Bài giảng Thống kê tài sản cố định bưu chính - viễn thông
lượt xem 11
download
Bài giảng Thống kê tài sản cố định bưu chính - viễn thông nêu nhiệm vụ thống kê tài sản cố định Bưu chính-Viễn thông, thống kê số lượng và giá trị tài sản cố định, các chỉ đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định. Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn và được sử dụng lâu dài trong quá trình sản xuất kinh doanh, giá trị của nó được chuyển dần vào giá thành sản phẩm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thống kê tài sản cố định bưu chính - viễn thông
- Chương 4: THỐNG KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH BƯU CHÍNH - VIỄN THÔNG. I. Nhiệm vụ thống kê tài sản cố định Bưu chính-Viễn thông. II. Thống kê số lượng và giá trị tài sản cố định. III. Các chỉ đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ
- I. Nhiệm vụ thống kê tài sản cố định Bưu chính-Viễn thông. Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn và được sử dụng lâu dài trong quá trình sản xuất kinh doanh, giá trị của nó được chuyển dần vào giá thành sản phẩm, Nhiệm vụ thống kê tài sản cố định: - Nghiên cứu số lượng, thành phần tài sản cố định trong sản xuất, kinh doanh. - Nghiên cứu tình hình biến động tài sản cố định trong sản xuất, kinh doanh. - Theo dõi quá trình sử dụng và hoàn thiện các biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
- II. Thống kê số lượng và giá trị tài sản cố định. 2.1. Thống kê số lượng TSCĐ. Số lượng TSCĐ được xác định dưới hình thái hiện vật. Dưới hình thái hiện vật TSCĐ trong Bưu chính-Viễn thông rất đa dạng, chúng khác nhau bởi nhiệm vụ, thời hạn phục vụ, và quy trình công nghệ, đơn vị đo lường... ─Thống kê số lượng TSCĐ cho phép chúng ta hình dung bức tranh tổng thể về tỷ trọng số TSCĐ tham gia tích cực vào quá trình sản xuất và tỷ trọng những TSCĐ tham gia thụ động vào quá trình sản xuất. ─Nhưng không thể tổng hợp được toàn bộ khối lượng TSCĐ của doanh nghiệp bưu chính viễn thông.
- II. Thống kê số lượng và giá trị tài sản cố định. 2.1. Thống kê số lượng TSCĐ. + Theo nhiệm vụ sản xuất: - Nhà cửa, vật kiến trúc dùng để bố trí các phương tiện thông tin ( đài, trạm viễn thông, giao dịch). - Công trình và thiết bị truyền dẫn ( công trình cáp, hệ thống ăng ten, cáp các loại, hộp cáp, tủ cáp...). - Máy móc, thiết bị tham gia trực tiếp vào quá trình truyền đưa tin tức ( tổng đài, viba, máy thu phát, máy tính, dụng cụ cơ giới hoá và tự động hoá). - Thiết bị nguồn ( máy phát điện, máy biến thế, máy nổ, bình điện). - Phương tiện vận tải ( ô tô, xe máy, xe đạp,...). - Thiết bị, dụng cụ quản lý.
- II. Thống kê số lượng và giá trị tài sản cố định. 2.1. Thống kê số lượng TSCĐ. + Theo tiêu thức nghiệp vụ thành hai loại: - TSCĐ dùng trong bưu chính, phát hành báo chí. - TSCĐ dùng trong viễn thông.
- II. Thống kê số lượng và giá trị tài sản cố định. 2.2. Thống kê giá trị TSCĐ. Thống kê giá trị TSCĐ là nghiên cứu TSCĐ dưới hình thái giá trị (tiền), và là một chỉ tiêu phản ánh tổng hợp toàn bộ khối lượng của từng doanh nghiệp, của toàn ngành BCVT. Thống kê TSCĐ dưới hình thức giá trị cho phép nghiên cứu kết cấu, tình hình sử dụng và sự biến động của TSCĐ. Giá trị TSCĐ phụ thuộc vào thời điểm đánh giá và trạng thái vật lý của chúng. Kết quả của việc thay đổi năng suất lao động xã hội đã làm cho giá trị của cùng một đơn vị TSCĐ ở các thời kỳ khác nhau sẽ khác nhau: nguyên giá , giá trị khôi phục, giá trị còn lại, giá so sánh ( còn gọi là giá cố định).
- II. Thống kê số lượng và giá trị tài sản cố định. 2.2. Thống kê giá trị TSCĐ. a. Nguyên giá ( Gng ) Nguyên giá TSCĐ là giá trị mới đưa vào sử dụng do mua sắm hoặc xây dựng mới, bao gồm: Giá mua thực tế, chi phí vận chuyển, chi phí lắp đặt và chạy thử (nếu có), thuế, lệ phí. Đánh giá TSCĐ theo nguyên giá phản ánh đúng thực tế số vốn đã bỏ ra để xây dựng, mua sắm TSCĐ, là cơ sở để tính khấu hao TSCĐ và lập bảng cân đối TSCĐ. Tuy nhiên đánh giá TSCĐ theo nguyên giá không xác định được trạng thái và giá trị còn lại của TSCĐ, và không nghiên cứu được sự biến động thuần tuý về mặt khối lượng của TSCĐ.
- II. Thống kê số lượng và giá trị tài sản cố định. 2.2. Thống kê giá trị TSCĐ. b. Giá trị khôi phục ( Gkp ) Giá trị khôi phục là giá trị của TSCĐ cùng loại được tái sản xuất trong điều kiện hiện tại của nền sản xuất xã hội. Đó là tổng số tiền cần thiết phải chi ra để mua sắm, xây dựng TSCĐ cùng loại theo giá cả tại thời điểm đánh giá cùng loại. Đánh giá TSCĐ theo giá trị khôi phục, thực chất là đánh giá lại giá trị của những TSCĐ cùng loại đã được sản xuất ở các thời kỳ khác nhau theo một giá thống nhất trong điều kiện hiện tại. Tuy nhiên dùng giá này cũng không xác định được trạng thái và giá trị còn lại của TSCĐ, và phải tổ chức tổng kiểm kê TSCĐ, một công việc phức tạp, tốn nhiều công sức.
- II. Thống kê số lượng và giá trị tài sản cố định. 2.2. Thống kê giá trị TSCĐ. c. Giá trị còn lại (Gcl ). Giá trị còn lại của TSCĐ là giá trị của TSCĐ còn lại tại thời điểm nghiên cứu, nó có thể được xác định theo công thức: Gcl = Nguyên giá( giá trị khôi phục) - Tổng số hao mòn của TSCĐ Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại phản ánh tương đối chính xác trạng thái của TSCĐ, phản ánh số tiền còn lại cần phải tiếp tục thu hồi dưới hình thức khấu hao.
- II. Thống kê số lượng và giá trị tài sản cố định. 2.3. Thống kê khấu hao tài sải cố định. Chỉ tiêu giá trị TSCĐ là một chỉ tiêu mang tính chất thời điểm, thường được xác định vào một ngày nào đó của năm báo cáo Gtb = (G1/ 2 + G2 + ....+Gn-1 + Gn / 2) / n-1 Trong đó : Gi - Giá trị của TSCĐ tại thời điểm đánh giá. n - Số thời điểm đánh giá. Quỹ khấu hao - Quỹ khấu hao là tổng số tiền trích khấu hao đã được tích luỹ đến thời điểm nghiên cứu nào đó. - Việc thống kê quỹ khấu hao nhằm kiểm tra tình hình trích khấu hao và theo dõi việc sử dụng quỹ khấu hao.
- II. Thống kê số lượng và giá trị tài sản cố định. 2.3. Thống kê khấu hao tài sải cố định. Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào giá thành sản phẩm qua thời gian sử dụng của TSCĐ. Mức khấu hao hàng năm được xác định phụ thuộc vào pháp tính khấu hao: + Nếu khấu hao theo theo thời gian sử dụng (khấu hao đều): Mức khấu hao trung bình hàng năm = Nguyên giá TSCĐ / Thời gian sử dụng TSCĐ
- II. Thống kê số lượng và giá trị tài sản cố định. 2.3. Thống kê khấu hao tài sải cố định. + Nếu khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần: Số tiền khấu khao hàng năm = Giá trị còn lại * Tỷ lệ khấu hao nhanh hàng năm của TSCĐ. +Nếu khấu hao theo phương pháp tổng số năm sử dụng: Số tiền khấu hao năm i = Nguyên giá TSCĐ * Tỷ lệ khấu hao TSCĐ năm thứ i.
- II. Thống kê số lượng và giá trị tài sản cố định. 2.4. Thống kê trạng thái ( hiện trạng) của TSCĐ. Thống kê TSCĐ có nhiệm vụ là phản ánh đúng đắn và kịp thời trạng thái TSCĐ của doanh nghiệp BCVT, số lượng và thành phần TSCĐ thay đổi theo thời gian. -Hệ số hao mòn TSCĐ đầu năm ( hay cuối năm): Là tỷ số giữa tổng số hao mòn ( giá trị TSCĐ) đã bị hao mòn đầu năm (hay cuối năm) với nguyên giá (hoặc giá trị khôi phục ) của TSCĐ có vào đầu năm hay cuối năm.
- II. Thống kê số lượng và giá trị tài sản cố định. 2.4. Thống kê trạng thái ( hiện trạng) của TSCĐ. - Hệ số còn sử dụng được TSCĐ đầu năm (hay cuối năm): Là tỷ số giữa giá trị còn lại (đã trừ hao mòn) của TSCĐ đầu năm hay cuối năm với nguyên giá (hoặc giá trị khôi phục) của TSCĐ có vào đầu năm (hay cuối năm).
- II. Thống kê số lượng và giá trị tài sản cố định. 2.4. Thống kê trạng thái ( hiện trạng) của TSCĐ. - Hệ số còn sử dụng được TSCĐ đầu năm (hay cuối năm): Là tỷ số giữa giá trị còn lại (đã trừ hao mòn) của TSCĐ đầu năm hay cuối năm với nguyên giá (hoặc giá trị khôi phục) của TSCĐ có vào đầu năm (hay cuối năm).
- II. Thống kê số lượng và giá trị tài sản cố định. 2.5. Thống kê biến động TSCĐ. Tài sản cố định của từng doanh nghiệp trong ngành BCVT thường xuyên biến động cả về mặt hiện vật và giá trị do nhiều nguyên nhân: một số TSCĐ mới đưa vào sử dụng, một số TSCĐ phải loại bỏ do các nguyên nhân khác nhau, sửa chữa lớn và hiện đại hoá trong quá trình sử dụng, khấu hao hàng năm. Để nghiên cứu sự biến động đó thống kê TSCĐ sử dụng hai phương pháp: bảng cân đối chỉ số.
- II. Thống kê số lượng và giá trị tài sản cố định. 2.5. Thống kê biến động TSCĐ. a. Phương pháp cân đối. Áp dụng phương pháp thống kê TSCĐ: lập bảng cân đối TSCĐ theo hình thái hiện vật ( hoặc theo giá trị). Tuỳ theo mục đích nghiên cứu bảng cân đối TSCĐ dưới hình thái giá trị được lập theo hai loại giá: Nguyên giá hoặc giá trị khôi phục và giá trị còn lại. Nội dung của bảng cân đối gồm 2 phần: - Phần chủ đề ( phần chủ từ) : phân tổ TSCĐ theo cấu thành hiện vật, kết hợp với công dụng kinh tế. - Phần giải thích ( phần tân từ) : gồm các chỉ tiêu phản ánh TSCĐ có ở đầu năm, cuối năm và những nguyên nhân tăng giảm TSCĐ trong năm.
- II. Thống kê số lượng và giá trị tài sản cố định. 2.5. Thống kê biến động TSCĐ. a. Phương pháp chỉ số 1. Hệ số tăng TSCĐ: Là tỷ số giữa nguyên giá ( hoặc khôi phục) của TSCĐ mới đưa vào hoạt động trong năm, với nguyên giá ( hoặc giá trị khôi phục) của TSCĐ có vào cuối năm. Kt = G ng (kp)m / G ng (kp).1 Trong đó: Kt - Hệ số tăng TSCĐ. G ng (kp)m - nguyên giá ( hoặc giá trị khôi phục) của TSCĐ mới đưa vào hoạt động trong năm. G ng (kp).1 - nguyên giá ( hoặc giá trị khôi phục) của TSCĐ có vào cuối năm.
- II. Thống kê số lượng và giá trị tài sản cố định. 2.5. Thống kê biến động TSCĐ. a. Phương pháp chỉ số 2. Hệ số giảm TSCĐ Hệ số giảm TSCĐ trong kỳ là tỷ số giữa giá trị TSCĐ giảm trong kỳ với giá trị TSCĐ có đầu kỳ Chỉ tiêu này phản ánh phần giá trị TSCĐ bị giảm trong kỳ do các nguyên nhân khác nhau. Hệ số giảm TSCĐ = Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ/Giá trị TSCĐ đầu kỳ
- II. Thống kê số lượng và giá trị tài sản cố định. 2.5. Thống kê biến động TSCĐ. a. Phương pháp chỉ số 3.Hệ số loại bỏ TSCĐ: Là tỷ số giữa TSCĐ bị thanh lý do cũ trong năm theo nguyên giá ( hoặc giá trị khôi phục) với nguyên giá ( hoặc giá trị khôi phục) của TSCĐ có đầu năm. Klb = G ng (kp).lb / G ng (kp).0 Trong đó : Klb - Hệ số loại bỏ TSCĐ. G ng (kp).lb - Giá trị TSCĐ bị loại bỏ do thanh lý trong năm. G ng (kp).0 - Nguyên giá (hoặc khôi phục) của TSCĐ có đầu năm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Thống kê doanh nghiệp - Chương 1
134 p | 424 | 70
-
Bài giảng Thống kê doanh nghiệp - Chương 2
70 p | 282 | 59
-
Bài giảng Thống kê doanh nghiệp - Chương 4
36 p | 305 | 59
-
Bài giảng Thống kê doanh nghiệp - Chương 5
11 p | 247 | 53
-
Bài Giảng Thống kê - kiểm kê và chỉnh lý biến động đất đai
43 p | 256 | 31
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê và thống kê doanh nghiệp
477 p | 310 | 27
-
Bài giảng Thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Chương 3
45 p | 194 | 24
-
Bài giảng Thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Chương 1
101 p | 215 | 19
-
Bài giảng Thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Chương 4
25 p | 152 | 17
-
Bài giảng Thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Chương 5
30 p | 151 | 16
-
Bài giảng Hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập theo Thông tư 08/2013-TTCP ngày 31/10/2013
100 p | 170 | 15
-
Bài giảng Thống kê kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp - Chương 2
24 p | 119 | 12
-
Bài giảng môn Pháp luật đại cương: Bài 9 - Luật hôn nhân và gia đình
16 p | 28 | 5
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế: Chương 7 - ThS. Huỳnh Huy Hạnh
20 p | 51 | 5
-
Bài giảng Thống kê kinh tế - Chương 3: Thống kê của cải quốc dân
13 p | 58 | 3
-
Bài giảng Thống kế kinh tế - Chương 1: Một số vấn đề cơ bản của thống kê kinh tế (Năm 2022)
23 p | 14 | 3
-
Bài giảng Thống kế kinh tế - Chương 3: Thống kê của cải quốc dân (Năm 2022)
26 p | 24 | 3
-
Bài giảng Thống kê doanh nghiệp: Chương 5 - TS. Nguyễn Thế Anh
12 p | 10 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn