BÀI GIẢNG<br />
<br />
LÝ THIẾT<br />
<br />
ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG<br />
Thạc sĩ VÕ VĂN ĐỊNH<br />
<br />
NĂM 2009<br />
<br />
CHƯƠNG 4: KHẢO SÁT TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA HỆ THỐNG<br />
4.1 Khái niệm về ổn định<br />
4.2 Tiêu chuẩn ổn định đại số<br />
4.3 Phương pháp quỷ đạo nghiệm số<br />
4.4 Tiêu chuẩn ổn định tần số<br />
<br />
4.1 KHÁI NIỆM VỀ ỔN ĐỊNH<br />
4.1.1 Định nghĩa<br />
Hệ thống được gọi là ở trạng thái ổn định, nếu với tín hiệu vào<br />
bị chặn thì đáp ứng của hệ thống cũng bị chặn (Bounded Input<br />
Bounded Output = BIBO)<br />
Yêu cầu đầu tiên của hệ thống ĐKTĐ là hệ thống phải giữ<br />
được trạng thái ổn định khi chịu tác động của tín hiệu vào và<br />
chịu ảnh hưởng của nhiễu lên hệ thống.<br />
Hệ phi tuyến có thể ổn định trng phạm vi hẹp khi độ lệch ban<br />
đầu nhỏ và không ổn định trong phạm vi rộng nếu độ lệch ban<br />
đầu là lớn.<br />
<br />
4.1 KHÁI NIỆM VỀ ỔN ĐỊNH<br />
4.1.1 Định nghĩa<br />
Đối với hệ tuyến tính đặc tính của quá trình quá độ không phụ<br />
thuộc vào giá trị tác động kích thích. Tính ổn định của hệ tuyến<br />
tính không phụ thuộc vào thể loại và giá trị của tín hiệu vào và<br />
trong hệ tuyến tính chỉ tồn tại một trạng thái cân bằng.<br />
Phân biệt ba trạng thái cân bằng:<br />
- Biên giới ổn định<br />
- ổn định<br />
- và không ổn định<br />
<br />
4.1 KHÁI NIỆM VỀ ỔN ĐỊNH<br />
<br />
c<br />
<br />
4.1.1 Định nghĩa<br />
a<br />
b<br />
<br />
d<br />
<br />
Trên hình vẽ ta thấy nếu thay đổi nhỏ trạng thái cân bằng của<br />
quả cầu, chẳn hạn cho nó một vận tốc nhỏ ban đầu đủ bé thì<br />
quả cầu sẽ tiến tới một trạng thái cân bằng mới vị trí a, hoặc sẽ<br />
dao động quanh vị trí cân bằng vị trí b và vị trí d, hoặc sẽ<br />
không về trạng thái ban đầu vị trí c. Trong trường hợp đầu, ta<br />
có vị trí cân bằng ở biên giới ổn định, trường hợp sau là ổn<br />
định trường hợp thứ ba là không ổn định.<br />
<br />