Bài tập môn Tâm lý học đại cương
lượt xem 38
download
Tài liệu Bài tập môn Tâm lý học đại cương gồm có 2 dạng bài tập: Bài tập cá nhân và bài tập nhóm. Để nắm vững nội dung chi tiết bài tập mời các bạn cùng tham khảo tài liệu. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập môn Tâm lý học đại cương
- BÀI TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG Bài tập cá nhân 1. So sánh chú ý không chủ định với chú ý có chủ định. Từ đó, chỉ ra được các điều kiện ảnh hưởng đến sự duy trì chú ý. 2. Phân tích mối quan hệ giữa ý thức và vô thức. Cho ví dụ về mối quan hệ giữa ý thức và vô thức trong đời sống tâm lý và hành vi của con người. 3. Phân tích vai trò của trí nhớ đối với hoạt động nói chung và học tập nói riêng. Trình bày các biện pháp chống quên và rèn luyện trí nhớ. 4. Nêu quan điểm cá nhân về vai trò của tư duy đối với những người hoạt động trong nghề luật. 5. Nêu quan điểm của cá nhân về vai trò của tưởng tượng đối với những người hoạt động trong nghề luật 6. Trình bày các quan điểm sai lầm về bản chất hiện tượng tâm lí con người. 7. Trình bày quan điểm của CNDVBC về bản chất hiện tượng tâm lí con người. 8. Trình bày các cách phân loại hiện tượng tâm lí con người. 9. Phân tích cấu trúc 3 bậc của ý thức. Ứng dụng của nó trong hoạt động học tập của sinh viên. 10.Trình bày các loại chú ý. Ứng dụng của nó trong hoạt động học tập của sinh viên. 11.Phân tích những đặc điểm đặc trưng của cảm giác. Liên hệ thực tế. 1
- 12.Các quy luật cơ bản của cảm giác và ứng dụng của chúng trong cuộc sống và trong lĩnh vực pháp lí. 13.Các quy luật cơ bản của tri giác và ứng dụng của chúng trong cuộc sống và trong lĩnh vực pháp lí. 14.Khái niệm, đặc điểm của ý thức, quá trình xuất hiện và phát triển của ý thức. Liên hệ với thực tiễn bản thân. 15.Khái niệm và đặc điểm của vô thức. Vai trò của vô thức trong cuộc sống và trong lĩnh vực pháp lí. 16.C.Mác có viết: “Một con nhện làm động tác giống như động tác của người thợ dệt, và con ong với những ngăn tổ sáp của mình còn khéo léo hơn một nhà kiến trúc rất nhiều. Nhưng điều quan trọng là về bản chất thì hành động đó của người thợ dệt, hoặc của nhà kiến trúc khác xa so với con nhện và con ong”. Bằng kiến thức tâm lí học hãy giải thích ý kiến trên. 17.Trình bày các loại chú ý. Tại sao nói chú ý sau chủ định là loại chú ý có hiệu quả nhất đối với hoạt động nhận thức của con người. Liên hệ với hoạt động học tập của sinh viên. Bài tập nhóm 1. Vào cuối thế kỉ 18, nhà nông học người Pháp là Ăngtoan Pacmăngchiê đã dùng một thủ thuật tâm lý để nhân rộng giống khoai tây vào nước Pháp như sau: Ông thông báo đang trồng thí nghiệm một loại thực phẩm quý hiếm , cấm ngặt nông dân không ai được lai vãng tới gần đó, và cho một đội lĩnh ngự lâm , mặc lễ phục uy nghi, suốt ngày canh gác. Mặt khác, lại vờ” tiết lộ” một vài ưu điểm” tuyệt vời” của giống lương thực quý báu đó. Dĩ nhiên, việc canh gác tổ chức một cách sơ hở. Tình huống úp mở đã có tác dụng. Khoai tây đã được nhân giống và ít lâu sau 2
- truyền khắp nước Pháp. Nhà nông học đã hoàn toàn đạt được mục đích của mình. Đặc điểm nảo của tư duy được nhà nông học sử dụng trong tình huống trên. Hãy rút ra ý nghĩa thực tiễn của đặc điểm đó đối với lĩnh vực học tập. 2. Một em học sinh rất hiếu động, ngồi trong lớp luôn quay ngang, quay ngửa và không chịu nghe cô giáo giảng. Cô giáo nói với cậu ta: “Em chẳng chú ý gì cả!”. Một em khác thì mải suy nghĩ, em nhớ lại quyển sách mà em yêu thích và cũng chẳng chịu nghe cô giáo giảng bài. Cô giáo nói với cậu ta: “Em chẳng chịu chú ý gì cả”. Gọi tên các loại chú ý ở hai em học sinh trong các trường hợp trên. Hãy phân tích sự ảnh hưởng lẫn nhau của các loại chú ý trong hoạt động học tập của cá nhân. 3. Câu nói”cha truyền con nối” thể hiện đặc điểm nảo của bản chất hiện tượng tâm lí con người? Đặc điểm này có ý nghĩa ứng dụng như thế nào trong việc duy trì và phát triển những giá trị truyền thống dân tộc. 4. Người ta có câu: “Con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh”, “Hãy nói cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ nói cho anh biết anh là người như thế nào”. Bằng hiểu biết về các đặc điểm bản chất của hiện tượng tâm lí con người, hãy bình luận các câu nói trên. Anh chị có thể rút ra kết luận gì đối với sự hình thành và phát triển tâm lí của con người. 5. Anh/chị hãy vận dụng quy luật của xúc cảm tình cảm để giải thích một tình huống đã xảy ra trong đời sống của mình. Hãy rút ra kinh nghiệm cho bản thân từ tình huống đó. 6. Phân tích cấu trúc tâm lí của hoạt động. Ứng dụng của nó trong hoạt động học tập của sinh viên. 3
- 7. Phân tích nhận định của V.I.Lênin “Cảm giác là nguồn khởi đầu của mọi hiểu biết”. 8. Phân tích mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính với nhận thức lí tính. Ứng dụng của nó trong hoạt động học tập của sinh viên. 9. Phân tích những đặc điểm của tư duy con người. Ứng dụng của nó trong hoạt động học tập của sinh viên. 10. Trình bày những luận điểm cơ bản của Tâm lí học hoạt động, ưu điểm và hạn chế của trường phái tâm lí học này. 11. Trình bày những luận điểm cơ bản của Phân tâm học, ưu điểm va hạn chế của trường phái tâm lí học này. 12. Trình bày những luận điểm cơ bản của Tâm lí học hành vi, ưu điểm và hạn chế của trường phái tâm lí học này. 13. Trình bày những luận điểm cơ bản của Tâm lí học nhân văn, ưu điểm và hạn chế của trường phái tâm lí học này. 14. Trình bày những hiểu biết về nhận thức cảm tính và ứng dụng của chúng trong hoạt động học tập. 15. Hãy phân tích mối quan hệ giữa hoạt động và tâm lí co người. Liên hệ với thực tiễn hoạt động của sinh viên. 16. Nhà bác học Edixon đã nói: “Trong thành công của tối thì có 99% là mồ hôi, nước mắt, chỉ có 1% là do trời phú”. Bằng tri thức tâm lí học, hãy bình luận câu nói trên. Rút ra bài học đối với bản thân. 17. Phân tích ưu, nhược điểm của các kiểu khí chất; cách khắc phục nhược điểm của từng kiểu khí chất đó. Liên hệ thực tiễn. 4
- 18. Hôn – Bách (1723 – 1789) đã từng khẳng định rằng: “Con người khi mới được sinh ra vốn không thiện mà cũng không ác. Thiện hay ác là do hoàn cảnh tạo nên”. Bằng tri thức tâm lí học, hãy bình luận câu nói trên. Rút ra ý nghĩa thực tiễn đối với cuộc sống của sinh viên hiện nay. 19. Bill Gates là một tý phú trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã từng nói: “ Một người biết học tập, tư duy và nỗ lực ý chí, tương lai của anh ta vô cùng sáng sủa”. Bằng kiến thức tâm lí học, hãy bình luận câu nói trên của Bill Gates. Ý nghĩa của nó đối với hoạt động học tập của sinh viên. Bài tập lớn học kì 1. Hiện nay ở nước ta đang có tình trạng “Chảy máu chất xám”. Nhiều bạn trẻ cho rằng ở Việt Nam không có điều kiện để họ phát triển năng lực nên đã ra nước ngoài để học tập và làm việc. Dưới góc độ tâm lí học, anh/chị hãy cho biết các điều kiện để hình thành phát triển năng lực của cá nhân? Hãy đề xuất một số giải pháp để thu hút và phát triển tài năng cho địa phương của mình. 2. Khi đánh giá về hoạt động nghề luật, nhiều người cho rằng đây là một nghề lao động nặng nhọc và có nhiều sức ép tâm lí. Người hoạt động trong lĩnh vực này cần phải có những phẩm chất tâm lý nhân cách đặc biệt. Bằng kiến thức tâm lí học, hãy mô tả cấu trúc tâm lí nhân cách cần thiết của người hoạt động trong nghề luật. 3. Một luật gia nổi tiếng đã nói rằng, người luật sư cần phải có một trái tim nóng và một cái đầu lạnh. Bằng kiến thức tâm lí đã học, anh/chị hãy phân tích các đặc điểm năng lực nghề nghiệp của một luật sư. 4. Câu thơ sau thể hiện đặc điểm nào của hiện tượng tâm lý người: “Cùng trong một tiếng tơ đồng/ Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm”. Anh/chị hãy rút ra 5
- những ý nghĩa ứng dụng của đặc điểm đó khi ban hành các quyết định trong công tác quản lí. 5. Phân tích cấu trúc của nhân cách cá nhân. Liên hệ trong đời sống thực tiễn. 6. Phân tích mối quan hệ giữa nhận thức – hành động của chúng ta. Liên hệ thực tiễn 7. Hãy phân tích ý nghĩa của tâm lí học trong hoạt động nghề luật. 8. Phân tích vai trò của các yếu tố đối với sự hình thành, phát triển nhân cách. Liên hệ thực tiễn. 9. Khả năng tự ý thức là tiêu chí cơ bản nhất để đánh giá một con người. Hãy phân tích nhận định trên bằng kiến thức TLH. 10.Napoleon Bonaparte từng nói: “Tôi thành công bởi vì tôi quyết chí thành công”. Anh/chị hãy sử dụng kiến thức tâm lí học để phân tích và bình luận về câu nói này. 11.Trình bày khái niệm, đặc điểm, cách xây dựng và ứng dụng của sơ đồ tư duy. Anh/chị lập sơ đồ tư duy cho một vấn đề trong học tập của anh/chị. 12.Trình bày những hiểu biết của anh chị về trí tuệ xúc cảm và ứng dụng của nó trong công việc. 13.Quan điểm của S.Freud về bản chất con người và vấn đề kiểm soát hành vi của con người. 14.Quan điểm của A. Maslow về bản chất con người và vấn đề kiểm soát hành vi của con người. 15.Quan điểm tâm lí học hiện đại về bản chất con người và vấn đề kiểm soát hành vi của con người. 6
- 16.Bằng tri thức tâm lý học, hãy phân tích câu nói của Lênin: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Đó là con đường biện chứng của sự nhận thức thế giới khách quan, nhận thức chân lý”. 17.Bằng tri thức tâm lí học hãy phân tích mối quan hệ giữa nhận thức tình cảm – ý chí. Ý nghĩa thực tiễn của mối quan hệ này. 18.Bill Johnson một nhà tỷ phú đã cho rằng: “Nếu bạn đam mê điều gì, hãy cố gắng theo đuổi nó đến cùng. Bởi nghề nghiệp sẽ là thứ theo bạn suốt cuộc đời. Và sẽ không còn gì tốt hơn nếu như bạn làm được những gì mà bạn thực sự thích”. Hiện tượng tâm lý nào thể hiện trong câu nói trên của nhà tỷ phú.Giải thích tại sao?Liên hệ với việc định hướng nghề nghiệp của sinh viên. 19.Bằng tri thức tâm lí học, hãy bình luận quan điểm của A.N.Leonchiev: “Nhân cách chỉ được hình thành và phát triển trong điều kiện cụ thể của hoạt động cá nhân trong xã hội. Nhân cách là một cấu tạo trọn vẹn thuộc một loại đặc biệt, người ta sinh ra không phải đã là nhân cách mà người ta trở thành nhân cách”. ●●●●●●● 7
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
GIÁO TRÌNH: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG - HOÀNG ĐỨC LÂM - 1
11 p | 682 | 220
-
Bài tiểu luận giữa kì môn: Tâm lý học đại cương
8 p | 2105 | 153
-
GIÁO TRÌNH: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG - HOÀNG ĐỨC LÂM -2
11 p | 529 | 97
-
Đề thi hết môn Tâm lý học đại cương
7 p | 811 | 79
-
Đề thi kết thúc học phần Tâm lý học đại cương (Đề số 01)
11 p | 215 | 18
-
Đề thi cuối học kỳ II năm học 2019-2020 môn Tâm lý học đại cương - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 68 | 6
-
Đề thi cuối học kỳ I năm học 2017-2018 môn Tâm lý học đại cương - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 75 | 5
-
Đề thi cuối học kỳ II năm học 2018-2019 môn Tâm lý học đại cương - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 62 | 4
-
Đề thi cuối học kỳ II năm học 2017-2018 môn Tâm lý học đại cương - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 47 | 4
-
Đề thi cuối học kỳ I năm học 2019-2020 môn Tâm lý học đại cương (Đề số 1) - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 67 | 4
-
Đề thi cuối học kỳ hè năm học 2017-2018 môn Tâm lý học đại cương (Đề số 1) - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 63 | 3
-
Đề thi cuối học kỳ I năm học 2018-2019 môn Tâm lý học đại cương (Đề số 1) - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 52 | 3
-
Đề thi kết thúc học kỳ I năm học 2015-2016 môn Tâm lý học đại cương (Đề số 1) - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 67 | 3
-
Đề thi kết thúc học kỳ I năm học 2014-2015 môn Tâm lý học đại cương (Đề lẻ) - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 62 | 3
-
Đề thi kết thúc học kỳ I năm học 2014-2015 môn Tâm lý học đại cương (Đề chẵn) - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 52 | 3
-
Đề thi kết thúc học kỳ I năm học 2013-2014 môn Tâm lý học đại cương - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 44 | 2
-
Đề thi cuối học kỳ hè năm học 2016-2017 môn Tâm lý học đại cương - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 41 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn