intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Phục hồi chức năng: Đại cương về phục hồi chức năng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:39

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Phục hồi chức năng: Đại cương về phục hồi chức năng, được biên soạn với mục tiêu giúp các bạn học có thể định nghĩa được sức khỏe, các yếu tố cơ bản trong hệ thống chăm sóc sức khỏe và các điều kiện bảo vệ sức khỏe; trình bày được khái niệm bệnh lý và nêu được quá trình tàn tật; trình bày được phân loại, dịch tễ học tàn tật và các biện pháp phòng ngừa tàn tật; trình bày được định nghĩa, mục đích và các hình thức phục hồi chức năng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Phục hồi chức năng: Đại cương về phục hồi chức năng

  1. ĐẠI CƯƠNG VỀ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG
  2. MỤC TIÊU 1. Định nghĩa được sức khỏe, các yếu tố cơ bản trong hệ thống chăm sóc sức khỏe và các điều kiện bảo vệ sức khỏe 2. Trình bày được khái niệm bệnh lý và nêu được quá trình tàn tật 3. Trình bày được phân loại, dịch tễ học tàn tật và các biện pháp phòng ngừa tàn tật
  3. NỘI DUNG 1. Khái niệm về sức khoẻ 1.1. Định nghĩa Định nghĩa sức khỏe của Tổ chức Y tế thế giới (WHO): sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần, đồng thời không có bệnh và khuyết tật. Sức khoẻ là tài sản riêng của mỗi cá thể, nhưng đồng thời cũng là tài sản quý giá chung của cộng đồng, xã hội. Vì vậy bảo vệ sức khoẻ là quyền lợi đồng thời cũng là nghĩa vụ cao cả của mọi người, mọi ngành trong toàn xã hội trong đó ngành Y tế chịu trách nhiệm cố vấn về kiến thức và kỹ thuật.
  4. NỘI DUNG 1.2. Các yếu tố cơ bản trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ - Giáo dục sức khoẻ và nâng cao sức khoẻ cho mọi người. - Phòng ngừa bệnh tật, tai nạn, khuyết tật, hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ, các thương tật thứ cấp. - Điều trị sớm, đúng bệnh, tổ chức tuyến y tế cơ sở thích hợp, cung cấp thuốc thiết yếu, kiểm soát giá hợp lý, phát triển y học cổ truyền. - Phục hồi chức năng cho người khuyết tật.
  5. NỘI DUNG 1.3. Các điều kiện để bảo vệ sức khoẻ - Bảo đảm dinh dưỡng, đặc biệt cho bà mẹ và trẻ em. - Cung cấp nước đủ và tốt. - Có môi trường sống tự nhiên tốt và an toàn xã hội, tình thương và nhân hậu. - Phương tiện sống và lao động được bảo đảm và cải thiện. - Chăm sóc y tế toàn diện: phòng bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
  6. NỘI DUNG 2. Bệnh lý và quá trình tàn tật 2.1. Bệnh Khi một bệnh nguyên (vật lý, hoá học, sinh học, di truyền) làm thay đổi sinh lý, sinh hoá của cơ thể gọi là quá trình bệnh lý. Quá trình bệnh lý thường diễn biến trở thành bệnh. Bệnh là do quá trình bệnh lý tác động vào tế bào, cơ quan, hệ thống, cơ thể con người, ảnh hưởng đến chức năng cụ thể của cơ quan hệ thống có thể ít hoặc nghiêm trọng đến chức năng sinh lý của cơ
  7. NỘI DUNG 2.2. Quá trình tàn tật Tàn tật là một quá trình từ khiếm khuyết, giảm chức năng và tàn tật 2.2.1. Khiếm khuyết (Impairment) Là tình trạng thiếu hụt hay bất thường về cấu trúc, chức năng, giải phẫu, sinh lý, thường do bệnh, tai nạn tạo nên. Ví dụ: - Cụt chi do vết thương chiến tranh, tai nạn giao thông, lao động. - Trẻ em chậm phát triển trí tuệ do mẹ có thai thiếu
  8. NỘI DUNG Phòng ngừa tàn tật bước I :từ người khoẻ để không ốm đau, tai nạn và khiếm khuyết, bao gồm: - Tiêm chủng mở rộng đạt tỷ lệ cao nhất, chất lượng tốt nhất. - Phát hiện sớm, điều trị kịp thời, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng. - Đào tạo cán bộ y tế cơ sở phải phù hợp với y tế cộng đồng. - Đảm bảo dinh dưỡng cho xã hội, đặc biệt là bà mẹ và trẻ em.
  9. NỘI DUNG Phòng ngừa tàn tật bước 1(tiếp) - Bảo vệ bà mẹ trẻ em, kế hoạch hoá gia đình tốt. - Cung cấp nước trong lành. - Bảo vệ môi trường sống trong cộng đồng. - Xã hội có nhiều tình nhân ái, chống bạo lực. - Phát triển màng lưới phục hồi chức năng rộng khắp, đặc biệt là phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
  10. NỘI DUNG 2.2.2. Giảm chức năng (Disability) Là mất hoặc giảm một phần hay nhiều chức năng nào đó của cơ thể do khiếm khuyết tạo nên. Ví dụ: + Do mất chi, đi lại hoạt động trở ngại. + Do chậm phát triển về tâm thần trẻ khó khăn về học tập. + Do đục nhân mắt nên khó nhìn thấy.
  11. NỘI DUNG Phòng ngừa tàn tật bước II: Các biện pháp để ngăn ngừa tình trạng khiếm khuyết dẫn đến giảm chức năng , bao gồm: - Các biện pháp phòng ngừa bước I. - Phát hiện sớm khiếm khuyết, xử trí đúng, kịp thời. - Bảo đảm việc học hành cho trẻ em, đặc biệt là trẻ tàn tật. - Tạo công ăn việc làm cho người lớn bị tàn tật. - Phát triển ngành vật lý trị liệu và phục hồi chức năng đặc biệt các chuyên khoa ngôn ngữ trị liệu, dụng cụ chỉnh hình,
  12. NỘI DUNG 2.2.3. Tàn tật (Handicap) Là tình trạng người bệnh do khiếm khuyết, giảm chức năng cản trở người đó thực hiện vai trò của mình để tồn tại trong cộng đồng mà phải phụ thuộc một phần hoặc hoàn toàn vào người khỏe để có thể tồn tại, trong lúc các người khác cùng tuổi, giới, hoàn cảnh thực hiện được. Có thể nói bệnh là do các bệnh nguyên ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể người bệnh. Còn tàn tật là vai trò của người bị bệnh ảnh hưởng đến không chỉ bản thân người đó mà cả xã hội.
  13. NỘI DUNG Phòng ngừa tàn tật bước III: để phòng ngừa giảm chức năng không trở thành tàn tật, bao gồm: - Các biện pháp phòng ngừa bước I. - Các biện pháp phòng ngừa bước II. - Phát triển ngành phục hồi chức năng từ trung ương đến địa phương. - Tăng cường giáo dục hội nhập cho trẻ tàn tật. - Tạo điều kiện học hành, công ăn việc làm, tăng thu
  14. NỘI DUNG 2.2.4. Hậu quả của tàn tật 2.2.4.1. Đối với bản thân người tàn tật - Người ta thấy rằng 90% trẻ em tàn tật chết dưới độ tuổi 20. - Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ tàn tật cao hơn trẻ bình thường rất nhiều. - Trẻ em tàn tật thường bị thất học. - Người lớn tàn tật thường không có công ăn việc làm, phải sống dựa vào người khác.
  15. NỘI DUNG 2.2.4.2. Đối với gia đình - Người tàn tật không được tham gia các hoạt động như những người khác trong gia đình. - Họ là gánh nặng về kinh tế cho gia đình (bệnh nhân liệt tuỷ). - Trong gia đình người tàn tật hay bị coi thường. 2.2.4.3. Đối với xã hội - Người tàn tật không tham gia lao động sản xuất để đóng góp cho xã hội nên thường bị xã hội coi thường và phân biệt đối xử.
  16. NỘI DUNG Nguyên nhân gây bệnh Bệnh Phòng ngừa tàn tật bước 1 Khiếm khuyết Phòng ngừa tàn tật bước 2 Giảm chức năng Phòng ngừa tàn tật bước 3 Tàn tật Bản thân
  17. NỘI DUNG 3. Tình hình tàn tật 3.1. Phân loại 3.1.1. Tàn tật do tổn thương tâm thần, các dạng rối loạn tâm thần rất phổ biến như chậm phát triển tâm thần, tâm thần phân liệt, tự kỷ… 3.1.2. Tàn tật thể chất - Vận động: + Liệt cứng do tổn thương não. + Bại liệt do tổn thương sừng trước tuỷ sống. + Các rối loạn về cơ. + Các bệnh về khớp, xương.
  18. NỘI DUNG 3.1.2. Tàn tật thể chất(tiếp) - Tổn thương cảm giác: + Tổn thương thị giác. + Tổn thương về nghe nói. + Mất cảm giác ngoại vi. - Tổn thương do cơ quan nội tạng: + Các bệnh về tim mạch. + Các bệnh về sinh dục, tiết niệu.
  19. NỘI DUNG 3.1.3. Đa tàn tật Người có 2 tàn tật trở lên. Vì trong phục hồi chức năng khắc phục hậu quả tàn tật chủ yếu thực hiện ở cộng đồng. Để dễ nhận biết và dễ thực hiện cũng như để tạo thuận lợi cho người tàn tật chấp nhận tình trạng tàn tật của mình và tăng cường hợp tác của người tàn tật, người ta đã phân loại tàn tật làm 7 nhóm như sau: - Người có khó khăn về vận động. - Người có khó khăn về học hành.
  20. NỘI DUNG 3.2. Dịch tễ học tàn tật Nguyên nhân gây tàn tật: - Do bệnh, tuổi cao, tai nạn, tật bẩm sinh. - Bản thân tàn tật tạo ra tàn tật. - Thái độ sai của xã hội đối xử thiếu công bằng gây ra tàn tật hoặc làm cho tàn tật trầm trọng hơn. Xã hội càng ít chú ý tới nhu cầu, khả năng của người tàn tật càng tạo ra nhiều tàn tật hơn. Nền y học phát triển chậm, chăm sóc sức khoẻ ban đầu chưa tốt, nhiều người bệnh mang nhiều di chứng thương tật thứ cấp do điều trị không đầy đủ, không kịp thời.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1