Bài giảng quyền lực và sự ảnh hưởng
lượt xem 124
download
Sự ảnh hưởng: Là sự tác động của một bên lên phía bên kia, sự tác động của con người (chủ thể - người lãnh đạo) vào con người (đối tượng - nhân viên). Khi một nỗ lực ảnh hưởng được thực hiện có thể tạo ra các kết cục sau: Sự tích cực nhiệt tình tham gia. Sự tuân thủ, phục tùng. Sự kháng cự, chống lại.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng quyền lực và sự ảnh hưởng
- 0 Chương 2 Quyền lực và sự ảnh hưởng 12-1
- Sự ảnh hưởng Là sự tác động của một bên lên phía bên kia, sự tác động của con người (chủ thể - người lãnh đạo) vào con người (đối tượng - nhân viên). Khi một nỗ lực ảnh hưởng được thực hiện có thể tạo ra các kết cục sau: Sự tích cực nhiệt tình tham gia Sự tuân thủ, phục tùng Sự kháng cự, chống lại © 2006 by South-Western, a division of Thomson Learning. All rights reserved. 12-2
- Sự tích cực, nhiệt tình tham gia Đối tượng đồng ý tham gia tích cực với các đòi hỏi của chủ thể Đối tượng tin rằng những điều họ đang làm là những điều đúng, sẵn sàng làm việc, hy sinh để đạt đến mục tiêu Chủ thể tác động đến thái độ hành vi của đối tượng © 2006 by South-Western, a division of Thomson Learning. All rights reserved. 12-3
- Sự tuân thủ phục tùng Đối tượng thực hiện những yêu cầu của chủ thể song không nhất trí với chủ thể về điều phải làm. Thực hiện nhiệm vụ với sự lãnh đạm, thờ ơ hơn là sự tích cực nhiệt tình. Chủ thể chỉ tác động đến hành vi của đối tượng, không tác động đến thái độ. Đối với nhiệm vụ đơn giản thì kết cục này cho phép hoàn thành công việc, nhưng với nhiệm vụ phưc tạp thì kết cục này khó có thể dẫn tới việc hoàn thành nhiệm vụ. © 2006 by South-Western, a division of Thomson Learning. All rights reserved. 12-4
- Sự kháng cự, sự chống lại Đối tượng không thực hiện mà chống lại các yêu cầu của chủ thể. Đối tượng chủ động không thực hiện các đòi hỏi của chủ thể © 2006 by South-Western, a division of Thomson Learning. All rights reserved. 12-5
- Quyền lực Quyền lực là năng lực của chủ thể trong việc ảnh hưởng tới đối tượng. Quyền lực là sự ảnh hưởng tiềm năng của chủ thể lên thái độ, hành vi của đối tượng. © 2006 by South-Western, a division of Thomson Learning. All rights reserved. 12-6
- 3 đặc tính của quyền lực Quyền lực là khả năng ảnh hưởng đến người khác Quyền lực là trong nhận thức của đối tượng Quyền lực trong tổ chức đã đạt được và con người có khả năng làm tăng hay giảm quyền lực © 2006 by South-Western, a division of Thomson Learning. All rights reserved. 12-7
- Cơ sở của quyền lực Quyền lực vị trí Quyền lực cá nhân Quyền lực chính trị © 2006 by South-Western, a division of Thomson Learning. All rights reserved. 12-8
- Quyền lực vị trí Quyền hạn chính thức Sự kiểm soát đối với các nguồn lực và phần thưởng Sự kiểm soát đối với sự trừng phạt Sự kiểm soát đối với thông tin Sự kiểm soát môi trường © 2006 by South-Western, a division of Thomson Learning. All rights reserved. 12-9
- Quyền hạn chính thức Quyền lực gắn liền với vị trí chính thức trong tổ chức (quyền hợp pháp). Dựa trên nhận thức về quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm được gắn liền với những vị trí cụ thể trong tổ chức hoặc xã hội (nguồn lực, thiết bị, nguyên vật liệu...). © 2006 by South-Western, a division of Thomson Learning. All rights reserved. 12-10
- Điều kiện tiên quyết cho việc chấp nhận quyền lực của một người là sự nhận thức của người khác về tính hợp pháp của người đó trong vị trí lãnh đạo tổ chức. Phạm vi quyền lực phụ thuộc vào sự ảnh hưởng cần thiết để thực hiện đòi hỏi vai trò và các mục tiêu của tổ chức. Quyền hạn là một khái niệm mơ hồ và không rõ ràng vì một số công việc mà đôi khi người dưới quyền phải thực hiện mặc dù những công việc đó không được ghi cụ thể trong quy chế của tổ chức. © 2006 by South-Western, a division of Thomson Learning. All rights reserved. 12-11
- Sự kiểm soát đối với các nguồn lực và phần thưởng Đây là một cơ sở khác nữa của quyền lực trong tổ chức. Sự kiểm soát này gắn liền với quyền hạn chính thức của người lãnh đạo. Sự kiểm soát nguồn lực còn gọi là quyền thưởng. Quyền thưởng bao gồm: chế độ trả công, đãi ngộ và tiến bộ nghề nghiệp, thăng chức, công việc tốt hơn, ngân sách hoạt động lớn hơn.... Quyền thưởng có thể ảnh hưởng đến các thành viên trong tổ chức, góp phần vào việc hoàn thành các nhiệm vụ của tổ chức © 2006 by South-Western, a division of Thomson Learning. All rights reserved. 12-12
- Sự kiểm soát đối với sự trừng phạt Sự kiểm soát đối với sự trừng phạt hoặc năng lực trong việc ngăn cản một người nào đó đạt tới phần thưởng nào đó gọi là quyền phạt. Quyền phạt là khác nhau giữa những người lãnh đạo trong các tổ chức khác nhau. Quyền phạt chỉ có hiệu quả khi nó được sử dụng với một nhóm nhỏ. Khi người lãnh đạo sử dụng quyền phạt trong phạm vi rộng sẽ có thể gây ra sự thù địch. © 2006 by South-Western, a division of Thomson Learning. All rights reserved. 12-13
- Sự kiểm soát đối với thông tin Sự kiểm soát này bao gồm khả năng tiếp cận những thông tin quan trọng và sự kiểm soát đối với Người lãnh đạo luôn ở những vị trí thuận lợi hơn những người dưới quyền về thông tin quan trọng, điều này có nghĩa họ có cơ hội diễn đạt thông tin cho cấp dưới và ảnh hưởng đến thái độ, nhận thức của cấp dưới. © 2006 by South-Western, a division of Thomson Learning. All rights reserved. 12-14
- Quyền tự do của người lãnh đạo trong việc cung cấp thông tin cho người dưới quyền tạo ra quyền lực cho họ. Việc kiểm soát thông tin tăng khả năng chuyên môn cho người lãnh đạo nó cũng có thể tạo ra quyền lực của người dưới quyền đối với người lãnh đạo hoặc quyền lực theo chiều ngang trong tổ chức. © 2006 by South-Western, a division of Thomson Learning. All rights reserved. 12-15
- Sự kiểm soát môi trường Quyền lực có thể tạo ra từ bởi sự kiểm soát đối với môi trường làm việc của người khác. Người lãnh đạo có thể ảnh hưởng đến hành vi của người dưới quyền thông qua việc kiểm soát, chi phối môi trường vật chất, điều kiện làm việc, công nghệ hoặc cấu trúc công việc. © 2006 by South-Western, a division of Thomson Learning. All rights reserved. 12-16
- Dạng phổ biến trong việc sử dụng quyền lực này là việc thiết kế công việc, làm đa dạng hóa công việc và làm thú vị công việc, nâng mức độ động viên, mức độ thỏa mãn với công việc đối với nhân viên cao hơn. Đối với nhà quản trị cao cấp, việc thiết kế cấu trúc tổ chức có ảnh hưởng mạnh mẽ đến những người dưới quyền. Cấu trúc này tạo ra các vị trí quyền lực của thành viên cấp dưới qua việc phân quyền. Mức độ tích cực, chủ động trong công việc tăng lên khi mức độ phân quyền tăng lên. © 2006 by South-Western, a division of Thomson Learning. All rights reserved. 12-17
- Quyền lực cá nhân Tài năng chuyên môn Sự thân thiện, sự trung thành Sự thu hút hấp dẫn © 2006 by South-Western, a division of Thomson Learning. All rights reserved. 12-18
- Tài năng chuyên môn Dạng này của quyền lực còn gọi là quyền chuyên môn Tài năng chuyên môn chỉ tạo ra quyền lực cho cá nhân khi các cá nhân khác phụ thuộc vào cá nhân đó về những chỉ dẫn, giúp đỡ và các cá nhân khác phải nhận thức được đó là nguồn có thể dựa vào và tin cậy được. © 2006 by South-Western, a division of Thomson Learning. All rights reserved. 12-19
- Uy tín chuyên môn phụ thuộc vào tài năng chuyên môn (bằng cấp, học hàm, học vị, bằng phát minh sáng chế, công trình khoa học...). Tuy nhiên, sự thuyết phục nhất của tài năng chuyên môn là thông qua việc giải quyết vấn đề, đưa ra các quyết định và lời khuyên đúng đắn. Những kiến thức chuyên môn cụ thể cũng tạo ra quyền lực. Chính vì vậy trong thực tế nhiều người cố gắng giữ bí mật và bảo vệ quyền chuyên môn của mình làm cho công việc phức tạp, rắc rối. © 2006 by South-Western, a division of Thomson Learning. All rights reserved. 12-20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng: Chức năng tổ chức trong quản trị
44 p | 1803 | 454
-
Bài giảng Kỹ năng lãnh đạo và quản lý: Thiết lập và sử dụng quyền lực - PGS. TS. Trần Văn Bình
41 p | 318 | 112
-
Bài giảng môn nghệ thuật lãnh đạo (PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn) - Chương 2 và chương 3
14 p | 258 | 84
-
Bài giảng Nghệ thuật lãnh đạo: Chương 2 - Nguyễn Quốc Ninh
22 p | 390 | 81
-
Bài giảng Kỹ năng lãnh đạo và quản lý - PGS. TS. Trần Văn Bình
9 p | 258 | 67
-
Bài giảng Phát triển năng lực lãnh đạo - TS. Đỗ Tiến Long
53 p | 297 | 65
-
Bài giảng Nghệ thuật lãnh đạo: Chương 3 - Nguyễn Quốc Ninh
19 p | 222 | 57
-
Bài giảng Chuyên đề: Leadership, lãnh đạo - PGS.TS. Ngô Kim Thanh
58 p | 380 | 45
-
Bài giảng Chương 1: Quyền lực và sự ảnh hưởng
22 p | 266 | 45
-
Bài giảng Hành vi của nhà lãnh đạo - Đỗ Tiến Long
58 p | 153 | 42
-
Bài giảng Hành vi tổ chức - Chương 9: Quyền lực và mâu thuẫn trong nhóm
32 p | 408 | 41
-
Bài giảng Lãnh đạo và quyền lực - TS. Phạm Thị Bích Ngọc
24 p | 185 | 36
-
Bài giảng Phát triển năng lực lãnh đạo - TS. Huỳnh Minh Triết
52 p | 110 | 25
-
Bài giảng Hành vi tổ chức (TS Phạm Thị Kim Ngọc) - Bài 7 Lãnh đạo và quyền lực
17 p | 140 | 21
-
Bài giảng Lãnh đạo và tạo động lực - TS.Nguyễn Hữu Xuyên
17 p | 210 | 20
-
Bài giảng về Hợp đồng lao động
33 p | 208 | 20
-
Bài giảng Kỹ năng quản trị - Bài 4: Kỹ năng trao quyền và ủy quyền
30 p | 109 | 15
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn