intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 6: Pháp luật hành chính và tố tụng hành chính

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 6: Pháp luật hành chính và tố tụng hành chính, cung cấp những kiến thức như các vấn đề chung của luật hành chính; Nội dung cơ bản của luật hành chính. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 6: Pháp luật hành chính và tố tụng hành chính

  1. CHƯƠNG VI PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH VÀ TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
  2. A. Luật Hành chính Việt Nam I. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH 2
  3. I. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH • Khái niệm Luật Hành chính 1. • Nguồn của Luật Hành chính 2. 3
  4. 1. Khái niệm Luật Hành chính Luật Hành chính là ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, gồm tổng thể các quy phạm pháp luật được nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lí hành chính nhà nước. 4
  5. 2. Nguồn của Luật Hành chính Nguồn của Luật Hành chính có thể kể đến như: - Luật Tổ chức Chính phủ; - Luật Tổ chức HĐND và UBND; - Luật Cán bộ Công chức; - Luật Viên chức; - Luật Xử lí vi phạm hành chính; - Luật Khiếu nại… 5
  6. II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH 1. • Cơ quan hành chính nhà nước (CQHCNN) 2. • Công vụ, cán bộ, công chức, viên chức 3. • Cưỡng chế hành chính 4. • Thủ tục hành chính 6
  7. 1. Cơ quan hành chính nhà nước 1.1. Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước -Là một loại cơ quan trong bộ máy nhà nước, - Được thành lập theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng quản lý nhà nước. - Thực hiện các nhiệm vụ quản lý cụ thể phát sinh hàng ngày trong hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật, chỉ đạo, điều hành thực hiện các nhiệm vụ đối nội, đối ngoại. 7
  8. 1.2. Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước (CSPL: Điều 94, 95, 99 Hiến pháp 2013) - Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước CHXHCN Việt Nam. - Bộ, cơ quan ngang bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc. - Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. 8
  9. 2. Công vụ, cán bộ, công chức, viên chức 2.1. Công vụ (Điều 2, 3 Luật CB, CC 2019) -Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. - Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. - Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát. - Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả. - Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ. 9
  10. 2.2. Cán bộ, công chức 2.2.1. Khái niệm cán bộ; công chức; cán bộ xã, phường, thị trấn - Cán bộ: Khoản 1 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2019. - Công chức: Khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2019 - Cán bộ xã, phường, thị trấn: Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2019. 10
  11. 2.2.2. Quy chế pháp lý chung của cán bộ, công chức - Nghĩa vụ chung: Điều 8 Luật Cán bộ, Công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) - Nghĩa vụ trong thi hành công vụ: Điều 9 Luật Cán bộ, Công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) - Nghĩa vụ của người đứng đầu: Điều 10 Luật Cán bộ, Công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019) 11
  12. 2.2.2. Quy chế pháp lý chung của cán bộ, công chức (tiếp theo) - Cơ sở pháp lý: Điều 11 đến Điều 14 của Luật Cán bộ, Công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019). - Quyền được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ; quyền về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương; quyền về nghỉ ngơi và các quyền khác theo quy định của pháp luật. 12
  13. 2.3. Viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập - Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. - Quyền và nghĩa vụ được quy định cụ thể trong Luật Viên chức năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2019). 13
  14. 3. Cưỡng chế hành chính Là những biện pháp tác động mang tính bắt buộc được Luật Hành chính quy định, mà cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền của cơ quan nhà nước áp dụng để xử lý cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính; để truy cứu trách nhiệm hành chính; phòng ngừa vi phạm pháp luật hoặc trong những trường hợp cần thiết được pháp luật quy định để bảo vệ lợi ích chung của Nhà nước, xã hội, tổ chức, cá nhân. 14
  15. 3. Cưỡng chế hành chính (tiếp theo) - Các biện pháp phòng ngừa hành chính - Các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo xử lý vi phạm hành chính: Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. - Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính: Điều 21 đến Điều 27 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 - Các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính: Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. - Các biện pháp xử lý hành chính: Điều 89 đến Điều 96 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. 15
  16. 4. Thủ tục hành chính - Thủ tục hành chính là cách thức, trình tự thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc giải quyết các yêu cầu của cá nhân, tổ chức. - Thủ tục hành chính gồm 3 loại: Thủ tục nội bộ, thủ tục liên hệ, thủ tục văn thư. 16
  17. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2