intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Triết học nâng cao - Chương 2: Khái lược lịch sử triết học phương Đông

Chia sẻ: Fdgvxcc Fdgvxcc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

321
lượt xem
74
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chương 2 Khái lược lịch sử triết học phương Đông thuộc bài giảng triết học nâng cao nhằm trình bày về các nội dung chính: khái lược lịch sử triết học Ấn Độ cổ, trung đại, 3 thời kỳ trong phát triển văn hoá Ấn Độ cổ, trung đại, sự hình thành tư tưởng triết học Ấn Độ cổ, trung đại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Triết học nâng cao - Chương 2: Khái lược lịch sử triết học phương Đông

  1. Chương hai KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG 6/28/2014 1
  2. I – KHÁI LƯỢC TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ, TRUNG ĐẠI
  3. 1. Điều kiện ra đời và đặc điểm  Điều kiện ra đời  Điều kiện tự nhiên: Ấn Độ là là một QG lớn nằm ở phía nam bán đảo Châu Á với điều kiện điạ lý đa dạng và phức tạp  Điều kiện kinh tế - xã hội: ra đời phát triển và tồn tại lâu dài mô hình kinh tế - xã hội “Công xã nông thôn” (đặc trưng cho phương thức sản xuất Á châu)  Điều kiện về văn hoá: • Các thành tựu về văn hóa: chữ viêt, các phát minh khoa học • Bản sắc văn hóa dấu ấn sâu đậm về tín ngưỡng tôn giáo và 6/28/2014 văn hoá tâm linh 3
  4. 3 thời kỳ trong phát triển văn hoá Ấn Độ cổ, trung đại 1. Thời kỳ Văn minh sông Ấn-Văn hóa Vêda: thế kỷ XXV - VIII tr.CN: văn hoá nguyên thuỷ Ấn Độ (tính chất thần thoại-đa thần, nhất nguyên: kinh Veeda, Upanisad, đạo Balamon…) 2. Thời kỳ Văn minh Cổ điển – thời kỳ Balamon-Phật giáo: thế kỷ VI TCN– VI SCN: các trường phái triết học chia làm 2 hệ thống 3. Thời kỳ sau cổ điển – sự xâm nhập của đạo Hồi (thế kỷ VII - thế kỷ XVIII). Đạo Hồi-hệ tư tưởng của giai cấp thống trị trong thời kỳ chế độ PK suy tàn ở Ấn Độ 6/28/2014 4
  5. Sự hình thành tư tưởng triết học Ấn Độ cổ, trung đại  Theo Nguyễn Đăng Thục: tư tưởng triết học Ân Độ cổ đại được hình thành từ cuối thiên niên kỷ II đầu thiên niên kỷ I trước CN, bắt nguồn từ thế giới quan thần thoại, tôn giáo và đến thời kỳ văn minh cổ điển (VI TCN-VI SCN) thì đã gồm 9 hệ thống chia thành 2 phái: • Phái chính thống: Samkhuya, Mimansa, Vedanta, Yoga, 6/28/2014 Nyanya, Vaisesika; 5 • Phái không chính thống: Lôkayata, Jaina, Budha (Phật)
  6. Một số đặc điểm của triết học Ấn Độ cổ, trung đại 1. Là nền triết học mang mầu sắc tôn giáo 2. Về tầm vóc, đó là một nền triết học đồ sộ 3. Tôn trọng qúa khứ và có khuynh hướng phục cổ. Một số phạm trù triết học thường xuyên lặp lại: Atman – Brahman (Tiểu Ngã – Đại Ngã), Karma – Samsara (Nghiệp báo – Luân hồi), Dharma – Moksha (Đạo pháp – Giải thoát)... 4. Nền triết học có xu hướng “hướng nội” 5. Các quan điểm duy vật, duy tâm, biện chứng, siêu hình cũng khó tách bạch, tạo nên vẻ đẹp thâm trầm của triết học Ấn Độ và cũng là lực cản trong sự phát triển của triết học 6/28/2014 Ấn Độ. 6
  7. 2. Những tư tưởng cơ bản của một số trường phỏi Hệ thống Samkhuya: Thời kỳ sơ kỳ, hệ thống này đứng trên lập trường duy vật, thừa nhận vật chất là nguyên nhân tạo ra thế giới. Thời kỳ hậu kỳ quan điểm triết học của trường phái này có khuynh hướng nhị nguyên  Hệ thống Mimansa: là hệ thống triết học chính thống, thời kỳ sơ kỳ có quan điểm vô thần. Thời kỳ hậu kỳ, chuyển sang lập trường duy tâm thần bí  Hệ thống Vedànta: “Vedànta” có nghĩa là kết thúc Véda. Đây là hệ thống triết học duy tâm thần bí, tuyên truyền cho sự tồn tại của Brátman, tức ý thức thuần tuý đầu tiên để tạo ra thế giới 6/28/2014 7
  8. - Nyàya và Vaisésika: Đây là hai hệ thống triết học khác nhau nhưng lại có những quan điểm triết học tương đối giống nhau ở chỗ họ đều là tác giả của lý thuyết nguyên tử. Trong lý luận nhận thức, họ có đóng góp quan trọng trong việc phát triển các tư tưởng về lôgíc hình thức, với hình thức biện luận về quá trình nhận thức theo 5 bước (gọi là ngũ đoạn luận) nổi tiếng. 6/28/2014 8
  9.  Hệ thống Yoga: Tư tưởng cốt lõi là “sự hợp nhất của tâm thể về một mối”, là hệ thống triết học duy tâm thần bí có khuynh hướng lấy việc thực hiện các phương pháp luyện công trong thực tiễn để chứng minh các triết lý của mình ------------- 7. Hệ thống Jaina giáo: Jaina có nghĩa là chiến thắng. Nội dung triết học cơ bản của Jaina là học thuyết về “cái tương đối”, lý luận về phán đoán thực thể tồn tại. Jaina cũng tin vào thuyết “luân hồi” và “nghiệp” 8. Hệ thống Lokayàta: Đây là hệ thống triết học có quan điểm duy vật khá triệt để và phần nào giống với các trường phái triết học duy vật Hy 6/28/2014 9 Lạp cổ đại
  10. 9. Triết học Phật giáo  Phật giáo ra đời là làn sóng phản đối sự ngự trị của đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp, lý giải căn nguyên nỗi đau khổ và tìm con đường giải thoát con người thoát khỏi nỗi khổ triền miên, đè nặng trong xã hội Ấn Độ cổ đại  Người sáng lập: Thíchcamâuni Shakyamuni) có tên thật là Siddhattha (Tất Đạt Đa) là con vua Tịnh Phạn (Suddhodana) (sinh ngày 8 /4/ 563 - 483 tr. CN.) 6/28/2014 10
  11.  Kinh điển: Tư tưởng triết lý ban đầu của Phật ban đầu chỉ truyền miệng sau đó được viết thành văn, thể hiện trong khối lượng Kinh điển rất lớn, gọi là “Tam tạng”- Kinh tạng, Luật tạng và Luận tạng  Tổ chức đầu tiên: Trong thời Đức Phật Thích Ca còn tại thế thì các tu sĩ Phật giáo được tập hợp trong tổ chức được gọi là Tăng đoàn, trực tiếp chịu sự hướng dẫn của Thích Ca về giáo lý và phương cách tu tập. Tăng đoàn là tổ chức thống nhất, bình đẳng giữa mọi thành viên không phân biệt giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội và có mục tiêu tối cao là đem lại giác ngộ cho mọi thành viên. Nhờ vào tổ chức có tính bình đẳng và qui củ nên Tăng đoàn tránh được nhiều chia rẽ.  Kỷ luật của giáo hội dựa trên nguyên tắc tự giác (tự độ độ tha, tự giác giác tha). Trong các kì họp, giới luật được nêu lên, sau đó thành viên tự xét và nhận vi phạm nếu có. Những điều lệ chính được đề cập là nhẫn nhục, hành thiện tránh ác, tự chủ và kiềm chế trong ăn nói và tinh tấn. 6/28/2014 11
  12. Một số nội dung cơ bản của triết học Phật giáo
  13. VỀ THẾ GiỚI QUAN: PG đứng trên quan điểm duy vật vô thần và biện chứng tự phát  Vô tạo giả: không có đức sáng tạo đầu tiên  Vô ngã: không có cái tôi  Vô thường: luôn thường biến, “sinh – trụ - dị - diệt”, “thành – trụ - hoại - không”  Nhân duyên – quả báo. Chủ về thuyết báo ứng 6/28/2014 13
  14. VỀ NHÂN SINH QUAN: chủ trương nhập thế, “giải thoát” với thuyết “Tứ diệu đế”  Khổ đế: sinh, lão, bệnh, tử, ái biệt ly, oán tăng hội, sở cầu bất đắc, ngũ thụ uẩn  Nhân đế: bao gồm 12 nguyên nhân (thập nhị nhân duyên) tạo ra nỗi khổ: 1.Vô minh; 2. Hành; 3. Thức; 4. Danh Sắc; 5. Lục nhập; 6. Xúc; 7. Thụ; 8. ái; 9. Thủ; 10. Hữu; 11. Sinh; 12. Lão, Tử, trong đó nguyên nhân do “vô minh” là nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất.  Diệt đế: Mọi nỗi khổ đều có thể bị tiêu diệt (Thể hiện lòng tin nơi Niết bàn)  Đạo đế: con đường diệt khổ-Bát chính đạo 6/28/2014 14
  15. Bát chính đạo: 1. Chính kiến (正見): Gìn giữ một quan niệm xác đáng về Tứ diệu đế và giáo lí vô ngã. 2. Chính tư duy (正思唯): Suy nghĩ hay có một mục đích đúng đắn, suy xét về ý nghĩa của bốn chân lí một cách không sai lầm. 3.Chính ngữ (正語): Không nói dối hay không nói phù phiếm. 4. Chính nghiệp (正業): Tránh phạm giới luật. 6/28/2014 15
  16. 5. Chính mệnh (正命): Tránh các nghề nghiệp liên quan đến sát sinh (giết hại sinh vật) như đồ tể, thợ săn, buôn vũ khí, buôn thuốc phiện 6. Chính tinh tiến (正精進): Phát triển nghiệp tốt, diệt trừ nghiệp xấu. 7. Chính niệm (正念): Tỉnh giác trên ba phương diện Thần, Khẩu, Ý 8. Chính định (正定): Tập trung tâm ý đạt bốn định xuất thế gian. 6/28/2014 16
  17.  Con đường tám nhánh này có thể được phân thành ba loại, gọi là Tam học, tức là tu học Giới (戒), Định (定) và Huệ ( 慧).  Từ đó Phật chủ trương tích đức hành thiện, cứu khổ, cứu nạn, đề cao tinh thần từ bi hỉ xả và coi đó là giải pháp hữu hiệu để diệt khổ  Những tư tưởng cơ bản của Phật đều được nhắc lại trong các kinh sách, nhưng có khi chúng được luận giải nhiều cách khác nhau và vì vậy ngày nay có nhiều trường phái khác nhau, hình thành một hệ thống triết lí hết sức phức tạp. 6/28/2014 17
  18. Bước đầu nhận xét tính hợp lý và chưa hợp lý của NSQ Phật giáo  Hợp lý: - phản ánh sát thực, trực tiếp đời sống thường ngày của con người gần gũi với đời sống con người (xưa và cả ngày nay) - Chú trọng đến yếu tố sinh vật-tâm lý của con người trong đời sống của họ. - Quan tâm đến đời sống của mỗi cá nhân (phản ánh… và quan tâm vạch ra con đường thoát khổ). - Nhận thức ra và khai thác 1 trong những khía cạnh của bản tính con người: tính thiện. Chú trọng điều THIỆN 6/28/2014 18
  19. Chưa hợp lý  :- y/c đạt 1 trạng thái tâm lý “lý tưởng” ngay trong, giữa “bộn bề” cuộc sống. - Tách đời sống của mỗi cá nhân ra khỏi đời sống xã hội - Tìm nguyên nhân nỗi khổ của con người chỉ trong bản thân mỗi người. Đó chỉ là một trong những nguyên nhân. Nguyên nhân căn bản của nỗi khổ của con người không chỉ thuộc về bản thân mỗi cá nhân. - Yếu tố duy tâm: cầu mong, ảo vọng…  giải quyết nỗi khổ trước hết và chủ yếu từ nhận thức, không thấy vai trò của hoạt động thực tiễn thủ tiêu đấu tranh cải tạo hiện thực xã hội 6/28/2014 19
  20. Quan niệm về Niết bàn (Nirava)  Phật: Niết bàn là trạng thái tĩnh lặng…  Tông phái Đại thừa (Thần Tú, Trung Quốc): Niết bàn là nơi có thật trong không gian và thời gian  Tông phái Tiểu thừa (Huệ Năng): Phật tồn tại trong tâm mỗi người  Quan niệm của Phật về Niết bàn 6/28/2014 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2