![](images/graphics/blank.gif)
Đại cương về tâm lý học và tâm lý học y học
lượt xem 1
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Bài học này giới thiệu khái niệm về tâm lý học, tâm lý học y học, vị trí, đối tượng và nhiệm vụ của nó trong lĩnh vực y tế. Chúng ta sẽ tìm hiểu cấu trúc, nội dung và cách phân loại trong tâm lý học y học. Cuối cùng, bài học sẽ nhấn mạnh ý nghĩa của tâm lý học y học đối với nhân viên y tế và ứng dụng của nó trong chăm sóc sức khỏe người bệnh, bao gồm cả các phương pháp nghiên cứu liên quan.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đại cương về tâm lý học và tâm lý học y học
- ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ HỌC VÀ TÂM LÝ HỌC Y HỌC MỤC TIÊU 1. Trình bày được khái niệm chung về hiện tượng tâm lý, tâm lý học và tâm lý học y học, vị trí và đối tượng của tâm lý học y học. 2. Trình bày được nhiệm vụ, nội dung, cấu trúc và cách phân loại trong tâm lý học y học. 3. Phân tích được ý nghĩa của tâm ý học y học đối với hoạt động của nhân viên y tế và các phương pháp dùng để nghiên cứu trong tâm lý học y học, từ đó ứng dụng vào công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh. NỘI DUNG 1. Khái niệm chung về hiện tượng tâm lý 1.1. Bản chất của hiện tượng tâm lý Tâm lý con người là sự phản ánh chủ quan thế giới khách quan, có cơ sở tự nhiên là hoạt động thần kinh và hoạt động nội tiết, được nẩy sinh bằng hoạt động sống của từng người và gắn bó với các quan hệ xã hội lịch sử. 1.1.1. Tâm lý là bản chất của vật chất cao cấp: Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng tâm lý là biểu hiện của vật chất, là sản phẩm dưới dạng đặc biệt của vật chất có tổ chức cao là bộ não của con người. Sự phát triển của tâm lý luôn gắn với sự phát triển của hệ thống thần kinh. Thế giới vật chất vận động và biến đổi không ngừng từ vô cơ thành thể hữu cơ, từ hữu cơ thành sự sống. Sự phát triển đó liên tục, ngày càng phức tạp, hoàn chỉnh dần và cuối cùng thành sự phản ảnh thế giới khách quan của những sinh vật có hệ thống thần kinh, có não bộ. 1.1.2. Tâm lý có bản chất là phản xạ: Hoạt động tâm lý là phản xạ có điều kiện với đầy đủ 5 thành phần của cung phản xạ. 1.1.3. Tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan: 1.1.4. Tâm lý con người có bản chất xã hội lịch sử: 1.2 Đặc điểm chung của hiện tượng tâm lý Hiện tượng tâm lý là hình ảnh của thế giới khách quan trong não bộ người, là hiện tượng chủ quan và là hình ảnh của hiện tại diễn ra ở thế giới bên trong của con người. Hiện tượng tâm lý có các đặc điểm: 4
- 1.2.1. Tính chủ thể: Sự phản ánh tâm lý khác với sự phản ánh cơ giới vào sinh vật, bao giờ nó cũng mang dấu vết riêng của chủ thể phản ảnh. Mỗi chủ thể phản ảnh hiện tượng tâm lý đều thông qua kinh nghiệm, thái độ, xúc cảm riêng của chủ thể, phản ảnh trình độ nghề nghiệp, trí thức và tâm lý riêng của chủ thể. Tính chủ thể vì vậy luôn mang màu sắc riêng của cá nhân. 1.2.2. Tính tổng thể của đời sống tâm lý: Mọi hiện tượng tâm lý không đứng riêng lẻ mà luôn liên quan tới mọi hiện tượng tâm lý khác. Đời sống tâm lý của cá nhân là trọn vẹn và mỗi hiện tượng tâm lý cũng mang tính toàn vẹn, chủ thể. Mọi hiện tượng tâm lý đều có mối liên quan chặt chẽ đến nhau và chịu sự chỉ đạo tập trung của não bộ. 1.2.3. Sự thống nhất giữa hoạt động tâm lý bên trong và bên ngoài: Tâm lý là hiện tượng thuộc về thế giới bên trong song có liên quan chặt chẽ với thế giới bên ngoài qua những sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài mà nó phản ảnh. Hình ảnh tâm lý bên trong sẽ quyết định những biểu hiện ra bên ngoài bằng các hiện tượng tâm lý. 2. Khái niệm và nhiệm vụ tâm lý học 2.1. Khái niệm tâm lý học. Tâm lý học là một khoa học nghiên cứu các hiện tượng tâm lý và những quá trình phát sinh phát triển của chúng, nghiên cứu những nét tâm lý của hoạt động tâm lý con người. 2.2. Nhiệm vụ của tâm lý học. Tâm lý học có nhiệm vụ cơ bản là nghiên cứu bản chất hoạt động của tâm lý, các quy luật nảy sinh và phát triển của các quá trình tâm lý, các trạng thái tâm lý và các thuộc tính tâm lý của từng người riêng biệt cũng như của một nhóm hay của tập thể. 3. Khái niệm tâm lý học y học - Tâm lý học y học là khoa học nghiên cứu tâm lý người bệnh, tâm lý nhân viên y tế trong hoạt động phòng, chữa bệnh, góp phần không ngừng nâng cao sức khoẻ thể chất và tâm lý cho con người. - Từ xưa người ta đã quan tâm đến vấn đề tâm lý người bệnh và tâm lý người nhân viên y tế. Những năm gần đây, nhờ sự phát triển của tâm lý học y học hiện đại và nhiều ngành khoa học mới đã ra đời để nghiên cứu sâu thêm về vấn đề này. Trong số những khoa học đó có tâm lý học y học. - Tâm lý học y học là khoa học cần thiết cho tất cả các nhân viên y tế ở các chuyên khoa. Nhờ có tâm lý học y học mà nhu cầu điều trị toàn diện, nhu cầu không ngừng nâng cao cả sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm lý của con người ngày càng được đáp ứng tốt hơn. Tâm lý học y học thực sự cần thiết cho một nền y học hiện đại. Chỉ những người thầy thuốc, điều dưỡng viên vừa có đầy đủ tri thức về y học thực thể, vừa có những hiểu biết sâu sắc về tâm lý học y học mới đạt được hiệu quả cao khi điều trị và chăm sóc người bệnh. 4. Vị trí và đối tượng của tâm lý học y học 5
- Tâm lý học y học vừa là bộ phận của y học, vừa là bộ phận của tâm lý học. Về đối tượng nghiên cứu và vị trí của tâm lý học y học, cho đến nay vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau. Chúng ta có thể tóm tắt những ý kiến khác nhau này thành nhóm như sau: - Nhiệm vụ chủ yếu của tâm lý học y học là cung cấp tri thức tâm lý học đại cương và trên cơ sở đó, vận dụng vào y học, nghiên cứu những biểu hiện tâm lý ở từng loại bệnh. - Nội dung của tâm lý học y học là phân tích về mặt tâm lý của bản chất các bệnh thần kinh (Theo Ekpectiep – Là một bộ phận hẹp của tâm lý y học). - Tâm lý học y học là bệnh học tâm thần đại cương. - Đối tượng của tâm lý học y học là nghiên cứu đặc điểm tâm lý người bệnh và ảnh hưởng của nó lên sức khoẻ, bệnh tật. Đó là sự đảm bảo một hệ thống tối ưu các ảnh hưởng tâm lý có mục đích. - Ngoài những quan điểm trên, có tác giả còn cho rằng, tâm lý học y học bao gồm cả tâm lý học đại cương, tâm lý bệnh học và bệnh học tâm thần. - Phần chủ yếu nhất của tâm lý học y học là tâm lý học người bệnh, trước hết là tâm lý học người bệnh thực thể. Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học người bệnh là căn nguyên tâm lý bệnh; hình ảnh lâm sàng bên trong của bệnh, ý thức về bệnh; mối quan hệ tương hỗ giữa trạng thái tâm lý, nhân cách người bệnh và bệnh tật; mối quan hệ giữa tâm lý người bệnh và những yếu tố tác động vật lý, xã hội của môi trường. - Ngoài ra, tâm lý học y học còn phát triển những bộ phận chuyên đi sâu nghiên cứu các rối loạn hoạt động tâm lý (tâm lý bệnh học), tâm lý những người bệnh tổn thương não (tâm lý học thần kinh); liệu pháp tâm lý, tâm lý trong giám định và những vấn đề Stress, vệ sinh tâm lý. - Ngày nay, khi khoa học, công nghệ phát triển mạnh, khi nền y học đang trên đà kỹ thuật hoá thì chính những phương tiện kỹ thuật hiện đại sẽ làm cho sự tiếp xúc trực tiếp giữa nhân viên y tế và người bệnh giảm đi, khoảng cách giữa họ càng thêm rộng. Tâm lý học y học - bộ phận thực hành của tâm lý học vận dụng vào y học, lúc này càng trở nên quan trọng, không thể thiếu trong chăm sóc sức khoẻ con người và trong đào tạo nhân viên y tế. - Một nền y học thực sự nhân đạo là nền y học đảm bảo cho người nhân viên y tế không chỉ có tri thức về thực thể người bệnh mà còn có cả những tri thức về tâm lý, nhân cách người bệnh, đảm bảo cho sức khoẻ con người được chăm sóc một cách toàn diện, cả sức khoẻ thực thể và tâm lý. 5. Nhiệm vụ, nội dung, cấu trúc của tâm lý học y học 5.1. Nhiệm vụ của tâm lý học y học 5.1.1. Nhiệm vụ nghiên cứu tâm lý người bệnh: Tâm lý học y học tập trung nghiên cứu những vấn đề sau của người bệnh: - Biểu hiện tâm lý của bệnh. - Vai trò tâm lý trong phát sinh, phát triển bệnh. - Ảnh hưởng của bệnh đối với tâm lý. - Sự khác nhau giữa tâm lý thường và tâm lý bệnh. - Những tác động của yếu tố tự nhiên, xã hội lên tâm lý người bệnh. - Vai trò của tâm lý trong điều trị. 6
- - Vai trò của tâm lý trong phòng bệnh và củng cố sức khoẻ. 5.1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu tâm lý người nhân viên y tế: Tâm lý học y học nghiên cứu những vấn đề sau của nhân viên y tế: - Phẩm chất nhân cách người nhân viên y tế. - Xây dựng y đức và những phẩm chất đạo đức người nhân viên y tế. - Nghiên cứu hoạt động giao tiếp của nhân viên y tế. 5.1.3. Một số nhiệm vụ chung của tâm lý học y học: Tâm lý học y học còn nghiên cứu đến các vấn đề sau: - Nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu tâm lý trong lâm sàng. - Những vấn đề tâm lý học trong giám định lao động, giám định quân sự, pháp y. 5.2. Nội dung của tâm lý học y học Tâm lý học y học có nội dung cơ bản sau: - Các quy luật tâm lý người bệnh, tâm lý nhân viên y tế, tâm lý giao tiếp và không khí tâm lý trong các cơ sở điều trị. - Tác động tâm lý của các yếu tố tự nhiên, xã hội. - Học thuyết về nhân cách. - Y đức và những phẩm chất đạo đức người nhân viên y tế. - Nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu y tế trong lâm sàng. 5.3. Cấu trúc của tâm lý học y học Tâm lý học y học gồm các thành phần chính như sau: - Tâm lý học người bệnh. - Những vấn đề về đạo đức, đạo đức y học. - Hoạt động giao tiếp giữa nhân viên y tế và người bệnh. - Liệu pháp tâm lý. - Chẩn đoán tâm lý trong lâm sàng. 6. Ý nghĩa của tâm lý học y học đối với hoạt động của nhân viên y tế - Như chúng ta đã biết, sự phát triển của nền y học hiện đại được đặc trưng bởi hai khuynh hướng: + Một mặt đi sâu nghiên cứu cơ chế của bệnh. + Một mặt nghiên cứu người bệnh một cách toàn diện trong mối quan hệ tương hỗ giữa thế giới bên trong và thế giới bên ngoài. Kết quả của sự phát triển này là làm nảy sinh nhiều chuyên khoa y học mới, trong đó có tâm lý học y học. - Khi bị bệnh, tâm lý con người ít nhiều bị biến đổi. Song những nét tâm lý không bình thường cũng có thể là một trong những nguyên nhân, phát sinh, phát triển bệnh. - Trong một số trường hợp chúng ta chỉ cần phân tích kỹ về mặt tâm lý, lời đàm thoại của người bệnh. + Có thể phát hiện được sự khởi đầu của một bệnh nào đó. + Nhiều khi những biến đổi tâm lý đã che lấp các triệu chứng lâm sàng của bệnh thực thể. + Thực tế có tới 50% người bệnh nội khoa phản ánh bệnh tật chủ yếu bằng lời than phiền, có khi những thay đổi tâm lý lại xảy ra trước những biến đổi quan trọng về thực thể. 7
- - Đối với một số người bệnh, nếu để cho họ biết mình bị những bệnh nghiêm trọng như: lao, ung thư, nhiễm HIV ... rất có thể họ bị sang chấn tâm lý mạnh, thậm chí dẫn đến hành vi tự sát. - Nhiều khi yếu tố tâm lý hoặc là nguồn gốc của các bệnh thực thể như các bệnh cao huyết áp, đau thắt ngực, loét dạ dày hoặc là yếu tố làm cho bệnh bùng phát, vì vậy việc tìm hiểu yếu tố tâm lý trong tiền sử bệnh là rất quan trọng có thể giúp ngăn ngừa bệnh tật cho người bệnh. - Quang cảnh bệnh viện, thái độ của nhân viên y tế, cách thăm khám lâm sàng, các thao tác kỹ thuật, đặc biệt là các cuộc phẫu thuật có ảnh hưởng lớn đến trạng thái tâm lý người bệnh. Thực tế chúng ta đã thấy có người bị choáng xúc cảm, thủng ổ loét dạ dày thậm chí dẫn đến tử vong do quá lo lắng về bệnh tật. - Dưới tác động của bệnh, trạng thái tâm lý, nhân cách người bệnh đôi khi có những thay đổi rất lớn, nhất là trường hợp bệnh nặng và kéo dài. Trạng thái tâm lý trước khi bị bệnh giữ vai trò quan trọng trong quá trình tiến triển của bệnh. Thực tế có những người bị bệnh nặng, thậm chí tàn phế, nhưng khả năng bù trì về mặt tâm lý lại rất lớn, do có ý chí cao. Tâm lý học y học cần đi sâu tổng kết, đánh giá kinh nghiệm quý báu này. - Coi trọng yếu tố tâm lý trong điều trị là rất cần thiết.Những lời khuyên của nhân viên y tế cần dựa trên cơ sở nắm vững đời sống, tình trạng hiện tại và quá khứ của người bệnh. Nhân viên y tế phải giải thích cho người bệnh, điều trị chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể trở lại bình thường, muốn khỏi bệnh lâu dài, ngăn ngừa tái phát không thể không loại trừ các nguyên nhân gây bệnh (tức là giải thích cho người bệnh hiểu biết về vệ sinh cá nhân). - Những điều trên đây cho thấy vấn đề tâm lý trong y học cần được nghiên cứu một cách nghiêm túc. Việc nghiên cứu tâm lý trong y học có một ý nghĩa lớn: + Cung cấp lượng tri thức nhất định cho nhân viên y tế về tâm lý học y học để điều trị, chăm sóc tốt người bệnh. + Biết nghệ thuật tiếp xúc với người bệnh. + Hiểu được những diễn biến tâmlý của người bệnh trong các bệnh khác nhau. + Nêu cao đạo đức y học: “Thầy thuốc như mẹ hiền”. 7. Phân loại tâm lý học y học 7.1. Tâm lý y học đại cương Tâm lý y học đại cương nghiên cứu: - Những quy luật chung của tâm lý người bệnh. - Tâm lý của nhân viên y tế. - Mối quan hệ giữa nhân viên y tế và người bệnh. - Đạo đức y học. 7.2. Tâm lý y học chuyên biệt Tâm lý y học chuyên biệt nghiên cứu diễn biến tâm lý người bệnh trong các bệnh khác nhau: - Tâm lý người bệnh nội khoa. - Tâm lý người bệnh chuyên khoa hệ nội. - Tâm lý người bệnh ngoại khoa. - Tâm lý người bệnh chuyên khoa hệ ngoại. - Tâm lý người bệnh nhi khoa. 8
- - Tâm lý người bệnh sản khoa. 8. Phương pháp nghiên cứu tâm lý học y học 8.1. Phương pháp nghiên cứu chung Phương pháp nghiên cứu tâm lý học y học được xây dựng trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung, trước hết là phương pháp của tâm lý học và y học. Những phương pháp thường được sử dụng trong nghiên cứu tâm lý học y học là: - Phương pháp quan sát. - Phương pháp đàm thoại (trò chuyện). - Phương pháp trắc nghiệm (test). - Phương pháp thực nghiệm. - Phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân. - Phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt động. 8.2. Phương pháp tâm lý lâm sàng Để đi sâu nghiên cứu tâm lý người bệnh, tâm lý học y học sử dụng phương pháp tâm lý lâm sàng với các nội dung sau: 8.2.1. Phần mở đầu cuộc khám bệnh: - Người thầy thuốc chú ý thu thập những thông tin về hành chính như: Tuổi, văn hoá, nghề nghiệp... của người bệnh và tạo ra những điều kiện thuận lợi cho quan hệ giao tiếp, giúp cho việc thăm khám và điều trị người bệnh đạt kết quả. - Trong phần kể bệnh của người bệnh, người thầy thuốc cần chú ý trạng thái chung, tình trạng rối loạn giấc ngủ, biến đổi khí sắc và các trạng thái tâm lý của người bệnh. - Trong khai thác tiền sử bệnh, điều quan trọng là người thầy thuốc hỏi người bệnh về thời điểm xuất hiện, bắt đầu, diễn biến của bệnh ra sao, có suy nghĩ gì về nguyên nhân, tiên lượng của bệnh... chú ý khai thác tiền sử đời sống người bệnh để có cơ hội thâm nhập vào thế giới nội tâm của họ. Qua đàm thoại, mối quan hệ giữa thầy thuốc và người bệnh thêm sâu sắc, thầy thuốc hiểu đầy đủ hơn về tâm lý và bệnh tật của người bệnh. 8.2.2. Phần khám các triệu chứng khách quan: - Người thầy thuốc chú ý tìm hiểu đầy đủ trạng thái tâm lý, ý thức hoạt động của người bệnh. Sơ bộ đánh giá mức độ phát triển trí tuệ, khí chất và những nét tính cách chủ yếu. Đặc biệt cần tìm hiểu khí sắc và phản ứng xúc cảm của người bệnh. - Người thầy thuốc có thể tìm hiểu thêm tâm lý người bệnh bằng cách tiến hành trắc nghiệm và thực nghiệm tâm lý chuyên biệt trên người bệnh. 8.2.3. Phần kết luận: - Trong phần này, ngoài các chẩn đoán về bệnh tật, cần có các chẩn đoán về nhân cách, về trạng thái tâm lý người bệnh, trên cơ sở đó thầy thuốc đề ra nghệ thuật giao tiếp và kế hoạch liệu pháp tâm lý phù hợp đối với từng người bệnh LƯỢNG GIÁ I. Câu hỏi tự luận: Câu 1: Trình bày khái niệm chung về hiện tượng tâm lý? Câu 2: Trình bày khái niệm, nhiệm vụ của tâm lý học? 9
- Câu 3: Trình bày khái niệm, nhiệm vụ, nội dung và cấu trúc của tâm lý học y học? Câu 4: Trình bày cách phân loại tâm lý học y học? Câu 5: Phân tích ý nghĩa của tâm lý học y học đối với cán bộ y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe người bệnh? II. Câu hỏi trắc nghiệm: Hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau đây: Câu 6: Bản chất của hiện tượng tâm lý là bản chất? A. Vât chất cao cấp, phản xạ, xã hội lịch sử. B. Phản xạ, xã hội lịch sử, phản ánh thế giới khách quan. C. Phản ánh thế giới khách quan, xã hội lịch sử. D. Vât chất cao cấp, xã hội lịch sử. E. Vât chất cao cấp, phản xạ, phản ánh thế giới khách quan, xã hội lịch sử. Câu 7. Nhiệm vụ của tâm lý học y học chủ yếu nghiên cứu về tâm lý? A. Trẻ em B. Người lớn C. Người bệnh D. Phụ nữ E. Người khỏe mạnh Câu 8: Tâm lý học y học đại cương nghiên cứu về? A. Những quy luật chung của tâm lý người bệnh, tâm lý của nhân viên y tế. B. Tâm lý của nhân viên y tế, mối quan hệ giữa nhân viên y tế và người bệnh C. Mối quan hệ giữa nhân viên y tế và người bệnh, đạo đức y học. D. Những quy luật chung của tâm lý người bệnh, tâm lý của nhân viên y tế, mối quan hệ giữa nhân viên y tế và người bệnh, đạo đức y học. E. Tâm lý của nhân viên y tế, đạo đức y học mối quan hệ giữa nhân viên y tế và người bệnh. Câu 9: Phân loại tâm lý học y học chủ yếu chia thành? A. Tâm lý y học đại cương và tâm lý y học chuyên biệt. B. Tâm lý y học đại cương và tâm lý học lâm sàng. C. Tâm lý học chuyên biệt và tâm lý học lâm sàng. D. Tâm lý học người bệnh chuyên khoa và bệnh học thần kinh. E. Tâm lý học người bệnh và nhân viên y tế. Câu 10: Phương pháp nghiên cứu tâm lý học y học bao gồm: A. Phương pháp quan sát và phương pháp đàm thoại. B. Phương pháp thực nghiệm và phương pháp nghiên cứu tiểu sử cá nhân. C. Phương pháp nghiên cứu chung và phương pháp tâm lý lâm sàng. D. Phương pháp quan sát và phương pháp thực nghiệm. E. B. Phương pháp thực nghiệm và phương pháp phân tích sản phẩm của hoạt động. Bài 2 CÁC QUÁ TRÌNH VÀ TRẠNG THÁI TÂM LÝ MỤC TIÊU 1. Trình bày được các loại hiện tượng tâm lý theo thời gian tồn tại. 10
- 2. Trình bày được bản chất của từng loại riêng biệt các quá trình và trạng thái tâm lý. 3. Phân tích được những rối loạn đi kèm các quá trình và trạng thái tâm lý đó. NỘI DUNG 1. CÁC LOẠI HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ THEO THỜI GIAN TỒN TẠI 1.1. Quá trình tâm lý: Là những hoạt động tâm lý có khởi đầu, có diễn biến, có kết thúc nhằm biến những tác động bên ngoài thành hình ảnh tâm lý bên trong. Quá trình tâm lý là nguồn gốc của đời sống tinh thần, xuất hiện như một yếu tố điều chỉnh ban đầu với hành vi con người gồm các quá trình: - Quá trình nhận thức: Phản ánh các sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan bằng các cảm giác tri giác, trí nhớ, tư duy, tưởng tượng... Khi gặp một sự vật, hiện tượng trong hiện thực con người sẽ sử dụng các giác quan để tiếp xúc từ đó nảy sinh cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy... - Quá trình cảm xúc: Là thái độ của con người đối với các sự vật hiện tượng của thực tại biểu hiện bằng vui, buồn, căm ghét... - Quá trình ý chí: Là biểu hiện hành động có ý thức nhằm thực hiện một nhiệm vụ đã đặt ra, có kèm theo sự khắc phục khó khăn, biểu hiện sự ham muốn, tham vọng, đấu tranh tư tưởng... 1.2. Trạng thái tâm lý: Là đặc điểm của hoạt động tâm lý trong những khoảng thời gian ngắn được gây nên bởi hoàn cảnh bên ngoài (hoặc do cảm giác con người ảnh hưởng lên hành vi con người trong thời gian đó). Con người thường ở trong những trạng thái nhất định như trạng thái tập trung, lơ đãng, tích cực, tiêu cực, khẳng định, phủ định, do dự, quyết tâm... 1.3. Thuộc tính tâm lý - Là những quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý thường xuyên lập đi lập lại trong đời sống trở thành đặc điểm tâm lý bền vững của nhân cách cá nhân. - Là những nét tâm lý tương đối ổn định được hình thành từ quá trình tâm lý và trạng thái tâm lý bảo đảm nhất định về số lượng chất lượng hành vi và hoạt động tâm lý. - Thuộc tính tâm lý tạo sự khác biệt cá nhân, khó hình thành và cũng khó mất đi có tác động ngược lại với quá trình tâm lý và trạng thái tâm lý. Có 4 nhóm của thuộc tính tâm lý: + Tính cách: Là hành vi, như lòng nhân đạo, tính kiên trì, lòng dũng cảm, tình yêu lao động... + Năng lực: Là khả năng của mỗi cá nhân có thể làm được gì, đến mức nào trên mỗi lĩnh vực của cuộc sống. Nó thể hiện tài năng của mỗi con người. 11
- + Khí chất: Thể hiện sắc thái bên ngoài của đời sống tinh thần như: tính hăng hái, bình thản, nóng nảy... + Xu hướng: Thể hiện phương hướng, chiều hướng phát triển của con người như: sở thích, lý tưởng, niềm tin. Các hiện tượng tâm lý có mối liên quan chặt chẽ với nhau không tách rời nhau. Tâm lý của con người là bao gồm tất cả các hiện tượng thuộc về đời sống tâm hồn của con người. Tâm lý người khác tâm lý động vật về bản chất, con người do lao động sáng tạo ra, biết lao động, có ngôn ngữ nên hoạt động của con người là hoạt động có ý thức. vì vậy ý thức là hiện tượng tâm lý cao nhất và chỉ có ở con người. 2. CÁC QUÁ TRÌNH TÂM LÝ: 2.1. Cảm giác: 2.1.1. Khái niệm cảm giác - Cảm giác là một quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật và hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta. - Cảm giác là hình thức đầu tiên mà qua đó mối liên hệ tâm lý của cơ thể với môi trường được thiết lập. Cảm giác là mức độ phản ánh tâm lý thấp nhất thông qua từng phân tích giác quan thần kinh và do các kích thích của bên ngoài cũng như bên trong cơ thể sinh ra. Ví dụ: Cảm giác đói, no, ngọt, chua. 2.1.2. Phân loại cảm giác Có nhiều cách phân loại cảm giác dựa trên những tiêu chuẩn khác nhau. Cách phân loại thông thường là dựa vào vị trí của nguồn kích thích xuất phát từ bên ngoài hay bên trong cơ thể. Theo cách phân loại này ta có 2 nhóm cảm giác: Cảm giác bên ngoài do những kích thích bên ngoài có thể gây nên, cảm giác bên trong xuất hiện bởi những kích thích bên trong cơ thể. - Cảm giác bên ngoài: + Cảm giác nhìn (thị giác) cho ta biết những thuộc tính hình dạng, độ lớn, số lượng, màu sắc của đối tượng. Cảm giác nhìn chiếm vị trí quan trọng bậc nhất trong việc thu nhận thông tin từ thế giới bên ngoài. + Cảm giác nghe (thính giác) cho ta biết những thuộc tính như cường độ âm thanh, độ cao âm thanh của đối tượng. Thính giác có vai trò quan trọng sau thị giác, con người có thể nhận biết âm thanh có tần số từ 16-20.000 Hertz. + Cảm giác ngửi (khứu giác) cho ta biết thuộc tính mùi của đối tượng. + Cảm giác nếm (vị giác) cho ta biết thuộc tính vị của đối tượng. Có 4 loại cảm giác nếm cơ bản: chua, ngọt, mặn, đắng. Sự kết hợp của các loại cảm giác này tạo nên đa dạng của vị giác. + Cảm giác da (mạc giác) cho ta biết sự đụng chậm, sức ép của vật vào da cũng như nhiệt độ của vật. Có 5 loại cảm giác da: cảm giác đụng chạm, cảm giác nén, cảm giác nóng, cảm giác lạnh và cảm giác đau. - Cảm giác bên trong: 12
- + Cảm giác vận động: Khi các cơ, gân, khớp, xương trong cơ thể chuyển động sẽ tạo nên cảm giác vận động, báo hiệu mức độ co cơ và báo hiệu vị trí các phần cơ thể. + Cảm giác căng thẳng: Cho ta biết vị trí và phương hướng chuyển động của đầu ta so với phương hướng của trọng lực. + Cảm giác cơ thể: Là loại cảm giác cho ta biết tình trạng hoạt động của các cơ quan nội tạng như cảm giác đau, đói, no, khát và những cảm giác có liên quan đến các quá trình hô hấp và tuần hoàn. 2.1.3 Quy luật của cảm giác: - Quy luật ngưỡng cảm giác và độ nhậy cảm giác: Cảm giác được tiếp nhận trong một khoảng kích thích nhất định gọi là ngưỡng cảm giác, có ngưỡng tuyệt đối trên và ngưỡng tuyệt đối dưới. - Ngưỡng sai biệt: là mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của 2 kích thước đủ để ta phân biệt được gọi là ngưỡng sai biệt. Khả năng nhận cảm khác nhau ở mức độ rất nhỏ giữa 2 kích thích gọi là độ nhậy (nhậy cảm). - Quy luật về sự thích ứng: Là khả năng thay đổi độ nhậy cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ, tính chất của kích thích. Quy luật chung về sự thích ứng của cảm giác là: + Tăng độ nhậy cảm khi gặp kích thích yếu. + Giảm độ nhậy cảm khi gặp kích thích mạnh và lâu. - Quy luật về sự tác động qua lại: Con người là một chỉnh thể, thống nhất, mọi giác quan đều quan hệ mật thiết theo quy luật: + Kích thích yếu lên cơ quan phân tích này sẽ làm tăng nhạy cảm lên cơ quan khác. + Kích thích mạnh lên cơ quan phân tích này sẽ làm giảm độ nhậy cảm lên cơ quan khác. 2.1.4. Rối loạn cảm giác: -Tăng cảm giác: Ví dụ: Không chịu được tiếng gõ cửa. - Giảm cảm giác: Ví dụ: Thức ăn nhạt nhẽo - Mất cảm giác: Ví dụ: Không nhận biết được thức ăn mặn hay nhạt - Loạn cảm giác bản thể: Ví dụ: Nóng bỏng trong dạ dày 2.2. Tri giác 2.2.1. Khái niệm - Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của sự vật, hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào các giác quan của ta. 13
- - Khác với cảm giác, tri giác không phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật và hiện tượng mà phản ánh sự vật nói chung, sự vật trong tổng hoà các thuộc tính của nó. - Tri giác đem lại cho ta một hình ảnh hoàn chỉnh về sự vật, hiện tượng. 2.2.2. Phân loại tri giác Phân loại dựa vào hình thức tồn tại của sự vật hiện tượng - Tri giác không gian: Cho biết được thuộc tính không gian như hình dáng, độ lớn, vị trí, khoảng cách của sự vật hiện tượng . - Tri giác thời gian: Cho biết diễn biến tồn tại nhanh, châm, liên tục của sự vật hiện tượng. Chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như quá trình sinh học , nhịp điệu sinh học của cơ thể ( hô hấp, tuần hoàn, đói no, thức ngủ:). Chịu sự chi phối của chu kỳ thiên nhiên của môi trường. - Tri giác vận động: Cho biết sự vận động của sự vật hiện tượng, mối quan hệ giữa thời gian và không gian, phương hướng, tốc độ của sự vật hiện tượng . Phân loại dựa vào bộ máy phân tích: Tri giác nhìn -Tri giác nghe -Tri giác ngửi -Tri giác sờ mó - Tri giác nếm 2.2.3. Quy luật tri giác - Qui luật tính đối tượng - Quy luật tính trọn vẹn - Quy luật tính lựa chọn - Quy luật tính có ý nghĩa - Quy luật tính ổn định - Quy luật tính tổng giác 2.2.4. Các rối loạn về tri giác - Ảo tưởng: Là cảm giác, tri giác sai lệch của người bệnh về một sự vật, hiện tợng trong thực tại khách quan. - Ảo giác: Là cảm giác, tri giác như có thật về một sự vật, hiện tượng không hề có thực trong thực tại khách quan của người bệnh. Người ta thường chia ảo giác theo các giác quan: Ảo thanh, ảo thị, ảo khứu, ảo giác xúc giác và ảo giác nội tạng. 2.3. Biểu tượng 2.3.1. Khái niệm: Biểu tượng là quá trình tâm lý nhằm phục hồi các hiện tượng của sự vật hiện tượng mà con người đã cảm giác và tri giác được. Là những tài liệu cụ thể và sinh động của các quá trình ký ức, tưởng tượng . 2.3.2. Đặc điểm: - Tính trực quan - Tính khái quát 2.3.3. Phân loại biểu tượng: - Biểu tượng về ký ức - Biểu tượng về tưởng tượng 2.4. Tư duy 14
- 2.4.1. Khái niệm - Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính chất quy luật của sự vật và hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết. - Tư duy là mức độ nhận thức mới về chất so với cảm giác và tri giác. - Cơ sở của tư duy là cảm giác và tri giác. Trong hoạt động của tư duy còn có sự tham gia của tri thức cũ, kinh nghiệm cũ, trí nhớ, chú ý, cảm xúc. - Hoạt động của tư duy là hoạt động kết hợp chặt chẽ giữa hệ tín hiệu thứ nhất và hệ tín hiệu thứ hai mà chủ yếu là hệ tín hiệu thứ hai. Hoạt động của tư duy là hoạt động vô cùng cơ động và phức tạp bao gồm nhiều quá trình từ thấp đến cao như: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, hình thành khái niệm, phán đoán suy luận, thông hiểu bản chất và quy luật (các thao tác của tư duy). 2.4.2. Phân loại tư duy Phân loại Theo phương diện lịch sử: - Tư duy trực quan - hành động - Tư duy trực quan - hình ảnh - Tư duy trừu tượng: Là tư duy phát triển cao hơn và chỉ có ở người bao gồm: + Tư duy hình tượng + Tư duy ngôn ngữ - logic 2.4.3. Đặc điểm của tư duy - Tính có vấn đề của tư duy + Tính có vấn đề của tư duy chỉ xẩy ra ở hoàn cảnh có vấn đề, tình huống có vấn đề. + Hoàn cảnh và tình huống có vấn đề kích thích con người tư duy. + Có nhu cầu nhận thức, có nhu cầu giải quyết các mâu thuẫn nẩy sinh tư duy. - Tính khái quát của tư duy - Tính gián tiếp của tư duy - Quan hệ mật thiết với ngôn ngữ - Tư duy là một quá trình - Tư duy là một hành động trí tuệ 2.4.4. Các rối loạn - Định kiến: Là những ý tưởng dựa trên cơ sở những sự kiện thực nhưng người bệnh gắn cho sự kiện ấy một ý nghĩa quá mức, ý tưởng ấy chiếm ưu thế trong ý thức người bệnh và được duy trì bằng một cảm xúc mãnh liệt. - Ám ảnh: Là những ý tưởng không phù hợp với thực tế, người bệnh còn biết phê phán ý tưởng đó là sai, tự đấu tranh để xua đuổi những ý tưởng đó đi nhưng không xua đuổi được. - Hoang tưởng: Là những ý tưởng, phán đoán sai lầm, không phù hợp với thực tế, do người bệnh gây ra nhưng người bệnh cho là hoàn toàn chính xác không thể giải thích được. Hoang tưởng chỉ mất đi khi bệnh khỏi hoặc thuyên giảm. Có nhiều loại hoang tưởng khác nhau: + Hoang tưởng bị truy hại. 15
- + Hoang tưởng bị ghen tuông. + Hoang tưởng tự buộc tội. + Hoang tưởng phát minh. + Hoang tưởng nghi bệnh. 2.5. Trí nhớ 2.5.1. Khái niệm Trí nhớ là chức phận và đặc tính của bộ não có khả năng ghi nhận, bảo tồn và làm tái hiện lại những cái mà con người đã cảm giác, tri giác, rung động, hành động hay suy nghĩ trước đây dưới hình thức biểu tượng. 2.5.2. Những quá trình của trí nhớ - Quá trình ghi nhớ (ghi nhận): Quá trình ghi nhận là quá trình hưng phấn ở những hệ thống cấu trúc cơ động của bộ não trước những kích thích của thực tại. Càng chú ý và thích thú với các kích thích thì quá trình ghi nhận càng chắc chắn và rõ ràng. - Quá trình lưu giữ (bảo tồn): Quá trình bảo tồn là quá trình hình thành những đường liên hệ tạm thời duy trì dấu vết của những kích thích đã tác động vào bộ não. Kích thích càng mạnh, càng được lặp lại thì quá trình bảo tồn càng bền vững. - Quá trình tái hiện (nhớ lại): Quá trình tái hiện là quá trình phục hồi những đường liên hệ tạm thời đã được bảo tồn trong những hệ thống cấu trúc cơ động của bộ não. Nhớ lại tốt chứng tỏ quá trình bảo tồn tốt. 2.5.3. Các rối loạn trí nhớ - Giảm nhớ. - Mất nhớ. - Loạn nhớ. 2.6. Ngôn ngữ 2.6.1. Khái niệm - Ngữ ngôn: Ngữ ngôn là một hệ thống các ký hiệu, từ ngữ có chức năng là một phương tiện của giao lưu, một công cụ của tư duy. - Ngôn ngữ: Ngôn ngữ là quá trình mỗi cá nhân sử dụng một thứ ngữ ngôn để giao lưu. Nói cách khác ngôn ngữ là giao lưu bằng ngữ ngôn. 2.6.2. Những chức năng cơ bản của ngôn ngữ - Chức năng chỉ ngữ: Con người dùng quá trình ngôn ngữ đến chỉ chính bản thân sự vật, hiện tượng. - Chức năng khái quát hoá: Con người dùng quá trình ngôn ngữ để chỉ một loạt các sự vật hiện tượng có chung nhau những thuộc tính bản chất. - Chức năng thông báo: Chức năng này gồm 3 mặt: Thông tin, biểu cảm và thúc đẩy hành động. 2.6.3. Các loại ngôn ngữ Thường người ta chia ngôn ngữ thành hai loại: Ngôn ngữ bên ngoài và ngôn ngữ bên trong. - Ngôn ngữ bên ngoài: Là ngôn ngữ hướng vào người khác, được dùng để truyền đạt và tiếp thu tư tưởng. 16
- - Ngôn ngữ bên ngoài gồm hai loại: Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. - Ngôn ngữ bên trong (Ngôn ngữ thầm): Là ngôn ngữ cho mình hướng vào chính mình, giúp con người suy nghĩ được, tự điều chỉnh, tự giáo dục được. 2.6.4. Các rối loạn - Nhại lời. - Nói lặp lại. - Không nói. 2.7. Cảm xúc và tình cảm 2.7.1. Phân biệt cảm xúc và tình cảm Cảm xúc Tình cảm - Có cả ở người và động vật. - Chỉ có ở người. - Là một quá trình tâm lý hoặc trạng thái - Là một thuộc tính tâm lý. tâm lý. - Có tính chất nhất thời, phụ thuộc vào - Có tính chất xác định và ổn định. tình huống. - Luôn luôn ở trạng thái hiện thực. - Thường hay ở trạng thái tiềm tàng. - Xuất hiện trước. - Xuất hiện sau. - Thực hiện chức năng sinh vật. - Thực hiện chức năng xã hội. - Gắn liền với những phản xạ không điều - Gắn liền với phản xạ có điều kiện, với kiện, với bản năng. động hình thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai. 2.7.2. Vai trò cảm xúc và tình cảm - Cảm xúc và tình cảm làm tăng quá trình nhận thức của con người (tăng cảm giác, tri giác, trí nhớ). - Cảm xúc và tình cảm lành mạnh (dương tính) thúc đẩy hành động của mỗi người mau chóng đạt kết quả cao. Ngược lại, cảm xúc tình cảm tiêu cực (âm tính) dẫn tới con người không thiết làm gì, không hoàn thành bất kỳ công việc gì. - Với nhân cách: Tình cảm tô điểm cho nhân cách con người làm cho con người trở nên hấp dẫn hơn, sinh động hơn và duyên dáng hơn. - Với việc xây dựng nhóm, tập thể, cảm xúc và tình cảm gắn các thành viên với nhau, làm họ yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. 2.7.3. Các rối loạn cảm xúc - Cảm xúc bàng quan. - Cảm xúc không ổn định. - Cảm xúc trái ngược. 2.8. Ý chí và hành động ý chí 2.8.1. Ý chí 2.8.1.1. Khái niệm ý chí - Ý chí là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn. 17
- - Ý chí là một phẩm chất quan trọng của nhân cách, ý chí được thể hiện trong tất cả các loại hoạt động của con người. - Nhờ có ý chí và con người tổ chức hoạt động của mình, biến đổi được tự nhiên và xã hội, tạo ra được những giá trị vật chất và tinh thần, thực hiện được những chuyển biến và có được những phát hiện trong khoa học. - Ý chí làm cho con người có sức mạnh phi thường, vượt qua muôn vàn khó khăn, trở ngại tưởng như không vượt qua nổi. 1.8.1.2. Các phẩm chất ý chí của nhân cách - Tính mục đích: Là một phẩm chất rất quan trọng của ý chí, là kỹ năng của con người biết đề ra trong hoạt động và cuộc sống của mình những mục đích gần và xa, mục đích bộ phận và mục đích tổng thể của cuộc đời (lý tưởng của cuộc sống), biết bắt hành vi của mình phục tùng các mục đích ấy. - Tính độc lập: Là năng lực quyết định và thực hiện hành động đã dự định mà không chịu ảnh hưởng của một ai. Tính độc lập không loại trừ việc con người tự giác nghe theo ý kiến của người khác và chấp nhận những lời khuyên của họ, nếu đồng tình với những lời khuyên ấy. Đồng thời người có ý chí cũg không phải là người dễ bị ám thị, không dễ dàng từ bỏ ý kiến của mình. Tính độc lập giúp con người hình thành được niềm tin vào sức mạnh của mình. - Tính quyết đoán: Là khả năng đưa ra những quyết định kịp thời và chắc chắn không có sự dao động không cần thiết. Tính quyết đoán thể hiện không phải trong những hành động thiếu suy nghĩ, thiếu phán đoán, mà là trong những hành động có cân nhắc, có căn cứ. Con người quyết đoán là con người tin tưởng sâu sắc vào quyết định của mình. - Tính bền bỉ (kiên trì): Là kỹ năng đạt được mục đích đề ra dù cho con đường đạt tới chúng dài và có nhiều gian khổ. Tính bền bỉ được thể hiện ở sự khắc phục những trở ngại bên ngoài và bên trong. Người có ý chí có khả năng duy trì sự nỗ lực một cách không mệt mỏi, hơn nữa khó khăn chỉ làm tăng sự mong muốn tiếp tục công việc ở họ mà thôi. - Tính tự chủ: Là khả năng làm chủ được bản thân. Trong khi duy trì được sự kiểm soát đầy đủ đối với hành vi của mình, người tự chủ thắng được những thúc đẩy không mong muốn. Tính tự chủ làm cho con người tự phê phán mình, giúp họ tránh được những hành vi không suy nghĩ. 2.8.2. Hành động ý chí 2.8.2.1. Khái niệm hành động ý chí - Phẩm chất ý chí của con người được thể hiện trong các hành động, cử chỉ nhằm thực hiện mục đích đã đặt ra. Những hành động được điều chỉnh bởi ý chí được gọi là hành động ý chí. 2.8.2.2. Phân loại hành động ý chí - Người ta chia ra 3 loại hành động ý chí sau đây: Hành động ý chí đơn giản, hành động ý chí cấp bách, hành động ý chí phức tạp. 18
- + Hành động ý chí đơn giản: Là những hành động có mục đích rõ ràng, nhưng hai điểm sau không thể hiện đầy đủ, hoặc không có. Loại hành động này còn được gọi là hành động có chủ định hay hành động tự ý. + Hành động ý chí cấp bách: Là những hành động xảy ra trong một thời gian rất ngắn, đòi hỏi phải có sự quyết định và thực hiện quyết định tỏng chớp nhoáng. Trong hành động này các đặc điểm trên hoà nhập với nhau, không phân biệt rõ ràng. + Hành động ý chí phức tạp: Là loại hành động ý chí điển hình trong đó có cả 3 đặc điểm trên được thực hiện một cách đầy đủ, rõ ràng. ý chí của con người được bộc lộ một cách đầy đủ trong loại hành động này. Hành động ý chí phức tạp là hành động được hướng vào mục đích mà việc đạt tới chúng đòi hỏi khắc phục những khó khăn, trở ngại, do đó phải có sự hoạt động tích cực của tư duy và nỗ lực ý chí đặc biệt. 2.8.2.3 Cấu trúc của hành động ý chí: Cấu trúc của một hành động ý chí điển hình gồm những thành phần hay giai đoạn sau đây: - Giai đoạn chuẩn bị: Gồm có các khâu sau đây: + Đặt ra và ý thức rõ ràng mục đích của hành động: Tại mỗi thời điểm nhất định con người thường có nhiều nhu cầu khác nhau, do đó cùng một lúc có thể đề ra nhiều mục đích khác nhau cho hành động của mình. Trên thực tế mỗi hành động của con người thường chỉ thực hiện được một hay hai mục đích mà thôi. Vì vậy, trong quá trình đề ra mục đích cho hành động có thể diễn ra sự đấu tranh bản thân để chọn một mục đích nào đấy trong số nhiều mục đích cùng được đề ra đó. + Lập kế hoạch và lựa chọn phương tiện, phương pháp hành động: sau khi đã xác định được mục đích, tiếp theo là lập kế hoạch hành động để thực hiện mục đích đó với những phương tiện, biện pháp cụ thể. Nhưng một mục đích lại có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp, với những phương tiện khác nhau. Cho nên ở đây, lại có sự đấu tranh bản thân để lựa chọn lấy phương pháp và phương tiện hợp lý nhất. Mặt khác, khi lập kế hoạch hành động có thể nảy sinh những khó khăn khách quan và chủ quan nhất định. Nên ở đây lại diễn ra sự đấu tranh bản thân. Kết quả của sự đấu tranh bản thân là đưa đến một quyết định, giai đoạn chuẩn bị được kết thúc bằng sự quyết định hành động. + Quyết định hành động: Là dừng lại ở một mục đích và những phương pháp, phương tiện tiến hành hành động nhất định được thực hiện theo một kế hoạch nhất định. - Giai đoạn thực hiện: Sự thực hiện quyết định có thể có hai hình thức: thể hiện hành động cần thiết và hoặc kìm hãm các hành động không mong muốn. Khi mục đích đã đạt được, những khó khăn được khắc phục, con người cảm thấy thoả mãn và sẽ cố gắng tiến hành những hoạt động mới, những thành công mới. - Giai đoạn đánh giá kết quả của hành động: Sau khi hành động ý chí được thực hiện, con người bao giờ cũng đánh giá các kết quả hành động đã đạt được. Việc đánh giá này cần thiết để rút kinh nghiệm cho những hành động sau. Sự đánh giá này được biểu hiện trong sự tán thành hoặc lên án quyết định đã chọn và hành động đã thực hiện. 19
- Sự đánh giá xấu thường xảy ra cùng với những cảm lấy làm tiếc về hành động đã thực hiện, những rung cảm xấu hổ, hối hận. Sự đánh giá tốt thường xảy ra cùng với những rung cảm thoả mãn, hài lòng, vui sướng. Việc đánh giá kết quả hành động có một ý nghĩa to lớn trong hoạt động của con người, nó trở thành sự kích thích và động cơ đối với hoạt động tiếp theo. Sự đánh giá xấu thường là động cơ dẫn đến việc đình chỉ hoặc sửa chữa hành động hiện tại. Sự đánh giá tốt sẽ làm tăng cường và cải tạo hành động. 2.8.2.4. Rối loạn hành động ý chí - Giảm hành động: Gặp trong các trạng thái suy nhược, trầm cảm. - Tăng hành động: Gặp trong các trạng thái hưng cảm, nghiện chất độc. - Mất hành động: Thường kết hợp với mất cảm xúc, gặp trong loạn tâm thần phản ứng, tâm thần phân liệt. 3. CÁC TRẠNG THÁI TÂM LÝ: Là hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài, thường ít biến động nhưng lại chi phối các quá trình tâm lý. Biểu hiện về tâm trạng, trạng thái chú ý, trạng thái trầm lắng, ganh đua, đố kỵ... 3.1. Chú ý: 3.1.1. Khái niệm: - Chú ý là tính xu hướng và tính tập trung của hoạt động tâm lý nhằm vào một hay một số đối tượng hoặc hiện tượng nào đó để đối tượng và hiện tượng ấy được phản ánh rõ nét nhất và toàn vẹn nhất vào trong ý thức. - Chú ý là một trạng thái tâm lý luôn đi kèm theo các quá trình tâm lý khác (chú ý nghe, chú ý nhìn, chú ý suy nghĩ). - Chú ý là một thành phần rất quan trọng của hoạt động ý chí. 3.1.2. Các rối loạn: - Chú ý quá chuyển động: Chú ý chủ động bị suy yếu và chú ý bị động chiếm ưu thế. Vì vậy, người bệnh không thể chủ động tập trung chú ý vào một đối tượng cần thiết. Gặp trong trạng thái hưng cảm điển hình. - Chú ý trì trệ: Khả năng di chuyển chú ý rất kém, chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác khó khăn. Tất cả chú ý tập trung vào một chủ đề, một đối tượng trong một thời gian tương đối dài. Thường gặp trong bệnh động kinh, các trạng thái trầm cảm, bệnh tâm thần phân liệt. - Chú ý suy yếu: Không thể tập trung chú ý một thời gian tương đối dài. Gặp trong các bệnh tổn thương thực thể ở não và các trạng thái suy nhược. LƯỢNG GIÁ I. Câu hỏi tự luận: Câu 1: Trình bày các loại hiện tượng tâm lý theo thời gian tồn tại? Câu 2: Trình bày khái niệm, phân loại và rối loạn cảm giác? Câu 3: Trình bày khái niệm, phân loại và rối loạn tri giác? Câu 4: Trình bày khái niệm ý chí và quá trình hành động ý chí? Câu 5: Trình bày khái niệm, chức năng, phân loại và rối loạn ngôn ngữ? II. Câu hỏi trắc nghiệm: 20
- Hãy chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau đây: Câu 6: Quá trình tâm lý bao gồm các quá trình sau: A. Quá trình nhận thức, quá trình cảm xúc. B. Quá trình cảm xúc, quá trình ý chí. C. Quá trình ý chí, quá trình hành động. D. Quá trình nhận thức, quá trình cảm xúc, quá trình ý chí. E. Quá trình nhận thức, quá trình cảm xúc, quá trình hành động. Câu 7: Thuộc tính tâm lý gồm các nhóm sau: A. Tính cách, năng lực, khí chất, đạo đức. B. Tính cách, năng lực, khí chất, xu hướng. C. Khí chất, xu hướng, tài năng. D. Năng lực, đạo đức, tính cách, xu hướng. E. Xu hướng, tính cách, tài năng, khí chất. Câu 8: Cảm giác ngửi thuộc cảm giác nào sau đây: A. Cảm giác bên trong. B. Cảm giác bên ngoài. C. Cả bên trong và bên ngoài. D. Tri giác. E. Xúc giác. Câu 9: Cảm giác vận động thuộc cảm giác nào sau đây: A. Cảm giác bên trong. B. Cảm giác bên ngoài. C. Cả bên trong và bên ngoài. D. Cảm giác trung gian E. Tri giác. Câu 10: Cảm giác, tri giác sai lệch của người bệnh về một sự vật, hiện tượng trong thực tại khách quan thuộc: A. Ảo tưởng B. Ảo giác C. Ảo thanh D. Ảo thị E. Ảo khứu Câu 11: Tư duy ngôn ngữ - logic thuộc tư duy nào sau đây? A. Tư duy trực quan - hành động B. Tư duy trực quan - hình ảnh C. Tư duy trực quan - hình ảnh D. Tư duy trừu tượng E. Tư duy hình tượng Câu 12: Đặc điểm của biểu tượng gồm: A. Tính trực quan và khái quát 21
- B. Tính trực quan và ký ức C. Tính trực quan và tưởng tượng D. Tính khái quát và ký ức E. Tính khái quát và tưởng tượng. Câu 13: Các rối loạn của ngôn ngữ là: A. Nhại lời, nói ít, nói lặp lại . B. Nói lặp lại, không nói, nói ít. C. Không nói, nói lặp lại, nói ít. D. Nhại lời, nói lặp lại, không nói. E. Nhại lời, nói lặp lại, nói nhiều. Câu 14: Giảm hành động gặp trong trường hợp nào sau đây: A. Gặp trong các trạng thái suy nhược, trầm cảm. B. Gặp trong các trạng thái hưng cảm, nghiện chất độc. C. Gặp trong mất cảm xúc. D. Gặp trong loạn tâm thần phản ứng. E. Tâm thần phân liệt. 22
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Sinh lý bệnh chức phận tiết niệu
17 p |
221 |
47
-
Bài giảng Đại cương về người cao tuổi
51 p |
339 |
43
-
Đại Cương về bát cương (Phần 1)
6 p |
195 |
37
-
Bài giảng Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn - PGS.TS. Trương Thanh Hương
72 p |
212 |
36
-
Bài giảng chuyên đề Tâm thần học: Đại cương phương pháp chẩn đoán điện não đồ - PGS.TS Phan Việt Nga
11 p |
169 |
29
-
Hở van động mạch chủ (Aortic valvular regurgitation) (Kỳ 1)
5 p |
145 |
28
-
Đại cương sinh lý học về máu
20 p |
228 |
19
-
ĐẠI CƯƠNG SỐC TIM (Kỳ 1)
5 p |
90 |
13
-
Khuyến cáo 2008 của Hội tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán và xử trí viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
21 p |
101 |
6
-
Bài giảng Đại cương về siêu âm doppler mô cơ tim - PGS.TS. Trương Thanh Hương
51 p |
111 |
5
-
Bài giảng Đại cương về thăm dò điện sinh lý học tim và các phương pháp kích thích tim có chương trình
45 p |
84 |
5
-
Bài giảng ECG - Chương 1: Đại cương ECG
110 p |
21 |
3
-
Bài giảng Đại cương về nghiện và cai nghiện thuốc lá - ThS. Lê Khắc Bảo
21 p |
25 |
2
-
Đề cương học phần Ngoại bệnh lý 1 (Mã học phần: SUR 342)
26 p |
1 |
1
-
Phục hồi chức năng đau xơ cơ (Fibromyalgia)
5 p |
1 |
1
-
Phục hồi chức năng bệnh Alzheimer
6 p |
1 |
1
-
Đại cương về quản lý y tế
4 p |
1 |
1
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)