Bài tiểu luận: Thực trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay
lượt xem 109
download
Vấn đề an toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất lao động, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, dịch vụ và an sinh xã hội. Xuất phát từ thực tế đó mà "Bài tiểu luận: Thực trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay" đã được thực hiện.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tiểu luận: Thực trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin GV: Đinh Thị Thoan ®µi truyÒn h×nh viÖt nam Tr-êng cao ®¼ng truyÒn h×nh Nh÷ng nguyªn lý c¬ b¶n Cña chñ nghÜa m¸c-lªnin Bµi tiÓu luËn Thùc tr¹ng mÊt VSATTP ë n-íc ta hiÖn nay GV: §inh ThÞ Thoan SV:NguyÔn V¨n Ch-¬ng Líp CQP11B N¨m häc: 2015 – 2016 Nguyễn Văn Chương – CQP11B 1
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin GV: Đinh Thị Thoan ĐỀ TÀI 9 Sử dụng các nội dung triết học đã được học để miêu tả thực trạng, phân tích nguyên nhân và tìm giải pháp khắc phục tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay . 1) Mở đầu Tình trạng mất an toàn thực phẩm hiện nay“rất nghiêmtrọng” và Thực phẩm an toàn là một điều vô cùng quan trọng với mỗi con người. An toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất lao động, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, dịch vụ và an sinh xã hội. Rõ ràng là vấn đề an toàn thực phẩm ngày càng cần được nhìn nhận là một vấn đề quan trọng cấp bách. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn đối với việc cải thiện sức khoẻ con người và chất lượng cuộc sống cũng như về lâu dài, đối với phát triển giống nòi. Trong thời gian qua, Việt nam đã có nhiều nỗ lực trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, nếu nhìn về tổng thể, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm vẫn là vấn đề thách thức to lớn ở nước ta. Ngộ độc thực phẩm và các mối nguy đe dọa mất an toàn thực phẩm tiếp tục là những vấn đề quan tâm hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội và tăng trưởng kinh tế. Có một thực tế tồn tại nhiều năm qua khi thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm là số cơ sở tái phạm sau khi bị xử phạt lên tới 100%. Điều đó đã minh chứng cho ý thức quá kém của người sản xuất, đẩy mọi nỗ lực của cộng đồng về con số không. Vấn đề đặt ra là muốn kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất thiết phải siết chặt quản lý trên mọi mặt, đồng thời có sự liên kết, hỗ trợ giữa các mặt, các lực lượng với nhau. Các giải pháp giải quyết vấn đề này đang được đặt ra rất cấp bách. Trên tình hình này, em xin chọn đề tài nghiên cứu về thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm ở nước ta hiện nay. Em xin sử dụng những quan điểm duy vật biện chứng về vật chất và ý thức của Chủ nghĩa Mác-Lê nin và mối quan hệ giữa vật chất và ý thức để phân tích vấn đề. 2)Nội dung triết học * Trước hết ta cần hiểu vật chất là gì? Theo lênin: “vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.- Đầu tiên cần phải phân biệt “vật chất” với tư cách là phạm trù triết học với những quan niệm của khoa học tự nhiên về cấu tạo và những thuộc tính cụ thể của các dạng vật chất khác nhau. -Thứ hai trong nhận thức luận, khi vật chất đối lập với ý thức, cái quan trọng để Nguyễn Văn Chương – CQP11B 2
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin GV: Đinh Thị Thoan nhận biết vật chất chính là thuộc tính khách quan- tồn tại độc lập với ý thức con người. - Thứ ba, con người có thể nhận thức được thế giới vật chất thông qua các hình thức tồn tại cụ thể của nó. Ý thức con người chỉ là sự phản ánh đối với vật chất. Định nghĩa của lênin về vật chất có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của chủ nghĩa duy vật và nhận thức khoa học: -Khắc phục những sai lầm thiếu sót trong các quan điểm siêu hình, máy móc về vật chất. -Định hướng cho sự phát triển của khoa học -Cho phép xác định cái gì là vật chất trong lĩnh vực xã hội, là cơ sở lí luận để giải thích nguyên nhân cuối cùng của biến cố xã hội. * Ý thức Nguồn gốc của ý thức :Ý thức có hai ngồn gốc là nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội: - Nguồn gốc tự nhiên Ý thức thể hiện qua sự hình thành của bộ óc con người và hoạt động của bộ óc đó cùng mối quan hệ của con người với thế giới khách quan; trong đó, thế giới khách quan tác động đến bộ óc con người tạo ra quá trình phản ánh năng động, sáng tạo. Ý thức là thuộc tính của một dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc con người, là chức năng của bộ óc, là kết quả hoạt động sinh lí thần kinh của bộ óc. Bộ óc càng hoàn thiện, hoạt động sinh lí của bộ óc càng có hiệu quả, ý thức của con người càng phong phú và sâu sắc. Bộ óc bị tổn thương thì sinh lí thần kinh của con người sẽ không bình thường, năng lực của nhận thức, của tư duy và đời sống tinh thần của con người cũng sẽ bị rối loạn Quan hệ giữa con người với thế giới khách quan là quan hệ tất yếu ngay từ khi con người xuất hiện. Trong mối quan hệ này, thế giới khách quan thông qua các hoạt động của các giác quan đã tác động đến bộ óc con người, hình thành nên quá trình phản ánh. Phản ánh là sự tái hiện những đặc điểm của dạng vật chất này ở dạng vật chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau giữa chúng. Phản ánh là thuộc tính của tất cả dạng vật chất song phản ánh được thể hiện dưới những hình thức cơ bản sau: phản ánh vật lý, hóa học; phản ánh sinh học; phản ánh tâm lý và phản ánh năng động, sáng tạo. Theo quan điểm của chủ nghĩa Lênin, ngoài nguồn gốc tự nhiên, sự ra đời của ý thức còn chịu nhiều tác động của nhân tố xã hội. - Nguồn gốc xã hội Lao động và ngôn ngữ, hai yếu tố này vừa là nguồn gốc, vừa là tiền đề quyết định sự ra đời ý thức. Nguyễn Văn Chương – CQP11B 3
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin GV: Đinh Thị Thoan Lao động là quá trình con người sử dụng các công cụ tác động vào giới tự nhiên nhằm thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người. Trong quá trình lao động, con người tác động vào thế giới khách quan làm cho thế giới khách quan bộc lộ thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận động còn ẩn dấu,… nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình. Qua quá trình lao động cùng với lao động các giác quan của con người ngày càng phát triển, từ những “tia ý thức đầu tiên” con người đã có được kho tàng tri thức nói riêng và ý thức nói chung. Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý thức. Sự ra đời của ngôn ngữ gắn liền với lao động. Lao động ngay từ đầu đã mang tính tập thể. Mối quan hệ giữa các thành viên trong lao động nảy sinh ở họ nhu cầu phải có phương tiện để biểu đạt. Nhu cầu này làm ngôn ngữ nảy sinh vàphát triển ngay trong quá trình lao động. Nhờ ngôn ngữ con người không chỉ giao tiếp, trao đổi mà còn khái quát, tổng kết, đúc kết thực tiễn, truyền đạt kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác. Như vậy, nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao động, “… sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ; đó là hai chất kích thích chủ yếu đã làm cho bộ óc vượn dần dần chuyển thành bộ óc con người, khiến cho tâm lý động vật dần dần chuyển hóa thành ý thức con người”. -Bản chất của ý thức Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người; là hình ảnh chủ quan của thế giới khác quan. Tính chất năng động, sáng tạo của sự phản ánh ý thức Thể hiện ở khả năng hoạt động tâm-sinh lý của con người trong việc định hướng tiếp nhận thông tin, chon lọc thông tin, xử lý thông tin, lưu giữ thông tin và trên cơ sở những thông tin đã có, nó có thể tạo ra những thông tin mới và phát hiện ra ý nghĩa của thông tin được tiếp nhận. Tính chất năng động sáng tạo của sự phản ánh ý thức còn được thể hiện quá trình con người tạo ra những giả tưởng, giả thuyết, huyền thoại,… trong đời sống tinh thần của mình hoặc khái quát bản chất, quy luật khách quan, xây dựng các mô hình tư tưởng, tri thức trong các hoạt động của con người. * Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức - Vai trò của vật chất đối với ý thức Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau; vật chất quyết định sự xuất hiện, nội dung, sự biến đổi của ý thức: Ý thức chỉ có thể có ở dạng vật chất có tổ chức cao là bộ óc người, bản thân bộ óc người cũng là sản phẩm của quá trình tiến hóa của thế giới vật chất. Ý thức là cái phản ánh thế giới vật chất, là hình ảnh là thế giới vật chất.Nội Nguyễn Văn Chương – CQP11B 4
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin GV: Đinh Thị Thoan dung của ý thức được quyết định bởi vật chất. Sự vận động và phát triển của ý thức, hình thức biểu hiện của ý thức bị các quy luật sinh học, các quy luật xã hội và sự tác động của môi trường sống quyết định. Vật chất không chỉ quyết định nội dung mà còn quyết định cả hình thức biểu hiện cũng như mọi sự biến đổi của ý thức. - Vai trò của ý thức đối với vật chất Ý thức có thể tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Bản thân ý thức tự nó không trực tiếp thay đổi được hiện thực. Muốn thay đổi hiện thực con người phải tiến hành những hoạt động vật chất. Song, mọi hoạt động của con người đều do ý thức chỉ đạo, do đó vai trò của ý thức không phải trực tiếp tạo ra hay thay đổi thế giới vật chất mà nó trang bị cho con người tri thức về thực tại khách quan, trên cơ sở ấy con người xác định mục tiêu, đề ra phương hướng, xây dựng kế hoạch, lựa chọn phương pháp, biện pháp, phương tiện,… để thực hiện mục tiêu của mình. Sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất diễn ra theo hai hướng: + Một là, nếu con người nhận thức đúng, có tri thức khoa học, có tình cảm cách mạng, có nghị lực, có ý chí thì sự tác động của ý thức là tích cực, nhờ vậy mà hành động của con người phù hợp với các quy luật khách quan, con người có thể vượt qua những thách thức trong quá trình thực hiện mục đích của mình. + Hai là, nếu ý thức của con người phản ánh không đúng bản chất, tính quy luật của hiện thực khách quan, tình cảm không trong sáng, thiếu quyết tâm, hành động của con người sẽ sai trái đi ngược lại với các quy luật khách quan, sẽ có tác dụng tiêu cực với các hoạt động thực tiễn, đối với hiện thực khách quan. 3) Quay trở lại với vấn đề ở đây ta đang muốn nói tới đó là vệ sinh , an toàn thực phẩm ở nước ta hiện nay. *Vậy thực phẩm là gì? - Thực phẩm: Là những thức ăn, đồ uống của con người dưới dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến. bao gồm cả đồ uống, nhai, ngậm và các chất đã được sử dụng trong sản xuất, chế biến thực phẩm. Đáp ứng cho nhu cầu của cơ thể cung cấp năng lượng và các vitamin và khoáng chất giúp con người có thể sinh tồn và phát triển. -Vệ sinh thực phẩm: Là một khái niệm khoa học để nói thực phẩm không chứa vi sinh vật gây bệnh và không chứa độc tố. Ngoài ra khái niệm vệ sinh thực phẩm còn bao gồm cả nội dung như tổ chức vệ sinh trong vận chuyển chế biến và bảo quản thực phẩm. Là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm. Nguyễn Văn Chương – CQP11B 5
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin GV: Đinh Thị Thoan - An toàn thực phẩm: Là sự đảm bảo thực phẩm không gây hại cho người tiêu dùng, nó an toàn từ lúc chế biến cho tới khi được đưa vào sử dụng. - Định nghĩa vệ sinh an toàn thực phẩm: Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả mọi điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm đảm bảo cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khoẻ, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ban ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, môi trường người tiêu dùng… * Tầm quan trọng của an toàn vệ sinh thực phẩm - Đối với sức khỏe An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt đối với sức khoẻ con người, được toàn xã hội quan tâm. Thực phẩm an toàn đóng góp to lớn đối với việc cải thiện sức khỏe con người và chất lượng cuộc sống. Được tiếp cận với thực phẩm an toàn đang trở thành quyền cơ bản đối với mỗi con người. An toàn vệ sinh thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp thường xuyên đến sức khỏe con người mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ tăng cường nguồn lực, thúc đẩy phát triển và thúc đẩy xóa đói giảm nghèo. Thực phẩm mất vệ sinh không an toàn không chỉ gây nên ngộ độc cấp tính một cách ồ ạt dễ nhận thấy mà còn phải kể đến các bệnh mãn tính độc tố tích tụ từ từ vào trong cơ thể gây suy kiệt sức khỏe do nhiễm và tích lũy các chất độc hại như chì, thủy ngân, asen, thuốc bảo vệ thực vật,các chất kích thích, chất tạo nạc, chất tăng trọng ở động vật, phẩm màu độc với lượng nhỏ nhưng kéo dài thời gian sử dụng, đặc biệt là các độc tố vi nấm như aflatoxin trong ngô, đậu, lạc mốc có thể gây ung thư Gần đây trên báo chí, những tin y học cảnh báo bệnh ung thư đang tăng một cách đáng báo động mà một trong những nguyên nhân chủ yếu là do ăn những thực phẩm chứa các chất độc hại. Về lâu dài, thực phẩm không chỉ có những tác động thường xuyên đến sức khỏe con người mà còn ảnh hưởng đến nòi giống. Theo số liệu nghiên cứu của Hiệp hội quốc tế Phòng chống ung thư (UICC) tại một hội nghị ở Úc năm 2014, có đến 30-50% các ca bệnh ung thư liên quan đến ăn uống, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Hàng năm Việt Nam có từ 100.000-150.000 người mắc ung thư và khoảng 70.000 người tử vong do căn bệnh này. Việt Nam cũng là một trong những nước có số lượng người mắc bệnh Ung thư nhiều nhất thế giới và nguyên nhân chính là thực phẩm ăn hàng ngày Nguyễn Văn Chương – CQP11B 6
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin GV: Đinh Thị Thoan của con người. - Đối với kinh tế-xã hội Đối với nước ta cũng như nhiều nước đang phát triển, lương thực thực phẩm là một loại sản phẩm chiến lược, ngoài ý nghĩa kinh tế còn có ý nghĩa chính trị, xã hội rất quan trọng. Vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Để cạnh tranh trên thị trường quốc tế, thực phẩm không những cần được sản xuất, chế biến, bảo quản phòng tránh ô nhiễm các loại vi sinh vật mà còn không được chứa các chất hóa học tổng hợp hay tự nhiên vượt quá mức quy định cho phép của tiêu chuẩn quốc tế hoặc quốc gia, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Những thiệt hại khi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm gây nên nhiều hậu quả khác nhau, từ bệnh cấp tính, mãn tính đến tử vong. Thiệt hại chính do các bệnh gây ra từ thực phẩm đối với cá nhân là chi phí khám bệnh, phục hồi sức khỏe, chi phí do phải chăm sóc người bệnh, sự mất thu nhập do phải nghỉ làm . Đối với nhà sản xuất, đó là những chi phí do phải thu hồi, lưu giữ sản phẩm, hủy hoặc loại bỏ sản phẩm, những thiệt hại do mất lợi nhuận do thông tin quảng cáo … và thiệt hại lớn nhất là mất lòng tin của người tiêu dùng. Ngoài ra còn có các thiệt hại khác như phải điều tra, khảo sát, phân tích, kiểm tra độc hại, giải quyết hậu quả … Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo an toàn và vệ sinh. * Những thách thức và thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam hiện nay Khó khăn, thách thức lớn nhất hiện nay trong công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam, đó là: Hệ thống tổ chức quản lý chưa thống nhất, chưa đủ mạnh. Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật còn chậm, chưa đáp ứng kịp thời cho công tác quản lý trong giai đoạn mới. Đặc biệt, hệ thống mạng lưới quản lý, thanh tra chuyên ngành kiểm nghiệm đang trong giai đoạn xây dựng nên vẫn còn thiếu nhân lực, yếu kém cả về trình độ chuyên môn và trang thiết bị. Nhận thức về những tác hại gây ra từ thực phẩm không đảm bảo vệ sinh của nhiều tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm còn kém. Công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đang phải đối mặt với những Nguyễn Văn Chương – CQP11B 7
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin GV: Đinh Thị Thoan thách thức lớn, đó là: tình trạng vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm từ chăn nuôi, trồng trọt, thu hái, chế biến và kinh doanh thực phẩm vẫn đang ở mức cao. Ô nhiễm vi sinh vật và các hóa chất độc hại trên nông sản, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm còn chiếm tỷ lệ cao; việc không bảo đảm điều kiện vệ sinh của các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm còn khá phổ biến. Ngộ độc thực phẩm ở các bếp ăn tập thể, các khu công nghiệp, công trường, bệnh viện, trường học đang có chiều hướng gia tăng. Đáng lo ngại là, thực phẩm nhập lậu qua biên giới đang diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, dẫn đến thực phẩm giả, kém chất lượng còn lưu thông trên thị trường. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng nguyên nhân cơ bản là việc chưa thấy hết và làm hết vai trò, trách nhiệm của từng nhóm đối tượng trong việc bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, đầu tư cho công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhà nước và trách nhiệm của chính quyền các cấp còn chưa cao. - Thực trạng +Tình hình cả nước : Trong những năm qua, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã đạt được một số thành tựu nhất định, kim ngạch xuất khẩu nông sản và thuỷ sản tăng từ 2.367,2 triệu USD năm 1995 lên 30,14 tỷ USD trong năm 2015 . Diện tích rau an toàn không ngừng mở rộng, nhiều cơ sở được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn . Năm2015 đã xây dựng và phát triển 10% vùng sản xuất nông sản, thực phẩm an toàn, Mô hình trồng rau an toàn tại Hà Nội Nguyễn Văn Chương – CQP11B 8
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin GV: Đinh Thị Thoan Hiện Hà Nội cũng có 48 cơ sở sơ chế rau an toàn (RAT) là 48 chuỗi tiêu thụ RAT theo liên kết dọc. Trong đó, có 9/48 chuỗi tự tổ chức sản xuất rau, không thu gom, 23/48 chuỗi vừa sản xuất, vừa thu gom và 16/48 chuỗi chỉ thu gom, không sản xuất rau. RAT có tem, nhãn nhận diện, truy xuất nguồn gốc, được tiêu thụ qua 18 doanh nghiệp, 17 hợp tác xã cung cấp cho các cửa hàng bán lẻ, điểm phân phối, bếp ăn tập thể và hệ thống siêu thị với sản lượng gần 20.000 tấn/năm. Rau an toàn chưa có tem, nhãn nhận diện truy xuất nguồn gốc tiêu thụ tại các chợ đầu mối, chợ dân sinh, khu dân cư với sản lượng trên 370.000 tấn/năm. Sản xuất rau an toàn mang lại hiệu quả cao, đáp ứng nhu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái. Giá rau ở các vùng sản xuất rau an toàn cao hơn so với vùng rau thông thường 10-20%. Rau an toàn được tiêu thụ ổn định đem lại thu nhập cao gấp nhiều lần so trồng lúa, ngô và một số cây ngắn ngày khác. Hiện nay 77% cơ sở sản xuất thức phẩm thuỷ sản quy mô công nghiệp áp dụng tiêu chuẩn HACCP. Ngoài ra, các địa phương trong cả nước đã triển khai xây dựng được 645 mô hình thức ăn đường phố, 150 mô hình chợ điểm, 270 mô hình bếp ăn tập thể, 41 mô hình bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại khu du lịch Đạt được những kết quả trên là nhờ công tác ban hành văn bản quy phạm pháp luật được chú trọng, tạo hành lang pháp lý để phục vụ công tác quản lý;Hệ thống tổ chức Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm được đã thành lập đang từng bước được tăng cường và củng cố;Công tác thanh tra, kiểm tra đã ngăn chặn và xử lý nhiều vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm góp phần đưa doanh nghiệp đi dần vào khuôn khổ của pháp luật. Công tác tuyên truyền giáo dục được đẩy mạnh, tạo thói quên để cộng đồng quan tâm đến vấn đề chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Kiến thức thực hành về vệ sinh an toàn thực phẩm của các nhóm đối tượng, cán bộ quản lý, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm được nâng cao, đồng thời hạn chế thực phẩm kém chất lượng lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những tồn tại mà để khắc phục nó không còn cách nào khác là phải nhìn vào thực trạng như: Ngộ độc thực phẩm ở các bếp ăn tập thể, các khu công nghiệp, công trường, bệnh viện, trường học đang có chiều hướng gia tăng. Trong năm 2015, toàn quốc ghi nhận 171 vụ ngộ độc thực phẩm với 4.965 người mắc và 23 trường hợp tử vong. Thực phẩm nhập lậu qua biên giới diễn biến phức tạp kiểm soát chặt chẽ, còn lưu thông trên thị trường, khó kiểm soát. Thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng vẫn tràn lan trên thị trường. Trong năm qua, tình trạng sản xuất rượu không đảm bảo có xu hướng gia tăng, kiểm tra an toàn thực phẩm các loại hoa quả chưa được triển khai. Việc ô Nguyễn Văn Chương – CQP11B 9
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin GV: Đinh Thị Thoan nhiễm vi sinh vật và các hoá chất độc hại trên nông sản, nguyên liệu, phụ gia thực phẩm còn chiếm tỷ lệ cao. Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm lưu thông trên thị trường vẫn còn tồn dư hoá chất bảo vệ thực vật vượt giới hạn cho phép trong rau chiếm 11,65% -13%, trong quả từ 5%-15,15%. Việc không bảo đảm điều kiện vệ sinh của các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm còn khá phổ biến. Và một thực trạng đáng buồn hơn nữa nằm ở những quán cơm sinh viên… Dọc theo các con đường cạnh các trường đại học ở Hà Nội, hàng chục quán cơm bình dân "siêu rẻ", không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ lượng sinh viên quá đông đảo đang theo học tại đây. Ghé vào một quán cơm bình dân "ngon - bổ - rẻ" gần một trường cao đẳng tại Hà Nội, tại quầy thức ăn, cô chủ quán lấy thức ăn cho khách không ngớt tay, thi thoảng ruồi, nhặng bay "vo ve" quanh các mâm thức ăn, rất mất vệ sinh. Dưới sàn nhà nhếch nhác rác bẩn, các sinh viên vẫn "vô tư" nuốt vội bữa cơm trưa để kịp giờ vào học. Phía sau nhà bếp, nơi được xem là khu vực chế biến thức ăn rộng khoảng 20m2 ,bát, đĩa nằm bừa bộn lẫn với thực phẩm chưa chế biến bừa bộn dưới nền đất. Nồi cơm lấy cho khách được để ngay cửa nhà vệ sinh. Ba nhân viên đang vội vàng sơ chế thực phẩm, người thái thịt, nhặt rau, cô nhân viên vừa thái thịt xong chuyển qua cho người phụ nữ luống tuổi đang hốt rác. Chưa kịp rửa tay, người phụ nữ nhúng nguyên cả bàn tay cáu bẩn vào thau thức ăn để ướp gia vị Bẩn là vậy, nhưng đến giờ ăn, quán nào cũng chật kín khách, sinh viên phải chen chúc nhau ăn cơm. Thực phẩm là tác nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm và các căn bệnh đặc biệt nguy hiểm. Giá đỗ xử lý bằng hóa chất độc hại trước khi ngâm ủ thân trắng, to mật không có rễ. Nguyễn Văn Chương – CQP11B 10
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin GV: Đinh Thị Thoan Thực phẩm không an toàn đe dọa trực tiếp sức khỏe người tiêu dùng Sử dụng các loại thực phẩm không an toàn, người tiêu dùng đã phải trả giá quá đắt bằng chính sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng của mình do bị ngộ độc thực phẩm và mầm mống gây ra căn bệnh ung thư quái ác đang ngày một tích tụ và chờ bộc phát. Nhưng có không ít người tiêu dùng không quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm khi mua các thực phẩm thiết yếu tiêu dùng hàng ngày (như rau, cá, thịt….). Các hóa chất độc hại như thuốc bảo vệ thực vật (thuốc trừ sâu, trừ bệnh và thuốc trừ cỏ dại…), thuốc kích thích tăng trưởng, kim loại nặng, các vi sinh vật gây bệnh có trong các loại rau quả hoặc các chất kháng sinh, chất tăng trọng có trong thịt cá sẽ tích lũy dần trong các mô mỡ, tủy sống…của con người là tiền đề để phát sinh các loại bệnh tật như ung thư, loãng xương, suy giảm trí nhớ và thoái hóa xương khớp. Tiêm hóa chất cho mít nhanh chín – một hiểm họa đối với sức khỏe con người. Hiện nay, những người trồng rau vẫn hay sử dụng bừa bãi các hoá chất bảo vệ thực vật như các loại thuốc cấm, thuốc có độ độc cao, thuốc ngoài danh mục được phép sử dụng để phun trừ các loại sâu bệnh trên các loại rau quả, tiêm thuốc kích thích cho quả mau chín, ngâm ủ giá đỗ bằng các hóa chất tăng trưởng độc hại…đã làm tích luỹ một dư lượng nitrat rất lớn tồn dư trong rau, củ, quả. Ngoài ra, nhiều người trồng rau đã dùng nước thải sinh hoạt và nước thải chăn nuôi để tưới rau làm cho hàm lượng kim loại nặng và vi sinh vật gây bệnh trong rau quả cao hơn nhiều so với qui định của Bộ Y tế… Đó chính là nguyên nhân làm phát sinh các bệnh cấp tính, là mầm mống gây ra nhiều loại bệnh đặc biệt nguy hiểm. Nguyễn Văn Chương – CQP11B 11
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin GV: Đinh Thị Thoan Nếu để ý, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những loại rau quả trái vụ như cải bắp, súp lơ… chỉ có vào mùa đông nhưng lại được bày bán rất nhiều ở mùa hè, thậm chí còn xanh và tươi hơn nhiều so với rau quả chính vụ….Đó là những người sản xuất đã sử dụng những lại thuốc kích thích tăng trưởng và các loại thuốc bảo vệ thực vật có độ độc cao đã bị cấm sử dụng từ lâu. Các thực phẩm từ gia súc, gia cầm như: lợn, bò, gà, vịt… những người chăn nuôi cũng sử dụng những loại cám tăng trọng không rõ nguồn gốc để kích thích tăng trưởng, thậm chí những người kinh doanh thực phẩm còn sử dụng nhiều loại chất tẩy rửa thịt cá ôi thối để che mắt khách hàng… Xin dẫn chứng một số vd về thực phẩm bẩn sau: Chất tạo nạc là chất cấm trong chăn nuôi, nó làm cho máu ở phần thịt nạc dồn lên mỡ phía trên tạo hình ảnh giống với thịt nạc. Chất cấm này có thể khiến người dùng ngộ độc và thậm chí là tử vong. Dầu mỡ bẩn được dùng đi dùng lại nhiều lần, thế nhưng trước khi được đưa lên chảo, những loại dầu mỡ này đã bẩn sẵn rồi mà chẳng mấy ai hay. Nguyễn Văn Chương – CQP11B 12
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin GV: Đinh Thị Thoan Để có được hình dáng trắng đẹp mắt, người ta không ngần ngại sử dụng nước tẩy rửa nhà vệ sinh để cọ trắng dừa, những chất tẩy rửa này có chứa axit, có thể phá huỷ dạ dày nếu tiêu thụ phải. Thay vì dùng câu nói "trắng như Ngọc Trinh" có lẽ người Việt nên đổi lại thành "trắng như bún phẩm màu". Đậu phụ là món ăn quen thuộc với nhiều gia đình Việt, thế nhưng những loại đậu phụ biến tướng này đôi khi có thể xây được cả nhà do chứa thạch cao xây dựng. Không những được sử dụng cho dưa, vàng ô còn được người ta quết lên gà, măng hay nhiều loại thực phẩm khác. Vàng ô là hợp chất đứng thứ 5 trong số những chất độc gây ung thư, thậm chí chỉ cần hít phải chất này thôi cũng gây khó thở. Nguyễn Văn Chương – CQP11B 13
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin GV: Đinh Thị Thoan Hàn the trong những loại giò này gây ngộ độc cấp và mãn tính, đấy là còn chưa kể tới những chiệu chứng khác như tổn thương thận, rối loạn chức năng và thậm chí là cả ung thư. Ban đầu, nuôi hàu trong lốp xe cũ dường như là một ý tưởng đột phá, thế nhưng những người nuôi hàu không biết được lốp xe cũ bẩn và độc hại tới mức nào. Cấm sử dụng thuốc trừ sâu trong nuôi trồng, người dân chuyển sang sử dụng dầu nhớt. Loại dầu nhớt này có thể giúp cây trồng tránh được sâu rầy và cũng đồng thời làm hại sức khoẻ người tiêu dùng. Hoa quả tiêm hoá chất bảo quản đã xuất hiện từ rất lâu trên thị trường, những loại hoá chất không qua kiểm định này có thể gây hại tới đường tiêu hoá hoặc nặng là tử vong hay quái thai khi sinh. Nguyễn Văn Chương – CQP11B 14
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin GV: Đinh Thị Thoan 4) Nguyên nhân của việc mất an toàn vệ sinh thực phẩm * Trong khâu sản xuất Thực phẩm nhiễm vi sinh độc hại là nguyên nhân chính yếu gây ra ngộ độc thực phẩm tập thể Thực phẩm được sử dụng có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm bị bệnh hoặc thủy sản sống ở nguồn nước bị nhiễm bẩn. Thực phảm sử dụng những hóa chất độc hại như formon, hàn the, chất tạo ngọt tổng hợp natri cyalamat, phẩm màu công nghiệp Các loại rau, quả được bón quá nhiều phân hóa học, sử dụng thuốc trừ sâu không cho phép hoặc cho phép nhưng không đúng về liều lượng hay thời gian cách ly. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư quá nhiều, kim loại nặng trên rau quả vượt qua mức cho phép. Cây trồng ở vùng đất bị ô nhiễm hoặc tưới phân tươi hay nước thải bẩn. Sử dụng các chất kích thích tăng trưởng, thuốc kháng sinh. * Quá trình chế biến, bảo quản -Sử dụng hóa chất cấm trong thực phẩm để bảo quản thực phẩm như phân Ure, chloramphenicol, nitrofura, malachite green,…. - Quá trình giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm, quá trình thu hái lương thực, rau, quả không theo đúng quy định. - Dùng chất phụ gia không đúng quy định của Bộ Y tế để chế biến thực phẩm. - Dùng chung dao thớt hoặc để thực phẩm sống với thực phẩm chín. - Dùng khăn bẩn để lau dụng cụ ăn uống. - Bàn chế biến thực phẩm, bàn ăn hoặc dụng cụ ăn uống nhiễm bẩn. Không rửa tay trước khi chế biến thực phẩm, nhất là khi chuẩn bị thực phẩm cho trẻ em. - Người chế biến thực phẩm đang bị bệnh truyền nhiễm, tiêu chảy, đau bụng, nôn, sốt, ho hoặc nhiễm trùng ngoài da. - Rửa thực phẩm, dụng cụ ăn uống bằng nước nhiễm bẩn. -Nấu thực phẩm chưa chín hoặc không đun lại trước khi ăn,… * Do quá trình sử dụng và bảo quản không đúng - Dùng dụng cụ sành sứ, sắt tráng men, nhựa tái sinh, túi ninong … bị nhiễm chất chì để chứa đựng thực phẩm. - Chất độc sinh ra trong quá trình chế biến, nấu nướng - Để thức ăn qua đêm hoặc bày bán cả ngày ở nhiệt độ thường; thức ăn không được đậy kỹ, để bụi bẩn, các loại côn trùng gặm nhấm, ruồi và các động vật khác tiếp xúc gây ô nhiễm. - Do thực phẩm bảo quản không đủ độ lạnh hoặc không đủ độ nóng làm cho vi khuẩn vẫn phát triển… * Công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế Về chính sách pháp luật, đã có rất nhiều các văn bản quy định, hướng dẫn. Tuy có rất nhiều văn bản, nhưng lại chồng chéo, không phân định rõ ràng trách nhiệm quản lý giữa các bộ, ngành lại vừa thiếu sót, chưa phủ hết các lĩnh vực, Nguyễn Văn Chương – CQP11B 15
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin GV: Đinh Thị Thoan có khoảng trống giữa các khâu trong trách nhiệm quản lý liên tục một loại sản phẩm. Một số lĩnh vực mới phát sinh (như thực phẩm chức năng, một số độc chất và vi chất) chưa được hướng dẫn quản lý cụ thể, chi tiết nên địa phương rất khó thực hiện. Bên cạnh đó, có những quy định không phù hợp với thực tế như hiện tuyến xã không thể nào có đủ cán bộ chuyên môn để thực hiện việc khám sức khỏe, thẩm định cơ sở, cấp giấy phép theo quy định (thực tế cơ sở cũng chưa đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm để xét cấp); việc quy định một đám tiệc có quy mô trên 200 người thì do cấp huyện trở lên cấp giấy, nhưng những lễ hội cấp xã, ấp thường trên 200 người mà cán bộ cấp huyện không thể nào quản lý được, còn cấp xã, ấp thì không có thẩm quyền quản lý; những đám tiệc của các tổ chức xã hội, tôn giáo (nhà thờ, đình, chùa) không xin phép mà cán bộ chuyên ngành cũng không thể có đủ số lượng để thanh tra, kiểm tra hết; những thử nghiệm cho kết quả ngay thì không đủ cơ sở pháp lý để xử phạt và xử lý ngay, nhằm tránh ngộ độc thực phẩm xảy ra, còn chờ kết quả chính thức (thường dài ngày) thì thực phẩm đã được tiêu thụ hết; mức xử lý vi phạm còn chưa phù hợp với quy mô của cơ sở và còn rất nhiều bất cập khác cần được điều chỉnh, bổ sung hợp lý. Về tổ chức bộ máy, chưa có một hệ thống tổ chức làm công tác vệ sinh an toàn thực phẩm thống nhất từ Trung ương đến địa phương, chưa có mạng lưới thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tại Mỹ có Cơ quan Kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm (CDC), Trung Quốc cũng có cơ quan tương tự. Còn tại Việt Nam, hiện có tới 5 Bộ quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm gồm: Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND các cấp, dẫn đến một thực trạng không có cơ quan nào chịu trách nhiệm chính khi có vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với tuyến tỉnh, các tỉnh đã thành lập Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm trực thuộc Sở Y tế, nhưng do văn bản hướng dẫn của trung ương không quy định thống nhất về biên chế của chi cục, nên mỗi tỉnh có mô hình tổ chức và số lượng biên chế khác nhau, mặc dù khối lượng công tác giữa các tỉnh không khác nhau bao nhiêu. Cán bộ sang Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm làm nhiệm vụ không được hưởng phụ cấp ưu đãi ngành. Còn tuyến huyện, xã vẫn chưa có quy định về tổ chức bộ máy và cán bộ chuyên trách trong khi nội dung và khối lượng công tác trên lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm là rất lớn, lại thực hiện chủ yếu tại cơ sở. Đây là một nghịch lý ai cũng thấy rõ, nhưng vẫn chưa có biện pháp nào để giải quyết phù hợp, triệt để. Về cơ sở làm việc và trang thiết bị kiểm nghiệm phục vụ mảng công tác này được xem là khâu yếu nhất thì hiện vẫn còn nhiều bất cập, thậm chí tuyến tỉnh vẫn chưa có phòng xét nghiệm nào đủ chuẩn để công bố kết quả. Vì vậy, những Nguyễn Văn Chương – CQP11B 16
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin GV: Đinh Thị Thoan xét nghiệm cao cấp phải gửi về các cơ sở xét nghiệm tại thành phố Hồ Chí Minh để xác định vớ chi phí khá cao, vừa tốn kém, lại vừa mất thời gian. *Qua những nguyên nhân phân tích ở trên thì điều cốt lõi của những nguyên nhân đó vẫn là do lợi nhuận và lòng tham của con người trong tất cả các khâu từ sản xuất đến quản lý nên thực phẩm bẩn có cơ hội “tung hoành” khắp thị trường, con người sẵn sàng đánh đổi sức khỏe và tính mạng người khác để đem lại một chút lợi lộc cho bản thân. Nói như thế không có nghĩa là công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm của chúng ta chỉ toàn là khó khăn và hạn chế. Tuy còn rất nhiều khó khăn, hạn chế nhưng chúng ta đã thực hiện rất nhiều các hoạt động, công tác nhằm bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong khả năng có được. Nhìn chung, chúng ta đã triển khai thực hiện tốt những hoạt động cơ bản của công tác bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đã đạt được những kết quả khá tốt. Dưới đây là một số vụ thực phẩm bẩn được cơ quan chức năng điều tra và phát hiện: Ngày 22-12-2015, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về Môi trường (PC49) Công an TP.HCM phối hợp với Chi cục thú y kiểm tra một ngôi nhà trên quốc lộ 1 (P.Đông Hưng Thuận, Q.12) phát hiện thu giữ hơn 2 tấn vú heo, thịt heo nái được đựng trong thùng xốp, bịch nilon chi chít chữ Trung Quốc. Tất cả đều không có giấy chứng nhận kiểm dịch, không rõ nguồn gốc, đổi màu và bốc mùi hôi thối. Hơn 2 tấn vú heo thối sắp được đưa lên bàn nhậu để "hô biến" thành vú dê Chủ lô hàng là ông Cao Chí Đông (35 tuổi, quê Bến Tre) cho biết số hàng trên vừa nhập về từ các tỉnh phía Bắc. Sau khi công nhân phân loại và sơ chế, cơ sở sẽ giao vú heo thối cho các nhà hàng trên địa bàn TP.HCM "hô biến" thành món vú dê nướng thơm lừng phục vụ dân nhậu. Nguyễn Văn Chương – CQP11B 17
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin GV: Đinh Thị Thoan Ngày 30-10-2015, đoàn liên ngành huyện Bình Chánh bất ngờ kiểm tra địa chỉ 148C/6 ấp 3, xã An Phú Tây do bà Thạch Thị Sa Rương thuê để sản xuất khô bò trái phép. Tại đây, đoàn kiểm tra thu giữ 47kg khô bò thành phẩm, 31kg phổi heo đang luộc và 27kg phổi heo tươi bốc mùi hôi thối, đầy ruồi nhặng bu bám Những người thích ăn gỏi đu đủ vỉa hè chắc sẽ suy nghĩ lại khi biết xuất xứ của khô bò trong món ăn này Đặc biệt, đoàn kiểm tra thu được nhiều chai nhựa đựng một loại nước đen, thơm mùi thịt bò. Cạnh đó là một bao nhỏ in tiếng nước ngoài, bên trong đựng thứ bột màu trắng. Một chiếc nồi nhôm cạnh bên chứa một thứ nước sền sệt màu đen còn bốc khói. Bà Rương cho biết đây là những hóa chất dùng để “hô biến” phổi heo thành khô bò. Theo đó, sau khi mua phổi heo trôi nổi ở các chợ, không có giấy chứng nhận kiểm dịch về đem luộc chín. Tiếp đó, phổi heo được nhúng vô nồi nước gồm màu, hương bò và chất bảo quản để thơm mùi bò và sử dụng được lâu. Khô bò thành phẩm sẽ được chủ cơ sở này đem bỏ mối cho mấy người bán gỏi đu đủ và tiểu thương trong chợ với giá khoảng 30 ngàn đồng/kg. Toàn bộ tang vật sau đó đã được đem đi tiêu hủy. Ngày 20-10-2015, đoàn kiểm tra liên ngành huyện Bình Chánh bất ngờ kiểm tra phát hiện gần 750kg chà bông bẩn được chế biến từ thịt gà thối trộn với hóa chất Trung Quốc tại xưởng chà bông ở tổ 6, ấp 3, xã Vĩnh Lộc A do ông Đoàn Văn Thương làm chủ. Chà bông làm từ thịt gà thối để dưới sàn nhà cáu bẩn Nguyễn Văn Chương – CQP11B 18
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin GV: Đinh Thị Thoan Nguyên liệu thịt gà được thu mua trôi nổi với giá 34 ngàn đồng/kg. Sau khi qua sơ chế, thịt gà được xé cho tơi nát, ướp hóa chất có xuất xừ từ Trung Quốc rồi đưa vào để trộn thịt với bột mì. Sau mỗi mẻ trộn, chà bông được đổ ngay xuống nền sàn xi măng cáu bẩn rồi đem bán với giá 45 – 70 ngàn đồng/kg tùy theo yêu cầu độn bột mì nhiều hay ít. Toàn bộ lô hàng sau đó đã bị đem đi tiêu hủy. Sáng 27-9, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về Môi trường (PC49) Công an TP.HCM phối hợp với lực lượng chức năng huyện Hóc Môn kiểm tra bất ngờ lò giết mổ gia cầm trái phép của ông Võ Văn Diệp (41 tuổi), tại số 170/5D ấp Tam Đông, xã Thới Tam Thôn. Tại đây, cơ quan chức năng thu giữ 170 con gà chờ giết mổ và 140 con gà đã giết mổ và nhiều dụng cụ liên quan. Toàn bộ số gà này không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Nhúng gà vào dầu hôi pha hóa chất để da vàng ươm Ông Diệp khai nhận, mỗi ngày, ông thu mua gà chưa qua kiểm dịch từ Tiền Giang về để giết mổ với số lượng từ 100 đến 200 con. Gà được giết mổ xong sẽ được nhúng vào dung dịch giữa dầu hôi và hóa chất dạng bột màu đen, có ánh kim mà ông Diệp mua từ chợ Kim Biên để biến gà trắng nhợt thành màu vàng bắt mắt. Sáng 15-1-2016, Cục C49B và Chi Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã kiểm tra đột xuất cả 3 cơ sở Sản xuất măng chua ở P.Tân Thới Nhất, Q.12 do ông Ngô Xuân Thái, bà Ngô Thị Đăng và ông Lê Văn Lâm làm chủ, phát hiện hơn 43 tấn măng măng ngâm hóa chất. Nguyễn Văn Chương – CQP11B 19
- Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin GV: Đinh Thị Thoan Măng độc ngâm hóa chất để 2 năm không hư Quá trình kiểm tra 3 cơ sở này, cảnh sát phát hiện 15kg hóa chất không nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ. Các chủ cơ sở kinh doanh măng khai nhận số hóa chất trên mua từ chợ Kim Biên với giá 26.000 đồng/kg. Măng khi thu mua về ngâm trong dung dịch hóa chất trên theo tỉ lệ: 200 lít nước cộng 1 muỗng cà phê hóa chất, dùng ngâm được 2 bao (khoảng 100- 140kg) trong vòng 12 giờ.Sau đó có thể giữ từ 1-2 năm để bán dần. Thậm chí, măng đã có màu đen kịt ngâm vào hóa chất này cũng sẽ trở nên trắng nõn. 4) Những giải pháp khắc phục tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Rõ ràng là trong tình hình hiện nay, chất lượng một số nông thủy sản và thực phẩm chế biến càn phải được đánh giá nghiêm túc để nâng cao mặt mạnh và giảm tối đa những yếu kém tồn tại. * Về phía cơ quan quản lý Mặc dù đã có pháp lệnh về thú y, pháp lệnh về vệ sinh an toàn thực phẩm, luật về thủy sản, pháp lệnh về chất lượng hàng hóa và sắp tới đây luật về chất lượng sản phẩm hàng hóa và các nghị định hướng dẫn thi hành, việc quản lý về mặt nhà nước vẫn còn chồng chéo, khó qui trách nhiệm, làm giảm hiệu năng quản lý. Đặc biệt trong lãnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề nóng bỏng. Một đặc điểm tình hình hiện nay là cứ bộ nào được giao quản lý ngành là có xu hướng phải thành lập phòng kiểm nghiệm riêng, vừa tốn kém, vừa khó tránh được trùng lắp, vừa khó có đủ kinh phí để trang bị thật hoàn chỉnh, đáp ứng được mọi yêu cầu kiểm nghiệm sẽ rất đa dạng và khắt nghiệt trong thời gian sắp tới. Nguyễn Văn Chương – CQP11B 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án “Thực trạng công tác tuyển dụng tại các doanh nghiệp ở một số địa phương”
30 p | 2510 | 734
-
Chuyên đề "Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thẻ ATM"
30 p | 690 | 286
-
Tiểu luận: Văn hoá kinh doanh và bài học thực tiễn của việc hỗ trợ lẫn nhau
8 p | 645 | 217
-
Tiểu luận triết học - Thực trạng thi cử của SV hiện nay
14 p | 1119 | 182
-
Đồ án tốt nghiệp - Đề tài: Thực trạng cạnh tranh và độc quyền ở nước ta hiện nay như thế nào? Và nước ta cần làm gì để duy trì cạnh tranh và kiểm soát độc quyền
30 p | 254 | 84
-
Tiểu luận Môi trường: Sinh thái biển
36 p | 657 | 83
-
Bài Tiểu luận môn kinh tế phát triển: Chất lượng tăng trưởng kinh tế tỉnh bình phước
57 p | 989 | 79
-
Bài tiểu luận: Thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm ở Việt Nam hiện nay
34 p | 2193 | 72
-
TIỂU LUẬN:Biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm trong quá trình hội nhập ở Công ty bánh kẹo Hải Hà
82 p | 224 | 69
-
luận văn: Thị trường hàng điện tử Việt Nam,thực trạng và giải pháp trong hội nhập kinh tế quốc tế
40 p | 129 | 44
-
Bài tập nhóm: Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam
90 p | 239 | 42
-
Tiểu luận môn Luật Hành chính 2: Pháp luật Việt Nam về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực văn hóa - Thực trạng và nhận xét, kiến nghị
22 p | 52 | 22
-
Tiểu luận Chính sách thương mại Quốc tế: Các biện pháp hạn chế nhập khẩu thuốc lá tại Việt Nam
19 p | 55 | 16
-
Tiểu luận:Nhận thức phương pháp luận sáng tạo khoa học kỹ thuật
15 p | 93 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Toán học: Ứng dụng phương pháp lọc bayes và mô hình markov ẩn trong bài toán quan sát quỹ đạo đa mục tiêu
106 p | 39 | 7
-
Luận văn Thạc sĩ: Biểu diễn trạng thái khuôn mặt 3D dựa vào kỹ thuật nội suy
65 p | 50 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục: Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập chương
216 p | 29 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn