intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh dịch hạch và cách phòng chống

Chia sẻ: Vien Sinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

110
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay tại thành phố Ziketan, tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc đã xuất hiện các ca bệnh dịch hạch thể phổi, trong đó có 3 trường hợp tử vong. Đây là một bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm thuộc nhóm A do trực khuẩn Yerinia pestis gây ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh dịch hạch và cách phòng chống

  1. Bệnh dịch hạch và cách phòng chống - Kỳ 1 Theo thông báo của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay tại thành phố Ziketan, tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc đã xuất hiện các ca bệnh dịch hạch thể phổi, trong đó có 3 trường hợp tử vong. Đây là một bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm thuộc nhóm A do trực khuẩn Yerinia pestis gây ra. Bệnh tiến triển cấp tính, lây lan mạnh với tỷ lệ tử vong cao. Người bệnh có các biểu hiện như: sốt cao, đau ngực, đau nhức cơ, ho, ho ra máu...
  2. Bệnh lây truyền sang người qua trung gian bọ chét mang mầm bệnh hoặc qua nước bọt của người bệnh khi ho. ->> Bệnh dịch hạch và cách phòng chống - Kỳ 2 Đặc điểm của bệnh Dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm, tiến triển cấp tính, lây lan mạnh với tỷ lệ tử vong cao, được xếp vào diện phải kiểm dịch và khai báo quốc tế. Bệnh do trực khuẩn Yersina pestis gây ra, lưu hành trong quần thể động vật thuộc những loài gặm nhấm (chủ yếu là chuột) và bọ chét ký sinh trên chúng. Từ đó, bệnh lây truyền sang người qua trung gian bọ chét nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam, bệnh dịch hạch thường phát triển mạnh vào mùa
  3. khô, phù hợp với mùa phát triển của chuột và bọ chét. Tuy nhiên, dịch cũng được ghi nhận vào các thời gian khác trong năm kể cả trong mùa mưa. Bệnh dịch hạch ở người gồm các thể bệnh: thể hạch, thể nhiễm khuẩn huyết, thể phổi và thể màng não, thường gặp hơn cả là thể hạch (chiếm hơn 90% các thể bệnh). Thể hạch biểu hiện bằng phát bệnh đột ngột, ớn lạnh, mệt mỏi, đau cơ, đau bụng, buồn nôn và đau đầu. Sau đó, bệnh chuyển sang giai đoạn toàn Mô phỏng vi khuẩn dịch phát với các triệu chứng đặc trưng là hạch ở phổi. nhiễm khuẩn, nhiễm độc và sưng hạch. Hạch có thể to bằng ngón tay cái hoặc bằng quả trứng gà,
  4. lúc đầu đau và cứng chắc, sau đó, hạch mềm hóa mủ. Thể hạch có thể tiến triển đột ngột thành nhiễm khuẩn huyết, thể phổi hoặc viêm màng não thứ phát. Nếu không được điều trị sớm và thích hợp, thể hạch rất dễ tiến triển đột ngột thành nhiễm khuẩn tối cấp với sốt cao 40-41oC, tình trạng nhiễm khuẩn, nhiễm độc, huyết áp giảm, mạch nhanh, nhỏ, vật vã, rối loạn tinh thần, hôn mê, thường bệnh nhân chết trong vòng 3-5 ngày. Thể nhiễm khuẩn huyết, thể phổi, thể viêm màng não thường là thứ phát. Dịch hạch thể phổi rất nguy hiểm vì có thể lây truyền trực tiếp qua đường hô hấp từ người bệnh sang người lành và bùng phát thành dịch lớn. Bệnh nhân có dấu hiệu ở phổi cho đến ngày cuối cùng của bệnh, đờm loãng, có bọt dính máu, thường xuất hiện
  5. tràn dịch màng phổi, có biến chứng phù phổi cấp, tỷ lệ tử vong cao. Chẩn đoán xác định: Tìm thấy vi khuẩn dịch hạch hoặc kháng nguyên F1 của vi khuẩn trong bệnh phẩm từ bệnh nhân. Chẩn đoán phân biệt: viêm hạch, lao hạch. Xét nghiệm: - Loại bệnh phẩm: mủ (hạch), máu, đờm, nhầy họng, phủ tạng, huyết thanh chuột, bọ chét. - Phương pháp xét nghiệm: + Nhuộm soi gram kính hiển vi (gram, Wayson).
  6. + Phân lập vi khuẩn. + Phát hiện kháng nguyên F1. + Miễn dịch huỳnh quang. Tác nhân gây bệnh Tác nhân gây bệnh là trực khuẩn dịch hạch (Yersinia pestis) thuộc họ Enterobacteriaceae, là trực khuẩn gram âm. Đề kháng: bị chết ở nhiệt độ 55oC trong vòng 30 phút, ở 100oC trong vòng 1 phút và bởi thuốc sát khuẩn thường dùng.
  7. Nguồn truyền bệnh Ổ chứa: Là các loài gặm nhấm, chủ yếu là các loài chuột. Tại Việt Nam, chủ yếu là các loài chuột sống trong Trực khuẩn dịch hạch. và xung quanh khu dân cư. Thời gian ủ bệnh: Thời kỳ ủ bệnh của bệnh dịch hạch từ 1-7 ngày, có thể kéo dài thêm vài ngày ở người đã được tiêm phòng. Bệnh dịch hạch thể phổi tiên phát thường có thời kỳ ủ bệnh ngắn hơn từ 1-4 ngày. Phương thức lây truyền
  8. Trong tự nhiên, bệnh dịch hạch lan truyền theo các con đường sau: - Phổ biến nhất là qua trung gian bọ chét, đặc biệt là Xenopsylla cheopis: Bọ chét hút máu vật chủ, vi khuẩn dịch hạch nhân lên trong tiền dạ dày (proventriculus) của bọ chét làm tắc nghẽn tiêu hóa. Bọ chét bị tắc nghẽn, khi chuyển sang đốt vật chủ mới thì vi khuẩn sẽ theo vết đốt vào cơ thể vật chủ mới và như vậy xảy ra sự lan truyền bệnh. Lây lan trực tiếp từ người sang người qua bọ chét Pulex irritans, một loài bọ chét người được xem là quan trọng ở Nam Phi.
  9. - Lan truyền trực tiếp từ vật chủ bệnh sang vật chủ lành không qua trung gian của bọ chét như: + Hít vào trực tiếp vi khuẩn dịch hạch tồn tại trong không khí do tiếp xúc "đối mặt" với dịch hạch thể phổi hoặc vật chủ chết vì dịch hạch. + Vi khuẩn dịch hạch xâm nhập trực tiếp qua da có hoặc không có tổn thương như tiếp xúc tay trực tiếp vào động vật bị bệnh, nhân viên các phòng xét nghiệm về vi khuẩn dịch hạch, động vật nuôi trong nhà (thường gặp nhất là mèo) cắn hoặc cào. Tính cảm nhiễm và miễn dịch
  10. Mọi người đều có thể cảm nhiễm đối với bệnh dịch hạch. Miễn dịch sau khi khỏi bệnh là tương đối, không bảo vệ được nếu bị nhiễm một lượng lớn vi khuẩn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0