intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị rủi ro: Chương 3 - Nguyễn Thế Hùng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Quản trị rủi ro: Chương 3 - Các phương pháp quản trị rủi ro" trình bày các nội dung chính sau đây: Các nguyên tắc và các yếu tố ảnh hưởng; các phương pháp kiểm soát rủi ro; phân tích rủi ro; tài trợ rủi ro;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị rủi ro: Chương 3 - Nguyễn Thế Hùng

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khoa Quản trị Kinh doanh BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ RỦI RO Risk Management Nguyễn Thế Hùng
  2. Chương 3 CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO
  3. 3.1 Các nguyên tắc và các yếu tố ảnh hưởng  Các nguyên tắc quản trị rủi ro cơ bản - Đừng mạo hiểm hơn mức doanh nghiệp có thể mất đi - Hãy xem xét cẩn thận những sự “bất thường” - Đừng mạo hiểm quá nhiều để nhận được quá ít - “Phòng quan trọng hơn chống”
  4. 3.1 Các nguyên tắc và các yếu tố ảnh hưởng  Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro - Bản chất và mức độ nghiêm trọng của rủi ro - Các đặc điểm quản trị của doanh nghiệp - Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp - Văn hóa quản trị rủi ro và nhận thức, quan điểm của các cấp lãnh đạo doanh nghiệp về rủi ro; Sự nhạy bén và năng lực của các nhà quản trị rủi ro doanh nghiệp
  5. 3.1 Các nguyên tắc và các yếu tố ảnh hưởng  Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro + Người tìm kiểm rủi ro ( Risk seekers) : là người đánh giá cơ hội có được kết quả tích cực (khi rủi ro không xảy ra) cao hơn nhiều so với một kết quả tiêu cực khi xảy ra rủi ro. Người tìm kiếm rủi ro thay việc né tránh rủi ro bằng cách chấp nhận rủi ro và tỏ ra mạo hiểm khi đối đầu với thử thách. Thái độ chấp nhận đương đầu với rủi ro của người tìm kiếm rủi ro tạo nên sự khác biệt trong phong cách quản trị, và thành công cho họ. + Người không chấp nhận ( chống lại) rủi ro: là người sẽ đánh giá khả năng của một kết cục xấu khi rủi ro xảy ra cao hơn nhiều so với một kết quả tích cực nếu rủi ro không xảy ra và trong tình huống như vậy họ sẽ không theo đuổi vì họ không muốn bị tổn thất. Họ thường tìm giải pháp hoặc phương án an toàn hơn khi quyết định phải hành động. Tránh được những thất bại nhưng cũng ít có cơ hội đạt được những lợi ích vượt trội, cũng như sự khác biệt. + Người có thái độ trung lập: là những người đánh giá cả hai kết quả tương đương nhau và không có thái độ rõ ràng theo đuổi hay không theo đuổi những tình huống tiềm ẩn rủi ro đã được nhận dạng.
  6. 3.2 Kiểm soát rủi ro 3.2.1. Khái niệm Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng tổng hợp các chiến lược, các chương trình hành động, các kỹ thuật,… nhằm ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tác động không mong đợi của rủi ro đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  Mục đích Tác động có chủ đích đến rủi ro từ trước, làm giảm đến mức tối thiểu tần suất xảy ra của rủi ro hoặc mức độ nghiêm trọng của nó
  7. 3.2 Kiểm soát rủi ro 3.2.2. Các phương pháp kiểm soát rủi ro ( Risk Control) 1. Né tránh rủi ro 2. Ngăn ngừa tổn thất 3. Giảm thiểu tổn thất 4. Phân tách rủi ro 5. Đa dạng hóa rủi ro 6. Dự trữ 7. Chuyển giao rủi ro
  8. 3.2.2.1. Né tránh rủi ro • Nội dung - Không tiến hành hoặc ngừng những hoạt động có nguy cơ rủi ro có thể dẫn đến những tổn thất, thiệt hại ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. + Chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra + Loại bỏ những nguyên nhân gây rủi ro • Trường hợp áp dụng - Mức độ nghiêm trọng của tổn thất cao - Các rủi ro đã từng xảy ra - Các rủi ro sắp xảy ra
  9. 3.2.2.1. Né tránh rủi ro • Ưu điểm: - Đơn giản, dễ thực hiện, triệt để, chi phí thấp - Chủ động loại bỏ nguyên nhân gây ra rủi ro - Chủ động loại bỏ hoạt động gây ra rủi ro - Gần như tránh được rủi ro phải gánh chịu • Hạn chế - Không thể nào né tránh hết các rủi ro (tránh rủi ro này có thể gặp rủi ro khác) - Không có tác dụng hạn chế tuyết đối tổn thất có thể xảy ra - Né tránh rủi ro cũng có thể mất đi lợi ích - Loại bỏ nguyên nhân tức là loại bỏ hoạt động
  10. 3.2.2.2. Ngăn ngừa tổn thất ( Loss Prevention) • Nội dung: - Các biện pháp nhằm làm giảm tần suất xảy ra một tổn thất hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn. - Ngăn ngừa tổn thất tập trung vào một trong các “mắt xích” trong chuỗi rủi ro: mối nguy hiểm, môi trường, sự tương tác giữa mối nguy hiểm và môi trường + Thay thế hoặc sửa đổi hiểm họa + Thay thế hoặc sửa đổi môi trường + Thay thế hoặc sửa đổi cơ chế tương tác • Trường hợp áp dụng: - Các rủi ro đã từng xảy ra, sắp xảy ra
  11. 3.2.2.2. Ngăn ngừa tổn thất ( Loss Prevention)  Ví dụ: - Hoạt động ngăn ngừa tổn thất tập trung vào mối nguy hiểm + Mối nguy hiểm: (1) Nạn lụt, + Hoạt động ngăn ngừa tổn thất: (1) Xây đập, quản lý nguồn nước, - Hoạt động ngăn ngừa tổn thất tập trung vào môi trường rủi ro + Môi trường: Xa lộ, đường cao tốc + Hoạt động ngăn ngừa tổn thất: Xây dựng rào cản, chiếu sang, bảng hiệu, dấu hiệu giao thông - Hoạt động ngăn ngừa tổn thất tập trung vào sự tương tác giữa mối nguy hiểm và môi trường + Sự tương tác: thùng dự trữ ngầm bị rò rỉ dầu + Hoạt động ngăn ngừa tổn thất: Niêm phong 2 lần
  12. 3.2.2.3. Giảm thiểu tổn thất (Loss reduction) • Nội dung: - Các biện pháp nhằm làm giảm mức độ nghiêm trọng của một tổn thất khi rủi ro xảy ra • Ưu điểm: Làm giảm bớt tổn thất do rủi ro xảy ra • Nhược điểm: Được thực hiện khi rủi ro đã xảy ra
  13. 3.2.2.4. Phân tách rủi ro (Risk Separation) • Nội dung: - Các kỹ thuật chia nhỏ (tách riêng) đối tượng có nguy cơ rủi ro (tài sản …) thành hai hay nhiều đơn vị nhỏ hơn, riêng biệt để giảm tổn thất khi rủi ro xảy ra.
  14. 3.2.2.5. Đa dạng hóa rủi ro ( Diversification) • Nội dung: - Kỹ thuật phân tán rủi ro cho nhiều dự án, sản phẩm, hoặc thị trường … - Thường sử dụng cho các rủi ro kinh doanh • Ưu điểm: - Giảm được tổn thất bằng cách phân chia rủi ro thành nhiều dạng khác nhau • Nhược điểm: - Chỉ có thể làm giảm tốn thất chứ không làm giảm nguy cơ bị tổn thất
  15. 3.2.2.6. Dự trữ ( Duplication) • Nội dung - Các kỹ thuật liên quan đến việc sử dụng các “phiên bản” dự phòng của đối tượng có nguy cơ rủi ro (tài sản, thông tin …) được dự trữ để sử dụng trong trường hợp rủi ro xảy ra
  16. 3.2.2.7. Chuyển giao rủi ro (Contractual transfer for risk control) • Nội dung: - Là kỹ thuật sử dụng hợp đồng để chuyển giao trách nhiệm pháp lý thực hiện một hoạt động nào đó và tất cả các rủi ro tiềm ẩn khi thực hiện hoạt động đó sang cho một bên khác - Chuyển giao rủi ro là công cụ kiểm soát rủi ro, tạo ra nhiều thực thể khác nhau thay vì một thực thể phải gánh chịu rủi ro. Chuyển giao rủi ro có thể được thực hiện bằng nhiều cách: + Chuyển tài sản và hoạt động có rủi ro đến một người hay một nhóm người khác + Chuyển giao bằng hợp đồng giao ước: chỉ chuyển giao rủi ro, không chuyển giao tài sản và hoạt động của nó đến người nhận rủi ro.  Phương tiện chuyển giao là hợp đồng miễn thứ  Người nhận chuyển giao miễn thứ cho người chuyển rủi ro khỏi trách nhiệm
  17. 3.2.2.7. Chuyển giao rủi ro (Contractual transfer for risk control) • Ưu điểm: - Chi phí thấp, loại bỏ rủi ro mà tổ chức phải gánh chịu • Nhược điểm: - Có trường hợp phí chuyển giao rủi ro cao hơn so với việc tổ chức giữ lại rủi ro - Bị hạn chế bởi khả năng chi trả của người nhận rủi ro
  18. Trường hợp sử dụng • Áp dụng cho rủi ro nhóm I; II và III Tính chất chủ động hơn, tích cực hơn, vừa có thể giúp doanh nghiệp quản trị được rủi ro nhưng không bỏ qua các cơ hội kinh doanh
  19. 3.3. Tài trợ rủi ro ( Risk Financing) • 3.3.1. Khái niệm - Tài trợ rủi ro là nhóm những phương pháp nhằm cung cấp những nguồn tài chính để chi trả cho các giải pháp kiểm soát rủi ro và khắc phục tổn thất khi rủi ro xảy ra. • 3.3.2. Các phương pháp tài trợ rủi ro cơ bản - Lưu giữ tổn thất/ chấp nhận rủi ro - Chuyển giao rủi ro phi bảo hiểm - Chuyển giao rủi ro bằng bảo hiểm
  20. 3.3.2.1. Lưu giữ tổn thất/ Chấp nhận rủi ro (Risk retention) • Nội dung: - Là phương pháp mà doanh nghiệp tự giữ lại tổn thất bằng cách huy động các nguồn tài chính của doanh nghiệp để tự thanh toán chi trả cho các tổn thất đó. • Phân loại: - Lưu giữ tổn thất chủ động - Lưu giữ tổn thất bị động • Các trường hợp áp dụng: - Mức độ nghiêm trọng của tổn thất thấp - Không có phương pháp xử lý khác để thay thế - Các rủi ro xảy ra có thể được tiên đoán hay dự báo trước một cách khá chắc chắn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2