Bài thuyết trình Triết học Mác - Lênin: Tồn tại và ý thức xã hội trình bày cho người học các nội dung chính như sau: Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội, quan hệ biện chứng giữa tồn tại xả hội và ý thức xã hội, các hình thức ý thức xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo bài thuyết trình để nắm bắt được nội dung chi tiết.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Bài thuyết trình Triết học Mác - Lênin: Tồn tại và ý thức xã hội
- CHÀO MỪNG CÔ VÀ CÁC
BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT
TRÌNH CỦA NHÓM 11!
- TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
TỒN TẠI VÀ Ý THỨC XÃ
HỘI
- KHÁI NIỆM
QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TTXH VÀ YTXH
CÁC HÌNH THỨC CỦA Ý THỨC XÃ HỘI
- I- Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức
xã hội.
1.Tồn tại xã hội
Tồn tại xã hội là toàn bộ đời sống vật chất và
những điều kiện sinh hoạt vật chất xã hội, bao
gồm 3 yếu tố:
-Điều kiện địa lý
VD: nước ta nằm trong vùng khí hậu
nhiệt đới ẩm gió mùa nóng ẩm,lượng mưa
lớn,thời tiết diễn biến thất thường….
- -Điều kiện dân số đó là: số lượng dân cư, sự tăng về
mật độ dân cư, là điều kiên đối với đời sống xã hội
tùy nơi ảnh hưởng đến thuận lợi và khó khăn đối với
đời sống và sản xuất.
VD: Xuất phát điểm từ 1 nền kinh tế thấp,
nước ta lại là 1 nước có tốc độ gia tăng dân số vào
loại cao nhất thế giới,dân cư phân bố không đồng
đều tập trung chủ yếu ở nông thôn việc này ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế cũng như
mức sống của người dân…
- -Phương thức sản xuất là cách thức mà con người dùng để
làm ra của cải vật chất cho mình trong 1 giai đoạn lịch sử
nhất định, theo cách đó con người có những quan hệ với
nhau trong sản xuất.
- 2. Ý thức xã hội
Ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinh thần của
xã hội bao gồm những tư tưởng, quan điểm, lý
luận, tình cảm, tâm trạng, tập quán, truyền thống,
… phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn
khác nhau của lịch sử.
Tùy theo góc độ xem xét ta chia YTXH thành:
- a)Ý thức xã hội thông thường và ý thức xã
hội lý luận.
* Ý thức xã hội thông thường là những tri thức,
những quan niệm của con người hình thành 1 cách
trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa
được hệ thống hóa, khái quát hóa.
Phản ánh sinh động, trực tiếp nhiều mặt cuộc
sống, thường xuyên chi phối cuộc sống đó.
* Ý thức xã hội lý luận là những tư tưởng, quan
điểm được hệ thống hóa, khái quát hóa thành những
học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng khái
niệm, phạm trù, quy luật.
Phản ánh hiện thực khách quan 1 cách khái quát,
sâu sắc và chính xác, vạch ra các mối liên hệ bản chất
của các sự vật hiện tượng.
- b) Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội
Tâm lý xã hội Hệ tư tưởng
•Hình thành tự phát •Hình thành tự giác
•Hình thành trực tiếp •Hình thành gián tiếp
•Riêng lẻ, rời rạc, phản •Đã được hệ thống hóa
ánh những hiện tượng, phản ánh cái bản chất,
bề ngoài yếu tố kinh quy luật có hệ tư tưởng
nghiệm, trí tuệ đan xen khoa học, cũng có hệ tư
với tình cảm. tưởng phản khoa học.
- => Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng có chung 1
nguồn gốc là phản ánh tồn tại xã hội và giữa
chúng có quan hệ tác động lẫn nhau. Nhưng hệ
tư tưởng xã hội không nảy sinh tự phát từ tâm lý
xã hội và không phải là sự biểu hiện trực tiếp
của tâm lý xã hội. Trong xã hội có giai cấp, Ý
thức xã hội có giai cấp.
- II- Quan hệ biện chứng giữa tồn tại
xã hội và ý thức xã hội
1.Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.
-Vai trò quyết định của TTXH đối với YTXH thể
hiện: TTXH sinh ra YTXH, còn YTXH là sự phản ánh
của TTXH, TTXH như thế nào thì YTXH như thế ấy.
Mỗi khi TTXH biến đổi, nhất là phương thức sản xuất
biến đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội, những
quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức,
văn học, nghệ thuật, …do nó sinh ra sớm muộn cũng sẽ
biến đổi theo.
- Theo C.Mác và Ănghen đời sống tinh thần của xã
hội hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật
chất, không thể tìm nguồn gốc của tư tưởng, tâm lý xã
hội trong bản thân nó tức là không thể tìm trong đầu óc
con người mà phải tìm trong hiện thực vật vật chất, sự
biến đổi của một thời đại nào đó sẽ không thể giải thích
được chính xác đến nguyên nhân cuối cùng của nó nếu
chỉ căn cứ vào ý thức của thời đại đó.
Ngược lại, chủ nghĩa duy tâm lại cho rằng ý thức tư
tưởng là nguồn gốc của mọi hiện tượng xã hội, quyết
định sự phát triển và trình bày lịch sử các hình thái ý thức
xã hội tách rời cơ sở kinh tế xã hội.
- Theo quan điểm duy vật lịch sử thì tồn tại xã hội quyết định
YTXH, YTXH là sự phản ánh đối với tồn tại xã hội và phụ
thuộc vào tồn tại xã hội, khi TTXH biến đổi thì những tư
tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm về chính trị, pháp
quyền,…tất yếu sẽ biến đổi theo.
- - TTXH quyết định YTXH, YTXH lại là phản ánh TTXH,
nhưng không phải bất cứ tư tưởng, quan điểm, lý luận
của xã hội nào, tác phẩm văn hóa nghệ thuật nào cũng
nhất thiết trực tiếp phản ánh những quan hệ kinh tế của
thời đại, mà xét đến cùng thì các quan hệ kinh tế mới
được phản ánh bằng cách này hay cách khác vào những tư
tưởng đó bởi vì ý thức xã hội trong sự phát triển của
mình có tính độc lập tương đối.
- 2. Tính độc lập tương đối và vai trò của ý thức
xã hội
Tính độc lập tương đối và vai trò của ý thức xã hội
biểu hiện ở những mặt dưới đây:
- -Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội
Nhiều yế tố của ý thức xã hội có thể còn tồn tại rất lâu
dài ngay cả khi cơ sở tồn tại xh sản sinh ra nó đã được thay
đổi vì 3 lý do:
+ Do sức mạnh của thói quen, truyền thống, do tính
lạc hậu của một số hình thái YTXH.
+Do YTXH không phản ánh kịp những biến đổi của
TTXH.
+ YTXH luôn gắn với lợi ích của những nhóm, những
tập đoàn, những giai cấp nhất định.
- -Ý thức xã hội có tính vượt trước: đó là những tư tưởng
tiến bộ, khoa học ý thức xã hội có thể đóng vai trò tiên
phong vượt trước sự tồn tại xã hội, dự kiến được tương lai
nhưng vẫn chịu sự quyết định của tồn tại xã hội.
VD: Chủ nghĩa Mac-lênin là hệ tư tưởng của giai cấp
công nhân, tuy ra đời vào thế kỉ XIX trong lòng chủ nghĩa tư
bản, nhưng đã chỉ ra được những quy luật vận động tất
yếu của xã hội loài người nói chung, của xã hội tư bản nói
riêng qua đó chỉ ra rằng xã hội tư bản nhất định sẽ bị thay
thế bằng xã hội cộng sản.
- -Ý thức xã hội có tính kế thừa những yếu tố tích cực
trong sự phát triển. Vì thế,phải dựa trên cả quan hệ kế
thừa để giải thích các hiện tượng YTXH.
VD: Chủ nghĩa Mác đã kế thừa và phát triển những
tinh hoa tư tưởng của loài người mà trực tiếp là nền
triết học cổ điển Đức, kinh tế học chính trị cổ điển
Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.