Bài giảng Chương 2: Lý luận cơ bản về tiền tệ – ThS. Nguyễn Anh Tuấn
lượt xem 9
download
Bài giảng "Chương 2: Lý luận cơ bản về tiền tệ" cung cấp cho người học các kiến thức: Sự ra đời và phát triển của tiền tệ, bản chất và chức năng của tiền tệ, các chế độ tiền tệ. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Chương 2: Lý luận cơ bản về tiền tệ – ThS. Nguyễn Anh Tuấn
- Chương 2 Lý Luận cơ bản về Tiền tệ
- 1 Sự ra đời và phát triển cuả tiền tệ (TT) 1.1 Khái quát quá trình phát triển của tiền tệ Sự ra đời của TT gắn liền với quá trình phát triển của sản xuất & lưu thông hàng hóa : + Trao đổi SP trực tiếp H - H, đáùnh dấu sự chuyển tiếp từ kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế trao đổi + Sự ra đời của “ vật trung gian “ trong trao đổi + Quá trình cố định dần vai trò của vật trung gian dẫn đến sự ra đời của tiền tệ, đánh dấu giai đoạn phát triển từ KTế đổi chác sang nền KTế tiền tệ
- 1.2 Các thời kỳ phát triển của TT: + Hóa tệ không kim loại + Tiền kim loại . Kim loại được chọn: sắt, đồng, vàng, bạc . Tự do in đúc, sau đó nhà nước thống nhất tiêu chuẩn . Xuất hiện tiền đầy đủ giá trị và chưa đủ giá trị . Nhiều nước trong lưu thông cùng xuất hiệ̣n hai kim loại + Tiền giấy - tiền tín dụng Tiền giấy chỉ là một loại tiền dấu hiệu, nên để được sử dụng là phương tiện trao đổi phải dựa vào sự tín nhiệm của con người
- Có thể nói thời đại lưu thông tiền giấy trải qua hai giai đoạn: Giai đoạn tiền giấy khả hoán (có thể chuyển đổi ra vàng) và giai đoạn tiền giấy bất khả hoán (không có khả năng chuyển đổi ra vàng). . Trước thế chiến lần thứ I các nước đã áp dụng chế độ tiền giấy khả hoán, nên vàng được xem là cơ sở đảm bảo để các ngân hàng phát hành tiền tín dụng. Ngân hàng phát hành có trách nhiệm chuyển đổi tiền tín dụng ra vàng cho người sở hữu nó bất cứ lúc nào.
- tiền giấy khả hoán chỉ tồn tại ở một quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh như Anh,Pháp, Mỹ . Ngày nay các nước đều áp dụng chế độ lưu thông tiền giấy. Tiền giấy do ngân hàng trung ương thống nhất phát hành là đồng tiền hợp pháp, được lưu hành với giá trị bắt buộc và nhà nước không thực hiện chuyển đổi tiền giấy ra vàng. Tiền giấy được sử dụng làm phương tiện trao đổi ngày càng phổ biến vì những tiện lợi như dễ mang theo trong người, dễ cất trữ.
- + Các hình thức khác của tiền tệ ( Bút tệ, tiền điệ̣n tử …) - Tiền qua ngân hàng (Bút tệ) sự phát triển mạnh mẽ của ngân hàng, quá trình thanh toán ngày nay được tập trung đại bộ phận qua ngân hàng thông qua các bút toán chuyển khoản hoặc thanh toán bù trừ trên tài khoản ký thác. Tiền ghi sổ cùng với các chứng từ thanh toán như séc, giấy chuyển ngân, giấy nhờ thu… đã làm đa dạng các phương tiện thanh toán bên cạnh hình thức thanh toán bằng tiền mặt, đồng thời còn tạo điều kiện giảm bớt những chi phí lưu hành tiền giấy như in ấn, bảo quản, kiểm đếm, vận chuyển.
- Tiền điện tử, tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng đi sâu vào đời sống kinh tế xã hội thì việc sử dụng những loại thẻ thanh toán trở nên được ưa chuộng, vì người ta có thể thanh toán ngay, giảm thiểu thời gian luân chuyển chứng từ qua ngân hàng hoặc ghi chép chứng từ thanh toán. Tóm lại: lịch sử ra đời và phát triển của tiền tệ luôn mang dấu ấn của nền văn minh nhân loại. Điều này được chứng minh qua quá trình hoàn thiện các hình thức tiền tệ, từ hình thức sơ khai ban đầu là hóa tệ không kim loại cho đến tiền điện tử ngày nay
- Ngoài ra, tiến trình phát triển này còn biểu hiện cho sự chuyển biến sâu sắc về quan niệm tiền tệ của những người sở hữu nó, đó là từ quan niệm tiền tệ không chỉ là phương tiện trao đổi mà còn phải được thừa nhận là biểu trưng cho của cải xã hội (hóa tệ, kim tệ) cho đến tính phi vật chất hóa tiền tệ (bút tệ, tiền giấy, tiền điện tử) đã ngày càng được xem là nét đặc trưng cơ bản của quan niệm tiền tệ hiện đại.
- 2. Bản chất & Chức năng của tiền tệ 2.1 Bản chất Thế kỷ 15 thuyết đề cao tiền vàng Vàng, bạc tự nhiên là tiền tệ, vàng, bạc là của cải chính tông. Thế kỷ 18, thuyết tiền duy danh: đề cao tiền dấu hiệu. Tiền giấy và tiền kim loại là như nhau, chỉ là dấu hiệu thanh toán hay nhãn hiệu mà nhờ đó hàng hóa được lưu thông. Từ đó, họ kết luận: tiền tệ chỉ là một công cụ kỹ thuật tiện cho trao đổi hàng hóa, chỉ là đơn vị tính toán trừu tượng nên bản thân tiền tệ không cần có giá trị nội tại
- Thế kỷ 19: Quan điểm của K .Marx Tiền tệ (vàng, bạc) là một hàng hóa, song là một hàng hoá đặc biệt, được tách ra khỏi thế giới hàng hoá để làm vật ngang giá chung, đo lường và biểu thị giá trị cuả tất cả các hàng hoá khác. Ngoài ra, trong một số chức năng cuả tiền như: phương tiện lưu thông, phương tiện thanh toán… không nhất thiết phải sử dụng tiền đủ giá mà có thể dùùng tiền dấu hiệu.
- Thế kỷ 20 : Quan điểm kinh tế học hiện đại: Tiền tệ là phương tiện trao đổi, người ta không còn quan tâm đến giá trị nội tại cuả tiền, là đủ giá hay không đủ giá, mà bất cứ vật nào, có thể chuyển đổi ra hàng hoá đáp ứng cho nhu cầu giao dịch hay thanh toán đều là tiền. Trên cơ sở đó các loại tiền trong lưu thông được chia làm 2 nhóm : + Tiền theo nghĩa hẹp ( Tiền giao dịch) + Tiền theo nghĩa rộng (Tiền tài sản ) Tóm lại Tiền tệ là một phương tiện trao đổi được luật pháp thừa nhận và người sở hữu nó sử dụng để phục vụ cho những nhu cầu trong đời sống kinh tế xã hội.
- Điều 9) : Tiền là phương tiện thanh toán bao gồm: tiền Giấy, tiền kim loại và các giấy tờ có giá trị như tiền. (Luật Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam) 2.2 Chức năng của tiền tệ: + Phương tiện trao đổi: Tiền làm trung gian trong quá trình lưu thông, trao đổi hàng hóa, đáp ứng cho nhu cầu thanh toán, giao dịch. - Làm cho hàng hóa được lưu thông trao đổi thuận lợi nhanh chóng - Điều kiện thực hiện chức năng này tiền cũng được lưu thông, nghĩa là cũng được vận động. Khi trao đổi đòi hỏi phải có sự xuất hiện của tiền (có thể dùng tiền thực chất, tiền dấu hiệu hoặc các giấy nhận nợ )
- + Đơn vị tính toán đo lường giá trị: Thực hiện chức năng này tiền đã qui đổi giá cả của tất cả các hàng hóa bằng một thước đo chung là tiền tệ - Chức năng này cho phép so sánh giá trị mọi hàng hóa với nhau một cách tương đối dễ dàng - Giá trị của hàng hóa là nội dung biểu hiện thông qua giá cả - Điều kiện + tiền phải có tên gọi + tiền phải có đơn vị tiêu chuẩn đo lường
- + Phương tiện cất trữ: tiền tạm thời rút khỏi lưu thông trở về trạng thái đứng yên để lúc khác sẽ đi vào lưu thông. Cất trữ dưới dạng nguyên thủy hoặc cất trữ là để tiêu dùng trong tương lai .Giá trị cất trữ phải thể hiện bằng một giá trị thực, chứ không phải bằng một lượng tiền tưởng tượng .Phương tiện cất trữ phải được xã hội thừa nhận .Phương tiện cất trữ phải có tính thời gian .Mục đích cất trữ là để tiêu dùng ở tương lai 3 Các chế độ tiền tệ 3.1 Khái niệm và nội dung:
- Chế độ tiền tệ là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của một quốc gia được qui định thành luật pháp, trong đó các nhân tố hợp thành của lưu thông tiền tệ được kết hợp thành một khối thống nhất Qua khái niệm trên cho thấy, nếu tiền tệ xuất hiện bắt nguồn từ yêu cầu khách quan của sản xuất và trao đổi hàng hóa thì chế độ tiền tệ là một sản phẩm của pháp quyền. Mặt khác, lưu thông tiền tệ chỉ có quan hệ đến cơ sở kinh tế của xã hội thì khái niệm về chế độ tiền tệ chỉ xuất hiện khi nhà nước được hình thành và bắt đầu can thiệp vào đời sống kinh tế.
- Nội dung - Đặc điểm của chế độ lưu thông tiền tệ thời kỳ trước CNTB: . Tiền bạc đóng vai trò là vật ngang giá chung . Chế độ đúc tiền bấp bênh và kém ổn định - Các yếu tố cấu thành chế độ lưu thông tiền tệ dưới CNTB: . Kim loại tiền tệ là nhân tố cơ bản của chế độ lưu thông tiền tệ một nước, việc chọn kim loại đóng vai trò vật ngang giá chung không phải ý muốn chủ quan của nhà nước mà tùy vào điều kiện khách quan
- . Đơn vị tiền tệ bao gồm: tên gọi của đồng tiền và qui định tiêu chuẩn giá cả của đồng tiền. Đồng tiền mỗi quốc gia sẽ có tên gọi khác nhau . Quy định chế độ đúc tiền + Cơ chế đúc tiền tự do được nhà nước áp dụng phổ biến đối với tiền kim loại quý. + Cơ chế đúc tiền bắt buộc được nhà nước giữ độc quyền để phát hành các loại tiền không đủ giá, mà phổ biến là các loại tiền kim loại kém giá được dùng như tiền lẻ trong giao dịch.
- Cơ chế đúc tiền này vừa hạn chế việc phát hành tiền không đủ giá quá mức vào lưu thông vừa góp phần tăng nguồn thu cho nhà nước . Qui định về chế độ lưu thông các dấu hiệu giá 3.2 Các chế độ tiền tệ: 3.2.1 Chế độ lưu thông tiền kim loại Chế độ đơn bản vị Chế độ song bản vị Chế độ bản vị vàng . Chế độ bản vị vàng có 3 đặc điểm:
- Tiền vàng được đúc tự do theo tiêu chuẩn giá cả mà nhà nước qui định Các loại dấu hiệu giá trị lưu hành song song với vàng được phép tự do chuyển đổi ra tiền vàng theo giá trị danh nghĩa. Vàng được tự do lưu thông giữa các nước, nghĩa là nhà nước không thực hiện chế độ quản chế vàng và tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ ngoại thương, dịch vụ quốc tế và xuất khẩu tư bản phát triển mạnh mẻ.
- 3.2.2 Chế độ lưu thông tiền giấy khả hoán + Chế độ tiền tệ sau chiến tranh thế giới lần 1 (Chế độ bản vị Bảng Anh) 1924_1928 Đối với những nước có tiềm lực kinh tế mạnh sẽ áp dụng chế độ vàng thoi. Riêng các nước tư bản còn lại có tiềm lực kinh tế yếu thì phải áp dụng chế độ bản vị hối đoái vàng nghĩa là phải thông qua một ngoại tệ làm trung gian mới đổi được ra vàng. +Chế độ tiền tệ sau chiến tranh thế giới lần 2 (Chế độ bản vị USD) 1945_1971 còn được biết đến với tên gọi Chế độ tiền tệ BRETTON -WOODS 3.2.3 Chế độ lưu thông tiền giấy bất khả hoán
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 2 - Th.s Đào Thị Thu Giang
14 p | 361 | 90
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ - Chương 2: Lý luận cơ bản về tiền tệ
11 p | 172 | 24
-
Bài giảng Bảo hiểm xã hội - Chương 2: Một số lý luận cơ bản về BHXH
22 p | 110 | 12
-
Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ: Chương 3.2 - Nguyễn Thị Bích Nguyệt
13 p | 22 | 11
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 2 & 3: Phương pháp chứng từ kế toán
76 p | 120 | 11
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 2 - TS. Trần Thị Kim Anh
37 p | 93 | 11
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 2 - Ths. Trần Tú Uyên
14 p | 104 | 10
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 2: Chứng từ kế toán
14 p | 146 | 10
-
Bài giảng Bảo hiểm trợ cấp xã hội - Chương 2: Một số lý luận cơ bản về BHXH
22 p | 257 | 7
-
Bài giảng Quản trị tài chính nâng cao (Advanced financial management) - Chương 2: Phân tích tài chính nâng cao
10 p | 24 | 6
-
Bài giảng Kế toán tài chính 2: Chương 2 - Học viện Tài chính
35 p | 29 | 5
-
Bài giảng môn Nguyên lý kế toán - Chương 2: Chứng từ kế toán và kiểm kê
19 p | 18 | 5
-
Bài giảng Kế toán tài chính 2: Chương 3 - Học viện Tài chính
17 p | 21 | 5
-
Bài giảng Nguyên lý Kế toán: Chương 2 - Nguyễn Thị Phương Mai
13 p | 106 | 5
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 2 - TS. Nguyễn Thị Phương Dung
25 p | 19 | 4
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 2 - ThS. Hoàng Thùy Dương
6 p | 18 | 4
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán: Chương 2 - ĐH Ngoại thương
14 p | 100 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn