intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ 7 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)

Chia sẻ: Xiao Gui | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

34
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Bộ 7 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)” là tư liệu tham khảo hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 8 nhằm giúp bạn chuẩn bị thật tốt cho kì kiểm tra cuối học kì sắp diễn ra. Cùng tham khảo, luyện tập với đề thi để nâng cao khả năng giải đề nhanh và chính xác nhé! Chúc các bạn kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ 7 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)

Đề Thi Học Kì 2 Môn Lịch Sử Lớp 8 Năm 2020-2021 (Có Đáp Án)

1. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 - Phòng GD&ĐT Thành phố Bắc Ninh

I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau:

Câu 1. Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần vương khi đang ở

A. Kinh thành Huế.                 B. Căn cứ Ba Đình (Thanh Hóa).                 C. Tân Sở (Quảng Trị).                 D. Đồn Mang Cá (Huế).

Câu 2. Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây thuộc phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?

A. Ba Đình.                 B. Yên Thế.                 C. Yên Bái.                 D. Thái Nguyên.

Câu 3. Cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?

A. Hương Khê.                 B. Ba Đình                 C. Bãi Sậy.                 D. Đông Du

Câu 4. Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế đã tấu xin triều đình nhà Nguyễn

A. chấn chỉnh bộ máy quan lại.                                                 B. mở cửa biển Trà Lí (Nam Định).

C. cải cách giáo dục.                                                                 D. chấn chỉnh quốc phòng

Câu 5. Cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là

A. Khởi nghĩa Yên Thế.               B. Khởi nghĩa Ba Đình.               C. Khởi nghĩa Bãi Sậy.               D. Khởi nghĩa Hương Khê.

Câu 6. Từ năm 1863 – 1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình nhà Nguyễn bao nhiêu bản điều trần?

A. 20 bản.                 B. 25 bản.                 C. 30 bản.                 D. 35 bản.

Câu 7. Căn cứ chính của nghĩa quân Yên Thế là

A. Ngàn Trươi (Hà Tĩnh)              B. Nhã Nam (Bắc Giang)             C. Phồn Xương (Bắc Giang)              D. Ba Đình (Thanh Hóa)

Câu 8. Một trong những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách, canh tân đất nước ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX là

A. Hoàng Hoa Thám                 B. Nguyễn Huy Tế.                 C. Nguyễn Hữu Huân                 D. Nguyễn Trung Trực.

Câu 9. Giai cấp công nhân Việt Nam có mối quan hệ gắn bó mật thiết nhất với lực lượng xã hội nào?

A. Thợ thủ công                 B. Nông dân.                 C. Tiểu tư sản                 D. Trí thức.

Câu 10. Đầu năm 1905, Hội Duy tân tổ chức phong trào Đông du, đưa thanh niên Việt Nam sang học tập tại các trường của

A. Nhật Bản.                 B. Trung Quốc.                 C. Pháp.                 D. Mĩ.

Câu 11. Năm1904, Phan Bội Châu và những người cùng chí hướng thành lập tổ chức nào dưới đây

A. Việt Nam Quang phục hội.                 B. Việt Nam nghĩa đoàn.                 C. Hội Phục Việt.                 D. Hội Duy tân.

Câu 12. Những lực lượng xã hội mới xuất hiện ở Việt Nam đầu thế kỉ XX gồm

A. tư sản, nông dân và tiểu tư sản                                                 B. tư sản dân tộc, công nhân và địa chủ.

C. công nhân, tư sản và tiểu tư sản thành thị                                 D. tiểu tư sản thành thị và công nhân.

II. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1 (4,0 điểm).

Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) ở Việt Nam, thực dân Pháp đã thi hành chính sách gì về kinh tế?

Câu 2 (3,0 điểm).

Kể tên những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách ở nửa cuối thế kỉ XIX. Nêu những nội dung chính trong các đề nghị cải cách của họ.


2. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 - Phòng GD&ĐT Thành phố Hội An

I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm)

Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.

Câu 1. Nguyên nhân sâu xa thực dân Pháp đem quân xâm lược Việt Nam là

A. khai hóa văn minh cho người Việt Nam.                                B. bảo vệ giáo sĩ Pháp và giáo dân Việt Nam đang bị sát hại.

C. chiếm Việt Nam làm thuộc địa và căn cứ quân sự.                D. trả thù triều đình Huế đã làm nhục quốc thể nước Pháp.

Câu 2. Khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) ai là người chỉ huy đội quân đánh Pháp?

A. Tôn Thất Thuyết.                 B. Phan Thanh Giản.                 C. Hoàng Diệu.                 D. Nguyễn Tri Phương.

Câu 3. Người nào được nhân dân suy tôn làm Bình Tây đại nguyên soái?

A. Trương Định.                 B. Nguyễn Tri Phương.                 C. Hoàng Hoa Thám.                 D. Nguyễn Thiện Thuật.

Câu 4. Tại sao gọi cuộc khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế là phong trào nông dân?

A. Lãnh đạo và lực lượng khởi nghĩa đều là nông dân.

B. Lãnh đạo và lực lượng khởi nghĩa đều là công nhân.

C. Vì cuộc khởi nghĩa nổ ra tại thành thị nhưng được nông dân tích cực ủng hộ.

D. Vì cuộc khởi nghĩa này chỉ chống triều đình phong kiến nhà Nguyễn.

Câu 5. Cuộc khởi nghĩa nào là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

A. Khởi nghĩa Yên Thế.               B. Khởi nghĩa Ba Đình.               C. Khởi nghĩa Hương Khê.               D. Khởi nghĩa Bãi Sậy.

Câu 6. Thất bại trong âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh ở Đà Nẵng thực dân Pháp đã làm gì?

A. Xin thêm viện binh để đánh lâu dài.                                 B. Rút quân về nước.

C. Kéo quân vào Gia Định.                                                    D. Đàm phán với triều đình Huế.

Câu 7. Đặc điểm phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi là

A. bùng nổ sau đồng bằng nhưng duy trì được tương đối lâu dài.

B. bùng nổ trước đồng bằng và duy trì được tương đối lâu dài.

C. bùng nổ trước đồng bằng và nhanh chóng bị thực dân Pháp đàn áp.

D. bùng nổ sau đồng bằng và không duy trì được lâu dài.

Câu 8. Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân thất bại của phong trào Cần Vương?

A. Còn mang tính địa phương, chưa có sự liên kết.                                 B. Vua Hàm Nghi đầu hàng quân Pháp.

C. Thiếu tổ chức và lãnh đạo thống nhất.                                                 D. Không thấy được chế độ phong kiến đã lỗi thời.

Câu 9. Nguyễn Trung Trực đã có câu nói nổi tiếng nào?

A. “Phá cường địch, báo hoàng ân”.

B. “Vì vua cứu nước”.

C. “Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”.

D. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”.

Câu 10. “Cần Vương” nghĩa là gì?

A. Hết lòng giúp nước.                 B. Phò vua cứu nước.                 C. Giúp dân giúp nước.                 D. Quyết tâm bảo vệ triều đình.

Câu 11. Thực dân Pháp lấy cớ gì để tiến quân ra Bắc?

A. Giải quyết vụ tên lái buôn Đuy- puy gây rối.                                 B. Vì triều Nguyễn nhờ quân Thanh sang đánh quân Pháp.

C. Vì triều Nguyễn không thi hành Hiệp ước 1862.                           D. Vì triều Nguyễn giết giáo sĩ Đuy- puy.

Câu 12. Tính chất của cuộc khởi nghĩa Yên Thế là

A. phong trào yêu nước theo lập trường phong kiến.

B. phong trào nông dân tự phát.

C. phong trào mang tính chất là cuộc cách mạng vô sản.

D. phong trào mang tính chất là cuộc cách mạng dân chủ tư sản

Câu 13. Kết quả của cuộc binh biến tại Huế ngày 5/7/1885 là

A. vua Hàm Nghi bị bắt.

B. vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở.

C. Tôn Thất Thuyết chết trong đám loạn quân.

D. Tôn Thất Thuyết hi sinh anh dũng khi bảo vệ vua Hàm Nghi.

Câu 14. Ghép đôi các nội dung ở cột A (năm) với các ý ở cột B (sự kiện) cho phù hợp:

Cột A (thời gian) Cột B (sự kiện)
a/ Ngày 5/6/1862 1/ Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất.
b/ Ngày 15/3/1874 2/ Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Hác – măng.
c/ Ngày 25/8/1883 3/ Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất.
d/ Ngày 6/6/1884 4/ Triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Pa- tơ- nôt.

A. a-3; b-1; c-2; d-4.                 B. a-2; b-1; c-3; d-4.                 C. a-3; b-2; c-1; d-4.                 D. a-2; b-4; c-3; d-1.

Câu 15. Tại sao Việt Nam lại trở thành đích ngắm cho sự xâm lược của thực dân Pháp?

A. Vị trí thuận lợi, dân tuy nghèo nhưng đông.

B. Giàu tài nguyên, thị trường tốt, vị trí thuận lợi.

C. Tài nguyên tuy ít nhưng có vị trí thuận lợi.

D. Tuy vị trí không thuận lợi nhưng giàu tài nguyên và thị trường đông.

II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm)

Câu 1.(2,0 điểm) Giải thích tại sao từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược?

Câu 2.(1,0 điểm) Hãy nêu nguyên nhân thất bại của khởi nghĩa Yên Thế.

Câu 3.(2,0 điểm) Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa có bước phát triển cao nhất trong phong trào Cần Vương?


3. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 - Trường THCS Phấn Mễ I

Phần I. Trắc nghiệm

1. Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (4đ)

Câu 1. Yếu Yếu tố nào là cơ bản thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam ?

A. Chế độ cai trị của nhà Nguyễn bảo thủ về chính trị, lạc hậu về kinh tế

B. Pháp muốn gây ảnh hưởng của mình đối với các nước

C. Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa

D. Chính sách cai cấm đạo Gia-tô của nhà Nguyễn

Câu 2. Tình hình triều đình nhà Nguyễn nửa đầu thế kỉ XX như thế nào ?

A.Triều đình nhà Nguyễn khủng hoảng, suy yếu                  B. Triều đình nhà Nguyễn được nhân dân ủng hộ

C. Triều đình nhà Nguyễn bị nhân dân chán ghét                 D. Triều đình nhà Nguyễn biết củng cố khối đoàn kết giữa quần thần

Câu 3. Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu mở đầu cuộc tấn công nhằm thực hiện kế hoạch gì?

A. Buộc triều đình Huế nhanh chóng đầu hàng                 B. "đánh nhanh thắng nhanh"

C."Chinh phục từng gói nhỏ"                                              D.Chiếm Đà Nẵng khống chế cả miền Trung

Câu 4. Theo Hiệp ước Nhâm Tuất, Triều đình nhà Nguyễn thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở đâu ?

A.Ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Phú Quốc                 B. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì và đảo Côn Lôn

C. Ba tỉnh miền Tây Nam Kì và đảo Côn Đảo                     D. Ba tỉnh miền Đông Nam, Kì và đảo Côn Lôn

Câu 5. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống Pháp ở Nam Kì thất bại ?

A.Các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, không được sự ủng hộ của nhân dân

B. Do sự nhu nhược của Triều đình Huế

C. Thực dân Pháp cấu kết với triều đình đàn áp khởi nghĩa, chưa có đường lối đấu tranh thống nhất

D. Kẻ thù còn quá mạnh, lực lượng ta còn non yếu

Câu 6. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tiến hành vào thời gian nào ?

A.Từ năm 1897 đến năm 1915                              B. Từ năm 1897 đến năm 1914

C. Từ năm 1897 đến năm 1913                             D. Từ năm 1897 đến năm 1912

Câu 7. Cùng với sự phát triển đô thị, các giai cấp tầng lớp mới đã xuất hiện, đó là :

A.Chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn bán                    B. Những người buôn bán, chủ doanh nghiệp

C.Tư sản, tiểu tư sản, công nhân                          D. Những nhà thầu khoán, đại lý

Câu 8. Mục đích cơ bản trong phong trào Đông Du của Phan Bội Châu là gì ?

A. Đưa người Việt Nam sang các nước phương Đông để học tập kinh nghiệm về đánh Pháp

B. Đưa thanh thiếu niên Việt Nam sang Nhật học tập để chuẩn bị lực lượng chống Pháp

C. Đưa thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc học tập để chuẩn bị lực lượng lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam

D. Phan Bội Châu trực tiếp sang Nhật cầu viện Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp

2. Hãy nối mốc thời gian với nội dung sự kiện cho phù hợp: (1đ)

Thời gian

 

Nội dung sự kiện

1. 1 - 9 - 1858

A. Pháp tấn công Gia Định

2. 17 - 2 - 1859

B. Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây

3. 10 – 12 - 1861

C. Pháp tấn công Đà Nẵng

4. 24 - 6 - 1867

D. Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu giặc trên sông Vàm Cỏ

Phần II. Tự luận: (5đ)

Câu 1. Em hãy trình bày các phong trào chống Pháp tiêu biểu đầu thế kỉ XX đến năm 1918?

Câu 2: Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước? Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?


4. Đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 - Trường THCS Quang Trung

I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

 Hãy khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất.

1/ Năm 1868, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển nào để thông thương? 

A. Cửa biển Hải Phòng.             B. Cửa biển Trà Lí (Nam Định).             C. Cửa biển Thuận An (Huế).             D. Cửa biển Đà Nẵng.

2/ Những đề nghị cải cách của các sĩ phu và quan lại yêu nước không được triều Nguyễn chấp nhận là vì

A.chưa hợp thời thế.                                                                            B. rập khuôn theo nước ngoài.

C. triều đình bảo thủ, cự tuyệt, đối lập với mọi sự thay đổi.                D. điều kiện nước ta có những điểm khác biệt với thế giới.

3/  Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vào ngày

A. 6/5/1911.                B.  6/5/1911.                C. 10/5/1911.                D. 19/5/1911.

4/  Tầng lớp tư sản, tiểu tư sản và giai cấp công nhân trở thành lực lượng cách mạng từ đầu XX đến 1918 là vì

A. có mối quan hệ đối kháng với nhà nước phong kiến.                B. có chung địa vị kinh tế.

C. đều bị thực dân phong kiến bóc lột, chèn ép.                            D. có chung lòng yêu nước.

5/  Mục đích cơ bản trong phong trào Đông Du của Phan Bội Châu là

A. đưa người Việt Nam sang các nước phương Đông để học tập kinh nghiệm.

B. đưa thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc học tập chuẩn bị cho lực lượng cách mạng.        

C. cầu viện Nhật giúp ta đánh Pháp

D. đưa thanh niên Việt Nam sang Nhật học tập để chuẩn bị lực lượng đánh Pháp.

6/ Mục đích của thực dân Pháp bổ sung môn tiếng Pháp trong chính sách văn hóa – giáo dục ở Việt Nam là

A. đào tạo đội ngũ tay sai cho Pháp.                                B. mở mang kiến thức cho dân tộc Việt Nam.               

C. khai sáng nền văn minh cho dân tộc Việt.                    D. phát triển thêm văn hóa – giáo dục Việt Nam.

II. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1: Trình bày chính sách kinh tế của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam? (3 điểm)

Câu 2: Con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì khác với các bậc tiền bối? (2 điểm)

Câu 3: Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam có tinh thần cách mạng triệt để? (2 điểm)


Trên đây là phần trích dẫn nội dung của "Bộ 7 đề thi học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)" để tham khảo đầy đủ và chi tiết, mời các bạn cùng đăng nhập và tải tài liệu về máy!

>>>>> Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm bộ Đề thi học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án) được chia sẻ tại website TaiLieu.VN <<<<<

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2