Bài giảng Cách sử dụng máu và các chế phẩm từ máu - ThS. BS. Nguyễn Thị Ngọc Thanh
lượt xem 10
download
Bài giảng "Cách sử dụng máu và các chế phẩm từ máu" do ThS. BS. Nguyễn Thị Ngọc Thanh biên soạn trình bày các nội dung: máu và các chế phẩm từ máu, biến chứng truyền máu, truyền máu cấp cứu, truyền máu khối lượng lớn, kỹ thuật truyền máu. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn sinh viên y khoa dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ học tập và nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Cách sử dụng máu và các chế phẩm từ máu - ThS. BS. Nguyễn Thị Ngọc Thanh
- CÁCH SỬ DỤNG MÁU VÀ CÁC CHẾ PHẨM TỪ MÁU
- NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ I/ MÁU VÀ CÁC CHẾ PHẨM TỪ MÁU II/ BIẾN CHỨNG TRUYỀN MÁU III/ TRUYỀN MÁU CẤP CỨU IV/ TRUYỀN MÁU KHỐI LƯỢNG LỚN V/ KỸ THUẬT TRUYỀN MÁU
- I/ MÁU VÀ CÁC CHẾ PHẨM TỪ MÁU 1. Máu Máu toàn phần Ngành huyết học hiện đại đề nghị chỉ truyền cho BN thành phần của máu mà họ cần, nghĩa là nên dùng các chế phẩm từ máu. Do đó, máu toàn phần ít khi dùng, ngoại trừ lọc thay máu ở trẻ sơ sinh. Một đơn vị máu toàn phần chứa 435-500 ml máu và chất chống đông là CPDA-1 (citrate phosphate dextrose adenine). Máu toàn phần không còn là toàn phần ở thời điểm truyền vì 24 giờ sau khi lấy máu, tiểu cầu và một số yếu tố đông máu giảm. Sau 72 giờ, hầu như không còn tiểu cầu sống và mất hoạt tính của yếu tố VIII trong máu “toàn phần”. Máu toàn phần có ưu điểm là cùng lúc cung cấp thể tích và cải thiện khả năng chuyên chở oxygen. Tuy nhiên, điều này cũng có thể thực hiện bằng cách truyền hồng cầu lắng và dịch tinh thể. Bất lợi của máu toàn phần là chứa rất ít yếu tố đông máu, có lượng kali cao, H+, ammonia, BN nhận một lượng lớn kháng nguyên, và bị quá tải thể tích trước khi đạt mức dung tích hồng cầu mong muốn.
- I/ MÁU VÀ CÁC CHẾ PHẨM TỪ MÁU 1. Máu Máu tươi Máu tươi là máu vừa được lấy < 6 giờ, có Hct 35%, có các yếu tố đông máu và tiểu cầu. Một đơn vị máu tươi có hiệu quả cầm máu tốt như 10 đơn vị tiểu cầu. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có máu tươi để dùng.
- I/ MÁU VÀ CÁC CHẾ PHẨM TỪ MÁU 2. Các chế phẩm từ máu Một đơn vị máu vừa được lấy, máu sẽ được tách ra từng thành phần: hồng cầu, tiểu cầu, plasma, tủa đông. Kỹ thuật này cho phép sử dụng tối đa các thành phần của máu và cách lưu trữ thích hợp.
- I/ MÁU VÀ CÁC CHẾ PHẨM TỪ MÁU 2. Các chế phẩm từ máu Hồng cầu lắng Hồng cầu lắng được lấy ra từ máu toàn phần bằng cách rút bớt 80-90% plasma. Dung dịch bảo dưỡng chứa dextrose, adenine và mannitol cho phép dự trữ được 42 ngày. Hồng cầu lắng được giữ ở 4oC. Mỗi đơn vị hồng cầu lắng có thể tích 250 ml, có Hct 70%, sẽ làm tăng hemoglobine lên 1 g/dL hay 3% Hct. Sau khi truyền, có 70% hồng cầu sống sau 24 giờ và những hồng cầu này có đời sống sinh học bình thường.
- I/ MÁU VÀ CÁC CHẾ PHẨM TỪ MÁU 2. Các chế phẩm từ máu Hồng cầu lắng Hồng cầu lắng không chứa yếu tố đông máu, nên sau khi truyền nhanh khoảng 5 đơn vị hồng cầu lắng thì phải truyền plasma tươi đông lạnh. Ưu điểm của hồng cầu lắng so với máu toàn phần là giảm nguy cơ quá tải thể tích, giảm lượng citrate, ammonia và các acid hữu cơ, giảm nguy cơ bệnh miễn dịch (allo immunization) nhờ chứa ít kháng nguyên. Hồng cầu lắng làm tăng nhanh khả năng chuyên chở oxygen ở BN bị chảy máu cấp hay mãn.
- I/ MÁU VÀ CÁC CHẾ PHẨM TỪ MÁU 2. Các chế phẩm từ máu Hồng cầu lắng Chỉ định truyền hồng cầu lắng: - Chảy máu cấp trong chấn thương, xuất huyết tiêu hóa hay vỡ phình động mạch chủ bụng. Ở BN khỏe mạnh mất > 1500 ml máu (25-30% thể tích máu của người 70 kg) có thể được bù hoàn toàn bằng dịch tinh thể. Nếu mất hơn lượng này, cần truyền hồng cầu lắng để tăng khả năng chuyên chở oxygen và dịch tinh thể để bù thể tích tuần hoàn.
- I/ MÁU VÀ CÁC CHẾ PHẨM TỪ MÁU 2. Các chế phẩm từ máu Hồng cầu lắng Chỉ định truyền hồng cầu lắng: - Mất máu ngoại khoa: BN khỏe mạnh đi mổ thường không cần truyền máu cho đến khi Hb < 7 g/dL hay cuộc mổ mất máu nhiều. Mất máu trong lúc mổ 1500-2000 ml thường có thể chỉ cần bù bằng dịch tinh thể nếu trước mổ BN có huyết đồ bình thường. Phần lớn BN chỉ cần truyền hồng cầu lắng và dịch tinh thể nếu mất máu trên 2000 ml.
- I/ MÁU VÀ CÁC CHẾ PHẨM TỪ MÁU 2. Các chế phẩm từ máu Hồng cầu lắng Chỉ định truyền hồng cầu lắng: - Thiếu máu mạn tính cần truyền hồng cầu lắng nếu Hb < 7 g/dL hay nếu BN có triệu chứng hay bệnh lý tim phổi. Ngoài hồng cầu lắng, có các chế phẩm khác như hồng cầu nghèo bạch cầu, hồng cầu đông lạnh, hồng cầu rửa dành cho một số bệnh nhân đặc biệt.
- I/ MÁU VÀ CÁC CHẾ PHẨM TỪ MÁU 2. Các chế phẩm từ máu Hồng nghèo bạch cầu được lấy bớt 70-85 % bạch cầu bằng cách ly tâm, lọc hay chiếu tia cực tím. Chế phẩm này dành cho BN ghép cơ quan hay chuẩn bị ghép cơ quan để ngừa phản ứng miễn dịch chống bạch cầu và ở những bệnh nhân có tiền căn sốt sau truyền máu.
- I/ MÁU VÀ CÁC CHẾ PHẨM TỪ MÁU 2. Các chế phẩm từ máu Hồng đông lạnh được chuẩn bị bằng cách cho thêm chất bảo vệ hồng cầu khi đông lạnh (cryoprotective agent) và dự trữ hồng cầu trong vài năm ở nhiệt độ đông lạnh. Quá trình đông lạnh sẽ phá hủy các thành phần khác của máu ngoại trừ các tế bào lympho miễn dịch. Trước khi truyền, hồng cầu được rã đông, rửa để lấy đi 99,9 % plasma và các mảnh vụn tế bào. Qui trình này rất đắt tiền nhưng có thể cung cấp máu cho người có nhóm máu hiếm, hồng cầu có khả năng chuyển hóa cao và giảm nguy cơ tiếp xúc kháng nguyên cho BN ghép cơ quan.
- I/ MÁU VÀ CÁC CHẾ PHẨM TỪ MÁU 2. Các chế phẩm từ máu Hồng đông rửa được làm từ máu toàn phần hay hồng cầu lắng. Rửa hồng cầu bằng nước muối sinh lý, nhờ đó lấy hết plasma, một số bạch cầu và tiểu cầu. Hồng cầu rửa phải được truyền trong 24 giờ vì nguy cơ nhiễm vi khuẩn trong quá trình rửa. Hồng cầu rửa dùng cho BN bị phản ứng mẫn cảm với plasma (BN thiếu IgA), truyền máu cho trẻ sơ sinh hoặc BN bị tiểu máu do tán huyết ban đêm để tránh giai đoạn tán huyết.
- I/ MÁU VÀ CÁC CHẾ PHẨM TỪ MÁU 2. Các chế phẩm từ máu Tiểu cầu Tiểu cầu được lấy từ máu toàn phần hay bằng cách lọc plasma. Tiểu cầu có thể giữ được trên 5 ngày ở 20-24oC và phải lắc liên tục, nhưng chất lượng tiểu cầu sẽ tốt nếu được dùng ngay. Khi truyền 6 đơn vị tiểu cầu đậm đặc hay 1 đơn vị tiểu cầu bằng cách lọc plasma sẽ có thể tích 250-300 ml chứa 4 x 1011 và sẽ làm tăng tiểu cầu từ 50.000-60.000/ml. Đếm tiểu cầu sau truyền tiểu cầu 1-24 giờ. Tiểu cầu được truyền có thể sống 3-5 ngày, ngoại trừ bị hội chứng tiêu thụ tiểu cầu hay bị trơ.
- I/ MÁU VÀ CÁC CHẾ PHẨM TỪ MÁU 2. Các chế phẩm từ máu Tiểu cầu Nếu bị giảm tiểu cầu do tăng phá hủy tiểu cầu (do kháng thể chống tiểu cầu) hay do tiểu cầu bị rối loạn chức năng, truyền tiểu cầu sẽ ít hiệu quả. Nếu có thể được, nên truyền tiểu cầu đồng nhóm máu ABO để tránh truyền thụ động plasma không tương hợp ABO. Hiện tượng này rất quan trọng khi truyền máu cho BN cân nặng < 40 kg hay BN truyền nhiều tiểu cầu. Một số hồng cầu còn sót lại trong bịch tiểu cầu nên phụ nữ Rh âm trong độ tuổi sinh đẻ phải được truyền tiểu cầu Rh âm.
- I/ MÁU VÀ CÁC CHẾ PHẨM TỪ MÁU 2. Các chế phẩm từ máu Tiểu cầu Tiểu cầu phải được truyền qua màng lọc 170 micron. Hai màng lọc 40 micron Pall SQ40S và Pall LRF10 được chuyên dùng để lấy hết bạch cầu khi truyền tiểu cầu. Dùng các màng lọc này có lợi là làm giảm phản ứng sốt hiện diện của hồng cầu và bạch cầu trong bịch tiểu cầu.
- I/ MÁU VÀ CÁC CHẾ PHẨM TỪ MÁU 2. Các chế phẩm từ máu Tiểu cầu Chỉ định truyền tiểu cầu: - Giảm tiểu cầu < 20.000/ mm3 do suy tủy. - Giảm tiểu cầu do tiêu thụ. Tuần hoàn ngoài cơ thể, đông máu nội mạch lan tỏa, phẫu thuật chảy máu nhiều hơn một thể tích máu và tiểu cầu < 50.000.
- I/ MÁU VÀ CÁC CHẾ PHẨM TỪ MÁU 2. Các chế phẩm từ máu Tiểu cầu Chỉ định truyền tiểu cầu: - Tiểu cầu trong khoảng 10.000-50.000/mm3 có nguy cơ chảy máu khi bị chấn thương hay làm thủ thuật xâm lấn, chảy máu tự nhiên hay sau thủ thuật, bệnh lý gan thận gây rối loạn chức năng tiểu cầu có thể bị chảy máu tự nhiên ở mức tiểu cầu này.
- I/ MÁU VÀ CÁC CHẾ PHẨM TỪ MÁU 2. Các chế phẩm từ máu Tiểu cầu Chỉ định truyền tiểu cầu: Tiểu cầu đặc biệt được dành cho các bệnh nhân đặc biệt. Bệnh nhân không đáp ứng sau truyền tiểu cầu phải được truyền tiểu cầu đồng nhóm HLA. Bệnh nhân suy giảm miễn dịch truyền tiểu cầu được chiếu tia để ngừa bệnh miễn dịch xảy ra do nhiễm bạch cầu.
- I/ MÁU VÀ CÁC CHẾ PHẨM TỪ MÁU 2. Các chế phẩm từ máu Huyết tương tươi đông lạnh - Huyết tương tươi đông lạnh là huyết tương được tách ra từ máu toàn phần và được đông lạnh trong vòng 6 giờ sau khi lấy và dự trữ ở -18o C. - Một đơn vị huyết tương tươi đông lạnh chứa 200ml và theo định nghĩa chứa 1 đơn vị yếu tố đông máu/ml và 1-2 mg fibrinogen/ml.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
BÀI GIẢNG BÉO PHÌ (Kỳ 8)
7 p | 133 | 26
-
Đặt CVC bằng cách sử dụng phương pháp Seldinger
7 p | 235 | 23
-
Bài giảng Sử dụng các thành phần máu trong điều trị - TS. Huỳnh Nghĩa
53 p | 124 | 21
-
Bài giảng Hội chứng thiếu máu - TS. BS. Nguyễn Minh Tuấn
17 p | 170 | 17
-
Bài giảng Chửa trứng
7 p | 123 | 17
-
Bài giảng nội khoa : NỘI TIẾT part 3
10 p | 85 | 11
-
CÁCH SỬ DỤNG MÁU VÀ CÁC CHẾ PHẨM TỪ MÁU
18 p | 119 | 10
-
KHẢ NĂNG PHẢN ỨNG CỦA MẠCH MÁU NÃO VÀ NHỒI MÁU DƯỚI VỎ
19 p | 137 | 9
-
BIỆT LẠC (LẠC MẠCH) VÀ CÁCH VẬN DỤNG (Kỳ 2)
5 p | 103 | 8
-
Bài giảng Vai trò của chụp mạch cắt lớp vi tính các mạch máu lớn vùng cổ trong đa chấn thương
32 p | 110 | 7
-
Bài giảng bộ môn Dược lý học: Cách sử dụng thuốc kháng sinh
4 p | 39 | 6
-
Bài giảng Tác dụng phụ lâu dài của ARV
48 p | 84 | 6
-
Bài giảng Sinh bệnh tạo máu
25 p | 90 | 6
-
MÁU VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA MÁU
6 p | 125 | 6
-
Bài giảng chuyên đề: Khám bệnh về máu
15 p | 68 | 4
-
THEO DÕI ĐƯỜNG HUYẾT
4 p | 85 | 3
-
Bài giảng Sử dụng hỗn hợp cồn tuyệt đối – lipiodol làm vật liệu nút mạch trong điện quang can thiệp - BS. Nguyễn Ngọc Cương
12 p | 18 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn