intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập nhóm An sinh xã hội: Tìm hiểu và nghiên cứu về trợ cấp tuổi già

Chia sẻ: Dinhhai Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:46

123
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

An sinh xã hội, đặc biệt là trợ cấp tuổi già, là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Đề tài được thực hiện để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập nhóm An sinh xã hội: Tìm hiểu và nghiên cứu về trợ cấp tuổi già

An sinh xã hội_Trợ cấp tuổi già<br /> <br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN<br /> VIỆN THƢƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ<br /> ----------o0o----------<br /> <br /> BÀI TẬP NHÓM<br /> MÔN: AN SINH XÃ HỘI<br /> Đề tài:<br /> <br /> Tìm hiểu và nghiên cứu về trợ cấp tuổi già<br /> Danh sách nhóm: Nguyễn Thị Phƣơng _ 11142325_Nhóm trƣởng<br /> Cao Thị Hƣờng _ 11141955<br /> Hà Thị Thanh<br /> <br /> _ 11153956<br /> <br /> Nguyễn Thị Ngọc Trang<br /> Vũ Thị Ánh Tuyết<br /> Lớp tín chỉ:<br /> <br /> _ 11141320<br /> _ 11150800<br /> <br /> An sinh xã hội_8<br /> Hà Nội, tháng 10/2016<br /> 1<br /> <br /> An sinh xã hội_Trợ cấp tuổi già<br /> LỜI NÓI ĐẦU:<br /> ừ xa xưa, trước những khó khăn, rủi ro trong cuộc sống, con người<br /> đã tự khắc phục, như câu phương ngôn “tích cốc phòng cơ, tích y<br /> phòng hàn”; đồng thời, còn được sự san sẻ, đùm bọc, cưu mang của<br /> cộng đồng. Sự tương trợ dần dần được mở rộng và phát triển dưới nhiều hình<br /> thức khác nhau. Những yếu tố đoàn kết, hướng thiện đó đã tác động tích cực đến<br /> ý thức và công việc xã hội của các Nhà nước dưới các chế độ xã hội khác nhau.<br /> <br /> T<br /> <br /> Trong quá trình phát triển xã hội, hệ thống ASXH đã có những cơ sở để<br /> hình thành, phát triển. Quá trình công nghiệp hoá làm cho đội ngũ người làm<br /> công ăn lương tăng lên, cuộc sống của họ phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập làm<br /> thuê đem lại. Sự hẫng hụt về tiền lương trong các trường hợp bị ốm đau, tai nạn,<br /> rủi ro, bị mất việc làm hoặc khi về già…, đã trở thành mối đe doạ đối với cuộc<br /> sống bình thường của những người không có nguồn thu nhập nào khác ngoài tiền<br /> lương. Sự bắt buộc phải đối mặt với những nhu cầu thiết yếu hàng ngày đã buộc<br /> những người làm công ăn lương tìm cách khắc phục bằng những hành động<br /> tương thân, tương ái (lập các quỹ tương tế, các hội đoàn…); đồng thời, đòi hỏi<br /> giới chủ và Nhà nước phải có trợ giúp bảo đảm cuộc sống cho họ.<br /> Kinh tế thị trường đang trong quá trình hình thành ở Việt Nam, nhưng<br /> những nội dung của ASXH thì đã được thực hiện khá lâu. Những câu thành ngữ<br /> “áo lành đùm áo rách”, “thương người như thể thương thân”, “bầu ơi thương lấy<br /> bí cùng”…, đã thể hiện tính cộng đồng ở nước ta và nó đã góp phần điều chỉnh<br /> các hành vi trong xã hội về các hoạt động mang nội dung ASXH và dần được<br /> Nhà nước xây dựng thành các chính sách về ASXH. An sinh xã hội là một trong<br /> những chính sách xã hội cơ bản thể hiện đường lối chủ trương của Đảng và Nhà<br /> nước ta hướng vào mục tiêu phát triển con người, thúc đẩy công bằng và tiến bộ,<br /> nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã<br /> hội của đất nước. Để chính sách này đảm bảo tốt hơn đời sống cho người dân,<br /> góp phần tích cực vào việc ổn định, an toàn xã hội, đẩy mạnh sự nghiệp phát triển<br /> kinh tế của đất nước thì việc xây dựng và hoàn thiện Pháp luật về an sinh xã hội ở<br /> Việt Nam là hết sức cần thiết.<br /> Vì những nguyên do đó mà An sinh xã hội, đặc biệt là trợ cấp tuổi già, là<br /> một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Và để tìm<br /> hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm em đã nghiên cứu về an sinh xã hội-trợ cấp tuổi<br /> già với những vai trò của nó tới mọi mặt đời sống cũng như liên hệ thực tiễn về<br /> chế độ hưu trí tại Việt Nam.<br /> 2<br /> <br /> An sinh xã hội_Trợ cấp tuổi già<br /> Bài tiểu luận của chúng em bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:<br /> <br /> I, Phân tích tổng quan về An sinh xã hội.............................................................................4<br /> II, Khái quát về tổ chức Lao động quốc tế (ILO................................................................11<br /> 1, Nguồn gốc......................................................................................................................11<br /> 2, Thành viên của ILO......................................................................................................12<br /> 3, Mục tiêu và hoạt động..................................................................................................12<br /> 4, Hình thức hỗ trợ của ILO.............................................................................................12<br /> III, Nội dung các chính sách, chương trình trong hệ thống ASXH..................................14<br /> 1, Bảo hiểm xã hội (BHXH).............................................................................................14<br /> 2, Cứu trợ xã hội (CTXH)................................................................................................17<br /> 3, Ưu đãi xã hội (ƯDXH)................................................................................................20<br /> 4, Xóa đói giảm nghèo (XĐGN)......................................................................................21<br /> IV, Vấn đề tài chính trong ASXH, cơ chế đóng góp, phương thức phân phối tài chính và<br /> các đối tượng trong diện bảo vệ của an sinh..............................................................................24<br /> V, Giới thiệu về già hóa dân số. Chế độ trợ cấp tuổi già...............................................24<br /> 1, Tại sao cần có trợ cấp tuổi già trên Thế giới.............................................................27<br /> 2, Sự cần thiết của chế độ hưu trí tại Việt Nam..............................................................28<br /> 3, Thực trạng về thu nhập và chế độ y tế dành cho người già trên Thế giới...................31<br /> 4, Mười hoạt động ưu tiên nhằm tận dụng tối đa cơ hội của dân số già hóa..................33<br /> 5, Đối tượng được hưởng trợ cấp tuổi già.......................................................................34<br /> 6, Điều kiện được hưởng trợ cấp tuổi già, mức trợ cấp và thời gian trợ cấp..................37<br /> VI, Nhận thức về ASXH của mọi người hiện nay..............................................................41<br /> 1, Nhận thức của Đảng và nhà nước................................................................................41<br /> 2, Nhận thức của người dân...............................................................................................43<br /> 3, Trách nhiệm, cơ chế giám sát và sự quản lí của nhà nước, chính quyền......................44<br /> <br /> 3<br /> <br /> An sinh xã hội_Trợ cấp tuổi già<br /> I.<br /> <br /> Phân tích tổng quan về An sinh xã hội:<br /> 1.<br /> Quan niệm An sinh xã hội:<br /> a.<br /> Quan niệm về An sinh xã hội trên thế giới:<br /> <br /> Trong thực tiễn, do sự đa dạng về nội dung, phương thức và góc độ tiếp<br /> cận nên hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau về ASXH.<br /> Theo Ngân hàng Thế giới (WB): ASXH là những biện pháp công cộng<br /> nhằm giúp cho các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng đương đầu và kiềm chế được<br /> nguy cơ tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và những bấp<br /> bênh thu nhập.<br /> Theo quan niệm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO): ASXH là hình<br /> thức bảo vệ mà xã hội cung cấp cho các thành viên của mình thông qua một số<br /> biện pháp được áp dụng rộng rãi để đương đầu với những khó khăn, các cú sốc về<br /> kinh tế và xã hội làm mất hoặc suy giảm nghiêm trọng thu nhập do ốm đau, thai<br /> sản, thương tật do lao động, mất sức lao động hoặc tử vong, cung cấp chăm sóc y<br /> tế và trợ cấp cho các gia đình nạn nhân có trẻ em.<br /> Hiệp hội An sinh quốc tế (ISSA) coi ASXH là thành tố của hệ thống<br /> chính sách công liên quan đến sự bảo đảm an toàn cho tất cả các thành viên xã hội<br /> chứ không chỉ có công nhân. Những vấn đề mà ISSA quan tâm nhiều trong hệ<br /> thống ASXH là chăm sóc sức khoẻ thông qua bảo hiểm y tế; hệ thống BHXH,<br /> chăm sóc tuổi già; phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; trợ giúp xã<br /> hội.<br /> <br /> 4<br /> <br /> An sinh xã hội_Trợ cấp tuổi già<br /> b.<br /> <br /> Quan niệm về An sinh xã hội ở Việt Nam:<br /> <br /> Ở Việt Nam, mặc dù ASXH là một lĩnh vực còn nhiều mới mẻ nhưng<br /> cũng đã dành được sự quan tâm của nhiều học giả và các nhà quản lý nghiên cứu<br /> về vấn đề này.<br /> - Theo GS Hoàng Chí Bảo thì: ASXH là sự an toàn của cuộc sống con<br /> người, từ cá nhân đến cộng đồng, tạo tiền đề và động lực cho phát triển con người<br /> và xã hội. ASXH là những đảm bảo cho con người tồn tại (sống) như một con<br /> người và phát triển các sức mạnh bản chất người, tức là nhân tính trong hoạt động,<br /> trong đời sống hiện thực của nó như một chủ thể mang nhân cách.<br /> - Theo PGS.TS Nguyễn Hải Hữu thì "ASXH là một hệ thống các cơ chế,<br /> chính sách, biện pháp của Nhà nước và xã hội nhằm trợ giúp mọi thành viên trong<br /> xã hội đối phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế - xã hội làm cho họ có nguy cơ<br /> suy giảm, mất nguồn thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già<br /> cả không còn sức lao động hoặc vì những nguyên nhân khác quan rơi vào hoàn<br /> cảnh nghèo khổ và cung cấp các dịch vụ sức khoẻ cho cộng đồng, thông qua hệ<br /> thống mạng lưới về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và trợ giúp xã hội.<br /> - GS.TS Mai Ngọc Cường lại cho rằng, để thấy hết được bản chất, chúng ta<br /> phải tiếp cận ASXH theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp của khái niệm này.<br /> + Theo nghĩa rộng: ASXH là sự đảm bảo thực hiện các quyền để con người<br /> được an bình, đảm bảo an ninh, an toàn trong xã hội.<br /> . + Theo nghĩa hẹp: ASXH là sự đảm bảo thu nhập và một số điều kiện thiết<br /> yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do<br /> họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm; cho những người già cô<br /> đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế, người bị thiên tai địch hoạ.<br /> - "Chiến lược ASXH giai đoạn 2011 – 2020”ghi nhận: “An sinh xã hội là sự<br /> bảo đảm mà xã hội cung cấp cho mọi thành viên trong xã hội thông qua việc thực<br /> thi hệ thống các cơ chế, chính sách và biện pháp can thiệp trước các nguy cơ, rủi ro<br /> có thể dẫn đến suy giảm hoặc mất đi nguồn sinh kế”.<br /> Trong bài "Đảm bảo ngày càng tốt hơn ASXH và phúc lợi xã hội là một<br /> nội dung chủ yếu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020” Thủ<br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2