
Bài giảng Nhũ tương thuốc: Bài 1
lượt xem 0
download

Bài giảng "Nhũ tương thuốc" Bài 1, được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp các bạn sinh viên có thể trình bày được định nghĩa, P/L nhũ tương thuốc; Phân tích được ưu, nhược điểm của NT thuốc; Trình bày được đăc điểm các thành phần trong công thức NT thuốc. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Nhũ tương thuốc: Bài 1
- NHŨ TƯƠNG THUỐC (Bài 1) MỤC TIÊU HỌC TẬP: 1. Trình bày được định nghĩa, P/L nhũ tương (NT) thuốc. 2. Phân tích được ưu, nhược điểm của NT thuốc. 3. Trình bày được đăc điểm các thành phần trong công thức NT thuốc. TÀI LIỆU HỌC TẬP: 1. Nguyễn Đăng Hoà (2020), Bào chế và sinh dược học I NXB Y học/ Trường ĐHD HN 2. Slide bài giảng của giảng viên 3. Bộ môn Bào chế (2011), “Thực tập Bào chế”.
- ĐẠI CƯƠNG VỀ NHŨ TƯƠNG THUỐC 1. Định nghĩa: D ❖Có 2 chất (pha) lỏng là dầu và nước: N Không trộn lẫn được với nhau Dầu thường có d nhỏ nổi ở trên ❖Phân tán: Dầu (D) vào nước (N) được NT D/N Hoặc nước vào dầu ta được NT N/D ❖ Định nghĩa: Nhũ tương thuốc là dạng thuốc lỏng hoặc mềm để uống, tiêm, nhỏ mắt hoặc dùng tại chỗ được bào chế bằng cách sử dụng các chất nhũ hoá (CNH) để phân tán hai chất lỏng không đồng tan (gọi quy ước là dầu và nước) đồng nhất vào nhau.
- ❖Thuật ngữ: Pha phân tán = pha không liên tục = pha nội (có thể là D hoặc N) Môi trường PT = pha liên tục = pha ngoại (có thể là N hoặc D) 2. Phân loại nhũ tương thuốc ❖Theo đường dùng thuốc: - NT uống: Có cấu trúc NT kiểu D/N gọi là Nhũ dịch, thường có chất điều hương, điều vị - NT dùng tại chỗ (bôi, xoa đắp, đặt, nhỏ) trên da và niêm mạc: dùng cả hai kiểu D/N và N/D. Nhũ tương D/N dễ rửa sạch và không dây bẩn quần áo. - NT tiêm TM kiểu D/N, NT tiêm bắp có thể là NT D/N hoặc N/D …
- ❖Theo kiểu nhũ tương: - Nhũ tương D/N - Nhũ tương N/D - Nhũ tương kép: D/N/D hoặc N/D/N; Hỗn dịch - NT • Muốn xác định kiểu của NT thuốc có thể dùng các PP: Pha loãng (NT chỉ được pha loãng bằng pha ngoại) hoặc nhuộm màu hoặc đo độ dẫn. Nguyên tắc thực hiện? ❖Theo mức độ phân tán: - Vi nhũ tương: KT giọt phân tán cỡ 10 - 200 nm, trong mờ hay trong suốt, không bị tách pha, do có TP khá đặc biệt (đọc TL) - Nano nhũ tương: KT giọt phân tán < 1 mm - NT mịn có KT giọt phân tán 0,5 – 1 mm, NT thô KT giọt > 1mm
- 3. Ưu, nhược điểm của nhũ tương thuốc - Ưu điểm: Nhũ tương thuốc cho phép bào chế được các sản phẩm thuốc chứa chất lỏng không đồng tan với nhau, có DC hoặc hoà tan trong N hoặc hoà tan trong D Tăng hiệu quả điều trị do DC đạt được độ phân tán cao, diện tiếp xúc lớn tại nơi dùng thuốc Che dấu được mùi, vị khó chịu, giảm được kích ứng của DC như dầu cá, dầu thầu dầu, bromoform, … khi đưa các DC này vào pha nội (pha phân tán) của NT thuốc kiểu D/N Giống như dd thuốc, nhũ tương lỏng sử dụng thích hợp với bệnh nhân khó nuốt các dạng thuốc rắn.
- NT giúp bào chế được thuốc tiêm tĩnh mạch chứa các dược chất lỏng tan trong dầu như propofol, vitamin A, D, E hay dầu thực vật có năng lượng cao Kem thuốc, các mỹ phẩm nhũ tương dùng trên da/niêm mạc có thể chất mềm, mịn màng, rất hấp dẫn, dễ rửa sạch bằng nước (NT D/N) Thuốc đặt là NT GP nhanh DC gây tác dụng tại chỗ hoặc cho DC hấp thu nhanh gây tác dụng toàn thân - Nhược điểm: NT kém bền vững về mặt nhiệt động, dễ tách lớp; NT D/N rất dễ nhiễm khuẩn, mất nước khi bảo quản. KT bào chế nhũ tương đòi hỏi phải có trang thiết bị thích hợp …
- II. THÀNH PHẦN CỦA NHŨ TƯƠNG THUỐC Một nhũ tương thuốc có 4 thành phần: Pha dầu, pha nước, chất nhũ hoá (CNH) và bao bì 1. Pha dầu? Thực chất là một dung dịch dầu (gồm các chất không phân cực, tan/ trộn lẫn được với dầu), có thể bao gồm: ❖ Dược chất tan trong dầu: Propofol, vitamin A, D, E, long não … ❖ Dầu thực vật, dầu động vật hay dầu khoáng, có vai trò: - Hoà tan các thành phần tan trong dầu - Điều chỉnh tỷ trọng của pha dầu
- ❖ Bản thân dầu có tác dụng dược lý: + Dầu parafin (nhuận hoặc tẩy). + Dầu đậu tương cung cấp năng lượng (NT tiêm truyền). + Dầu gấc (betacaroten), dầu gan cá (vitamin AD) ❖ Triglycerid mạch trung bình: + Dầu dừa phân đoạn … ❖ Các chất khác: - Sáp ong, acid béo, alcol béo, parafin rắn/lỏng, vaselin, dầu thực vật hydrogen hoá (đây là những thành phần rắn sẽ chảy lỏng khi đun nóng và trộn lẫn với dầu thành pha dầu đồng nhất) có vai trò: + Điều chỉnh thể chất của nhũ tương + Ổn định trạng thái phân tán của nhũ tương
- ❖ Tinh dầu: Bạc hà, chanh, quế … làm thơm pha dầu ❖ Các chất chống oxy hoá tan trong dầu: α-tocopherol, butyl hydroxyanisol, butyl hydroxytoluen, hydroquinon, ascorbyl panmitat, dodecyl gallat ... Nguyên tắc chọn pha dầu trong nhũ tương thuốc: - Đường dùng của nhũ tương thuốc - Độ tan của các dược chất trong dầu - Yêu cầu về thể chất của chế phẩm - Đảm bảo nguyên tắc không tương kỵ, không tương tác với các thành phần có trong nhũ tương đó
- 2. Pha nước? Thực chất là một dung dịch nước (gồm các thành phần phân cực tan trong nước), có thể bao gồm: ❖ Các dược chất tan trong nước và các dung môi đồng tan với nước ❖ Nước tinh khiết, nước để pha thuốc tiêm ❖ Các dung môi đồng tan với nước: - Ethanol, glycerin, propylen glycol, PEG … - Hoà tan các DC, các chất ít tan trong nước - Giữ ẩm cho các NT dùng tại chỗ cấu trúc D/N ❖ Các chất điều vị: - Dùng cho nhũ tương uống như siro, sorbitol, acid citric ...
- ❖ Chất sát khuẩn Nồng độ thường dùng (%) Acid benzoic và muối 0,1-0,3 Acid sorbic và muối 0,05-0,2 Methyl paraben 0,001-0,2 Ethyl paraben 0,001-0,2 Propyl paraben 0,001-0,2 Clorocresol 0,1-0,3 Phenoxyethanol 0,1-0,5 Benzalkonium clorid 0,004-0,2 Thủy ngân phenyl nitrat 0,01-0,02 Thủy ngân phenyl acetat 0,01-0,02 Thimerosal 0,01-0,02 Triclosan 0,1-0,3 Clohexidin 0,01-0,05
- ❖ Các chất chống oxy hoá tan trong nước: - Các chất sinh SO2: natri bisulfit, natri sulfit … - Các chất khử như: cystein HCl, thioglycerol, thiosorbitol, acid thioglycolic, acid ascorbic, Rongalite… - Các chất khoá ion KL năng: Dinatri edetat, acid citric, acid tartric, phenylalanin, tryptophan ❖ Các chất điều chỉnh pH: - Giúp ổn định DC, ổn định NT, …. - Dùng các acid, base hoặc các hệ đệm khác nhau ❖ Các chất đẳng trương: Nhũ tương tiêm, nhỏ mắt. ❖ Các chất thơm,chất màu tan/nước: NT uống, dùng ngoài
- 3. Chất nhũ hoá (CNH ) 3.1. Yêu cầu đối với CHN - Có khả năng nhũ hoá mạnh để chỉ cần dùng với lượng rất nhỏ đã đủ gây tác dụng nhũ hoá mong muốn. - Có xu hướng chuyển đến bề mặt ngăn cách pha hơn tồn tại ở dạng dung dịch trong từng pha. - Có khả năng tạo lớp màng mỏng liên tục trên bề mặt ngăn cách pha. - Bền vững, ít bị tác động của các yếu tố như pH, nhiệt độ, chất điện giải, chất háo nước, vi sinh vật. - Không gây tương kỵ lý, hoá học với các dược chất và tá dược hay gặp trong thuốc.
- - Không có tác dụng dược lý riêng. - Không có mùi vị riêng hoặc có mùi dễ chịu để bào chế các nhũ tương thuốc uống. ❖Nguyên tắc lựa chọn CNH cho NT thuốc: - Khả năng nhũ hoá của CNH - Phải chú ý tới độc tính của CNH khi lựa chon CNH cho phù hợp với đường dùng của NT thuốc... - Không nên dùng CNH ion hoá cho các NT thuốc uống do kích ứng dạ dày ruột, có thể gây nhuận tẩy … - Các CNH cation độc ở nồng độ thấp nên chỉ dùng cho NT dùng tại chỗ - Các CNH như lecitin, Tween 80, gelatin, albumin huyết tương, … dùng thích hợp cho NT thuốc tiêm
- 3.2. Các chất nhũ hoá thường dùng trong bào chế NT thuốc 3.2.1, Các chất nhũ hoá là chất diện hoạt (Surfactants) - Các chất diện hoạt là các phân tử có cấu trúc lưỡng thân, có phần thân D và có phần thân N. - Mỗi chất diện hoat có một giá trị HLB (Hydrophyle – Lipophyle – Balance), gọi là giá trị cân bằng dầu – nước, nó phản ánh tương quan giữa phần thân dầu và thân nước của phân tử chất diện hoạt. - Giá trị HLB cho phép chọn CNH hoặc hỗn hợp CNH thích hợp cho từng công thức NT thuốc.
- Chất diện hoạt thông dụng HLB Phân loại . Acid oleic 1,0 Anion Sorbitan tristearat (Span 65) 2,1 Không ion hóa Glyceryl monooleat 3,3 Không ion hóa Propylen glycol monostearat 3,4 Không ion hóa Glyceryl monostearat 3,8 Không ion hóa Sorbitan monooleat (Span 80) 4,3 Không ion hóa Sorbitan monostearat (Span 60) 4,7 Không ion hóa Sorbitan monopalmitat (Span 40) 6,7 Không ion hóa Sorbitan monolaurat (Span 20) 8,6 Không ion hóa Polyoxyethylen lauryl ether (Brij 30) 9,7 Không ion hóa Polyoxyethylen monostearat (Myrj 45) 11,1 Không ion hóa Triethanolamin oleat 12,0 Anion Polyoxyethylen sorbitan monostearat (Tween 60) 14,9 Không ion hóa Polyoxyethylen sorbitan monooleat (Tween 80) 15,0 Không ion hóa Polyoxyethylen sorbitan monolaurat (Tween 20) 16,7 Không ion hóa Pluronic F68 17,0 Không ion hóa Natri oleat 18,0 Anion Cetrimonium bromid (Cetrimid) 23,3 Cation Cetylpyridinium clorid 26,0 Cation Poloxamer 188 29,0 Không ion hóa Natri dodecyl (lauryl) sulfat 40,0 Anion
- Đặc tính Giá trị HLB Khả năng sử dụng của CDH Thân dầu 1-3 Chất phá bọt 3 -8 Chất nhũ hoá cho nhũ tương N/D 7-9 Chất gây thấm 8 - 18 Chất nhũ hoá cho nhũ tương D/N 11 - 15 Chất tẩy rửa Thân nước 15 - 18 Chất hỗ trợ hòa tan - Muốn chọn CNH hoặc hỗn hợp CNH thích hợp cho một công thức NT thuốc người ta dựa vào giá trị HLB cần có để tạo ra NT D/N hoặc N/D phù hợp với pha dầu của NT thuốc (xem bảng sau)
- ❖Giá trị HLB cần thiết để nhũ hóa một số pha dầu Pha dầu Tạo nhũ tương N/D Tạo nhũ tương D/N Sáp ong 5 12 Alcol cetylic - 13 Dầu paraffin 4 12 Vaselin 4 12 Lanolin khan nước 8 15 Dầu cọ - 10 Dầu bông - 7,5 Acid stearic - 17 Và tính theo CT: HLBHH= f.HLBA + (1 - f).HLBB Trong đó: f là phần CNH A sẽ đưa vào hỗn hợp (1 - f) là phần CNH B trong hỗn hợp
- Tính lượng Span 80 và Tween 20 thích hợp cho NT sau Natri diclofenac 0,25 g Alcol cetylic 7,5 g Propylen glycol 3,0 g Natri sulfit 0,03 g Span 80 và Tween 20 1,0 g Nước cất vừa đủ 30 g - Pha D: alcol cetylic cần CNH có HLB=15 cho NT D/N - Biết HLB của Span 80 là 4,3 và của Tween 20 là 16,7 - Áp dụng PT: 4,3.f + 16,7.(1-f) =15; - Giải PT được f =0,137 nên lượng span 80 là 0,137 x 1 g = 0,137g và lượng Tween 20 là 1 g - 0,137 g = 0,863 g
- Tính lượng chất nhũ hoá thích hợp cho NT sau: Dầu parafin 35 g Alcol cetylic 1g Lanolin 1g Chất nhũ hoá 7g Nước cất vđ 100 g - Pha D có: dầu parafin, alcol cetylic, lanolin; tổng lượng 37g - Tỷ lệ các thành phần trong pha dầu là: Dầu parafin : 35/37 = 94,6 % Alcol cetylic : 1/37 = 2,7 % Lanolin : 1/37 = 2,7 %

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tương tác thuốc (Kỳ 1)
5 p |
218 |
58
-
Bài giảng hóa dược - Chương 1: Một số kiến thức chung về hóa dược
161 p |
389 |
53
-
Thuốc giảm đau loại morphin (Kỳ 1)
5 p |
229 |
43
-
BÀI GIẢNG UNG THƯ TUYẾN GIÁP (Kỳ 1)
5 p |
246 |
35
-
BÀI GIẢNG BÉO PHÌ (Kỳ 4)
5 p |
136 |
25
-
Thuốc chống giun sán (Kỳ 2)
5 p |
153 |
19
-
Thuốc hạ sốt - giảm đau - chống viêm (Kỳ 7)
6 p |
175 |
19
-
Thuốc hạ sốt - giảm đau - chống viêm (Kỳ 5)
5 p |
135 |
17
-
MISOPROSTOL (Kỳ 1)
5 p |
88 |
11
-
Thuốc sát khuẩn - tẩy uế (Kỳ 2)
5 p |
101 |
10
-
Bài giảng Thực phẩm chức năng: Chương 1 - ThS. Nguyễn Phú Đức
22 p |
25 |
8
-
CLAFORAN (Kỳ 1)
5 p |
97 |
7
-
Hormon và thuốc kháng hormon (Kỳ 5)
5 p |
130 |
6
-
E.E.S. (ERYTHROMYCIN ETHYL SUCCINATE) (Kỳ 1)
5 p |
79 |
5
-
ETOMIDATE-LIPURO (Kỳ 1)
5 p |
77 |
5
-
BARACLUDE – Phần 1 (Entecavir)
19 p |
86 |
5
-
Phẫu thuật trị béo phì thay thế thuốc điều trị tiểu đường type II
5 p |
84 |
4
-
DÉCAPEPTYL 0,1 mg (Kỳ 1)
5 p |
92 |
3


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
