1
DUNG DỊCH THUỐC (Drug solution)
(Bài 1)
MỤC TIÊU HỌC TẬP:
1) Trình bày được khái niệm, ưu nhược điểm phân loại
dung dịch thuốc.
2) Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan
tốc độ hòa tan của chất tan trong dung môi, vận dụng
trong kỹ thuật bào chế dung dịch thuốc.
3)Trình bày được độ ổn định biện pháp làm tăng độ ổn
định của dung dịch thuốc.
2
TÀI LIỆU HỌC TẬP:
1. Nguyễn Đăng Hoà CS (2021), Bào chế sinh
dược học, tập 1, Nhà xuất bản Y học hoặc in tại trường
2. Slide bài giảng của giảng viên
3. Bộ môn Bào chế (2011), Thực tập Bào chế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Michael E. Aulton and Kevin M. G. Taylor (2013), Aulton’s
Pharmaceutics, The Design and Manufacture of Medicines
3
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ DUNG DỊCH THUỐC
1. Khái niệm chung
Dung dịch thuốc những chế phẩm lỏng trong suốt,
chứa một hoặc nhiều dược chất được hòa tan trong một
dung môi hay hỗn hợp dung môi thích hợp.
Xét về mặt hóa lý, dung dịch là hệ phân tán đồng thể.
Hay nói cách khác, đó hệ phân tán trong đó pha phân
tán tồn tại dạng phân tử hoặc ion.
Theo trạng thái vật lý, dung dịch có thể là tập hợp đồng
nhất của chất tan và dung môi ở dạng khí /lỏng /rắn
(dung dịch rắn). Tuy vậy, nội dung của chương này chủ
yếu đề cập đến các dung dịch lỏng.
4
2. Ưu, nhược điểm
Ưu điểm:
- Dd thuốc uống dạng lỏng nên dễ nuốt hơn dạng thuốc rắn
(viên nén, viên nang), dùng thích hợp với trẻ em, người cao tuổi.
- Dd thuốc nước tác dụng nhanh hơn so với dạng thuốc rắn giải
phóng ngay khi uống cùng liều do dược chất đã ở dạng hoà tan
nên được HT ngay, không phải qua QTGP như dạng thuốc rắn.
- Dd thuốc ít gây ch ứng niêm mạc dạ dày hơn so với dạng
thuốc rắn do thuốc được pha loãng ngay vào dịch tiêu hoá dễ
khuếch tán trên diện rộng niêm mạc dạ dày và ruột.
- Dung dịch thuốc một hệ phân tán đồng thể nên việc chia liều
chính xác hơn so với hỗn dịch thuốc.
5
Nhược điểm:
- Dd thường độ ổn định kém hơn so với dạng thuốc rắn. DC
trong dd dễ bị biến đổi hóa học. Các dd thuốc dễ bị nhiễm vi khuẩn
vi nấm làm giảm chất ợng hiệu quả điều trị của dd thuốc.
-Những DC mùi, vị khó chịu, khi pha thành dd thuốc, mùi, vị khó
chịu thường mạnh hơn khi bào chế dạng thuốc rắn.
-Với các dd thuốc đóng nhiều liều trong một đơn vị bao bì, người
bệnh tự chia liều theo hướng dẫn, thế, việc chia liều kém chính
xác hơn so với các dạng thuốc đã phân liều. cần phải dụng
cụ chia liều kèm theo (thìa, cốc vạch định mức )
- Các dd thuốc thường được đóng trong chai, lọ thể tích cồng
kềnh nên bảo quản vận chuyển khó khăn hơn so với các dạng
thuốc rắn.