh Việt Nam tham gia các Hiệp định như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu, Công ước viên năm 1980 về mua bán hàng hóa,... để nhấn mạnh các yêu cầu về sửa đổi pháp luật về hợp đồng thương mại nhằm phù hợp với quy định của BLDS năm 2015 và các cam kết quốc tế để góp phần hoàn thiện khung pháp lý về hợp đồng trong nền kinh tế thị trường và tạo tiền đề cho việc thực thi các cam kết quốc tế. Có thể thấy rằng, mặc dù đã có khá nhiều công trình nghiên cứu pháp luật về hợp đồng nói chung hoặc chỉ đề cập đến lĩnh vực hợp đồng thương mại nói riêng,
- 8 tuy nhiên hiện nay ở nước ta vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu về pháp luật HĐCTHH trong lĩnh vực thương mại một cách trực diện, tổng quan, hệ thống hóa từ góc độ lý luận và thực tiễn vận dụng quy định điều chỉnh quan hệ pháp luật HĐCTHH trong lĩnh vực thương mại. Mặc dù vậy, các tài liệu trên đây là nguồn tư liệu quý giá để người viết kế thừa các vấn đề nghiên cứu còn bỏ ngỏ và hoàn thành đề tài "Hợp đồng cho thuê hàng hóa theo Luật Thương mại Việt Nam". 9. Bố cục dự kiến của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của Luận văn được chia làm 03 chương, cụ thể: - Chương 1. Một số vấn đề lý luận chung về hợp đồng cho thuê hàng hóa. - Chương 2. Thực trạng quy định về hợp đồng cho thuê hàng hóa theo Luật Thương mại Việt Nam. - Chương 3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng cho thuê hàng hóa.
- 9 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG CHO THUÊ HÀNG HÓA 1.1. Khái niệm, vai trò của hợp đồng cho thuê hàng 1.1.1. Khái niệm hợp đồng cho thuê hàng hóa Trong quá trình lao động, sản xuất, con người sẽ tạo ra những giá trị nhất định để phục vụ nhu cầu vật chất của cuộc sống, do đó để tồn tại và phát triển, họ sẽ sử dụng những giá trị mà mình tạo được để chuyển dịch cho người khác và nhận lại các lợi ích cần thiết từ đối phương. Quá trình trao đổi vật chất này đều phải trải qua sự trao đổi, bàn bạc và thống nhất các thỏa thuận giữa các bên, trên cơ sở tự do, bình đẳng, tự nguyện và hợp pháp. Dưới góc độ pháp lý, hoạt động này được xem là quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng giữa các chủ thể tham gia giao dịch. Thuật ngữ "hợp đồng" không phải là khái niệm mới mà đã xuất hiện trong nhiều văn bản pháp lý của nhiều quốc gia. Theo Luật Thương mại Hoa Kỳ, "hợp đồng là tổng hợp các nghĩa vụ pháp lý phát sinh từ sự thỏa thuận của các bên"; trong Bộ luật Dân sự Nga quy định "Hợp đồng là sự thỏa thuận của hai hay nhiều bên về xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền nghĩa vụ dân sự"; ở Trung Quốc, theo Luật Hợp đồng của nước này thì: "Hợp đồng là sự thỏa thuận về việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự giữa các chủ thể bình đẳng tự nhiên nhân, các tổ chức khác…".2 Ở Việt Nam, theo quy định tại Điều 385 BLDS 2015, khái niệm hợp đồng được hiểu "là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự". Dù được diễn giải bằng nhiều từ ngữ và cách tiếp cận khác nhau, song về bản chất, hợp đồng vốn là những giao dịch được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong đời sống hằng ngày, trong đó ý chí của chủ thể tham gia là yếu tố đóng vai trò quan trọng vì khi các bên cùng thống nhất những nội dung thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội sẽ làm phát sinh nghĩa vụ ràng buộc giữa các bên tham gia. Trong bối cảnh hội nhập và đẩy mạnh phát triển kinh tế, thúc đẩy sự lưu thông, trao đổi hàng hóa trong xã hội, hợp đồng thương mại, nhất là HĐCTHH, 2 Lê Minh Hùng (2010), "Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam", Luận án Tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr.10-tr.12
- 10 được sử dụng ngày càng phổ biến và chiếm tỷ lệ cao trong các giao dịch diễn ra. Pháp luật liên quan đến hợp đồng thương mại, HĐCTHH đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều tổ chức, cá nhân trong xã hội. Căn cứ Khoản 2 Điều 105 BLDS 2015, tài sản bao gồm là động sản và bất động sản, có thể là tài sản hiện có hoặc hình thành trong tương lai. Trong lĩnh vực thương mại, theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 LTM 2005 hàng hóa bao gồm tất cả các động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai. Nói cách khác, khi trở thành đối tượng chính của giao dịch thương mại, tài sản sẽ được xem là hàng hóa và người sở hữu, sử dụng hợp pháp đều có quyền khai thác lợi ích từ hàng hóa bằng các hoạt động sinh lợi. Theo quy định tại Điều 269 của LTM 2005, cho thuê hàng hóa "là hoạt động thương mại, theo đó một bên chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hóa (bên cho thuê) cho bên khác (bên thuê) trong một thời hạn nhất định để nhận tiền cho thuê". Cho nên, hợp đồng cho thuê không chỉ là cơ sở để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của chủ thể tham gia, ghi nhận nội dung của giao dịch, mà còn làm phương tiện phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng giữa các chủ thể thuộc thành phần kinh tế khác nhau. Có thể thấy rằng, là một dạng cụ thể của hợp đồng cho thuê tài sản, HĐCTHH phát sinh trong lĩnh vực thương mại, chịu sự điều chỉnh của LTM 2005, BLDS 2015 cùng một số văn bản pháp luật khác có liên quan. Khi dùng vào mục đích để cho thuê, quyền sử dụng, chiếm hữu của BCT sẽ được chuyển giao cho BT, tuy nhiên quyền sở hữu vẫn thuộc về chủ sở hữu mà không được chuyển giao cho người đi thuê. Như vậy, HĐCTHH có thể được định nghĩa một cách tổng quát như sau: Hợp đồng cho thuê hàng hóa là sự tự nguyện thỏa thuận giữa các bên, theo đó BCT sẽ giao hàng hóa cho BT để sử dụng trong một thời hạn và ngược lại, BT phải trả cho BCT một khoản tiền thuê nhất định trong suốt thời gian thuê. 1.1.2. Vai trò của hợp đồng cho thuê hàng hóa Cho thuê hàng hóa là một nội dung phổ biến trong hoạt động kinh doanh ở nước ta, cho nên HĐCTHH có ý nghĩa quan trọng đối với các chủ thể trong xã hội. Thứ nhất, HĐCTHH là phương tiện phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng giữa các chủ thể thuộc thành phần kinh tế khác nhau. Thông qua việc thực hiện hợp đồng
- 11 cho thuê, sự lưu thông của hàng hóa trên thị trường được chú trọng và đẩy mạnh, đặt ra các nhu cầu về đa dạng hóa các mặt hàng, sản phẩm, cải tiến về chất lượng,… để phù hợp với nhu cầu sử dụng của BT, nâng cao năng lực cạnh trạnh của doanh nghiệp trên thị trường. Hoạt động cho thuê hàng hóa không chỉ tạo ra các giá trị lợi nhuận cho thương nhân mà còn mang đến nhiều giá trị khác có ý nghĩa to lớn về kinh tế và xã hội. Nội dung trong hợp đồng được ký kết chính là sự ghi nhận quá trình, diễn biến của hoạt động cho thuê hàng hóa sẽ được diễn ra trên thực tế giữa BT và BCT. Càng nhiều HĐCTHH được ký kết đồng nghĩa với việc càng nhiều mối quan hệ hợp tác, kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh thương mại được hình thành và duy trì. Từ đó góp phần đẩy mạnh sự phát triển của hoạt động thương mại nói riêng và phát triển nền kinh tế nói chung. Thứ hai, việc giao kết HĐCTHH góp phần nâng cao trách nhiệm của chủ thể tham gia, bảo đảm duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của hoạt động thương mại. Dựa trên cơ sở sự phù hợp giữa nhu cầu cho thuê và nhu cầu thuê, BT và BCT tìm đến nhau, cùng bàn bạc, trao đổi và thống nhất các điều khoản trong hợp đồng. Cho dù mỗi bên đều có một mục đích giao kết hợp đồng khác nhau, tuy nhiên về bản chất, các thỏa thuận này vốn là sự thỏa thuận ngang giá giữa các bên tham gia. Để nhận được quyền lợi, họ phải có trách nhiệm thực hiện các nội dung mà mình cam kết trong hợp đồng đã ký. Vậy nên giao kết HĐCTHH là hoạt động quan trọng để tạo ra cơ chế ràng buộc và nâng cao tinh thần trách nhiệm thực hiện hợp đồng của các chủ thể. Từ đó, thu hút sự tham gia của đông đảo các thành phần trong xã hội, tạo ra một môi trường hợp tác kinh doanh lành mạnh, bình đẳng, văn minh. Thứ ba, HĐCTHH là cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia hợp đồng. Bản chất của hợp đồng này chính là sự ghi nhận thỏa thuận của các bên tham gia bằng những điều khoản có nội dung không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, được pháp luật công nhận và phát sinh hiệu lực ràng buộc BT và BCT trong hợp đồng. Hơn nữa, với tính chất là một loại hợp đồng song vụ, quyền của bên này chính là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại vậy nên các điều khoản thỏa thuận đã xây dựng cơ sở xác định trách nhiệm của mỗi bên trong việc bồi thường thiệt hại và giải quyết vấn đề phát sinh khác từ việc thực hiện hợp đồng thuê.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay
65 p | 267 | 52
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Người đại diện của doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2020
74 p | 335 | 50
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về hộ kinh doanh từ thực tiễn huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk
83 p | 103 | 32
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Đăng ký hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
66 p | 104 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Bảo hiểm tài sản theo pháp luật Việt Nam hiện nay
79 p | 215 | 28
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Đình công bất hợp pháp từ thực tiễn các khu công nghiệp tỉnh Tây Ninh
76 p | 121 | 26
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân theo Luật đất đai năm 2013
84 p | 76 | 23
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
75 p | 89 | 21
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh
88 p | 31 | 20
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Góp vốn vào doanh nghiệp bằng quyền sử dụng đất theo Pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
84 p | 181 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp Luật Hôn nhân và Gia đình ở Việt Nam hiện nay
68 p | 105 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Cưỡng chế thi hành bản án kinh doanh, thương mại và thực tiễn thi hành tại Cục Thi hành án dân sự Thành phố Hồ Chí Minh
99 p | 32 | 17
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Hộ kinh doanh theo pháp luật Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Tây Ninh
75 p | 72 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai
78 p | 56 | 15
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Pháp luật về Bảo hiểm xã hội tự nguyện từ thực tiễn huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau
73 p | 61 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Pháp luật về mua bán nợ xấu phát sinh từ hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại qua thực tiễn tại TP. Hồ Chí Minh
101 p | 16 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật Kinh tế: Chế độ hưu trí theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ thực tiễn thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau
70 p | 82 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thực thi pháp luật Việt Nam về chuyển nhượng dự án xây dựng nhà ở thương mại từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
77 p | 16 | 8
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn