intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Bệnh bạch hầu

Chia sẻ: | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

19
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Bệnh bạch hầu trình bày các nội dung chính như sau: đại cương; lịch sử bệnh bạch hầu; dịch tễ bệnh bạch hầu; sinh lý bệnh học bệnh bạch hầu; lưu đồ tiếp cận bệnh bạch hầu; hướng dẫn chẩn đoán và điều trị BYT 2020;...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Bệnh bạch hầu

  1. BỆNH BẠCH HẦU ICD-10 A36: Diphtheria KHOA NHI TIÊU HÓA – DINH DƯỠNG – BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG TÂM NHI KHOA – BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ Huế, 7/2020
  2. NỘI DUNG 1. Đại Cương 2. Lịch Sử Bệnh Bạch Hầu 3. Dịch Tễ Bệnh Bạch Hầu 4. Sinh Lý Bệnh học Bệnh Bạch Hầu 5. Lưu Đồ Tiếp Cận Bệnh Bạch Hầu 6. Hướng dẫn Chẩn đoán và Điều trị BYT 2020
  3. ĐỊNH NGHĨA Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm trùng - nhiễm độc, lây theo đường hô hấp và có khả năng gây dịch, do trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây nên. Bạch hầu hô hấp thường khu trú và làm thương tổn tại mũi, họng, thanh quản tạo giả mạc dai dính, khó bóc tách và sinh ra ngoại độc tố gây nhiễm độc toàn thân như tim, thận, thần kinh, nguy cơ tử vong cao do tắc đường thở và viêm cơ tim Bạch hầu da có thể được gây ra bởi chủng độc tố hoặc không độc tố C diphtheriae và thường là bệnh nhẹ. Biến chứng độc tố chiếm tỷ lệ 1% đến 2% các trường hợp nhiễm biến dạng độc tố.
  4. LỊCH SỬ BỆNH BẠCH HẦU
  5. DỊCH TỄ HỌC
  6. DỊCH TỄ HỌC https://www.who.int/data/gho/data/indicators/indicator- details/GHO/diphtheria---number-of-reported-cases
  7. • 2019 toàn quốc có 53 ca mắc bạch hầu, trong đó 5 ca tử vong • 7/2020 khu vực Tây Nguyên có 63 ca mắc bạch hầu, 3 ca tử vong
  8. BỆNH NGUYÊN • Bệnh thường do biến dạng độc tố C. diphtheriae • Người là nguồn chứa duy nhất. • Có bốn kiểu sinh học vi khuẩn: mitis, intermedius, gravis, và Belfanti. Kiểu gravis gây bệnh nặng nhất. • Lây truyền qua giọt bắn • Người mang mầm bệnh cũng có thể truyền bệnh • Độc tố ảnh hưởng đến niêm mạc, cơ tim, tế bào ống thận, và myelin thần kinh ngoại vi.
  9. BỆNH NGUYÊN • Vi khuẩn bạch hầu là cầu trực khuẩn gram (+), hình chuỳ dài 1-9 µm, rộng 0,3 - 0,8 µm, không di động, không có vỏ, không tạo nha bào.
  10. BỆNH NGUYÊN • Trực khuẩn bạch hầu sống lâu ở giả mạc và họng của bệnh nhân. • Trong điều kiện thiếu ánh sáng vi khuẩn sống tới 6 tháng và tồn tại lâu trên các đồ chơi của trẻ bị bạch hầu, áo choàng của nhân viên y tế... ✓ Nếu vi khuẩn được chất nhầy bao quanh, sống trên đồ vật vài ngày đến vài tuần ✓ Trên đồ vải: sống đến 30 ngày ✓ Trong sữa, nước uống: sống đến 20 ngày ✓ Trong tử thi: 2 tuần • Vi khuẩn bạch hầu chết ở nhiệt độ 580C/10 phút • Ánh sáng mặt trời vi khuẩn chết trong vài giờ.
  11. PHƯƠNG THỨC LÂY TRUYỀN • Trực tiếp từ người sang người qua đường hô hấp, khi bệnh nhân hoặc người lành mang vi khuẩn ho hay hắt hơi, các giọt bắn chứa vi khuẩn bị phát tán ra môi trường xung quanh, nếu hít hay nuốt phải mầm bệnh, người lành có nguy cơ bị nhiễm. • Gián tiếp khi tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân
  12. TÍNH CẢM NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH • Kháng thể miễn dịch của mẹ truyền sang con có tác dụng miễn dịch bảo vệ và thường sẽ hết tác dụng trước 6 tháng tuổi. • Mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch đặc hiệu. • Bệnh nhân mắc bạch hầu sau khi khỏi bệnh sẽ không bị mắc lại vì cơ thể được miễn dịch lâu dài. • Đối với các thể nhiễm khuẩn ẩn tính cũng tạo được miễn dịch.
  13. TÍNH CẢM NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH • Tính miễn dịch của kháng độc tố, kể cả miễn dịch được tạo thành sau khi tiêm vắc xin giải độc tố (toxoid) sẽ bảo vệ được cơ thể đối với bệnh bạch hầu, nhưng không ngăn ngừa được sự nhiễm khuẩn tại chỗ vùng mũi họng. • Để đánh giá mức độ cảm thụ của bệnh, kể cả đánh giá hiệu quả tiêm vắc xin bạch hầu, người ta làm phản ứng Shick. ✓ Phản ứng Shick (+), có nghĩa là cơ thể không có kháng thể bạch hầu và cần phải tiêm vắc xin. ✓ Phản ứng Shick (-), có nghĩa là trong cơ thể đã có kháng thể trung hoà độc tố và không cần tiêm vắc xin.
  14. SINH LÝ BỆNH • Vi khuẩn này thường lây nhiễm đến biểu mô của da và niêm mạc của đường hô hấp trên, gây viêm ở các mô này. • Bệnh bạch hầu cổ điển liên quan đến a-mi-đan và họng, mặc dù mũi và thanh quản cũng là tiêu điểm lây nhiễm. • Thời gian ủ bệnh trung bình là 2 đến 7 ngày (khoảng từ 1 đến 10 ngày), sau đó các dấu hiệu và triệu chứng viêm bắt đầu phát triển. • Sốt đi kèm thường không quá 39°C
  15. SINH LÝ BỆNH • Khả năng gây bệnh của C diphtheriae liên quan đến sự bài tiết của ngoại độc tố can thiệp vào sự tổng hợp protein tế bào, gây ra hoại tử mô. • Ngoại độc tố bao gồm hai chuỗi: ✓ chuỗi B chịu trách nhiệm xâm nhập vào tế bào chủ ✓ chuỗi A ngăn chặn tổng hợp protein và và gây chết tế bào
  16. CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG ĐỘC TỐ BẠCH HẦU Naresh Chand Sharma, Androulla Efstratiou, Igor Mokrousov, Ankur Mutreja, Bhabatosh Das and Thandavarayan Ramamurthy. Diphtheria. NATURE REVIEwS | DisEasE PriMErs | Article citation ID: (2019) 5:81
  17. SINH LÝ BỆNH • Tình trạng viêm cục bộ ở đường hô hấp trên dẫn đến sự tích tụ các tế bào viêm, tế bào biểu mô chết và mảnh vỡ sinh vật, làm hình thành lớp màng giả màu xám dính đặc trưng. • Cố cạy lớp màng giả ra sẽ làm chảy máu và làm lộ ra lớp niêm mạc ban đỏ bị viêm. • Giả mạc kết hợp với tình trạng viêm và phù nề của đường hô hấp trên, có thể làm tắc đường thở. • Độc tố có thể gây tổn thương thận, tim và các mô thần kinh
  18. LƯU ĐỒ TIẾP CẬN BẠCH HẦU
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2