YOMEDIA
ADSENSE
Bài tập lớn chủ đề: Thăng Long - Hà Nội từ năm 1802 đến nay
39
lượt xem 13
download
lượt xem 13
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài tập lớn chủ đề "Thăng Long - Hà Nội từ năm 1802 đến nay" đi sâu tìm hiểu về lịch sử Hà Nội và quá trình hình thành và phát triển của Hà Nội qua các giai đoạn lịch sử. Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích cho các bạn sinh viên trong quá trình học tập.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập lớn chủ đề: Thăng Long - Hà Nội từ năm 1802 đến nay
- lOMoARcPSD|16911414 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÀI TẬP LỚN Chủ đề: Thăng Long- Hà Nội từ năm 1802- nay HỌ VÀ TÊN: NGUYỄN MINH CHÂU LỚP: LUẬT D2021B MÃ SINH VIÊN: 221001675 MÔN: HÀ NỘI HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN: NGUYỄN THỊ YẾN Hà Nội, tháng 04/2021 1 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 2 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 I. Hà Nội thời Nguyễn (từ năm 1802 đến năm 1945) 1. Hà Nội thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. - Năm 1802, Nguyễn Ánh lật đổ vương triều Tây Sơn, lập ra nhà Nguyễn, Nguyễn Ánh lấy hiệu là Gia Long. - Năm 1804, Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Năm Gia Long thứ tư (1805) đổi phủ Phụng Thiên thành phủ Hoài Đức, Thăng Long với nghĩa “rồng bay” đã được đổi thành Thăng Long với nghĩa “thịnh vượng”. - Năm 1831, Minh Mệnh thực hiện cuộc cải cách hành chính, bãi bỏ địa danh Bắc Thành, đổi tên Thăng Long thành Hà Nội với vị thế chỉ còn là một tỉnh. - Dưới thời Nguyễn, Hà Nội bị thu hẹp, thành Thăng Long xưa bị hạ thấp hơn. Tuy vậy, Hà Nội vẫn là một trung tâm kinh tế- văn hóa lớn tiêu biểu của cả nước và có những mặt kinh tế phát triển độc lập nhờ đó Thăng Long vẫn giữ được bộ mặt thành thị của nó. Về giáo dục cũng đạt dược nhiều thành tựu, các “làng khoa bảng” như Đông Hạc, Hạ Đình, Kim Lũ… vẫn liên tục có nhiều người đỗ đại khoa. Thăng Long Hà Nội vẫn là nơi hội tụ và lắng đọng văn hóa dân tộc của hàng ngàn năm lịch sử. 3 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 - Khi Pháp xâm lược nước ta (1858) và mở rộng đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất vào năm 1873, nhân dân Hà Nội phối hợp cùng nghĩa quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc đã giành thắng lợi trận Cầu Giấy (12-1873). Trong lúc này, triều đình nhà Nguyễn chấp nhận kí với Pháp bản hiệp ước Giáp Tuất 1874. Điều 1 của hiệp ước có ghi: “sẽ có hòa bình, hữu nghị và liên minh vĩnh viễn giữa nước Pháp và vương quốc An Nam”. - 1882, Pháp tiến hành xâm lược Bắc Kì lần thứ 2. Tại Hà Nội, một lần nữa nhân dân Hà Nội lại cùng nghĩa quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc giành thắng lợi ở Cầu Giấy lần hai (1883), giết chết chỉ huy của giặc. - 1883, nhân lúc tình hình triều Nguyễn rối ren, thực dân pháp tấn công vào Thuận An, buộc nhà Nguyễn kí hiệp ước J. Harmand, và đến năm 1884 là hiệp ước Patenotre, chấp nhận sự bảo hộ của Pháp trên toàn bộ đất nước ta. - Liên quan đến thành phố Hà Nội, điều 18 của hiệp ước 1884 đã quyết định giới hạn của khu nhượng địa, và đến năm 1888 bằng mọi thủ đoạn người Pháp đã biến toàn bộ nội thành Hà Nội thành một thành phố nhượng địa. 1-10-1888, vua Đông Khánh ban đạo dụ ghi nhận: “những lãnh thổ thuộc các thành phố Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng được chuyển thành đất nhượng địa của người Pháp. Chính phủ An Nam nhường cho chính phủ Pháp mọi quyền hành trên những vùng đất đó”. - Từ năm 1887, Pháp đã thành lập Liên bang Đông Dương, lấy Hà Nội làm thủ phủ, Phủ toàn quyền Đông Dương, đóng tại Hà Nội. Thủ phủ của Bắc Kì cũng đóng tại Hà Nội. Bộ phận lãnh đạo cao nhất gọi là Dinh Thống sứ, còn cơ quan cao nhất của thành phố gọi là Toà Đốc lí. Đứng đầu các bộ phận này đều là người Pháp. Triều đình nhà Nguyễn cũng có cử quan Kinh lược sứ Bắc Kì để nắm tình hình chung ở miền Bắc, nhưng ngay cả viên quan này vẫn phải nằm dưới sự kiểm soát của các quan chức người Pháp. - Hà Nội thời kỳ này trải qua bước quá độ chuyển biến từ một đô thị truyền thống sang một đô thị cận đại mang tính thuộc địa. - Dù có nhiều chuyển biến về địa giới hành chính, về luật pháp, chính quyền… nhưng tinh thần yêu nước, chống Pháp của nhân dân thì không gì lay chuyển, 4 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 thậm chí còn mạnh mẽ hơn và mang một màu sắc mới. Các nho sĩ – văn thân, khoa bảng đã trở thành những người lãnh đạo nhân dân nổi dậy khắp nơi chống lại sự cai trị của Pháp, khiến người Pháp khó khăn trong việc thiết lập chính quyền cai trị tại Hà Nội. - Đầu thế kỉ XX, trong lĩnh vực đời sống văn hoá, giáo dục của Hà Nội có nhiều chuyển biến : + Nền giáo dục Hán học truyền thống dần dần bị loại bỏ, thay vào đó là các trường mới do người Pháp lập ra nhằm đào tạo một lực lượng tri thức phục vụ cho công cuộc cai trị Đông Dương của Pháp. + Tuy nhiên, lực lượng thanh niên tri thức Hà Nội đã trở thành bộ phận đầu tiên tiếp cận với luồng tư tưởng tiến bộ, cách mạng và tiên phong trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp đầu thế kỷ XX ở Hà Nội. + Đầu thế kỉ XX tại Hà Nội, nhiều thanh niên đã tham gia phong trào Đông Du (1905-1908) do Phan Bội Châu khởi xướng. + Năm 1907, một trường học kiểu mới được thành lập ở Hà Nội – Trường Đông Kinh Nghĩa Thục do các sĩ phu nho học cấp tiến lập ra, Lương Văn Can làm Thục trưởng. Mục đích đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, đề cao chữ Quốc ngữ, thức tỉnh tinh thần yêu nước, tấn công vào hệ tư tưởng phong kiến, tuyên truyền tư tưởng mới, đẩy mạnh các hoạt động chấn hưng thực nghiệp và hoạt động kinh doanh. Trước ảnh hưởng lớn của Đông Kinh Nghĩa Thục, thực dân Pháp cho đây là “cái lò phiến loạn ở Bắc Kì’’ nên tháng 12/1907 đã ra lệnh đóng cửa trường và bắt đi nhiều nhân vật chủ chốt, trong đó có Lương Văn Can. - Đầu thế kỉ XX, tại Hà Nội còn có các hoạt động phối hợp với nghĩa quân Yên Thế như vụ Hà Thành đầu độc 1908, các hoạt động của Việt Nam Quang Phục hội năm 1913 (vụ ném tạc đạn tại Khách sạn Gà Trống Vàng, tháng 4/1913). Ngoài ra tại Hà Nội còn diễn ra cuộc đấu tranh của công nhân xe kéo, công nhân và viên chức hãng L’U.C.I…Các cuộc đấu tranh của công nhân ở Hà Nội đã bước đầu đánh dấu sự phát triển mới của phong trào công nhân trong phong trào dân tộc dân chủ giai đoạn sau. 5 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 2. Hà Nội sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến trước khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam Khái quát chung - Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam - Hà Nội: Thủ phủ của Liên bang Đông Dương + Thủ đô của Liên bang Đông Dương + Thủ phủ xứ Bắc Kì bảo hộ + Thành phố cấp 1 Không gian - Mở rộng - Quy hoạch rõ ràng chức năng từng khu vực + Đường phố bàn cờ + 2 khi vực chính: khu phố Tây (cơ sở hạ tầng, công trình kiến trúc kiểu Pháp), khu phố cổ (36 phố phường) Giáo dục - Số lượng trường lớp tăng - Chủ yếu là trường tiểu học - Chất lượng chưa tương xứng Văn hóa - Văn hóa truyền thống và hiện đại đan xen - Thành lập Viện Viễn Đông Bác cổ - Nghị định 351 về quản lí các đình chùa Xã hội - Lực lượng trí thức tiểu tư sản, tư sản dân tộc tăng mạnh - 2 giai cấp mới hình thành: Tiểu tư sản, tư sản - Giai cấp công nhân: Tăng nhanh về số lượng và ý thức chính trị 6 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 - Những năm 20: Các tổ chức cách mạng + Dân chủ tư sản: Việt Nam Quốc dân đảng (12/1927) + Vô sản: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên - Phong trào dân tộc dân chủ phát triển mạnh (Đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu 1925, Lễ truy điệu Phan Châu Trinh 1926,...) - 3/1929, 5D Hàm Long: Chi bộ Cộng sản đầu tiên thành lập - 6/1929: Xuất hiện chính đảng của giai cấp vô sản Đông Dương Cộng sản Đảng 3. Hà Nội từ năm 1930 đến Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945. - 1930, Nguyễn Ái Quốc triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản tại Hương Cảng – TQ. Thành lập đảng Cộng sản Viêt Nam.Ban hành Cương lĩnh Chính trị đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo và thông qua vạch ra con đường phát triển đúng đắn. - 17-3-1930, tại số nhà 42 phố Hàng Thiếc. Ban Chấp hành lâm thời của Đảng bộ Đảng được thành lập do Đỗ Ngọc Du làm bí thư. 6-1630, tại phố Hàn bông. Thành Úy Hà Nội được thành lập do Nguyễn Ngọc Vũ làm bí thư. Lãnh đạo nhân dann dành nhiều thắng lợi. - Từ 1930 đến 1945 có sự tác động của khủng hoảng kinh tế. Nhân dân ủng hộ ngày Quốc tế lao động. Bí thư Trần Phú soạn thảo ra Luận cương Chính trị của Đảng. Và sau đó được trình bày tại hội nghị ở Hương Cảnh – Trung Quốc. 7 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 - Hà Nội là trug tâm văn hóa, tập trung đông đảo tri thức và là nơi đầu tiên xuất hiện 3 nền văn học : lãng mạn, hiện thực, cách mạng trong những năm 30 của thế kỉ XX. Tác giả tiêu biểu : Thạch Lam, Nhất Linh. Khắc Hưng, Ngô Tất Tố, Trịnh Công Hoan, Hải Triều, Tố Hữu, ... - Các phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi những năm 1936 – 1939. Các cuộc mít tinh kỉ niệm thu hút hơn 25 nghìn người tham gia đông đủ các tầng lớp tại Khu Đấu Xáo(nay là Cung Văn hóa Hữu Nghị) - Hội truyền bá Quốc ngữ do Nguyễn Văn Tố làm Hội trưởng thành lập Hội quán Trí tri. Từ Hà Nội, phong trào truyền bá quốc ngữ đã lan cả sang Việt Kiều ở các nước Đông Dương. - 1939 – thế chiến thứ 2 bùng nổ. Chính quyền phản động tăng thêm 14 bốt cranh sát, tăng cường đàn áp, mật thám chỉ điểm cuộc cách mạng. Pháp tăng cường bóc lột, thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy” để chuẩn bị cho chiến tranh. - Thánh 9 năm 1940, Nhật vào Đông Dươg, qua đường biên giới Lạng Sơn. 10/1940, đóng ở sân bay Gia Lâm. Hà Nội xuất hiện các tổ chức đẳng phái Pháp, phái Nhật. - Phong trào đấu tranh của thanh niên, tri thức HN phát triển mạnh nhiều tổ chức tiến bộ như Hội truyền bá Quốc Ngữ, Tổng hội sinh viên Việt Nam. ở HN, thành lập hội hướng đạo sinh viên Việt Nam do Hoàng Đạo Thúy đứng đầu. - Tháng 6 – 1944, thành lập Đảng dân chủ Việt Nam địa điểm ở làng Thanh Xuân (nay thuộc quận Thanh Xuân). Đảng Dân chủ Việt Nam tự nguyện tham gia Mặt trận Việt Minh. - Tháng 11 – 1944, đội thanh niên xung phong thành Hoàng Diệu được thành lập, tuyên truyền Việt Minh và thức đẩy phong trào phát triển. - Tại Hà Nội, ngày tối 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp, Pháp chống cự yếu ớt rồi đầu hàng phát xít Nhật. Ngày 1-4-1945, Đội Danh dự Việt Minh của Hà Nội được thành lập đã tổ chúc vũ trang tuyên truyên, trừ khử Việt gian, bảo vệ cán bộ và quân chúng cách mạng. Hoạt động của Đội Danh dự góp phần đẩy mạnh cao trào tiền khởi nghĩa ở Hà Nội. 8 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 - Vào giữa tháng 8-1945, tình hình thế giới và trong nước chuyển biến mau lẹ, có lợi cho cách mạng. Hội nghị toàn quốc của Đảng đã họp ngày 14 và 15-8-1945 tại Tân Trào, đưa ra kế hoạch Tổng khởi nghĩa. Ngày 15-8-1945, Nhật hoàng chính thức đầu hàng Đồng minh không điều kiện, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Ngay tối 15-8-1945, Thành uỷ Hà Nội triệu tập hội nghị tại Chùa Hà - Cầu Giấy, quyết định Tổng khởi nghĩa vào ngày 19-8-1945. - Chiều ngày 17-8-1945, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, cuộc mít tinh của Tổng hội công chức thân Nhật đã biến thành cuộc mít ủng hộ Mặt trận Việt Minh. Ngày 18-8-1945, cờ đỏ sao vàng tung bay trên các tuyến phố của Hà Nội. Ngày 19-8-1945, sau cuộc mít tinh tại Nhà Hát Lớn, lần đầu tiên bài Tiến quân ca vang lên giữa trời thu Hà Nội. Sau cuộc mít tinh, đoàn người toả đi các tuyến phố, tiến đến Phú Khâm Sai, Toà Thị chính, trại lính Bảo an...và chiều tối ngày 19-8-1945, Hà Nội giành chính quyến thắng lợi. Sự kiện này đã tạo động lực cho các địa phương khác nổi dậy giành chính quyền. Đến ngày 28-8-1945, chỉ trong vòng nửa tháng Cách mạng tháng Tám đã thành công trên phạm vi cả nước. - Ngày 25-8-1945, Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đằng từ Tân Trào về Hà Nội, tại ngôi nhà 48 phô Hàng Ngang, Người đã soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 28-8-1945, cũng tại Hà Nội, Hồ Chí Minh cải tổ Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam thành Chính phủ lâm thời. - Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Dình, Hô Chí Minh đã thay mặt Chính phủ lâm thời, đọc Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố với quốc dân đồng bào và thế giới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời. Hà Nội từ đây trở thành Thủ đô của một nước Việt Nam mới. II. Hà Nội từ 1945- nay. 1. Hà Nội trong 4 năm kháng chiến chống thực dân Pháp ( 1945-1954) Sau Cách mạng tháng Tám, đất nước gặp muôn vàn khó khăn, cùng với những khó khăn về kinh tế, văn hoá, xã hội thì khó khăn lớn nhất vẫn là sự xuất hiện của các thế lực thù trong giặc ngoài.Với vị thế là thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà- trung tâm chính trị đầu não quan trọng của đất nước, Hà Nội trở thành mục tiêu chống phá của các thế lực thù địch. Cùng với việc giải quyết 9 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 những khó khăn về kinh tế, văn hoá, xã hội thì Hà Nội với vị thế của mình phải là nơi tổ chức tốt việc bầu Quốc hội và bầu Hội đồng nhân dân thành phố. Trong một năm đầu cách mạng tháng Tám, Hà Nội đã đưa ra những kế sách mềm dẻo để đối phó với kẻ thù. Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) kí với Pháp tại Hà Nội đã giúp ta tránh được việc phải đối phó cùng lúc với nhiều kẻ thù. Tuy nhiên, Pháp quyết tâm không từ bỏ dã tâm cướp nước ta. Hà Nội là nơi chứng kiến rõ nhất sự gây hấn của thực dân Pháp và cùng là nơi mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc (19-12-1946). Với tinh thần “Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh” các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô đã chiến đấu gần 2 tháng để giam chân địch trong đô thị nhằm tạo điều kiện cho ta chuẩn bị lực lượng, kháng chiến lâu dài. Ngay khi Toàn quốc kháng chiến bắt đầu, TW Đảng và Chính phủ đã phải dời Hà Nội lên Việt Bắc tổ chức nhân dân kháng chiến với tư cách là một Chính phủ chính thức của nước Việt Nam. Sau khi Trung đoàn Thủ đô hoàn thành nhiệm vụ thì trung tuần tháng 2-1947 nhận được lệnh rút khỏi Thủ đô an toàn. Từ đây Hà Nội nằm trong vùng tạm chiến của Pháp. Dân số Hà Nội giảm do đã tản cư khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Trong thời gian tạm chiến, Pháp vẫn tiến hành khôi phục và phát triển kinh tế Hà Nội nhằm phục vụ cho chiến tranh và nhu cầu của người Pháp. Năm 1947, Ủy ban kháng chiến Thủ đô được 10 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 thành lập do ông Khuất Duy Tiến làm đại diện, bí mật hoạt động trong long địch, lãnh đạo nhân dân Hà Nội chiến đấu, làm tiêu hao sinh lực địch. Thực hiện tốt lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi Người viết thư khen quân dân Hà Nội tháng 11- 1949 “Hà Nội là quả tim quân sự, chính trị và kinh tế của địch. Du kích và Vệ quốc quân cần phải thường xuyên quấy rối quả tim của địch cho đến ngày ta tổng phản công”. Cuộc đấu tranh toàn diện trong vùng tạm chiến đã góp phần to lớn vào những thắng lợi quân sự trên chiến trường chính, nhất là chiến thắng Điện Biên Phủ. Sau khi Hiệp định Giơnevơ được kí kết (21-7-1954), Hà Nội nằm trong vùng tập kết 80 ngày của thực dân Pháp. Nhân dân Hà Nội phải chuẩn bị mọi mặt chờ ngày tiếp quản Thủ đô. Trong thời gian này Pháp đã thực hiện chính sách thâm độc: ép dân di cư vào Nam, di chuyển tài sản máy móc, phá hoại các công trình văn hoá lịch sử như việc chúng đã phá hoại chùa Một Cột. Cuộc đấu tranh chống âm mưu phá hoại của Pháp diễn ra quyết liệt, đến 16 giờ ngày 9-10-1954, những lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên sang phía Gia Lâm. Sáng ngày 10 -10 -1954, Hà Nội vui mừng đón đoàn quân chiến thắng cùng Chính phủ kháng chiến trở về tiếp quản Thủ đô. Từ đây, Hà Nôi lại trở về với tư cách là thủ đô môt nước độc lập. Cũng từ đây, Bộ Chính trị Trung ương Đảng đóng tại Hà Nội tiếp tục đưa ra những quyết sách quan trọng, lãnh đạo nhân dân cả nước tiếp tục giành những thắng lợi mới trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất nước nhà. 11 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 Lễ kí kết hiệp định Giơ-ne-vơ 2. Hà Nội trong hơn 20 năm kháng chiến chống Mĩ ( 1945- 1954) Sau khi được giải phóng Thủ đô Hà Nội, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, trái tim của nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, bước vào thời kì lịch sử mới -thời kì đồng thời thực hiện hai chiến lược cách mạng: tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và tiếp tục thực hiện cách mạng ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà. Công cuộc xây dựng và bảo vệ Thủ đô có ảnh hưởng và quyết định đến tiến trình cách mạng của cả nước. Tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ III , vạch ra nhiệm vụ cách mạng cho mỗi miền, Hà Nội với vai trò là hậu phương quan trọng nhất của miền Bắc, nơi chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm lần thứ nhất , bước đầu xay dựng cơ sở vật chất cho Chủ nghĩa xã hội và làm nghĩa vụ chi viện sức người, sức của cho miền Nam. 12 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 Từ năm 1965 đến năm 1975, Hà Nội vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, vừa xây dựng và khôi phục kinh tế. Thủ đô Hà Nội có vị trí chiến lược quan trọng đối với cả nước, là nơi tập trung các cơ quan trung ương Đảng, Chính phủ, Bộ Tổng tư lệnh, các đại sứ quán, các cơ quan Bộ ngoại giao: là nơi có các khu trung tâm công nghiệp lớn, các đầu mối giao thông quan trọng, Vì vậy, Hà Nội trở thành mục tiêu trọng tâm phá hoại của đế quốc Mĩ. Đánh phá Hà Nội, Mĩ nhằm tiêu diệt đầu não lãnh đạo cuộc kháng chiến của quân dân ta, hủy nguồn dự trữ chiến lược về kinh tế, quốc phòng, phá hủy các đầu mối giao thông quan trọng, cắt nguồn chi viện cho miền Nam, Đánh phá Hà Nội, Mĩ còn có mục tiêu uy hiếp tinh thần chiến đấu của nhân dân hai miền, gây sức ép với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để đi đến chấp nhận các điều khoản có lợi cho Mĩ. Hà Nội được Mĩ coi là «con bài» quyết định của cuộc chiến tranh. Cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ ở Hà Nội có tầm quan trọng đặc biệt, nó biểu trưng cho sức mạnh của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, cho sức mạnh và ý chí chống xâm lược của nhân dân Việt Nam. Trung ương Đảng và Thành ủy Hà Nội đã lãnh đạo nhân dân Hà Nội cùng nhân dan miền Bắc hai lần đánh bại chiến tranh phá hoại của Mĩ, lần thứ nhất , đặc biệt là lần thứ hai vào năm 1972 mà trận quyết định là đánh bại cuộc tập kích đường không bằng B52 của Mĩ vào Hà Nội, Hải Phòng trong 12 ngày đêm cuối năm 1972. Hà Nội đã làm nên trận « Điện Biên Phủ trên không», bắn rơi nhiều b52, đập tan âm mưu của Mĩ, buộc Mĩ phải chấp nhận ngừng ném bom miền Bắc không điều kiện, đến bàn hội nghị Pari và chấp nhận kí văn bản 13 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 của Hiệp định. Thắng lợi của Hiệp định Pari là nhờ có thắng lợi quân sự quyết định cuối năm 1972, trong đó nhân dân Hà Nội đã góp phần quan trọng. Từ năm 1973 đến đầu năm 1975, Hà Nội khôi phục kinh tế, chi viện sức người sức của góp phần cùng nhân dân miền Nam giành thắng lợi ngày 30-4-1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Như vậy, trong 30 năm chiến tranh giả phóng dân tộc , mặc dù có thời gian Hà Nội bị Pháp tạm chiếm nhưng mọi hoạt động của nhan dân Hà Nội trên các lĩnh vực luôn đóng vai trò quan trọng đối với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của cả dân tộc. Từ năm 1954, Hà Nội là hậu phương quan trọng bậc nhất của miền Bắc xã hội chủ nghĩa, đóng vai trò quyết định trong việc đề ra các kế hoạch, các mệnh lệnh để bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa và đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. 14 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 3. Hà Nội trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (1975 - 1986) Sau khi đất nước thống nhất về mặt lãnh thổ năm 1975 nhưng thực tế hai miền lại tồn tại hai hình thức nhà nước khác nhau, vì vậy Hà Nội đã diễn ra kì họp Quốc hội khoá VI, Hà Nội lại tiếp tục được chọn làm Thủ đô một đất nước đã độc lập, thống nhất hoàn toàn. Trong 10 năm đầu, Hà Nội với vị thế Thủ đô đã đạt được một số thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan nên đời sống kinh tế - xã hội Thủ đô nói riêng và đất nước nói chung đều rơi vào trạng thái khủng hoảng sâu sắc. Hà Nội tìm cách khắc phục khó khăn và trong 10 năm đầu cả nước xây dựng xã hội chủ nghĩa xã hội đã giúp Trung ương Đảng tại Hà Nội nhìn nhận đúng, kịp thời đề ra đường lối đổi mới đất nước. 15 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 4. Hà Nội trong 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế (1986 – 2016) - Tháng 12 năm 1986, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, lần đầu tiên chính thức đề ra công cuộc đổi mới đất nước. Đổi mới toàn diện và đồng bộ, từ kinh tế và chính trị đến tổ chức, tư tưởng, văn hóa. - Thực hiện chủ trương mới của Đảng, tháng 10-1986, Đại hội lần thứ X của Đảng bộ thành phố Hà Nội cũng đề ra đường lối mới cho Thủ đô với nhiệm vụ phải tiên phong đi đầu cả nước. - Trải qua các kì Đại hội Đảng của Đảng bộ thành phố, công cuộc đổi mới đất nước, công nghiệp hóa – hiện đại hóa của Thủ đô luôn đi đầu cả nước. Từ khi Việt Nam và Mĩ bình thường hóa quan hệ và Việt Nam gia nhập ASEAN (tháng 16 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 7-1995), Hà Nội càng nâng tầm vị thế của mình, tăng cường mở rộng quan hệ đối ngoại trong thời kì hội nhập, mở cửa. - Năm 1999, Hà Nội vinh dự được Ủy ban UNESCO của Liên hợp quốc tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” - Năm 2000, Hà Nội được phong danh hiệu “Thành phố anh hùng”, danh hiệu này xứng đáng với những đóng to lớn của nhân dân Hà Nội trong tiến trình phát triển của lịch sử dân tộc. 17 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 - Tháng 8 năm 2008, Hà Nội mở rộng, tăng cả về diện tích và dân số, vị thế của Hà Nội cũng được nâng lên, Hà Nội là một trong những Thủ đô có diện tích rộng nhất thế giới. Quan hệ đối ngoại của Hà Nội rộng mở, phong phú, đa dạng về chủ thể, đối tượng và lĩnh vực. Hà Nội tăng cường mở rộng quan hệ với thủ đô và thành phố các nước ở châu Á và các nước khác trên thế giới. - Hà Nội tăng cường mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư nước ngoài. Kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội tăng trên 20% hàng năm, nhiều mặt hàng chiếm lĩnh các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU, Mĩ... => Trong thời kì đổi mới, hội nhập, Hà Nội với vị thế Thủ đô luôn đi đầu, đạt được nhiều thành tựu quan trọng về các mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục... ________________________________________________________________ Lịch sử Hà Nội từ khi con người xuất hiện, từ khi định đô Thăng Long năm 1010 cho đến nay 1. Hà Nội là trung tâm của ba kỉ nguyên văn minh trong lịch sử dân tộc - Từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ X, vùng đất Hà Nội xưa đã dần dần trở thành trung tâm, trụ sở chính quyền cai trị phương Bắc và có những lúc đất nước độc lập trong thời gian ngắn, vùng đất này đã được chọn làm kinh đô (Mê Linh thời Hai Bà Trưng, Vạn Xuân thời kì Lý Bí...) - Từ khi Lý Công Uẩn chọn Thăng Long định đô, trải qua ngàn năm phong kiến độc lập, trừ một số giai đoạn, về cơ bản Thăng Long – Hà Nội được chọn làm kinh sư của các triều đại phong kiến độc lập Trên mảnh đất này đã khởi dựng và phát triển rực rỡ nền văn hiến Thăng Long, văn minh Đại Việt. 18 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 - Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, Hà Nội với vị thế là thủ phủ của Liên bang Đông Dương, nơi giao thoa các dòng văn hóa nhưng những giá trị cốt lõi của văn hiến Thăng Long vẫn được giữ vững. - Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội và trên phạm vi cả nước. Tại quảng trường Ba Đình, Hồ Chí Minh đọc Bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam: kỉ nguyên độc lập tự do, tiến lên văn minh hiện đại. - Với vị thế mới, Hà Nội cùng cả nước tiến hành 30 năm giải phóng dân tộc (1945-1975) và tiếp tục giữ vai trò trung tâm đầu não trên con đường đưa đất nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội - Hiện nay trong kỉ nguyên độc lập tự do, tiến lên văn minh hiện đại, Hà Nội luôn giữ vững và phát huy vai trò trung tâm chính trị quốc gia, trung tâm văn hóa, khoa học giáo dục tiêu biểu, trung tâm kinh tế lớn của đất nước. 2. Thăng Long – Hà Nội luôn tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng của dân tộc - Trong thời kì dựng nước và giữ nước có 17 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc (trong đó có 5 cuộc diễn ra thời tiến Thăng Long, 12 cuộc diễn ra trong nghìn năm Thăng Long – Hà Nội, trong đó có 8 cuộc lan rộng đến mảnh đất Thăng Long-Hà Nội). Thăng Long – Hà Nội luôn là mục tiêu tấn công của 19 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
- lOMoARcPSD|16911414 kẻ xâm lược hòng phá tan đầu não, trung tâm chính trị của đất nước, nhanh chóng đặt ách thống trị lên đất nước ta. - Tinh thần chiến đấu của nhân dân Thăng Long – Hà Nội đã tiêu biểu cho tinh thần chống xâm lược của cả nước. Dù có những lúc cơ quan đầu não phải tạm rời Thăng Long – Hà Nội nhưng tinh thần yêu nước, hào khí Thăng Long đã trở lại sau những chiến thắng chống quân Mông – Nguyên thế kỉ XIII, chống quân Minh thế kỉ XV, thực dân Pháp và đế quốc Mĩ ở thế kỉ XX. - Thăng Long - Hà Nội cũng là nơi diễn ra những trận đánh quyết định đập tan âm mưu xâm lược của các thế lực ngoại bang: Trận Đông Bộ Đầu, Chương Dương (thế kỉ XIII); trận Tốt Động, Chúc Động (thế kỉ XV); trận Ngọc Hồi, Đống Đa (thế kỉ XVIII);Cách mạng tháng Tám năm 1945, đặc biệt là trận “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972. Với những thắng lợi đó, sức mạnh của truyền thống yêu nước của con người Việt Nam, con người Hà Nội đã được phát huy cao độ - Năm 2000, Hà Nội đã vinh dự được nhận danh hiệu “Thủ đô anh hùng”. Đây là sự ghi nhận, là niềm tự hào của nhân dân cả nước dành cho Thủ đô yêu quý của mình. 3. Thăng Long – Hà Nội: văn hiến, vì hòa bình, tiên phong trong giao lưu và hội nhập quốc tế. - Nền văn hiến Thăng Long được tích tụ qua hàng ngàn năm với vị thế là trung tâm, chính trị, văn hóa của cả nước. Thăng Long – Hà Nội còn là cái nôi đào tạo và thu hút nhân tài trên các lĩnh vực. Nền giáo dục Thăng Long hình thành sớm trong lịch sử đã đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Những con người được đào tạo, làm việc trên đất Thăng Long – Hà Nội đã có điều kiện góp phần hun đúc nên nền văn hiến Thăng Long được biểu hiện qua các giá trị văn hóa, những người con tiêu biểu của Thăng Long – Hà Nội. 20 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn