Bài thảo luận: Đánh giá về nguồn thu và cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm xã hội hiện nay
lượt xem 188
download
"Bài thảo luận: Đánh giá về nguồn thu và cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm xã hội hiện nay" bao gồm 3 chương. Chương 1 Lý luận chuơng về BHXH. Chương 2 Cơ chế quản lý quỹ BHXH. Chương 3 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu nộp quỹ BHXH.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài thảo luận: Đánh giá về nguồn thu và cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm xã hội hiện nay
- Bài thảo luận: Đánh giá về nguồn thu và cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm xã hội hiện nay
- Mục lục Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI................................................ 4 Tổng quan về bảo hiểm xã hội. ....................................................................................... 4 2. Tổng quan về quỹ bảo hiểm xã hội .......................................................................... 9 Mục đích sử dụng quỹ BHXH ...................................................................................... 10 II. Cơ chế quản lý quỹ BHXH ......................................................................................... 10 1. Một số nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và quản lý quỹ BHXH .............................. 10 2. Cơ chế quản lý quỹ BHXH ở nước ta ....................................................................... 12 III. ĐÁNH GIÁ CƠ CHẾ QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................................................................... 20 1. Những kết quả đạt được. .......................................................................................... 20 1.1. Hình thành hệ thống pháp lí làm cơ sở cho cơ chế quản lí tài chính ................. 21 1.2. Hình thành quỹ BHXH được quản lí tập trung và độc lập với NSNN. ............ 21 1.3 . Công tác thu được phân cấp, tổ chức thu hợp lí an toàn qua hệ thống ............ 22 2. Những tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân. ......................................................... 22 III. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu nộp quỹ BHXH ......................... 24 1. Tăng cường công tác quản lý thu nộp BHXH .......................................................... 24 2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm xã hội. .................................................. 25 4. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hiện đại hóa hoạt động ngành BHXH. ............. 26 7.Ứng dụng cong nghệ thông tin vào công tác quản lý. ................................................... 28 8.Hợp tác trong nước và quốc tế về BHXH ...................................................................... 28 Kết luận ............................................................................................................................. 30
- Đề tài : Đánh giá về nguồn thu và cơ chế quản lý quỹ bảo hiểm xã hội hiện nay LỜI NÓI ĐẦU Từ hàng chục năm nay, chính sách Bảo hiểm xã hội đã góp phần quan trọng trong việc trợ cấp vật chất, hỗ trợ đời sống cho những đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội và gia đình họ khi gặp phải rủi ro, biến cố trong cuộc sống như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp hoặc chết dẫn đến giảm hoặc mất nguồn thu nhập. Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Bước sang cơ chế kinh tế mới với quan hệ lao động phong phú, đa dạng, chính sách BHXH trong cơ chế cũ không còn phù hợp nữa. Do đó việc nghiên cứu, tìm hiểu và xây dựng cơ sở lý luận nhằm đổi mới hoàn thiện chính sách BHXH cho phù hợp với tình hình mới là một yêu cầu cấp thiết. Quỹ BHXH là một nội dung rất quan trọng trong chính sách BHXH. Quỹ BHXH là một quỹ tiêu dùng, đồng thời là một quỹ dự phòng nó vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội rất cao và là điều kiện hay cơ sở vật chất quan trọng đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, việc đảm bảo hệ thống tài chính cho quỹ BHXH là hết sức cần thiết và mang ý nghĩa sống còn đối với hoạt động của BHXH. Thông qua việc xem xét đánh giá cơ chế quản lý BHXH ở Việt nam .
- C h ươ ng I: LÝ LU Ậ N CHUNG V Ề B Ả O HI Ể M XÃ H Ộ I Tổng quan về bảo hiểm xã hội. a) Khái niệm bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội là hệ thống các qua hệ kinh tế dưới hình thái giá trị phát sinh trong quá trình hình thành, phân phối và sử dụng quỹ bảo hiểm nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuât và đời sống của con người trong xã hội được ổn định và phát triển bình thường trong điều kiện có những biến cố bất lợi xảy ra . b) Bản chất của bảo hiểm xã hội Với cách hiểu như trên bản chất của bảo hiểm xã hội được thể hiện ở những nội dung chủ yếu sau đây: Một là: BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội, nhất là trong xã hội mà sản xuất hàng hóa hoạt động theo cơ chế thị trường, mối quan hệ thuê mướn lao động phát triển lao động phất triển đến một mức độ nào đó và hoàn thiện. Vì thế có thể nói kinh tế là nền tảng của bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm xã hội không vượt qua trạng thái kinh tế của mỗi nước. Hai là: Mối quan hệ giữa các bên trong bảo hiểm xã hội phát sinh trên cơ sở quan hệ lao động và diễn ra giữa 3 bên: Bên tham gia bảo hiểm xã hội, bên bảo hiểm xã hội và bên được bảo hiểm xã hội. Bên tham gia bảo hiểm xã hội có thể chỉ là người lao động hoặc cả người lao động và người sử dụng lao động. Bên bảo hiểm xã hội (bên nhận nhiệm vụ bảo hiểm xã hội) thông thường là cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ. Bên được bảo hiểm xã hội là người lao động và gia đình họ khi có đủ các điều kiện ràng buộc cần thiết. Ba là: Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động mất việc làm trong bảo hiểm xã hội có thể là những rủi ro ngẫu nhiên trái với ý muốn chủ quan của con người như: ốm đau, tai nạn lai động, bệnh nghề nghiệp... Hoặc cũng có thể là những trường hợp xảy ra không hoàn toàn ngẫu nhiên như: Tuổi già, thai sản v.v... Đồng thời những biến cố đó có thể diễn ra cả trong và ngoài quá trình lao động. Bốn là: Phần thu nhập của người lao động bị giảm hoặc mất đi khi gặp phải những biến cố, rủi ro sẽ được bù đắp hoặc thay thế từ một nguồn quỹ tiền tệ tập trung được tồn tích lại. Nguồn quỹ này do bên tham gia bảo hiểm xã hội đóng góp là chủ yếu, ngoài ra còn được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.
- Năm là: Mục tiêu của bảo hiểm xã hội là nhằm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của người lao động trong trường hợp bị giảm hoặc mất thu nhập, mất việc làm. Với những mục tiêu trên, bảo hiểm xã hội đã trở thành một trong những quyền con người và được Đại hội đồng Liên hợp quốc thừa nhận và ghi vào Tuyên ngôn Nhân quyền ngày 10/12/1948 rằng:” Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng bảo hiểm xã hội, quyền đó được đặt cơ sở trên sự thỏa mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa nhu cầu cho nhân cách và sự tự do phát triển con người”. Ở nước ta, bảo hiểm xã hội là một bộ phận quan trọng trong chính sách bảo đảm xã hội. Ngoài bảo hiểm xã hội, chính sách bảo đảm xã hội còn có cứu trợ xã hội và ưu đãi xã hội. Cứu trợ xã hội là sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội về thu nhập và các điều kiện sinh sống khác đối với mọi thành viên của xã hội, trong những trường hợp bị bất hạnh, rủi ro, nghèo đói, không đủ khả năng để tự lo cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình. Sự giúp đỡ này được thực hiện bằng các nguồn quỹ dự phòng của Nhà nước, bằng tiền hoặc hiện vật đóng góp của các tổ chức xã hội và những người hảo tâm. Ưu đãi xã hội là sự đãi ngộ đặc biệt cả về vật chất và tinh thần của Nhà nước, của xã hội nhằm đền đáp công lao đối với những người hay bộ phận xã hội có nhiều cống hiến cho xã hội. Chẳng hạn những người có công với nước, liệt sỹ và thân nhân liệt sỹ, thương binh v.v...đều là những đối tượng được hưởng sự đãi ngộ của Nhà nước, của xã hội, ưu đãi xã hội tuyệt nhiên không phải là sự bố thí, ban ơn, mà nó là một chính sách xã hội có mục tiêu chính trị, kinh tế , xã hội góp phần củng cố thể chế chính trị của Nhà nước trước mắt và lâu dài, đảm bảo công bằng xã hội. c)Vai trò của bảo hiểm xã hội. Trong nền kinh tế thị trường,bảo hiểm xã hội có vai trò rất to lớn.Vai trò đó được thể hiện trên các mặt sau: Bảo hiểm xã hội mang lại sự đảm bảo và ổn định cuộc sống cho người dân đặc biệt người làm công ăn lương. Khi có sự cố bảo hiểm,những người tham gia bảo hiểm nhất định sẽ nhận được một số tiền bảo hiểm để làm giảm bớt khó khăn về mặt tài chính, tạo điều kiện duy trì mức sống đã đạt được.Như vậy, thực hiện tốt chính sách bảo hiểm cũng có nghĩa là tạo sự yên tâm cho những người lao động trong quá trình lao động.
- Hỗ trợ và thực hiện các biện pháp an toàn lao động,tạo điều kiện để cải thiện, nâng cao sức khỏe cho người lao động.Đây là vai trò tích cực của bảo hiểm xã hội đối với người lao động vì nó vừa nâng cao đời song,sức khỏe cho người lao động,vừa giảm các khoản chi trợ cấp về tai nạn,bệnh nghề nghiệp ,… vừa đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường. Sử dụng nguồn tài chính nhàn rỗi để tham gia vào thị trường tài chính nhằm mục đích bảo toàn và phát triển quỹ bảo hiểm xã hội. Trong điều kiện kinh tế thị trường,quỹ bảo hiểm xã hội cũng là một nguồn tài chính quan trọng của thị trường tài chính để đầu tư phát triển kinh tế xã hội.quỹ bảo hiểm xã hội,đặc biệt là phần chi cho chế độ hưu trí có thời gian nhàn rỗi tương đối dài,hang chục năm . Vì vậy,có thể sử dụng nguồn vốn này để tham gia vào thị trường tài chính với mục đích bảo toàn và phát triển quỹ bảo hiểm xã hội. d)Một số nội dung cơ bản về bảo hiểm xã hội. -Đối tượng BHXH :Là thu nhập của người lao động chứ không phải bản thân họ. BHXH được hình thành để góp phần cân bằng thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc khả năng lao động không được sử dụng. Còn đối tượng đảm bảo của BHXH là người lao động và gia đình họ theo quy định của pháp luật BHXH. Đối tượng tham gia BHXH là người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước trong một số trường hợp. - Các chế độ BHXH: Các chế độ BHXH là hệ thống các quy định về mức hưởng của từng trường hợp, điều kiện hưởng, mức hưởng và thời hạn hưởng cho người lao động khi họ gặp phải những rủi ro thuộc từng phạm vi bảo hiểm. Tùy theo điều kiện, hệ thống BHXH của mỗi nước có thể có các chế độ BHXH khác nhau trong số 9 chế độ mà Tổ chức Lao động quốc tế quy định. Hiện nay pháp luật BHXH của Việt Nam quy định có 5 chế độ: chế độ trợ cấp cho những trường hợp bị ốm đau (gọi tắt là chế độ ốm đau); chế độ BHXH cho lao động nữ khi sinh con (gọi tắt là chế độ thai sản); chế độ trợ cấp BHXH cho người lao động bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (gọi tắt là chế độ TNLĐ & BNN); chế độ chôn cất và trợ cấp mất người nuôi dưỡng (gọi tắt là chế độ tử tuất); chế độ bảo hiểm tuổi già (gọi tắt là chế độ hưu trí). Có thể nói, các chế độ là nội dung cốt lõi nhất của hệ thống BHXH, nó thể hiện được vai trò và phạm vi trách nhiệm của BHXH đối với người lao động khi họ tham gia BHXH. Trong các chế độ BHXH, quy định đối tượng được thụ hưởng, các điều kiện
- hưởng BHXH, mức hưởng và thời hạn được hưởng trợ cấp BHXH (sẽ được đề cập sâu hơn ở những phần sau - tác giả). Trợ cấp BHXH là khoản tiền từ quỹ BHXH được bên BHXH (cơ quan BHXH) chi trả cho mọi người được BHXH khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập bị giảm, mất khả năng lao động hoặc mất việc làm và có đủ các điều kiện quy định. - Tổ chức quản lý BHXH Quản lý BHXH chung nhất, được hiểu là sự tác động của chủ thể quản lý vào đối tượng và khách thể quản lý trong các hoạt động của BHXH, nhằm đạt được mục tiêu đề ra với những nguyên tắc và phương pháp quản lý phù hợp với hệ thống quản lý chung của nền kinh tế. Quản lý BHXH cho thấy phương thức quản lý BHXH và các cơ quan chức năng có nhiệm vụ quản lý BHXH (bao gồm quản lý Nhà nước về BHXH và quản lý hoạt động sự nghiệp BHXH). Do điều kiện kinh tế - xã hội và chính trị của mỗi nước khác nhau nên hệ thống BHXH của các nước được xây dựng khác nhau và vì vậy không có mô hình tổ chức BHXH chung cho tất cả các nước. Có một số nước giao cho một bộ nào đó đảm nhận cả chức năng quản lý Nhà nước về BHXH và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ BHXH. Đa số các nước hoạt động sự nghiệp BHXH (quản lý quỹ, quản lý đối tượng, thực hiện thu - chi BHXH) được giao cho cơ quan BHXH độc lập đảm nhận dưới sự điều hành của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng quản lý. Tuy nhiên, dù có tổ chức thế nào thì vẫn có hai nội dung quan trọng, đó là quản lý Nhà nước về BHXH và quản lý các hoạt động sự nghiệp BHXH. * Quản lý Nhà nước về BHXH BHXH là một chính sách xã hội của mỗi nước vì vậy phải có sự quản lý các hoạt động BHXH. Quản lý Nhà nước về BHXH là một trong các hoạt động quản lý đó. Quản lý Nhà nước về BHXH xuất phát từ chức năng xã hội của Nhà nước. Quản lý Nhà nước về BHXH được thể hiện thông qua một số nội dung cơ bản sau: - Quản lý thống nhất các hoạt động BHXH trên phạm vi toàn quốc gia - Xây dựng pháp luật BHXH Một trong những chức năng cơ bản của quản lý Nhà nước về BHXH là công tác xây dựng văn bản pháp luật BHXH. Nhà nước, thông qua các cơ quan chức năng của mình (tùy theo mô hình quản lý Nhà nước của mỗi nước) xây dựng các văn bản pháp luật về BHXH bao gồm các đạo luật, các luật, các văn bản pháp quy (Nghi định, quyết định...) và các văn bản dưới luật để thực hiện pháp luật BHXH thống nhất trong phạm vi quốc gia. Khác với bảo hiểm thương mại, Nhà nước chỉ ban hành những điều, những nội dung cơ bản nhất còn các chính sách, chiến lược cụ thể là do các công ty bảo hiểm thực hiện, đối với BHXH, Nhà nước quy định bằng văn bản pháp luật rất cụ thể và chặt chẽ các nội dung của chính sách BHXH,
- các cơ quan BHXH không được tự ý đặt ra bất kỳ chế độ, bất kỳ quy định nào. Vì vậy, xây dựng pháp luật BHXH có thể coi là chức năng quan trọng nhất của quản lý Nhà nước về BHXH. - Định hướng các hoạt động BHXH, bao gồm: + Thứ nhất, định hướng chính sách + Thứ hai, định hướng tài chính BHXH - Thực hiện thanh tra, kiểm tra các hoạt động sự nghiệp BHXH - Bảo hộ và bảo trợ cho các hoạt động BHXH * Tổ chức hoạt động sự nghiệp BHXH. Dù mô hình có thể được tổ chức khác nhau, nhưng hoạt động sự nghiệp BHXH có những chức năng chủ yếu sau: - Thực hiện thu- chi BHXH: Thông quan bộ máy của mình và trên cơ sở pháp luật BHXH của mỗi nước, các cơ quan BHXH tiến hành các nghiệp vụ thu tiền đóng BHXH của các doanh nghiệp và người lao động (còn gọi là phí BHXH) và triển khai chi trả các trợ cấp cho người thụ hưởng BHXH và các chi phí quản lý khác. Thực hiện các nghiệp vụ kế toán - tài chính BHXH theo chính sách tài chính của mỗi nước. - Quản lý đối tượng Trong hoạt động BHXH có hai nhóm đối tượng đó là nhóm đối tượng tham gia BHXH và nhóm đối tượng thụ hưởng BHXH. Nhóm đối tượng tham gia BHXH bao gồm các doanh nghiệp và người lao động. Khi tham gia BHXH, doanh nghiệp (người sử dụng lao động) và người lao động đều phải đóng phí BHXH. Vì vậy, để đảm bảo nguồn thu cho quỹ BHXH, các cơ quan BHXH phải nắm chắc được số lượng các đơn vị tham gia BHXH, những di biến động trên từng địa bàn và trong toàn quốc. Đồng thời, cũng phải có được những thông tin đầy đủ về người lao động để xác định được nguồn thu và dự báo được các khoản chi trong tương lai. - Quản lý quỹ BHXH: + Quản lý quỹ BHXH bao gồm quản lý công tác thu BHXH và quản lý công tác chi BHXH, nhằm đảm bảo cho quĩ được an toàn và đảm bảo thu đúng, thu đủ; chi đúng, chi đủ cho đối tượng thụ hưởng BHXH; hạn chế tối đa sự thất thoát quỹ BHXH. + Xây dựng chiến lược tăng trưởng quỹ BHXH thông qua các hoạt động đầu tư. + Tham gia vào thị trường tài chính của quốc gia. Đây là một trong những chức năng quan trọng của cơ quan BHXH. Bởi lẽ các quá trình thu và chi BHXH không diễn ra song trùng và thông thường sự tồn tích của quỹ BHXH rất lớn. Nếu được Nhà nước điều tiết thông qua các chính sách và công cụ tài chính, quỹ BHXH sẽ góp phần rất lớn vào việc ổn định nền tài chính quốc gia. - Thực hiện thanh tra, kiểm tra: Tuỳ theo mô hình của từng nước mà nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra về BHXH có khác nhau. Với những nước trao quyền tự chủ cao cho Hội đồng quản trị BHXH thì trong hệ thống sự nghiệp BHXH chức năng thanh tra, kiểm tra rất quan trọng.
- Đối với những nước có quản lý Nhà nước về BHXH riêng thì chức năng thanh tra, kiểm tra hoạt động BHXH của các cơ quan quản lý Nhà nước rất lớn. Tuy nhiên, trong hệ thống BHXH vẫn có chức năng thanh tra kiểm tra của mình nhằm đảm bảo các hoạt động BHXH đúng với các quy định của pháp luật. 2. Tổng quan về quỹ bảo hiểm xã hội Khái niệm quỹ bảo hiểm xã hội: Quỹ BHXH là một quỹ tiền tệ tập trung giữ vị trí là khâu tài chính trung gian trong hệ thống tài chính quốc gia. Nó ra đời tồn tại và gắn với mục đích bảo đảm ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro làm giảm hoặc mất thu nhập từ lao động, mà không nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời. Như vậy, Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài Ngân sách Nhà nước. Nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội Quỹ BHXH tập trung những đóng góp bằng tiền của những người tham gia BHXH hình thành một quỹ tiền tệ tập trung để chi trả cho những người được hưởng BHXH và gia đình họ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị giảm, mất khả năng lao động hoặc mất việc làm.Như vậy quỹ BHXH là một quỹ tiêu dùng, đồng thời là một quỹ dự phòng; nó vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội rất cao và là điều kiện hay cơ sở vật chất quan trọng nhất đảm bảo cho toàn bộ hệ thống BHXH tồn tại và phát triển.Quỹ BHXH hình thành và hoạt động đã tạo khả năng giải quyết những rủi ro của tất cả những người tham gia với tổng dự trữ ít nhất, giúp cho việc giàn trải rủi ro được thực hiện theo cả hai chiều không gian và thời gian, đồng thời giúp giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho người sử dụng lao động, tiết kiệm chi cho cả Ngân sách nhà nướcvà ngân sách gia đình.Quỹ được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau: - Thứ nhất, đó là phần đóng góp của người sử dụng lao động, người lao động và Nhà nước, đây là nguồn chiếm tỉ trọng lớn nhất và cơ bản của quỹ. - Thứ hai, là phần tăng thêm do bộ phận nhàn rỗi tương đối của quỹ được tổ chức BHXH chuyên trách đưa vào hoạt động sinh lời. - Thứ ba, là phần nộp phạt của những cá nhân và tổ chức kinh tế vi phạm luật lệ về BHXH. Phần lớn các nước trên thế giới, quỹ BHXH đều được hình thành từ các nguồn nêu trên. Tuy nhiên phương thức đóng góp và mức đóng góp của các bên tham gia có khác nhau.
- Mục đích sử dụng quỹ BHXH Quỹ BHXH được sử dụng chủ yếu cho hai mực đich sau đây:Chi trả và trợ cấp cho các chế độ BHXH,chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH Theo khuyến nghị của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) quỹ BHXH được sử dụng để trợ cấp cho các đối tượng tham gia BHXH, nhằm ổn định cuộc sống cho bản thân và gia đình họ, khi đối tượng tham gia BHXH gặp rủi ro. Thực chất là trợ cấp cho 9 chế độ mà tổ chức này đã nêu lên trong công ước 102 tháng 6 năm 1952 tại Giơnevơ:Chăm sóc y tế,Trợ cấp ốm đau ,Trợ cấp thất nghiệp ,trợ cấp tuổi già, trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, trợ cấp gia đình cấp sinh đẻ, trợ cấp khi tàn phế, trợ cấp cho người còn sống ( trợ cấp mất người nuôi dưỡng) .9 chế độ trên hình thành một hệ thống các chế độ BHXH . Tuỳ điều kiện kinh tế xã hội mà mỗi nước tham gia công ước Giơnevơ thực hiện khuyến nghị đó ở mức độ khác nhau, nhưng ít nhất phải thực hiện được ba chế độ. Trong đó, ít nhất phải có một trong năm chế độ: (3), (4), (5), (8), (9). Mỗi chế độ trong hệ thống trên khi xây dựng đều dựa trên những cơ sở kinh tế xã hội tài chính, thu nhập, tiền lương .v.v…Đồng thời tuỳ từng chế độ khi xây dựng còn phải tính đến các yếu tố sinh học; tuổi thọ bình quân của quốc gia, nhu cầu dinh dưỡng; xác suất tử vong…Tuy nhiên, cơ sở để xác định điều kiện hưởng BHXH phải tính đến một loạt các yếu tố liên quan đến toàn bộ hệ thống các chế độ cũng như từng chế độ BHXH cụ thể. Chẳng hạn khi xác định điều kiện hưởng trợ cấp BHXH tuổi già phải dựa vào cơ sở sinh học là tuổi đời và giới tính, của người lao động là chủ yếu. Bởi vì tuổi già để hưởng trợ cấp hưu trí của mỗi giới, mỗi vùng, mỗi quốc gia có những khác biệt nhất định. II. Cơ chế quản lý quỹ BHXH 1. Một số nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và quản lý quỹ BHXH - Tài chính BHXH là một quỹ tồn tại và hoạt động độc lập, cơ chế thu, chi của quỹ phải luôn bảo đảm cân đối, phải bảo toàn và phát triển quỹ để bảo đảm quyền lợi cho người tham gia BHXH. Vì thế, tổ chức quản lý điều hành quỹ BHXH phải được tổ chức độc lập thống nhất trong phạm vi cả nước trên cơ sở pháp luật của Nhà nước đã ban hành và chịu sự kiểm tra, giám sát, quản lý của Nhà nước về chấp hành pháp luật BHXH đối với các bên tham gia BHXH. Tổ chức BHXH Việt Nam có hoạt động độc lập thì mới có điều kiện theo dõi, kiểm tra, giám sát công việc thu, chi của quỹ, tăng cường công tác quản lý quỹ và mới có điều kiện để quản lý, sử dụng vốn nhàn rỗi trong cơ chế thị trường có lợi nhất, không ngừng tinh giảm biên chế gọn nhẹ, giảm chi phí quản lý hành chính, nghiệp vụ hoạt động BHXH. Để bảo vệ quyền lợi cho người lao động, Nhà nước cần phải luật pháp hoá việc đầu tư vốn nhàn rỗi của quỹ BHXH, tạo điều kiện tự chủ và tự
- chịu trách nhiệm của tổ chức BHXH về kết quả đầu tư bảo toàn và phát triển vốn nhàn rỗi của quỹ BHXH, phù hợp với cơ chế thị trường. Việc quản lý điều hành tăng trưởng quỹ phải đảm bảo nguyên tắc bảo toàn được vốn, không làm vốn bị tổn thất, còn phải làm cho vốn sinh lợi. Việc đầu tư vốn nhàn rỗi của quỹ BHXH phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Bảo đảm chắc chắn, an toàn tuyệt đối, có khả năng thanh khoản cao. + Phải có lãi. + Phải đáp ứng nhu cầu thanh toán thường xuyên việc chi trả các chế độ BHXH phát sinh. Vì thế, các hình thức đầu tư phải linh hoạt, đa dạng nhưng phải chặt chẽ theo những nguyên tắc và yêu cầu nêu trên. Thực hiện tốt việc đầu tư vốn nhàn rỗi, quỹ BHXH không chỉ có tác dụng bảo toàn và phát triển vốn mà còn bảo đảm quyền lợi cho người lao động trên thực tế. Tổ chức quản lý quỹ đầu tư tăng trưởng vốn nhàn rỗi của quỹ BHXH phải tuân theo nguyên tắc hạch toàn kinh doanh. - Phải bảo đảm quyền lợi của người lao động tương ứng với nghĩa vụ đóng góp của họ. Trong nền kinh tế thị trường, người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng hưởng chế độ BHXH. Song người lao động muốn được hưởng quyền lợi về BHXH thì họ phải có nghĩa vụ đóng góp BHXH theo các phương thức thích hợp (bắt buộc hay tự nguyện, ít chế độ hay nhiều chế độ BHXH...) thường xuyên đều đặn trong những tháng, năm còn tuổi lao động. Quyền lợi được hưởng phải phù hợp với mức đóng góp và thời gian đóng góp BHXH của từng người lao động theo quy định của pháp luật. Vì thế, để tạo nguồn tài chính ổn định cho quỹ BHXH, ngoài sự đóng góp của người lao động, người sử dụng lao động Nhà nước cũng phải đóng góp vào quỹ BHXH. Trong trường hợp Nhà nước thay đổi chính sách kinh tế - xã hội làm mất cân đối quỹ, hoặc do các rủi ro bất khả kháng, Nhà nước phải có trách nhiệm trợ giúp quỹ BHXH để đảm bảo chi trả có các đối tượng hưởng chế độ BHXH. Số tiền đóng góp phảo được tính trên cơ sở số tiền lương hoặc thu nhập và được hạch toán vào giá thành sản phẩm. Do vậy, những đơn vị sử dụng lao động trốn tránh nghĩa vụ đóng góp BHXH, phải xử lý thật nghiêm túc. Vì họ trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH không những xâm phạm đến quyền lợi BHXH của người lao động, mà còn gây ra bất bình đẳng với các đơn vị sử dụng lao động thực hiện nghiêm túc đóng BHXH. Thực hiện nguyên tắc này sẽ xoá bỏ được bao cấp trong chế độ BHXH, tạo ra sự bình đẳng giữa người lao động trong các thành phần kinh tế, tạo ra khả năng cân đối thu, chi quỹ BHXH, xoá bỏ được sự thiếu trách nhiệm của các doanh nghiệp nâng lương bừa bãi cho người lao động trước khi về hưu để được hưởng trợ cấp hưu trí cao hơn. - Hoạt động BHXH không mang tính chất kinh doanh mà mang tính chất của quỹ tương hỗ bảo hiểm. Mục đích hoạt động của quỹ BHXH trước hết nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi gặp rủi ro BHXH, sau nữa bảo đảm an toàn cho xã hội và nền kinh tế. Hoạt động BHXH chủ yếu dựa trên nguyên tắc “lấy số đông bù số ít” mang tính chất cộng đồng, tính chất xã hội giữa những
- người lao động, trừ chế độ bảo hiểm hưu trí và tử tuất là dựa chủ yếu trên nguyên tắc hoàn trả trực tiếp. Các khoản đóng góp vào quỹ BHXH phụ thuộc vào mức độ sử dụng chi trả của các chế độ BHXH, nếu quỹ không đủ bù đắp thì phải nâng mức đóng góp hoặc hạ thấp mức chi trợ cấp BHXH để bảo đảm quỹ luôn luôn cân đối giữa thu và chi. Nguyên tắc cơ bản quản lý quỹ BHXH là phải cân đối thu với chi, chính vì vậy đòi hỏi cơ quan quản lý quỹ BHXH phải tổ chức công tác kế toán, kiểm tra sử dụng một cách chặt chẽ, đúng pháp luật, sử dụng tiền nhàn rỗi đầu tư sinh lợi có hiệu quả, quỹ được bảo toàn và phát triển để có điều kiện bảo đảm quyền lợi cho người lao động hoặc giảm được sự tài trợ của Nhà nước. - Việc đổi mới, hoàn thiện cơ chế tạo và sử dụng quỹ BHXH phải trên cơ sở thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và cơ chế quản lý kinh tế - xã hội của đất nước. Phải tiến hành đồng bộ với việc đổi mới, hoàn thiện cách chính sách, cơ chế quản lý kinh tế - xã hội có liên quan như chính sách lao động và việc làm, chính sách thu nhập, tiền lương, tiền công, chăm sóc y tế, kế hoạch hoá gia đình và các chính sách kinh tế - xã hội khác. Bởi vì, chính sách cơ chế quản lý kinh tế - xã hội của đất nước, nó phải phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, phù hợp với mức độ phát triển của từng loại lao động (ít hay nhiều chế độ BHXH). Đặc biệt lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lao động tự do, có như vậy BHXH mới tồn tại và phát triển vững chắc, phù hợp với sự phát triển của các thành phần kinh tế của đất nước. Mặt khác, Nhà nước chỉ bảo trợ quỹ BHXH khi Nhà nước có những thay đổi các chính sách kinh tế xã hội làm mất cân đối thu, chi quỹ BHXH hoặc do các rủi ro bất khả kháng làm mất cân đối thu, chi quỹ BHXH. Trên đây là một số nguyên tắc cơ bản cần phải quán triệt trong tổ chức và quản lý quỹ BHXH làm cơ sở cho việc cải tiến, hoàn thiện các chế độ, chính sách BHXH ở nước ta trong thời gian tới. 2. Cơ chế quản lý quỹ BHXH ở nước ta . Giai đoạn trước 1995 Quỹ BHXH hoạt động dưới sự quản lý của Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, đây chính là 2 cơ quan trực tiếp quản lý BHXH. Cơ chế quản lý quỹ BHXH do 2 ngành đảm nhiệm được thống nhất theo ngành dọc từ Trung ương đến điạ phương theo 3 cấp: Cấp Trung ương : Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Cấp tỉnh : Sở Lao động - Thương binh & Xã hội; Liên hiệp Công đoàn tỉnh, thành phố. Cấp huyện : Phòng Lao động - Thương binh & Xã hội; Các Công đoàn cơ sở.
- Cơ quan thứ hai cùng phối hợp quản lý quỹ BHXH là cơ quan Tài chính các cấp. Cơ quan này có vai trò rất quan trọng trong hoạt động của quỹ BHXH. Vì cơ quan Tài chính có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ và kịp thời nguồn kinh phí để 2 ngành là Bộ Lao động thương binh và xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phân phối chi trả cho các đối tượng được hưởng. Cơ quan Tài chính cũng được chia ra làm 3 cấp tương ứng là: Cấp Trung ương : Bộ Tài chính Cấp Tỉnh : Sở Tài chính Cấp Huyện : Phòng Tài chính Ngoài 2 ngành có liên quan chính đến hoạt động của quỹ BHXH chúng ta còn thấy vai trò rất quan trọng của các cấp chính quyền địa phương. Đó là UBND tỉnh, huyện và xã. Ngành Lao động - Thương binh & Xã hội và Công đoàn Việt Nam muốn quản lý tốt các đối tượng được hưởng BHXH thì phải thông qua UBND ở từng địa phương. Tất cả các cơ quan nêu trên đều có vai trò nhất định trong công tác quản lý quỹ BHXH. Các cơ quan này cùng phối hợp hoạt động với nhau nhằm thực hiện mục tiêu chung là quản lý quỹ BHXH có hiệu quả nhất đem lại lợi ích cho người lao động. Sơ đồ cấp phát kinh phí
- Bộ LĐTBXH và tổng Bộ Tài chính LĐLĐVN Sở LĐTBXH và Liên hiệp công Sở Tài chính đoàn tỉnh Phòng LĐTBXH và Công Phòng Tài chính đoàn cơ sở Đối tượng . Giai đoạn từ 1995 - đến nay Để triển khai thực hiện chế độ, chính sách BHXH trong thời kỳ đổi mới, ngày 16/2/1995 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/CP về việc thành lập tổ chức BHXH Việt Nam trên cơ sở thống nhất và tổ chức BHXH ở Trung ương và địa phương thuộc hệ thống Lao động - Thương binh & Xã hội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quản lý, để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, quản lý quỹ BHXH và thực hiện các chính sách, chế độ BHXH theo pháp luật của Nhà nước. Và bắt đầu từ 1/10/1995, hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH Việt Nam từ Trung ương đến địa phương đã chính thức đi vào hoạt động. BHXH Việt Nam đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ , chịu sự quản lý Nhà nước của Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội , các cơ quan Nhà nước về lĩnh vực có liên quan và sự giám sát của Tổ chức Công đoàn. Hệ thống BHXH Việt Nam hiện nay gồm : - Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam, là cơ quan quản lý cao nhất của BHXH Việt Nam. Hội đồng quản lý BHXH Việt Nam thực hiện một số nhiệm vụ
- chủ yếu sau: Chỉ đạo và giám sát, kiểm tra việc thu, chi, quản lý quỹ BHXH; quyết định các biện pháp để bảo tồn giá trị và tăng trưởng quỹ BHXH; thẩm tra quyết toán và thông qua dự toán hàng năm; kiến nghị với Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan bổ sung sửa đổi các chính sách, chế độ BHXH; giải quyết các khiếu nại của người tham gia BHXH; đề xuất việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Các thành viên Hội đồng quản lý là đại diện có thẩm quyền của Bộ Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội, Bộ Tài chính, và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Uỷ viên Hội đồng quản lý là Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Các thành viên này do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ Trưởng, Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ. - BHXH Việt Nam, là cơ quan điều hành trực tiếp cao nhất của hệ thống BHXH Việt Nam, do Tổng giám đốc trực tiếp điều hành và các Phó Tổng Giám đốc giúp việc. - Cơ chế quản lý quỹ BHXH Việt Nam được tổ chức thành hệ thống ngành dọc từ trung ương đến địa phương theo 3 cấp: + Ở Trung ương là cơ quan BHXH Việt Nam + Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là các BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là BHXH tỉnh). + Ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là các BHXH quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là BHXH huyện). Tuy nhiên, để BHXH Việt Nam hoạt động có hiệu quả thì ngành BHXH còn phải kết hợp với Bộ Tài chính, Chính quyền, UBND các cấp và mạng lưới các ban chi trả BHXH ở các địa phương. *Quỹ BHXH Việt Nam được hình thành từ các nguồn sau: - Nguồn sử dụng lao động đóng bằng 15% tổng quỹ lương của những người tham gia BHXH trong đơn vị. - Người lao động đóng bằng 5% tiền lương hàng tháng của mình. - Ngân sách Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm để bảo đảm thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động. - Các nguồn thu khác. Quỹ BHXH được quản lý thống nhất theo chế độ tài chính của Nhà nước, hạch toán độc lập với Ngân sách Nhà nước và được Nhà nước bảo hộ quỹ BHXH được sử dụng để chi cho 5 chế độ mà điều lệ BHXH đã qui định. Đồng thời được sử dụng để chi phí cho sự nghiệp quản lý BHXH ở các cấp, các ngành. Phần nhàn rỗi được phép đầu tư để bảo tồn giá trị và tăng trưởng quĩ theo qui định của Chính phủ. *Tình hình duy trì và tăng trưởng quỹ BHXH: - T ình hình duy trì qu ỹ B HXH:
- C ông tác thu n ộ p BHXH là đ i ề u ki ệ n tiên quy ế t cho vi ệ c hình thành và t ă ng tr ưở ng qu ỹ B HXH. Vì v ậ y ngay t ừ k hi m ớ i thành l ậ p, trên c ơ s ở n h ữ ng v ă n b ả n h ướ ng d ẫ n ho ạ t đ ộ ng BHXH và danh sách các đ ơ n v ị s ử d ụ ng lao đ ộ ng nh ậ n bàn giao t ừ c ơ q uan Lao đ ộ ng – Th ươ ng binh và xã h ộ i, Tài chính, Liên đ oàn Lao đ ộ ng. BHXH các t ỉ nh, thành ph ố đ ã t ậ p trung n ắ m tình hình ho ạ t đ ộ ng và s ử d ụ ng lao đ ộ ng c ủ a các đ ơ n v ị c ó trong danh sách đ ượ c bàn giao, c ũ ng nh ư c ác đ ơ n v ị n goài danh sách bàn giao nh ư ng trong di ệ n ph ả i tham gia BHXH theo quy đ ị nh c ủ a pháp lu ậ t. Nh ờ c ó s ự c ố g ắ ng trên toàn ngành BHXH Vi ệ t Nam đ ã đ at đ ượ c nh ữ ng thành tích nh ấ t đ ị nh, kh ẳ ng đ ị nh đ ượ c v ị t rí c ủ a mình, kh ẳ ng đ ị nh đ ượ c s ự t ồ n t ạ i và phát tri ể n thông qua các ho ạ t đ ộ ng c ủ a ngành: Điển hình trong 2 năm 1008 và 2009: Số thu BHXH năm 2009 là 39.873,6 tỷ đồng (trong đó: 37.011,4 tỷ đồng thu BHXH bắt buộc; 65,6 tỷ đồng thu BHXH tự nguyện; 2.796,6 tỷ đồng thu bảo hiểm thất nghiệp), tăng 29,6% tương ứng 9.052 tỷ đồng so với năm 2008. Không tính kinh phí do Ngân sách nhà nước chuyển qua để BHXH chi trả cho người nghỉ hưu, nghỉ mất sức và tử tuất trước tháng 1/1995, theo báo cáo của Chính phủ, thu-chi quỹ BHXH năm 2008 và 2009 như sau:- Thu BHXH bắt buộc Chi tiết Trong đó Tổng Quỹ Quỹ hưu trí, Quỹ ÔĐ, TS, BHXH thu tử tuất TNLĐ, BNN được (20% TT Ghi chú (16% tiền (4% quỹ tiền tiền lương) lương) lương) (tỷ đồng) Năm (tỷ đồng) (tỷ đồng) Năm 2008 30.810 24.802 6.008 1 Tăng so với 7.055 = 29,7% 5.743 = 1.243 = 26,1% 2007 30,1% Năm 2009 37.011 29.609 7.402 Ước thực 2 hiện
- Tăng so với 6.201 = 20,1% 4.730 = 19% 1.471 = 24,8% 2008 - Chi BHXH do Quỹ BHXH bảo đảm Trong đó Chi tiết Quỹ hưu trí, tử Quỹ ÔĐ, TS, Tổng chi Quỹ Ghi tuất (16% tiền TNLĐ, BNN BHXH TT chú lương) (4% quỹ tiền (tỷ đồng) lương) (tỷ đồng) Năm (tỷ đồng) Năm 2008 21.360 18.236 3.124 1 Tăng so với 6.895 = 47,7% 5.992 = 48,9% 903 = 40,7% 2007 Năm 2009 31.155 26.204 4.951 Ước thực hiện 2 Tăng so với 9.795 = 45,9% 7.968 = 43,7% 1.827 = 58,5% 2008 - Tiền lương bình quân đóng BHXH TIỀN LƯƠNG BÌNH QUÂN ĐÓNG BHXH TT ĐỐI TƯỢNG (Triệu đồng/người/tháng) Năm 2008 Năm 2009 Chung tất cả các đối tượng 1,519 1,712 Trong đó: Hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp trong nước 1 1,326 1,564 và các tổ chức, cá nhân trong nước 2 Lực lượng vũ trang: - Người hưởng lương 3,311 3,986
- - Người hưởng phụ cấp 0,54 0,65 Doanh nghiệp FDI và Văn phòng, tổ chức nước 3 1,453 1,671 ngoài - Tiền lương hưu bình quân của các đối tượng (số liệu thống kê của BHXH Việt Nam) Năm 2008 Năm 2009 Số năm Tuổi tham Lương Lương nghỉ gia Số đối hưu bình Số đối hưu bình Đối tượng hưu BHXH tượng quân tượng quân bình bình (người) (trđ/người (người) (trđ/ngườ quân quân / tháng) i/tháng) Chung các đối 1.660.25 1.730.41 tượng nghỉ hưu 1,908 2,002 52,76 30,74 9 2 Trong đó : Đối tượng do 954.388 1,838 937.246 1,926 51,82 30,04 NSNN chi trả Đối tượng do quỹ BHXH chi trả (trừ 685.423 2,009 771.721 2,108 53,85 31,57 VPNN và FDI) Đối tượng doanh nghiệp FDI và Văn phòng nước ngoài 20.448 1,658 21.525 1,740 54,6 31,5 do quỹ BHXH chi trả Qua giám sát và phân tích số liệu cho thấy tình hình duy trì của quỹ BHXH: Thứ nhất, tổng quỹ thu BHXH bắt buộc năm sau đều cao hơn năm trước nhưng thấp hơn tốc độ điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu và tổng số đối tượng tăng thêm.
- Thứ hai, tốc độ tăng thu quỹ BHXH tăng nhanh nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng chi quỹ BHXH (không kể phần kinh phí ngân sách nhà nước chuyển để chi cho người nghỉ hưu, nghỉ mất sức trước năm 1995): năm 2008 thu tăng 29,7% so với năm 2007 (30.810 tỉ đồng/23.755 tỉ đồng), trong khi chi tăng 47,7% (21.360 tỉ đồng/14.465 tỉ đồng); năm 2009: thu tăng 20,1% so với năm 2008 (37.011 tỉ đồng/30.810 tỉ đồng) trong khi chi lại tăng 45,9% so với năm 2008 (31.155 tỉ đồng/21.360 tỉ đồng). Thứ ba, so sánh chi - thu quỹ hằng năm cho thấy, tốc độ chi quỹ tăng rất nhanh và xu hướng tất yếu sẽ dẫn đến phải lấy vào quỹ kết dư để bảo đảm cân đối thu-chi hằng năm, về lâu dài sẽ dẫn tới mất an toàn quỹ BHXH. Cụ thể, năm 2007, chi chiếm 61% so với quỹ thu được trong năm (14.465 tỉ đồng/23.755 tỉ đồng), thì năm 2008 là 69% (21.360 tỉ đồng/30.810 tỉ đồng) và năm 2009 là 84% (31.155 tỉ đồng/37.009 tỉ đồng). Nếu chỉ so sánh chi - thu quỹ hưu trí, tử tuất thì chỉ số này còn cao hơn nữa và việc mất cân đối quỹ dài hạn ngày càng rõ hơn: năm 2007, chi chiếm 64% so với quỹ thu được (12.244 tỉ đồng/19.004 tỉ đồng) thì năm 2008 là 73% (18.236 tỉ đồng/24.879 tỉ đồng) và năm 2009 đã lên tới mức 88,5% (26.204 tỉ đồng/29.609 tỉ đồng). Thứ tư, trong khi cân đối thu - chi quỹ hưu trí, tử tuất ngày càng thu hẹp thì quỹ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp vẫn kết dư khá lớn: năm 2008 kết dư 2.885 tỉ đồng (6.008 tỉ đồng - 3.123 tỉ đồng), năm 2009 số kết dư là 3.375 tỉ đồng (7.402 tỉ đồng - 4.027 tỉ đồng). Theo thống kê của BHXH Việt Nam, quỹ kết dư này, từ năm 1995 đến trước năm 2007 là 13.864 tỉ đồng được đưa vào tổng quỹ kết dư chung của BHXH. Riêng từ năm 2007 (Luật BHXH có hiệu lực) đến hết năm 2009 quỹ kết dư này tăng thêm là 8.810 tỉ đồng được hạch toán riêng. Tuy số kết dư lớn nhưng chưa có phương án sử dụng số kết dư này nhằm bảo đảm quyền lợi cho người lao động phù hợp với mục đích đóng của quỹ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong khi tình hình tai nạn lao động vẫn tăng cao và nghiêm trọng. - T ă ng tr ưở ng qu ỹ B HXH: Q ũ y BHXH s ẽ c ó xu h ướ ng t ă ng nhanh đ ể n g ă n ch ặ n nguy c ơ v ỡ q u ỹ . N ế u nh ư t rong giai đ o ạ n 2005-2009, m ứ c đ óng c ủ a ng ườ i lao đ ộ ng v ẫ n gi ữ n guyên là 5% ti ề n l ươ ng, ti ề n công hàng tháng. B ắ t đ ầ u t ừ n ă m 2010, s ẽ đ i ề u ch ỉ nh m ứ c đ óng theo l ộ t rình c ứ 2 n ă m t ă ng thêm 1% cho đ ế n khi đ ạ t 8% (vào n ă m 2016). T ươ ng t ự , m ứ c đ óng c ủ a ng ườ i s ử d ụ ng
- l ao đ ộ ng tr ướ c m ắ t v ẫ n gi ữ n guyên là 15%. Tuy nhiên, t ừ n ă m 2010, m ứ c đ óng vào qu ỹ h ư u trí và t ử t u ấ t s ẽ đ i ề u ch ỉ nh c ứ 2 n ă m t ă ng thêm 1% cho đ ế n khi đ ạ t 18%. Ngoài ra nhà nước cũng có nhều chính sách đảm bảo an toàn và tăng trưởng quỹ BHXH. Thực hiện Điều 96 và Điều 97 của Luật BHXH, Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện việc quản lý quỹ BHXH tập trung, thống nhất trên cơ sở sử dụng vốn tạm thời nhàn rỗi của quỹ BHXH. Quỹ BHXH tại một thời điểm thường có số tiền kết dư rất lớn, đây là cơ sở của những yêu cầu cần bảo toàn và phát triển quỹ. Như chúng ta đã biết thì quỹ thu trước, chi sau, đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường với những cơ hội cũng như những rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên việc bảo toàn và phát triển quỹ lại trở thành nhu cầu bức thiết. Nếu quỹ không chú trọng đến vấn đề đầu tư có thể sẽ đứng trước tình trạng bội chi hay nói cách khác là chi vượt quá thu. Nếu đầu tư tăng trưởng quỹ có hiệu quả thì đây là một nguồn thu bổ sung rất lớn cho quỹ để đảm bảo cân đối thu chi từ đó giảm gánh nặng cho NSNN. Để hoạt động đầu tư thực hiện đúng vai trò của nó thì phải đảm bảo những nguyên tắc như an toàn, tránh rủi ro, có lãi và trên hết là thực hiện được lợi ích xã hội. Các hình thức đầu tư được phân bổ trong năm 2009 như sau: cho ngân sách Nhà nước vay 21,02%; mua trái phiếu Chính phủ 29,95%; mua công trái giáo dục 0,21% và cho các ngân hàng thương mại của Nhà nước vay 48,82%. Năm 2008, số lãi đầu tư đã thu được gần 9 nghìn tỷ đồng với tỷ lệ lãi bình quân năm là 11,76%. Năm 2009, số lãi ước thu được khoảng 8,4 nghìn tỷ đồng với tỷ lệ lãi bình quân năm là 9,1% . Ước tính đến cuối năm 2009, tồn quỹ BHXH trên 95 nghìn tỷ đồng. Nhìn chung, hoạt động đầu tư quỹ BHXH đảm bảo an toàn và có khả năng thu hồi được khi cần thiết. Tuy nhiên, hình thức đầu tư quỹ chủ yếu tập trung vào mua trái phiếu Chính phủ, cho ngân sách Nhà nước vay, cho các ngân hàng thương mại của Nhà nước vay. III. ĐÁNH GIÁ CƠ CHẾ QUẢN LÝ QUỸ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Những kết quả đạt được.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thảo luận: Công tác quản trị chiến lược của Sabeco
28 p | 961 | 264
-
Bài thảo luận nhóm: Phân tích chuỗi cung ứng của công ty Sữa đậu nành Vinasoy
29 p | 1149 | 127
-
BÀI TẬP THẢO LUẬN NHÓM "MÔN VĂN HỌC TRUNG QUỐC TỪ MINH THANH ĐẾN HIỆN ĐẠI"
25 p | 407 | 86
-
đề tài báo cáo Đánh giá tác động của các nhân tố đến thu ngân sách nhà nước Việt Nam trong thời gian qua. Xu hướng thay đổi thu NSNN khi Việt Nam gia nhập WTO
29 p | 357 | 80
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch sinh thái tại vườn quốc gia Tam Đảo
10 p | 273 | 76
-
Bài thảo luận chương 3: Môi trường Marketing
31 p | 530 | 61
-
Bài thảo luận Kinh tế vi mô: Sự lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng
20 p | 603 | 57
-
Bài thảo luận Tư tưởng Hồ Chí Minh: Làm rõ phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh
13 p | 1031 | 51
-
Hội thảo bàn tròn: “Đánh giá tình hình kinh tế Việt Nam 2008 và quan điểm phát triển 2009”
10 p | 170 | 42
-
BÁO CÁO " MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ THỦY SẢN "
8 p | 159 | 36
-
Bài thảo luận nhóm: Tìm hiểu, nghiên cứu phân tích về hệ thống thông tin CRM
32 p | 313 | 32
-
Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Nghiên cứu sự biến đổi chức năng tâm sinh lý và thể lực của nam vận động viên Pencak Silat đội tuyển quốc gia dưới tác động của hệ thống bài tập sức bền chuyên môn trong chu kỳ huấn luyện năm
164 p | 111 | 21
-
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG VÀ NHỮNG BÀI HỌC CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CAMPUCHIA
8 p | 150 | 20
-
Báo cáo tóm tắt Đề tài khoa học và công nghệ cấp Trường: Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài giảng môn học sửa chữa và bảo trì máy tính kết hợp nền tảng web và điện toán đám mây
65 p | 53 | 10
-
Luận văn Thạc sĩ: Nghiên cứu phương pháp trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn nhằm soạn thảo hệ thống câu hỏi để kiểm tra đánh giá kiến thức phần giao thoa tán sắc ánh sáng của sinh viên Vật lý Cao đẳng Sư phạm
159 p | 88 | 9
-
Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Toán học: Một số bài toán về tính ổn định và điều khiển được của hệ chuyển mạch tuyến tính
27 p | 30 | 6
-
Dự thảo tóm tắt Luận Án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và năng lực trí tuệ của học sinh từ 6 đến 17 tuổi người dân tộc Kinh, H'mong, Dao ở tỉnh Yên Bái
22 p | 87 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn