intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Quản trị rủi ro: Chương 4 - Nguyễn Thế Hùng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

17
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Quản trị rủi ro: Chương 4 - Một số loại rủi ro phổ biến tại doanh nghiệp" trình bày các nội dung chính sau đây: Rủi ro tài sản; Rủi ro trách nhiệm pháp lý; Rủi ro nhân lực; Rủi ro gián đoạn kinh doanh; Rủi ro tín dụng;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Quản trị rủi ro: Chương 4 - Nguyễn Thế Hùng

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ Khoa Quản trị Kinh doanh BÀI GIẢNG QUẢN TRỊ RỦI RO Risk Management Nguyễn Thế Hùng
  2. Chương 4 MỘT SỐ LOẠI RỦI RO PHỔ BIẾN TẠI DOANH NGHIỆP
  3. 4.1. Rủi ro tài sản 4.1.1. Khái niệm: - Rủi ro tài sản là nguy cơ các loại tài sản của doanh nghiệp bị hư hỏng, bị hủy hoại một phần hay hoàn toàn dẫn đến loại bỏ đi tài sản đó. 4.1.2. Nhận diện và đánh giá rủi ro tài sản • Các đối tượng có nguy cơ rủi ro: - Tài sản hữu hình: là tài sản có hình thái vật chất cụ thể => chia thành 2 nhóm: + Bất động sản: đất đai, và các tài sản gắn liền vĩnh viễn với đất + Động sản: các tài sản còn lại - Tài sản vô hình: là tài sản không có hình thái vật chất cụ thể
  4. 4.1. Rủi ro tài sản 4.1.1. Khái niệm: 4.1.2. Nhận diện và đánh giá rủi ro tài sản • Các đối tượng có nguy cơ rủi ro • Nguyên nhân rủi ro - Từ tác động của môi trường vật chất, ví dụ - Từ môi trường xã hội: do hành vi của con người, ví dụ - Từ môi trường kinh tế, ví dụ
  5. 4.1. Rủi ro tài sản 4.1.1. Khái niệm: 4.1.2. Nhận diện và đánh giá rủi ro tài sản • Các đối tượng có nguy cơ rủi ro • Nguyên nhân rủi ro • Chi phí rủi ro - Chi phí tổn thất ước tính: + Trực tiếp: một kết quả tổn thất trực tiếp xuất hiện khi có một mối nguy hiểm hay những nguyên nhân tác động lên tài sản, tạo nên sự thay đổi giá trị của tài sản đó + Gián tiếp: một kết quả gián tiếp có thể xuất hiện như một hệ quả của kết quả trực tiếp - Chi phí kiểm soát tổn thất (ngăn ngừa, tài trợ)
  6. 4.1. Rủi ro tài sản • Chi phí tổn thất ước tính Các phương pháp thông thường được sử dụng: - Theo giá trị thị trường (thị giá): là giá trị của tài sản đó khi nó được mua bán trên thị trường. - Theo chi phí thay mới: là chi phí mua tài sản mới, nó không giống như tài sản đã bị hư hỏng, nhưng cũng có những tính chất đặc trưng tương tự. - Theo chi phí thay mới trừ đi giá trị khấu hao (hao mòn hữu hình và lỗi thời) - Theo giá trị sử dụng hay giá trị kinh tế
  7. 4.1. Rủi ro tài sản 4.1.3. Kiểm soát rủi ro tài sản - Ban hành các nội quy, quy trình sử dụng tài sản - Ban hành quy định về trách nhiệm của từng cấp quản trị và nhân viên, có hệ thống quản lí, kiểm soát những nhân lực trực tiếp có trách nhiệm với tài sản - Nâng cao nhận thức của cán bộ nhân viên về việc bảo vệ tài sản - Huấn luyện cho nhân viên các kỹ năng cần thiết - Thiết lập và duy trì thường xuyên hệ thống kiểm tra giám sát và hệ thống báo cáo, cập nhật thông tin liên quan đến tài sản - Bảo dưỡng, bảotrì tài sản định kỳ, thường xuyên - Thiết lập hệ thống phòng chống cháy nổ và hệ thống thông tin kịp thời khi có sự cố xảy ra - ….
  8. 4.1. Rủi ro tài sản 4.1.4. Tài trợ rủi ro tài sản - Lưu giữ tổn thất: đối với các động sản có giá trị nhỏ hoặc các rủi ro xảy ra có mức độ thiệt hại thấp - Chuyển giao rủi ro: đối với bất động sản hoặc động sản có giá trị lớn hoặc các rủi ro có mức độ nghiêm trọng cao (kết hợp với các giải pháp kiểm soát tổn thất)
  9. 4.1. Rủi ro tài sản 4.1.4. Tài trợ rủi ro tài sản - Các sản phẩm bảo hiểm phổ biến + Bảo hiểm cháy nổ (Nghị định 23/2018/NĐ-CP) + Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc biệt (bãi công, đình công, động đất, núi lửa phun, bão, lụt, vỡ hay tràn nước từcác thiết bị chứa nước) + Bảohiểm tổn thất vật chất bất ngờ/ bảo hiểm mọi rủi ro tài sản + Bảohiểm xecơgiới: vật chất xe, tai nạn người trên xe, trách nhiệm dân sự chủ xe + Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển (rủi ro sản phẩm) + Bảohiểm tiền gửi
  10. 4.1. Rủi ro tài sản 4.1.4. Tài trợ rủi ro tài sản - Cách tính phí bảo hiểm cháy nổ + Phí bảo hiểm cháy nổ= Số tiền bảo hiểm x Tỷ lệ phí bảo hiểm cháy nổbắt buộc + Số tiền bảo hiểm là số tiền chưa tính thuế GTGT 10% (theo giá trị tối đa hoặc trung bình). + Tỷ lệ phí bảo hiểm là tỷ lệ đã được quy định rõ ràng trong biểu phí bảo hiểm cháy nổ bắt buộc tại Phụ lục 3 của Thông tư 220/2010/TT-BTC. (Ví dụ: Trường ĐH: 0,05%; cửa hàng kd xăng dầu 0,3%; kho vật liệu, hàng hóa dễ cháy 0,2%)
  11. 4.1. Rủi ro tài sản 4.1.4. Tài trợ rủi ro tài sản - Một số loại bảo hiểm tài sản đặc biệt + Bảo hiểm Khủng bố (AIG): được thiết kế đặc biệt để bảo hiểm cho những rủi ro do hành động phá hoại, khủng bố, phiến loạn, khởi nghĩa, đảo chính (không bao gồm chiến tranh và nội chiến) mà các công ty đa quốc gia gặp phải khi hoạt động ở những lãnh thổ nơi mà những rủi ro này thường bị loại trừ trong chương trình bảo hiểm tiêu chuẩn. + Bảo hiểm cây cao su (BIC): bảo hiểm cho các thiệt hại đối với cây cao su do rủi ro từ bão nhiệt đới cấp 8 cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình trồng cây cao su
  12. 4.2. Rủi ro trách nhiệm pháp lý 4.2.1. Khái niệm - Rủi ro trách nhiệm pháp lý là rủi ro liên quan đến trách nhiệm về mặt pháp lý phát sinh do các hành động sai lầm, trái với các văn bản pháp luật ban hành. 4.2.2. Nhận diện và đánh giá rủi ro trách nhiệm pháp lý - Các loại rủi ro + Trách nhiệm với khách hàng + Trách nhiệm với nhà cung cấp + Trách nhiệm đối với cơ quan quản lý nhà nước + Trách nhiệm với cộng đồng + Trách nhiệm với nhân viên, cổ đông
  13. 4.2. Rủi ro trách nhiệm pháp lý  Nguyên nhân & chi phí rủi ro • Nguyên nhân: - Các yếu tố bên trong: do nhận thức, hoặc lỗi của doanh nghiệp (nhân viên, cán bộ quản lý) trong quá trình hoạt động … • Chi phí tổn thất: - Thường khó xác định chính xác và đầy đủ do thời gian kéo dài
  14. 4.2. Rủi ro trách nhiệm pháp lý 4.2.3. Kiểm soát rủi ro trách nhiệm pháp lý - Nắm vững Luật Doanh nghiệp, các luật và các quy định khác trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp - Tuân thủ pháp luật trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh - Không thực hiện những việc không phù hợp (với quy định pháp luật, thỏa thuận trong hợp đồng) - Gửi văn bản đề nghị cơ quan quản lý nhà nước hướng dẫn thực hiện - Thuê luật sư tư vấn trước khi ký hợp đồng hoặc sau khi có tranh chấp - Đàm phán, thương thảo khi rủi ro xảy ra - Hòa giải: thông qua các tổ chức trung gian
  15. 4.2. Rủi ro trách nhiệm pháp lý 4.2.4. Chuyển giao rủi ro • Các doanh nghiệp lớn thường thuê doanh nghiệp cung cấp dịch vụ pháp lý bên ngoài. • Chuyển giao bằng cách mua bảo hiểm: - Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm - Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp - Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý ô nhiễm môi trường - Bảo hiểm trách nhiệm người sử dụng lao động - Bảo hiểm trách nhiệm công cộng
  16. 4.2. Rủi ro trách nhiệm pháp lý  Chuyển giao bằng bảo hiểm • Bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm: trường hợp hàng hóa, sản phẩm mà doanh nghiệp bán, cung cấp, sửa chữa, thay thế, xử lý hay phục vụ gây ra thiệt hại cho người tiêu dùng hàng hóa/sản phẩm, doanh nghiệp sẽ được bảo hiểm chi trả • Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp: cung cấp sự đảm bảo tài chính nhằm đáp ứng các chi phí kiện tụng và các thiệt hại phải trả cho bên thứ ba do sai sót trong quá trình thực hiện công việc chuyên môn của doanh nghiệp hoặc nhân viên của doanh nghiệp đó
  17. 4.2. Rủi ro trách nhiệm pháp lý  Chuyển giao bằng bảo hiểm (tt) • Bảo hiểm trách nhiệm pháp lý ô nhiễm môi trường: bảo hiểm cho những tổn thất phát sinh do tình trạng ô nhiễm từ những địa điểm mà doanh nghiệp được bảo hiểm sở hữu hay hoạt động sản xuất kinh doanh • Bảo hiểm trách nhiệm người sử dụng lao động: Bảo hiểm trách nhiệm của doanh nghiệp bồi thường cho người lao động đối với những tổn thương thân thể (thương tật, tử vong, tai nạn) phát sinh trong quá trình làm việc có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  18. 4.2. Rủi ro trách nhiệm pháp lý  Chuyển giao bằng bảo hiểm (tt) • Bảo hiểm trách nhiệm công cộng/ trách nhiệm đối với bên thứ ba Bảo hiểm trách nhiệm đối với thiệt hại về tài sản và tính mạng, sức khỏe của bên thứ ba khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trên địa phận và từ hoạt động được bảo hiểm của người được bảo hiểm.
  19. 4.3. Rủi ro nhân lực 4.3.1. Khái niệm: - Là rủi ro liên quan đến khả năng xảy ra tổn thất, thiệt hại cho doanh nghiệp khi một hoặc nhiều người lao động tử vong, bị thương tật, về hưu hoặc thôi việc, gây khó khăn đến việc doanh nghiệp sử dụng các kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức của họ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà doanh nghiệp không thể dễ dàng thay thế.
  20. 4.3. Rủi ro nhân lực 4.3.2. Nhận diện và đánh giá rủi ro nhân lực: • Các loại rủi ro - Liên quan đến một cá nhân người lao động chủ chốt (key person): “là những người mà kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức hoặc các mối quan hệ kinh doanh của họ là nguồn lực quan trọng của doanh nghiệp hoặc tổ chức” - Liên quan đến một nhóm làm việc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2