1
THUỐC TIÊM TRUYỀN (Infusions)
MỤC TIÊU HỌC TẬP:
1. Phân tích được những điểm khác nhau giữa thuốc tiêm
thuốc tiêm truyền về thành phần, dạng bào chế, kỹ thuật
bào chế yêu cầu chất lượng.
2. Nêu được những điểm cần lưu ýkhi phối hợp thuốc tiêm với
thuốc tiêm truyền.
3. Phân tích được thành phần, kỹ thuật bào chế áp dụng
lâm sàng của một số thuốc tiêm truyền.
2
NỘI DUNG DẠY -HỌC:
Thuốc tiêm truyền:
1. Đặc tính của thuốc tiêm truyền
2. Những lưu ýkhi phối hợp thuốc tiêm thuốc tiêm truyền
3. Một số thuốc tiêm truyền thường dùng trong lâm sàng
TÀI LIỆU HỌC TẬP:
1. Nguyễn Đăng Hoà CS (2021), Bào chế sinh dược
học I, NXB Y học / Trường ĐHD HN
2. Slide bài giảng của giảng viên
3. Bộ môn Bào chế (2011), Thực tập Bào chế.
3
V. THUỐC TIÊM TRUYỀN
1. Đặc tính của thuốc tiêm truyền
So sánh thuốc tiêm thuốc tiêm truyền?
Thuốc tiêm Thuốc tiêm truyền
-Liều đường tiêm?
-Thành phần?
- Dạng bào chế?
- Yêu cầu chất lượng?
-Thuốc tiêm truyền không chứa DC có hoạt lực mạnh và CSK.
-Thuốc tiêm truyền là thuốc tiêm nước; có thể là dd thật, dd keo;
hỗn dịch nano; nhũ tương D/N (KT giọt < 0,5 mm).
-Thuốc tiêm truyền thường là dịch đẳng trương với máu. Nếu dịch
ưu trương phải tiêm truyền với tốc độ rất chậm.
-Thuốc tiêm truyền không được có chất gây sốt bắt buộc phải
đạt tiêu chuẩn về nội độc tố vi khuẩn nếu có quy định.
-Các dung dịch thuốc tiêm truyền phải đạt tiêu chuẩn giới hạn số
lượng các tiểu phân không nhìn thấy bằng mắt thường
- Các thuốc tiêm truyền khi tiệt khuẩn bằng nhiệt ẩm phải được
thẩm định sự truyền nhiệt để đảm bảo dịch thuốc bên trong bao bì
đạt nhiệt độ tiệt khuẩn đúng quy định.4
2. Những lưu ý khi phối hợp thuốc tiêm và thuốc tiêm truyền
-Phối hợp các thuốc tiêm với thuốc tiêm truyền được áp dụng khá
phổ biến khi cần duy trì nồng độ DC trong máu hằng định ở mức
nồng độ có hiệu lực điều trị trong khoảng thời gian dài.
-Nhưng nếu sự phối hợp thuốc không tương hợp với nhau thì có
thể gây ra những tai biến nguy hiểm trong điều trị.
-Sự không tương hợp khi phối hợp có thể do thay đổi pH của
dung dịch, độ tan của dược chất hoặc tương tác hoá học. Ví dụ:
+ Erythromycin sẽ không ổn định khi phối hợp với một dung dịch
tiêm truyền có pH <6.
+ Natri phenobarbital sẽ tủa dưới dạng acid tự do nếu phối hợp
với một dung dịch tiêm truyền có pH acid.
+ Thuốc tiêm calci clorid sẽ kết tủa khi phối hợp với dung dịch tiêm
truyền natri hydrocarbonat. 5