Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
BÀI TOÁN PHÁT HIỆN TRONG XỬ LÝ TÍN HIỆU<br />
KHI CẤU TRÚC MẢNG ANTEN BỊ PHÁ VỠ THỤ ĐỘNG<br />
Lê Thanh Hải1*, Trần Ngọc Lâm1, Bùi Xuân Minh1,<br />
Phạm Quốc Hùng2, Phạm Hồng Sơn3<br />
<br />
Tóm tắt: Trong bài báo, chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu dựa trên mô<br />
hình lý thuyết và mô phỏng bằng công cụ Matlab về sự ảnh hưởng khi cấu trúc<br />
mảng anten bị phá vỡ thụ động (hỏng hóc phần tử anten, hỏng máy thu) đến kết<br />
quả của bài toán phát hiện trong xử lý tín hiệu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi<br />
cấu trúc mảng bị phá vỡ thì sự ảnh hưởng đến tính năng của hệ thống là rất lớn.<br />
Từ khóa: Mảng anten, Ra đa thụ động, Bài toán phát hiện.<br />
<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Sử dụng mảng anten và xử lý mảng tối ưu đang được quan tâm và ứng dụng<br />
rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như ra đa thụ động, định hướng vô tuyến, thông tin<br />
liên lạc, địa chấn học, hệ thống thông tin và định vị thủy âm..vv. Mảng anten có<br />
thể được đặt ra dưới dạng tổng quát như mảng tuyến tính đồng nhất có số phần tử<br />
chẵn hoặc lẻ (ULA - Uniform Linear Array), mảng phi tuyến, mảng bố trí trên mặt<br />
phẳng dạng hình chữ nhật (RPA - Rectangular Planar Arrays), mảng bố trí các<br />
phần tử dọc theo phương thẳng đứng (LAZ - Linear Array long Z-axis), mảng bố<br />
trí theo các vòng tròn đồng tâm (CCA - Concentric Circular Array), mảng không<br />
phẳng (NA-Nonplanar Array)[2,3]..vv. Lý thuyết và các kỹ thuật về tạo búp<br />
(Beamforming), kỹ thuật xử lý tín hiệu (Signal Processing) nhằm giải quyết hai bài<br />
toán cơ bản là bài toán phát hiện và bài toán phân biệt đã có những bước tiến quan<br />
trọng [4,5,6]. Tuy nhiên, việc đánh giá sự ảnh hưởng khi cấu trúc mảng bị phá vỡ<br />
thụ động (hỏng hóc phần tử mảng) đến bài toán xử lý tín hiệu chưa được đề cập<br />
nhiều. Trên cơ sở mô hình hạn chế của một số mảng anten đặc trưng và giả thiết về<br />
một số phần tử mảng bị hỏng, bài báo sẽ có những đánh giá sự tác động của yếu tố<br />
này đến bài toán phát hiện trong các hệ thống sử dụng mảng anten.<br />
2. MÔ HÌNH HỆ THỐNG<br />
Với các hệ thống sử dụng mảng anten cần quan tâm hai vấn đề chính là cấu trúc<br />
mảng anten và các phương pháp xử lý tín hiệu thu được từ mảng anten. Số lượng<br />
phần tử anten càng nhiều thì kết quả càng chính xác, số lượng phép tính phải xử lý<br />
càng lớn, việc đáp ứng kỹ thuật càng khó khăn, khối lượng tính toán, xử lý dữ liệu<br />
cũng vì thế mà tăng theo [2].<br />
2.1. Phạm vi nghiên cứu<br />
Nguồn tín hiệu quan sát đảm bảo quá trình dừng (bất biến theo thời gian). Số<br />
nguồn tín hiệu nhỏ hơn số phần tử anten trong mảng. Các nguồn tín hiệu không<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Điện tử, 10 - 2015 61<br />
Kỹ thuật điện tử<br />
<br />
tương quan trong khoảng quan sát. Các nguồn tín hiệu độc lập về phân bố không<br />
gian. Các nguồn tín hiệu thỏa mãn “trường xa” và không xét trường hợp đa đường.<br />
Các phần tử của mảng anten đồng nhất, vô hướng. Nội tạp độc lập tuyến tính với<br />
tín hiệu. Tín hiệu băng hẹp và bỏ qua sự ảnh hưởng tương hỗ giữa các phần tử<br />
anten. Trong bài báo này chung tôi nghiên cứu đánh giá dựa trên các mô hình cấu<br />
trúc mảng anten tuyến tính đồng nhất và mảng bố trí theo các vòng tròn đồng tâm.<br />
2.2. Mô hình cấu trúc mảng Anten ULA(Uniform Linear Array)<br />
<br />
<br />
Sk(t)<br />
<br />
<br />
k Sk(t) Sk(t) Sk(t)<br />
<br />
l1 ………………<br />
…<br />
D D<br />
Anten 1 Anten 2 Anten 3 Anten F<br />
Hình 1. Mô hình mảng anten đồng nhất, tuyến tính ULA.<br />
Mảng anten gồm F phần tử giống nhau, vô hướng, bố trí cách đều với khoảng<br />
cách D. Gọi U(t) là tổng các tín hiệu nhận được ở đầu ra của F máy thu tương ứng<br />
M<br />
cho F phần tử mạng anten ta có: U (t ) a( k ).S k (t ) N (t ) dạng ma trận ta<br />
k 1<br />
có: U (t ) A( ).S (t ) N (t ) . Trong đó [2,4]:<br />
a( k ) - đặc trưng hướng của mạng với tín hiệu thứ k.<br />
U (t ) - vectơ F chiều biểu thị đáp ứng đầu ra của F cổng máy thu và được biểu diễn<br />
là: U (t ) [U 1 (t ),U 2 (t ),U 3 (t ),.....U F (t )]T .<br />
A( ) - ma trận vectơ định hướng kích thước FxM mang thông tin về góc pha các<br />
tín hiệu tới và được biểu diễn là: A( ) [a (1 ), a ( 2 ),.......a ( M )] .<br />
S (t ) - vectơ mô tả M tín hiệu tới, S k (t ) là tín hiệu tới thứ k và được mô tả là:<br />
S (t ) [ S1 (t ), S 2 (t ), S 3 (t )....S M (t )]T<br />
N (t ) - vectơ nhiễu nhận được trên M máy thu và được mô tả là:<br />
N (t ) [ N 1 (t ), N 2 (t ).................N F (t )] T.<br />
2.3. Mô hình cấu trúc mảng Anten CCA (Concentric Circular Array)<br />
<br />
Các phần tử anten được đặt cách đều nhau một khoảng D ( D ). Xét trong<br />
2<br />
trường mạng gồm 5 phần tử, góc tới của tín hiệu là k V và bằng phương pháp<br />
hình học ta tính được ma trận vectơ định hướng [2,4] là:<br />
<br />
<br />
<br />
62 L.T.Hải, T.N.Lâm,…, “Bài toán phát hiện trong xử lý …. anten bị phá vỡ thụ động.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
i i i i<br />
i .2. .Cos ( ). Sin ( k i ) i . . Sin ( k ) i . . Sin ( k ) i .2. .Cos ( ). Sin ( k i )<br />
a ( k ) [e 2<br />
;e 2<br />
;1; e 2<br />
;e 2<br />
].<br />
<br />
Hướng tín hiệu Mặt phẳng mô tả<br />
tới hướng sóng tới<br />
O<br />
Di<br />
D L<br />
i<br />
N- N+<br />
X<br />
<br />
R<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Mô hình mảng anten có các phần tử bố trí trên vòng CCA.<br />
<br />
3. BÀI TOÁN PHÁT HIỆN KHI CẤU TRÚC MẢNG BỊ PHÁ VỠ<br />
<br />
Nhiệm vụ của bài toán phát hiện là căn cứ vào tín hiệu nhận được để phân tích<br />
mục tiêu có hay không trong vùng quan sát và ước lượng xác định góc tới của tín<br />
hiệu. Nếu không có nhiễu và nếu tín hiệu có ích không ngẫu nhiên thì khi đó nhiệm<br />
vụ đơn giản chỉ là có tín hiệu tới nghĩa là có mục tiêu, không có tín hiệu tới nghĩa<br />
là không có mục tiêu và ước lượng góc tới theo các thuật toán DOA (Direction-of-<br />
Arrival), AOA (Angle-of-Arrival). Khi mô hình cấu trúc mảng anten của chúng ta<br />
thiết lập ban đầu bị phá vỡ thì nó sẽ ảnh hưởng đến bài toán phát hiện và ước<br />
lượng tín hiệu.<br />
3.1. Hiệu ứng phá vỡ cấu trúc Mô hình ULA tuyến tính<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Mô hình ULA tuyến tính 7 phần tử.<br />
<br />
a) Giả thiết phá vỡ phần tử trong ULA: từ mô hình được thiết lập ban đầu là<br />
ULA 7 phần tử tuyến tính định hướng phát hiện một mục tiêu khi có góc tới 30o ,<br />
chúng ta giả thiết rằng cấu trúc mảng ULA này bị hỏng mất một phần tử a6.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Điện tử, 10 - 2015 63<br />
Kỹ thuật điện tử<br />
<br />
- Hiệu ứng phá vỡ: Khi đó cùng với việc sử dụng thuật toán lọc không gian phi<br />
tuyến dựa trên thuật toán Pisarenko tổng quát trong bài toán định hướng tín hiệu<br />
[1,2] thì chúng ta thấy được hiệu ứng khi cấu trúc mảng bị phá vỡ:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Đặc trưng hướng đơn vị (phổ giả) của ULA tuyến tính<br />
trước và sau khi phần tử trong ULA bị phá vỡ.<br />
- Nhận xét thấy khi cấu trúc bị phá vỡ thì khả năng định hướng giảm do khả năng<br />
phân biệt điểm cực trị trên đường cong giản đồ hướng kém hơn. Cụ thể trên hình<br />
giản đồ hướng sau khi cấu trúc bị phá vỡ thì các điểm cực trị “phụ” tăng lên (ở các<br />
góc -18o và -50o), cực trị “chính” giảm xuống (góc 30o).<br />
b) Giả thiết phá vỡ phần tử biên ULA: chúng ta giả thiết rằng cấu trúc mảng<br />
ULA này bị hỏng mất một phần tử a7 (hay phần tử biên).<br />
- Hiệu ứng phá vỡ: sau khi cấu trúc bị phá vỡ thì các điểm cực trị “phụ” tăng lên,<br />
cực trị “chính” giảm xuống.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Đặc trưng hướng đơn vị (phổ giả) của ULA tuyến tính<br />
trước và sau khi phần tử biên ULA bị phá vỡ.<br />
<br />
<br />
64 L.T.Hải, T.N.Lâm,…, “Bài toán phát hiện trong xử lý …. anten bị phá vỡ thụ động.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
- Nhận xét: ta thấy khi phần tử biên bị phá vỡ cũng giống như số lượng phần tử<br />
mảng bị giảm thì khả năng định hướng cũng giảm.<br />
3.2. Hiệu ứng phá vỡ cấu trúc Mô hình mảng CCA<br />
- Giả thiết phá vỡ: Từ mô hình được thiết lập ban đầu là CCA 5 phần tử phi tuyến<br />
định hướng phát hiện một mục tiêu, chúng ta giả thiết rằng cấu trúc mảng CCA<br />
này bị hỏng mất một phần tử a1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Mô hình CCA 5 phần tử.<br />
<br />
- Hiệu ứng phá vỡ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Đặc trưng hướng đơn vị của CCA<br />
trước và sau khi bị phá vỡ (Góc tới -20o).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Điện tử, 10 - 2015 65<br />
Kỹ thuật điện tử<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8. Đặc trưng hướng đơn vị của CCA<br />
trước và sau khi bị phá vỡ (Góc tới 30o).<br />
* Nhận xét thấy khi cấu trúc mảng bị phá vỡ thì khả năng phân biệt cực trị chính<br />
và phụ bị giảm xuống.<br />
Bảng 1. Giá trị các điểm cực trị.<br />
Cực trị chính Cực trị phụ<br />
Trước phá vỡ Sau phá vỡ Trước phá vỡ Sau phá vỡ<br />
ULA (phần tử 1.0 0.6 0.08 0.12<br />
trong bị phá<br />
vỡ)<br />
ULA ( phần tử 1.0 0.75 0.08 0.15<br />
biên bị phá vỡ<br />
)<br />
CCA (một 1.0 0.8 0.1 0.2<br />
phần tử bị phá<br />
vỡ)<br />
<br />
- Cụ thể trên bảng sau khi cấu trúc bị phá vỡ thì các điểm cực trị “phụ” tăng lên,<br />
cực trị “chính” giảm xuống dẫn đến khoảng cách giữa cực trị chính và phụ giảm (d<br />
giảm).<br />
- Đặc trưng hướng đơn vị được coi là phổ giả của tín hiệu tới nên khi khoảng<br />
cách giữa cực trị chính và phụ giảm làm giảm xác xuất phát hiện đúng và tăng xác<br />
suất báo động lầm. Ta thấy trước khi phá vỡ khoảng cách dtruoc ≈ 0.9 và sau khi phá<br />
vỡ d giảm còn dsau ≈ 0.6 khi đó chúng ta có thể giả thiết thêm một số điều kiện cho<br />
trước và áp dụng các công thức tính toán trong [5] ta có thể tính định tính Pd và<br />
Pfalse-alarm.<br />
<br />
<br />
<br />
66 L.T.Hải, T.N.Lâm,…, “Bài toán phát hiện trong xử lý …. anten bị phá vỡ thụ động.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Trong bài báo này chúng ta thấy được sự ảnh hưởng đến kết quả bài toán phát<br />
hiện khi cấu trúc mảng bị phá vỡ, khi đó các điểm cực trị phụ của giản đồ hướng<br />
tăng lên, cực trị chính giảm xuống đồng nghĩa với việc hệ thống của chúng ta phải<br />
thay đổi các ngưỡng phân biệt cực trị chính và phụ, dẫn đến thay đổi biên quyết<br />
định của hệ thống. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi cấu trúc mảng bị phá vỡ thì sự<br />
ảnh hưởng đến tính năng của hệ thống là rất lớn và theo chiều hướng làm giảm tính<br />
năng định hướng của hệ thống.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Đề tài nghiên cứu KHCN cấp Bộ Quốc phòng, “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo<br />
trạm định hướng vô tuyến điện cơ động cấp chiến thuật”, 2007.<br />
[2]. Lê Thanh Hải, “Nghiên cứu xây dựng thuật toán lọc không gian phi tuyến<br />
trong hệ thống ra đa thụ động và định hướng vô tuyến”, Viện KHCNQS, 2012.<br />
[3]. Trần Ngọc Lâm, “Nghiên cứu xây dựng mô hình thiết bị định hướng cơ động<br />
dải HF trên biển”, HVKTQS, 2014.<br />
[4]. V. F. Pisarenko, “The Retrieval of Harmonies from a Covariance Function”,<br />
Geophysical Journal (1973), vol. 33, pp. 347-366.<br />
[5]. Mischa Schwartz, and Leonard Shaw, “Signal Processing: Discrete Spectral<br />
Analysis, Detection and Estimation”, McGraw-Hill (1975), New York.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
IMPACTS ON SIGNAL PROCESSING FOR DETECTION PROBLEM<br />
IN ANTENNA ARRAY WITH PASSIVELY BROKEN SYMMETRY<br />
<br />
In this paper, we present the study results based on theoretical model and<br />
Matlab simulation results of the impacts on the signal processing of detection<br />
problem when the symmetry of antenna array is passively broken (e.g. broken<br />
antenna elements, damaged receiver). The results show significant impacts on<br />
the system when the symmetry is passively broken.<br />
<br />
Keywords: Array antenna, Passive Radar, Detection problem.<br />
Nhận bài ngày 21 tháng 07 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 10 tháng 08 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 07 tháng 09 năm 2015<br />
<br />
Địa chỉ: 1Viện Điện tử - Viện KH-CNQS;<br />
*<br />
Email: thanhhai.vdt@gmail.com<br />
2<br />
Cơ quan - Viện KH-CNQS;<br />
3<br />
Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san Viện Điện tử, 10 - 2015 67<br />