Bài giảng Thuế và hệ thống thuế Việt Nam: Chương 1
lượt xem 5
download
Bài giảng Thuế và hệ thống thuế Việt Nam: Chương 1 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Khái niệm, đặc điểm; Vai trò của thuế; Hệ thống thuế; Các yếu tố cấu thành một sắc thuế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Thuế và hệ thống thuế Việt Nam: Chương 1
- THUẾ VÀ HỆ THỐNG THUẾ VIỆT NAM 1
- MÔN HỌC:THUẾ VÀ HỆ THỐNG THUẾ VIỆT NAM Chương 1: Đại cương về thuế Chương 2: Thuế giá trị gia tăng Chương 3: Thuế tiêu thụ đặc biệt Chương 4: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Chương 5: Thuế thu nhập doanh nghiệp Chương 6: Thuế thu nhập cá nhân
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Slide bài giảng Bài tập Thuế và hệ thống thuế Việt Nam Giáo trình Thuế (Học viện tài chính) Giáo trình Lý thuyết thuế (Học viện tài chính) Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan.
- MỤC ĐÍCH MÔN HỌC Trang bị kiến thức cơ bản về thuế (quá trình ra đời và phát triển của thuế trên thế giới và ở Việt Nam, khái niệm về thuế, các yếu tố cấu thành nên thuế, …) Giúp sinh viên tìm hiểu sâu hơn về 5 sắc thuế: GTGT, TTĐB, XNK, TNDN, TNCN Hướng dẫn sinh viên cách giải quyết các tình huống thuế, cách tính toán thuế và kê khai thuế.
- CHƯƠNG 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ THUẾ 1. Khái niệm, đặc điểm 2. Vai trò của thuế 3. Hệ thống thuế 4. Các yếu tố cấu thành một sắc thuế
- 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM 1. Sự ra đời và phát triển của thuế 2. Khái niệm 3. Đặc điểm
- Quá trình phát triển của thuế -NN là đại diện của nhân dân, quan tâm -NN đóng vai trò đến các vấn đề: công điều tiết bằng xã hội, thất kinh tế nghiệp… -Mục đích phi kinh tế: trả lương quan lại, xây → đòi hỏi nguồn thành lũy, nuôi binh thu lớn hơn -Thuế phức tạp hơn, lính… - Hệ thống đa dạng hơn, tinh tế -Hình thức ban đầu: hiện thuế hơn để không hạn chế vật, kể cả việc cưỡng ý chí làm giàu của cá bức lao động, nô dịch… đa dạng về số lượng sắc thuế và nhân và không làm → Quan hệ hàng – tiền phát triển: lớn hơn: thuế suất tạo giảm động lực phát Thuế thu bằng tiền. nguồn thu -Thuế có vai trò lớn triển -Tác dụng duy nhất: hơn, kích thích phát xã hội, tăng thu NSNN, nguồn thu nuôi bộ máy thực hiện công bằng xã Nhà nước. triển kinh tế. hội . CĐ Nô Lệ TBCN XHCN Tiền TBCN
- KẾT LUẬN Sự phát triển của thuế gắn liền với sự phát triển của xã hội. Xã hội càng phát triển thì thuế càng đa dạng và phát triển.
- 1.1.2. KHÁI NIỆM Trong cuốn “Kinh tế học” của 2 nhà kinh tế Mỹ Makkollhel và Bruy, “ Thuế là 1 khoản chuyển giao bắt buộc bằng tiền (hoặc là chuyển giao bằng hàng hóa, dịch vụ) của các công ty và các hộ gia định cho Chính phủ, mà trong sự trao đổi đó họ không nhận được 1 cách trực tiếp hàng hóa hoặc dịch vụ nào cả, khoản nộp đó không phải là tiền phạt mà tòa án tuyên phạt do hành vi vi phạm pháp luật.” Đứng trên góc độ phân phối thu nhập, người ta định nghĩa: “Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành các quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”.
- 1.1.2. KHÁI NIỆM Đứng trên góc độ người nộp thuế, thuế được coi là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo Luật định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Trên góc độ kinh tế học, thuế được xem xét như là 1 biện pháp đặc biệt, theo đó, Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển 1 phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước.
- 1.1.2. KHÁI NIỆM Thuế là khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật qui định nhằm sử dụng cho mục đích công cộng.
- 1.1.3. ĐẶC ĐIỂM Tính bắt buộc Tính không hoàn trả trực tiếp Tính pháp lý cao
- 1.1.3.1.TÍNH BẮT BUỘC Thể hiện: đóng thuế là nghĩa vụ bắt buộc đối với công dân, được quy định trong hiến pháp và các luật thuế Tại sao thuế có tính bắt buộc? + Chuyển giao thu nhập dưới hình thức thuế không gắn với lợi ích cụ thể nào của NNT, NNT không sử dụng phương pháp tự nguyện trong việc chuyển giao, đảm bảo nhu cầu chi tiêu công cộng. + Duy trì hoạt động của các hàng hóa công cộng do Nhà nước cung cấp. => Đây là thuộc tính cơ bản vốn có của thuế để phân biệt giữa thuế với các hình thức động viên tài chính khác của NSNN.
- 1.1.3.2.TÍNH KHÔNG HOÀN TRẢ TRỰC TIẾP Tại sao? + Thuế không phải là sự trả giá cho việc hưởng thụ HH, DV cụ thể + Thuế là một công cụ của nhà nước để phân phối lại thu nhập trong xã hội Thể hiện: + Thuế không mang tính đối giá: @ Số thuế phải nộp không phụ thuộc vào mức độ thụ hưởng hàng hoá công cộng của người nộp thuế @ Số thuế phải nộp phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh tế và nhu cầu tài chính của nhà nước. + Thuế được hoàn trả gián tiếp thông qua các dịch vụ công cộng do nhà nước cung cấp
- 3. TÍNH PHÁP LÝ CAO Tại sao? Để buộc công dân nộp thuế cho Nhà nước Thể hiện: Thuế thường được qui định dưới hình thức luật và do cơ quan quyền lực cao nhất ban hành, => Thuế luôn gắn liền với quyền lực của NN, là nghĩa vụ cơ bản của mỗi công dân được quy định trong Hiến Pháp.
- CÂU HỎI THẢO LUẬN Phân biệt thuế với các khoản thu khác của NSNN ( phí, lệ phí, công trái, các khoản phạt, các khoản đóng góp tự nguyện…)?
- 1.2. VAI TRÒ CỦA THUẾ 1. Huy động nguồn lực tài chính cho nhà nước 2. Điều tiết kinh tế vĩ mô
- 1.2.VAI TRÒ CỦA THUẾ 1. Huy động nguồn lực tài chính cho nhà nước Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN Thu NSNN được thực hiện thông qua: • Thuế, phí, lệ phí •Bán tài nguyên, tài sản quốc gia •Vay nợ (TDNN) •Thu khác: Hoạt động kinh tế của nhà nước, in tiền… + Tại sao thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN?
- 1.2.VAI TRÒ CỦA THUẾ 2. Điều tiết kinh tế vĩ mô 1. Thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng kinh tế 2. Ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát 3. Thực hiện phân phối lại của cải xã hội 4. Bảo hộ sản xuất trong nước, tăng khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
- 1.2.VAI TRÒ CỦA THUẾ 1.2.2.1. Thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng kinh tế Thuế thúc đẩy quá trình tích luỹ vốn Thuế góp phần điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế. Chính sách thuế có định hướng phân biệt giữa các ngành, các lĩnh vực Nền kinh tế phát triển cân đối, tiết kiệm chi phí xã hội
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Thuế và hệ thống thuế tại Việt Nam: Chương 1 - Nguyễn Thu Hằng
22 p | 150 | 16
-
Bài giảng Thuế và hệ thống thuế tại Việt Nam: Chương 3 - Nguyễn Thu Hằng
46 p | 117 | 13
-
Bài giảng Thuế và hệ thống thuế tại Việt Nam: Chương 6 - Nguyễn Thu Hằng
29 p | 101 | 11
-
Bài giảng Thuế và hệ thống thuế tại Việt Nam: Chương 4 - Nguyễn Thu Hằng
32 p | 102 | 9
-
Bài giảng Thuế và hệ thống thuế tại Việt Nam: Chương 2 - Nguyễn Thu Hằng
26 p | 95 | 8
-
Bài giảng Thuế và hệ thống thuế tại Việt Nam: Chương 5 - Nguyễn Thu Hằng
23 p | 103 | 8
-
Bài giảng Thuế và quản lý thuế
24 p | 91 | 8
-
Bài giảng Thuế và hệ thống thuế tại Việt Nam: Chương 7 - Nguyễn Thu Hằng
30 p | 112 | 7
-
Bài giảng Thuế và kế toán doanh nghiệp
94 p | 45 | 6
-
Bài giảng Thuế và hệ thống thuế Việt Nam: Chương 2
72 p | 16 | 5
-
Bài giảng Thuế và hệ thống thuế Việt Nam: Chương 3
42 p | 15 | 5
-
Bài giảng Thuế và hệ thống thuế Việt Nam: Chương 5
37 p | 13 | 5
-
Bài giảng Thuế và hệ thống thuế Việt Nam: Chương 4
35 p | 18 | 4
-
Bài giảng Thuế và hệ thống thuế Việt Nam: Chương 6
33 p | 13 | 4
-
Bài giảng Thuế: Chương 1 - ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung
18 p | 10 | 3
-
Bài giảng Thuế: Chương 1 - Nguyễn Đặng Hải Yến
90 p | 3 | 3
-
Bài giảng Thuế - ThS. Nguyễn Đoàn Châu Trinh
89 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn