intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Marketing căn bản: Chương 6 - TS. Nguyễn Thị Nhung

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Marketing căn bản - Chương 6: Chính sách giá, được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên hiểu và phân tích được ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp tới chính sách giá; sinh viên trình bày được quy trình định giá bán của doanh nghiệp; sinh viên nắm được tầm quan trọng và áp dụng được các tiêu thức phân hóa giá. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Marketing căn bản: Chương 6 - TS. Nguyễn Thị Nhung

  1. CHƯƠNG 6 – Chính sách giá HỌC VIỆN TÀI CHÍNH Bộ môn Marketing
  2. MỤC TIÊU CHƯƠNG 6 MARKETING CĂN BẢN ❖Mục tiêu ▪ Sinh viên hiểu và phân tích được ảnh hưởng của các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp tới chính sách giá. ▪ Sinh viên trình bày được quy trình định giá bán của doanh nghiệp. ▪ Sinh viên nắm được tầm quan trọng và áp dụng được các tiêu thức phân hóa giá. 2 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
  3. MỤC LỤC MARKETING CĂN BẢN 6.1 Những vấn đề chung về giá cả ▪ Khái niệm về giá cả ▪ Vai trò của chiến lược giá trong kinh doanh 6.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định về giá cả sản phẩm ▪ Nhân tố bên trong doanh nghiệp ▪ Nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 6.3 Phương pháp xác định giá bán 6.4 Phân hóa giá trong kinh doanh 3 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
  4. 6.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁ CẢ MARKETING CĂN BẢN 6.1 Những vấn đề chung về giá 6.1.1 Khái niệm về giá ‘Giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa’. Karl Marx ‘Giá trị hàng hóa là lượng lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa đó.’ 4 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
  5. 6.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁ CẢ MARKETING CĂN BẢN 6.1.1 Khái niệm về giá ‘Giá cả phản ánh mối quan hệ kinh tế trong quá trình trao đổi, là tín hiệu của quan hệ cung cầu về hàng hóa trong từng thời điểm; là sự dung hòa về lợi ích và là kết quả của quá trình cạnh tranh giữa hai chủ thể trên thị trường.’ Giáo trình Marketing căn bản, trg 190 5 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
  6. 6.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁ CẢ MARKETING CĂN BẢN 6.1.1 Khái niệm về giá ❖ Với người mua: Giá cả của hàng hóa là số tiền mà người mua phải trả cho người bán để được sở hữu hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ. ❖ Với người bán: Giá cả là số tiền mà người bán thu được của người mua từ việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ đó. 6 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
  7. 6.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁ CẢ MARKETING CĂN BẢN ❖Các hình thức biểu hiện của giá ▪ Giá – sản phẩm hữu hình ▪ Học phí – dịch vụ đào tạo ▪ Tiền lương – hàng hóa sức lao động ▪ Lãi suất – vốn bằng tiền ▪ Tiền thuê – dịch vụ sử dụng tài sản ▪ Tiền cước, giá vé – dịch vụ vận tải ▪ Lệ phí – các dịch vụ chuyên môn 7 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
  8. 6.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁ CẢ MARKETING CĂN BẢN ❖Nội dung của chiến lược giá bao gồm ▪ Phân tích và dự báo các nhân tố có ảnh hưởng tới quyết định giá ▪ Ra các quyết định về giá bán sản phẩm ▪ Chủ động lựa chọn các phương thức ứng xử về giá thông qua việc điều chỉnh và thay đổi giá linh hoạt 8 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
  9. 6.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ GIÁ CẢ MARKETING CĂN BẢN 6.1.2 Vai trò của chiến lược giá ❖ Ảnh hưởng mạnh mẽ đến khối lượng tiêu thụ ❖ Ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và lợi nhuận của các doanh nghiệp ❖ Ảnh hưởng đến sự phát triển và hiệu quả của vòng đời sản phẩm ❖ Cạnh tranh về giá luôn là vũ khí cạnh tranh sắc bén và hiệu quả ❖ Ảnh hưởng mạnh mẽ đến các chính sách Marketing khác 9 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
  10. 6.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ MARKETING CĂN BẢN 6.2.1 Các nhân tố bên trong DN ❖Bao gồm các yếu tố doanh nghiệp có thể kiểm soát được như ▪ Mục tiêu của chiến lược Marketing trong từng thời kỳ kinh doanh, ▪ Chi phí sản xuất kinh doanh, ▪ Uy tín và chất lượng sản phẩm, ▪ Các nhân tố khác. 10 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
  11. 6.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ MARKETING CĂN BẢN 6.2.2 Các nhân tố bên ngoài DN ❖Bao gồm các yếu tố doanh nghiệp không thể kiểm soát như ▪ Đặc điểm của thị trường và cầu về sản phẩm, ▪ Khả năng chấp nhận và tâm lý của khách hàng, ▪ Đặc điểm cạnh tranh trên thị trường, ▪ Các nhân tố khác. 11 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
  12. 6.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI GIÁ MARKETING CĂN BẢN ❖CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI DOANH NGHIỆP 1.Đặc điểm thị trường và cầu về sản phẩm - Mối quan hệ tổng thể giữa cầu và giá: + Mối quan hệ tỷ lệ nghịch: giá cao lượng cầu giảm và ngược lại + Mối quan hệ tỷ lệ nghịch: giá cao lượng cầu cao - Độ co giãn của cầu theo giá: cầu co giãn và cầu ít co gian 12 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
  13. 6.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI GIÁ MARKETING CĂN BẢN 2. Khả năng chấp nhận và tâm lý của khách hàng - Khả năng chấp nhận coi là “ giá sàn” tức là giới hạn người mua ( khả năng chấp nhận phụ thuộc thu nhập, cơ cấu chi tiêu và khả năng thanh toán).Mỗi người mua có giới hạn khác nhau - Tâm lý khách hàng chịu tác động lớn từ giá bán của DN + Khách hàng hiểu rõ giá trị sản phẩm thì yếu tố giá tác động ít và ngược lại + Khách hàng có tâm lý gắn giá bán với chất lượng SP + Mọi sự thay đổi về giá đều tác động đến tâm lý khách hàng dù tăng hay giảm giá + Khách hàng có tâm lý thích mua giá rẻ… 13 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
  14. 6.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI GIÁ MARKETING CĂN BẢN 3. Đặc điểm cạnh tranh trên thị trường - Chi phí và giá thành Sp của đối thủ cạnh tranh - Phân tích tương quan giá bán và chất lượng sản phẩm - Phân tích đối thủ cạnh tranh cùng ngành và khác ngành - Dự đoán thái độ và phản ứng của đối thủ cạnh tranh về chiến lược giá của DN 14 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
  15. 6.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI GIÁ MARKETING CĂN BẢN 4. Các yếu tố khác: - Luật pháp và chính sách giá - Xu hướng đầu tư - Xu hướng tiêu dùng - Tình hình kinh tế, chính trị, thời tiết…. 15 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
  16. 6.3 MỘT SỐ CHÍNH SÁCH GIÁ MARKETING CĂN BẢN ❖Chính sách giá cho sản phẩm mới + Chính sách giá hớt phần ngon + Chính sách giá bám chắc thị trường ❖Chính sách giá áp dụng cho danh mục hàng hóa + Định giá cho chủng loại sản phẩm + Định giá cho hàng hóa phụ thêm + Định giá cho sản phẩm kèm theo bắt buộc + Định giá cho sản phẩm phụ của sản xuất ❖Chính sách điều chỉnh mức giá cơ bản: Chính sách giá 2 phần; Chính sách giá trọn gói, chính sách giá khuyến mại, chính sách giá phân biệt 16 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
  17. 6.3 MỘT SỐ CHÍNH SÁCH GIÁ MARKETING CĂN BẢN ❖Định giá chủng loại sản phẩm Các doanh nghiệp thường sắp xếp nhiều mặt hàng và kiểu sản phẩm khác nhau chứ không phải một thứ duy nhất. Các sản phẩm này khác nhau về hình thức, kích cỡ mầu sắc, hương vị, tính năng... Do vậy, chúng cũng được định giá ở các thang bậc khác nhau. Ví dụ: Các loại thép xây dựng, ti vi, đầu máy video, kem đánh răng... 17 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
  18. 6.3 MỘT SỐ CHÍNH SÁCH GIÁ MARKETING CĂN BẢN ❖Định giá sản phẩm tùy chọn Các doanh nghiệp có thể bán những sản phẩm và tính năng tùy chọn kèm theo sản phẩm chính của mình Ví dụ: Người mua ô tô có thể đặt mua thêm bộ phận mở cửa tự động, bộ phận báo động, kính chống nóng. 18 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
  19. 6.3 MỘT SỐ CHÍNH SÁCH GIÁ MARKETING CĂN BẢN Định giá sản phẩm bắt buộc ❖Một số sản phẩm đòi hỏi người mua khi sử dụng nhất thiết phải có những sản phẩm hay phụ tùng bắt buộc. Ví dụ: Lưỡi dao cạo, phim ảnh, băng hoặc đĩa cho đầu máy video... ❖Thông thường, những người sản xuất sản phẩm chính như: Bàn cạo râu, máy chụp ảnh, đầu video... Thường định giá thấp cho sản phẩm chính và ấn định giá cao cho những sản phẩm phụ bắt buộc 19 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
  20. 6.3 MỘT SỐ CHÍNH SÁCH GIÁ MARKETING CĂN BẢN ❖Định giá hai phần ❖Các doanh nghiệp dịch vụ thường tính một giá cước phí dịch vụ cố định cộng thêm cước phí sử dụng biến đổi. ❖Ví dụ: Khách hàng sử dụng điện thoại phải trả tiền thuê bao hàng tháng cố định và cước phí phụ trội, cho những cuộc gọi vượt quá mức quy định tối thiểu. 20 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2