intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thị trường chứng khoán: Chương 5 - ThS. Lê Trung Hiếu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Thị trường chứng khoán: Chương 5 Phân tích chứng khoán, cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Tổng quan về phân tích chứng khoán: cơ bản và kỹ thuật; Phân tích môi trường kinh tế; Phân tích ngành; Phân tích tài chính công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thị trường chứng khoán: Chương 5 - ThS. Lê Trung Hiếu

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN ISO 9001:2008 Chương 5 PHÂN TÍCH CHỨNG KHOÁN letrunghieutvu@gmail.com letrunghieutvu.yolasite.com Ths Lê Trung Hiếu 0939.999.983
  2. Mục tiêu của chương Học xong Chương này học viên có thể trình bày: • Tổng quan về phân tích chứng khoán: cơ bản và kỹ thuật • Phân tích môi trường kinh tế • Phân tích ngành • Phân tích tài chính công ty
  3. Nội dung 1. Tổng quan về phân tích chứng khoán: cơ bản và kỹ thuật 2. Phân tích môi trường kinh tế 3. Phân tích ngành 4. Phân tích tài chính công ty
  4. Tổng quan về phân tích chứng khoán Phân tích cơ bản (Fundamental Analysis): Phân tích cơ bản là phân tích các yếu tố xác định giá trị công ty như triển vọng thu nhập và cổ tức. Là phương pháp phân tích cổ phiếu dựa vào các nhân tố mang tính chất nền tảng có tác động hoặc dẫn tới sự thay đổi giá cả của cổ phiếu nhằm chỉ ra giá trị nội tại (intrinsic value) của cổ phiếu trên thị trường.
  5. Phân tích cơ bản giúp đo lường giá trị thực của một công ty thông qua các chỉ tiêu tài chính như: tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận; những rủi ro mà công ty có thể gặp phải; dòng tiền… Sự chênh lệch của giá trị trường so với giá trị thực của một công ty chính là cơ hội đề đầu tư hoặc dấu hiệu cho việc bán chốt lời cổ phiếu.
  6. Phân tích cơ bản dựa vào những giả định sau:  Mối quan hệ giữa giá trị và các yếu tố tài chính là có thể đo lường được.  Mối quan hệ này ổn định trong một khoảng thời gian đủ dài.  Các sai lệch của mối quan hệ sẽ được điều chỉnh lại vào thời điểm thích hợp.
  7. Các nhân tố cơ bản cần phân tích phân tích thông tin cơ bản về công ty; phân tích báo cáo tài chính của công ty; phân tích hoạt động kinh doanh của công ty; phân tích ngành mà công ty đang hoạt động; phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô
  8. Các nhân tố cần chú trọng trong phân tích cơ bản Hoạt động kinh doanh của công ty, Mục tiêu và nhiệm vụ của công ty, Khả năng lợi nhuận (hiện tại và dự đoán) Nhu cầu đối với sản phẩm và dịch vụ của công ty, Sức ép cạnh tranh và chính sách giá cả, Kết quả sản xuất kinh doanh theo thời gian, Kết quả SXKD so sánh với công ty tương tự và với thị trường Vị thế trong ngành, Chất lượng quản lý
  9. Phương pháp top-down Phương pháp top-down gồm 5 cấp độ như sau: 1. Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô 2. Phân tích thị trường tài chính – chứng khoán 3. Phân tích ngành 4. Phân tích công ty 5. Phân tích cổ phiếu
  10. Phương pháp SWOT Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses) Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats)
  11. Phương pháp định giá cổ phiếu Phương pháp định giá theo mô hình tăng trưởng cổ tức Phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền Phương pháp định giá dựa trên hệ số P/E Phương pháp dựa trên các hệ số tài chính Phương pháp định giá dựa trên tài sản ròng.
  12. Phân tích kỹ thuật (Technical Analysis) Là phương pháp dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch của cổ phiếu nhằm phân tích các biến động cung cầu đối với cổ phiếu để ra quyết định đầu tư (mua vào, bán ra hay nắm giữ cổ phiếu)
  13. Giá cả biến động luôn phản ánh đầy đủ thông tin, và giá của các cổ phiếu sẽ biến động theo xu thế chung của thị trường. Giá cả và khối lượng giao dịch là 2 biến số chính của phân tích kĩ thuật và qua nghiên cứu những diễn biến trong lịch sử mà nhà phân tích kĩ thuật sẽ đưa ra những dự báo cho tương lai.
  14. Để thực hiện phân tích kỹ thuật, nhà đầu tư phải dựa vào hình ảnh các đồ thị, trong đó trục tung biểu thị giá cổ phiếu và trục hoành biểu thị đường thời gian, với nhiều dạng như đồ thị đường thẳng (line chart), đồ thị dạng vạch (bar chart), hoặc đồ thị hình nến (candlestick chart).
  15. Thông qua đó, nhà phân tích kỹ thuật sử dụng các chỉ báo phân tích kỹ thuật thông dụng như đường xu thế, kênh xu thế, mức hỗ trợ, mức kháng cự… Các phương pháp và công cụ phân tích kỹ thuật được phát triển và trở nên thịnh hành chỉ từ đầu thế kỷ trước với sự nổi bật của lý thuyết Dow (của ông Charles Dow)
  16. Phân tích kinh tế vĩ mô Môi trường chính sách và pháp luật Hệ thống chính sách có tác động rất lớn đến bản thân TTCK và hoạt động của các doanh nghiệp. Các yếu tố kinh tế vĩ mô chủ yếu:  GDP: là giá trị thị trường của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một giai đoạn.  Việc làm, tỷ lệ thất nghiệp: là tỷ lệ của số người được xếp loại là thất nghiệp trên tổng lực lượng lao động.  Tỷ giá hối đoái: là tỷ giá chuyển đổi từ nội tệ ra ngoại tệ.  Lạm phát: là tỷ lệ gia tăng của mức giá chung.  Lãi suất
  17. Phân tích ngành Một ngành khó mà hoạt động tốt khi nền kinh tế vĩ mô đang ốm yếu; tương tự như vậy, doanh nghiệp trong một ngành đang gặp rắc rối thì thường cũng không hoạt động tốt được. Những vấn đề trong phân tích ngành: Độ nhạy với chu kỳ kinh tế: Không phải mọi ngành đều nhạy cảm như nhau trước chu kỳ kinh tế. Xoay vòng theo ngành là chiến lược đầu tư dẫn đến sự chuyển đổi thành phần danh mục vào những nhóm ngành dự kiến có kết quả tốt hơn các ngành khác dựa trên dự báo kinh tế vĩ mô.
  18. Vòng đời của ngành Cơ cấu ngành, chiến lược cạnh tranh và lợi nhuận.
  19. Phân tích tài chính công ty Phân tích tài chính công ty là việc phân tích các dữ liệu có trong các báo cáo tài chính (chủ yếu là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ).
  20. Phân tích tài chính công ty nhằm đánh giá 1. Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 2. Cơ cấu vốn 3. Bảo chứng 4. Hiệu quả hoạt động kinh doanh 5. Tỷ suất sinh lời 6. Triển vọng phát triển
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2