Tâm thần phân liệt là một bệnh loạn thần nặng, hay gặp; bệnh thường xuất hiện ở người trẻ tuổi nên ảnh hưởng đến học tập, công việc của bệnh nhân; bệnh có khuynh hướng tiến triển mạn tính. Và để hiểu rõ hơn về loại bệnh này mời các bạn tham khảo bài giảng Tâm thần phân liệt (Schizophrenia) sau đây.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Bài giảng Tâm thần phân liệt (Schizophrenia) - BS. Võ Hoàng Long
- TÂM THẦN PHÂN LIỆT
Schizophrenia
• Bs VÕ HOÀNG LONG
- ĐẠI CƯƠNG
Là một bệnh loạn thần nặng, hay gặp
Chiếm khoảng 1% dân số
Thường bắt đầu từ 15-45 tuổi, hiếm gặp trước 10 tuổi
và sau 50 tuổi
Thường xuất hiện sớm ở phái nam so với nữ
Nữ tiên lượng tốt hơn nam
Bệnh thường xuất hiện ở người trẻ tuổi nên ảnh
hưởng đến học tập, công việc của BN
Bệnh có khuynh hướng tiến triển mạn tính
Bệnh thường có RL hành vi => ảnh hưởng trật tự, an
toàn XH
- Bleuler đã đưa ra 4 triệu chứng cơ bản
của TTPL
Rối loạn liên tưởng (Association
disturbances)
Rối loạn cảm xúc (Affective disturbances)
Tự kỷ (Autism)
Hai chiều (Ambivalence)
- Lâm sàng
Đặc điểm chung: Các rối loạn về tư duy và
tri giác, cảm xúc cùn mòn không phù hợp
Người bệnh cho rằng các ý nghĩ cảm xúc và
hành vi sâu kín nhất của họ bị người khác
biết hoặc chia sẻ và có những sức mạnh
siêu nhiên hoặc tự nhiên chi phối các ý nghĩ
và hành vi của họ theo những phương thức
kì quái
- • Người bệnh cảm thấy mình là trung tâm của
tất mọi việc đang xảy ra
• Các ảo giác đặc biệt là ảo thanh rất thường
gặp
• Khởi bệnh có thể cấp tính với rối loạn nặng
nề về hành vi hoặc âm ỉ với sự phát triển từ
từ các ý nghĩ và hành vi kì dị
- Một số biểu hiện thường gặp
1. Tính thiếu hòa hợp và tự kỷ
2. Giảm sút thế năng tâm thần
3. Các rối loạn tư duy
4. Các rối loạn tri giác
5. Các rối loạn cảm xúc
6. Các rối loạn hành vi
- 1. Thiếu hòa hợp và tự kỉ
Thiếu hòa hợp: Thiếu hòa hợp giữa các
hoạt động tâm thần của người bệnh và
giữa người bệnh với môi trường xung
quanh
Tự kỉ: Người bệnh ngày càng tách mình
ra khỏi thực tại, thu mình vào thế giới nội
tâm
- 2. Giảm sút thế năng tâm thần
Người bệnh không có các rối loạn nặng về
trí nhớ, trí năng, mà chủ yếu là sự giảm sút
hoạt động trong các lĩnh vực như trong học
tập và công tác, trong quan hệ xã hội và
chăm sóc cho bản thân
- 3. Các rối loạn tư duy
Rối loạn hình thức tư duy: Tư duy nghèo
nàn, ngắt quãng, không liên quan, trả lời bên
cạnh, sáng tạo ngôn ngữ, nói hổ lốn, nói một
mình hoặc không nói
Rối loạn nội dung tư duy: Các hoang tưởng,
hay gặp là hoang tưởng bị hại, bị theo dõi, tự
cao, phát minh…Có thể có tư duy vang thành
tiếng, tư duy phát thanh, tư duy bị đánh cắp
hay các hoang tưởng với nội dung kì quái
- 4. Các rối loạn tri giác
Có thể gặp mọi loại ảo giác hay gặp nhất
là ảo thanh
Nội dung: chửi bới, đe dọa, ra lệnh, bàn
tán về BN, phê bình hành vi và ý nghĩ
của họ
Ảo thanh mệnh lệnh nó thể gây nguy
hiểm cho bản thân BN hay những người
chung quanh
- 5. Các rối loạn cảm xúc
Cảm xúc cùn mòn, bàng quan, vô cảm
Cảm xúc trái ngược, cảm xúc hai chiều hay
cảm xúc thiếu hòa hợp cũng hay gặp
- 6. Các rối loạn hành vi
Trì trệ, chậm chạp, thờ ơ với mọi việc, ăn
mặc lôi thôi, hành vi kỳ dị, căng trương
lực, đập phá, tấn công người xung quanh,
tự gây thương tích cho bản thân hay tự
sát
- Hiện nay các triệu chứng của bệnh TTPL
được chia thành hai nhóm triệu chứng
Triệu chứng dương tính
Triệu chứng âm tính
- Triệu chứng dương tính: Hoang tưởng,
ảo giác, kích động, căng trương lực, tư
duy không liên quan,...
Triệu chứng âm tính: Cảm xúc cùn mòn,
thờ ơ, vô cảm, mất ý chí, tư duy nghèo
nàn,…
- Các thể lâm sàng
1. Thể hoang tưởng
2. Thể thanh xuân
3. Thể căng trương lực
4. Thể không xác định
5. Trầm cảm sau phân liệt
6. Thể di chứng
7. Thể đơn thuần
- 1. Thể hoang tưởng( F20-0)
Thường gặp nhất, triệu chứng nổi bật là
các hoang tưởng và ảo giác
Phát bệnh trễ sau 30 tuổi và tiên lượng
tốt
- 2. Thể thanh xuân (F20-1)
Là thể có các biến đổi cảm xúc nổi bật,
các hoang tưởng ảo giác thoáng qua và
rời rạc, các hành vi vô trách nhiệm, các
điệu bộ kì dị, cười một mình, thái độ tự
mãn, kiêu căng
Khởi đầu sớm: 15-25 tuổi, tiên lượng
xấu nhất
- 3. Thể căng trương lực (F20-2)
Chủ yếu và nổi bật là các rối loạn tâm
thần vận động
Các cơn kích động dữ dội
Trong sững sờ hay kích động căng
trương lực BN có thể gây thương tích cho
bản thân hay người chung quanh nên cần
theo dõi và phòng ngừa
- 3. Thể căng trương lực (F20-2)
Để chẩn đoán xác định thể này cần 1 hay nhiều
hành vi sau:
♠ Sững sờ hay không nói
♠ Kích động
♠ Tư thế khác thường
♠ Phủ định
♠ Cứng nhắc
♠ Uốn sáp tạo hình, nhại lời và nhại động tác
- 4. Thể không xác định (F20-3)
Đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán chung của
TTPL nhưng không phù hợp với thể nào
Thể này chỉ nên dùng cho các trạng thái
loạn thần, nghĩa là cần loại trừ TTPL di
chứng và trầm cảm sau phân liệt