Các tổ chức tài chính phi ngân hàng (P.2)
lượt xem 208
download
Trong việc thực hiện chức năng trung gian tài chính chuyển đổi tài sản, các quỹ trợ cấp đem lại cho công chúng một loại bảo vệ khác - thanh toán tiền thu nhập hưu trí. Những người thuê nhân công, các liên hiệp hoặc các cá nhân có thể đề ra những chương trình trợ cấp, các chương trình này thu nhận tiền vốn do các người tham dự chương trình đó nộp vào. Tuy mục đích của tất cả các chương trình trợ cấp là như nhau, các chương trình này có thể khác nhau theo một số...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các tổ chức tài chính phi ngân hàng (P.2)
- Các tổ chức tài chính phi ngân hàng (P.2) CÁC QUỸ TRỢ CẤP Trong việc thực hiện chức năng trung gian tài chính chuyển đổi tài sản, các quỹ trợ cấp đem lại cho công chúng một loại bảo vệ khác - thanh toán tiền thu nhập hưu trí. Những người thuê nhân công, các liên hiệp hoặc các cá nhân có thể đề ra những chương trình trợ cấp, các chương trình này thu nhận tiền vốn do các người tham dự chương trình đó nộp vào. Tuy mục đích của tất cả các chương trình trợ cấp là như nhau, các chương trình này có thể khác nhau theo một số đặc tính. Thứ nhất là điều kiện để thuộc vào chương trình, tức là số thời gian mà một cá nhân phải được ghi tên vào chương trình trợ cấp đó (do là một thành viên của một liên hiệp hoặc do là một người làm thuê cho một công ty) trước khi được quyền nhận trợ cấp. Nói chung các công ty đòi hỏi một người làm thuê làm việc 5 năm cho công ty trước khi người đó được coi là đủ điều kiện thuộc về một chương trình và có thể nhận các trợ cấp, nếu người làm thuê đó rời bỏ công ty đó trước khi đủ 5 năm, dù là tự ý ra đi hoặc bị thải hồi, tất cả quyền hưởng trợ cấp bị mất. Thứ hai là phương pháp thanh toán: nếu các khoản trợ cấp được xác định bằng các khoản đóng góp vào chương trình và các khoản thu nhập, thì sự trợ cấp này là một chương trình đóng góp được định rõ; nếu các khoản tiền thanh toán thu nhập tương lai (các khoản trợ cấp, được để ra từ trước), thì sự trợ cấp này là một chương trình trợ cấp được định rõ. Đối với trường hợp một chương trình trợ cấp được định rõ, có thêm một đặc tính nữa có liên hệ đến việc chương trình đó được cấp vốn như thế nào. Do đặc tính này phức tạp hươn, chúng ta sẽ xem xét nó một cách chi tiết hơn. Một chương trình trợ cấp được định rõ, gọi là được cấp vốn đủ nếu các khoản đóng góp vào chương trình này và các thu nhập chúng qua các năm đủ để thanh
- toán các khoản trợ cấp được định rõ khi đến kỳ hạn thanh toán. Nếu các khoản đóng góp và các khoản thu nhập không đủ, thì chương trình như vậy được gọi là chương trình được cấp vốn thiếu. Ví dụ, nếu Jane Brown góp 100 đôla mỗi năm vào một chương trình trợ cấp của cô ta và lãi suất là 10%, sau 10 năm các khoản đóng góp của cô và các thu nhập do chúng mang lại sẽ đáng giá 1753 đôla. Nếu món trợ cấp được định rõ này đối với chương trình trợ cấp của cô ta thanh toán cho cô ta 1753 đôla hoặc ít hơn sau 10 năm, thì chương trình được cấp vốn đủ bởi các đóng góp của cô ta và các thu nhập sẽ đủ cho cuộc thanh toán này. Nhưng nếu khoản trợ cấp được định rõ này là 2000 đôla, thì chương trình gọi là được cấp vốn thiếu bởi vì các đóng góp của cô ta và các thu nhập không đủ trang trải món tiền trợ cấp đã định rõ 2000 đôla này. Các chương trình trợ cấp riêng Các chương trình trợ cấp riêng được quản lý bởi một ngân hàng, một công ty hoặc bảo hiểm sinh mạng, hoặc một người quản lý quỹ trợ cấp. Trong các chương trình trợ cấp do những người thuê nhân công đỡ đầu, các khoản đóng góp thường được chia sẻ giữa người thuê và người làm thuê cho người đó. Một sự hấp dẫn về thuế quan trọng đối với các chương trình này là ở chỗ những khoản đóng góp của người làm thuê nhân công là những khoản khấu trừ thuế. Vì các khoản trợ cấp được thanh toán do quỹ trợ cấp hàng năm có thể dự tính ở mức độ chính xác cao, các quỹ trợ cấp đầu tư vào các chứng khoán dài hạn, với hơn 1/2 giá trị tài sản có của họ là các trái khoán và các cổ phiếu. Chương trình trợ cấp của nhiều công ty là cá chương trình được cấp vốn thiếu bởi vì họ dự tính thanh toán hết nghĩa vụ trợ cấp của họ nhờ các thu nhập hiện hành khi các khoản trợ cấp đến hạn thanh toán. Chừng nào các công ty còn có đủ thu nhập, việc cấp vốn thiếu không gây ra vấn đề gì, nhưng việc này không luôn luôn như vậy.
- Do các khó khăn tiềm ẩn trong việc cấp vốn thiếu của công ty, do quản lý tồi, do các thủ đoạn gian lận, và do những lạm dụng khác của các quỹ trợ cấp riêng gây ra{ các qũy trợ cấp của những người lái xe tải là nổi tiếng), Quốc hội đã ban hành Đạo luật về bảo đảm thu nhập hưu trí của những người làm công (the Employee Retirement Income Security Act-ERISA) năm 1974. Đạo luật này đã thiết lập tiêu chuẩn tối thiểu cho việc báo cáo và tiết lộ thông tin, đặt ra các quy tắc về điều kiện để thuộc vào chương trình và mức độ của việc cấp vốn thiếu, và đã đặt các hạn chế về các phương thức thực hành đầu tư. ERISA cũng đã lập ra Công ty Bảo đảm Trợ cấp (được gọi là "Penny Benny", công ty này thực hiện vai trò tương tự vai trò của FDIC. Nó bảo hiểm các khoản trợ cấp lên tới một giới hạn 2250 đôla một tháng một người nếu một công ty với một chương trình trợ cấp thuộc loại cấp vốn thiếu đi đến chỗ phá sản hoặc khôgn thể thanh toán các nghĩa vụ trợ cấp của mình vì những lý do khác. Penny Benny thu của các chương trình trợ cấp các phí bảo hiểm để thanh toán cho sự bảo hiểm này. Không may là Penny Benny người bảo hiểm các trợ cấp của một trong 3 người làm công, đang đụng phải những khó khăn tài chính nghiêm trọng, điều đó có thể cần đến một sự bảo lãnh liên bang. Các chương trình trợ cấp cộng đồng Chương trình trợ cấp cộng đồng quan trọng nhất là bảo hiểm xã hội, nó bảo hiểm cho hầu hết mọi cá nhân làm thuê cho giới tư nhân. Vốn thu được từ những người lao động của FICA (đạo luật đóng góp bảo hiểm liên bang) được tính từ những séc thanh toán và từ thuế theo bảng lương của các chủ thuê nhân công. Các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội bao gồm tiền thu nhập hưu trí, tiền thanh toán y tế và trợ giúp người tàn tật. Khi Bảo hiểm xã hội được thành lập năm 1935, chính phủ liên bang đã dự định cho nó hoạt động như một quỹ trợ cấp riêng. Tuy nhiên không giống như một chương trình trợ cấp riêng, các khoản trợ cấp thanh toán không bị gắn vào những
- đóng góp trong quá khứ của một người giam gia, do đó nói chung các khoản trợ cấp này được thanh toán theo những đóng góp hiện hành. Hệ thống "trả khi có đủ tiền" (pay - as - you - go) này đã dẫn đến một sự cấp vốn thiếu to lớn của quỹ Bảo hiểm xã hội, ước tính trên 100 tỉ đôla. Các vấn đề của hệ thống Bảo hiểm xã hội này có thể trở nên tồi tệ hơn trong tương lại bởi vì số người Mỹ già đi ngày càng nhiều sẽ dẫn đến số người hưu trí lớn hơn so với số người đang làm việc. Quốc hội vẫn đang vật lộn với các vấn đề của hệ thống bảo hiểm xã hội từ nhiều năm nay và có tiến bộ trong việc tạo việc làm giảm được vốn cấp thiếu là nhờ cách tăng các khoản đóng góp FICA và giới hạn các khoản trợ cấp. Các chính quyền tiểu bang và địa phương và chính phủ liên bang, giống như những người chủ thuê tư, cũng đã đặt ra các chương trình trợ cấp cho những người làm thuê cho họ. Các chương trình này hầu như tương tự về hoạt động như các chương trình trợ cấp riêng và nắm giữ những tài sản có tương tự. Việc cấp vốn thiếu của các chương trình cũng thường thấy và một số nhà đầu tư trái khoán địa phương lo ngại rằng nó có thể dẫn đến những khó khăn tương lại về khả năng của các chính quyền tiểu bang và địa phương trong việc thanh toán nợ của họ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các tổ chức tài chính phi ngân hàng – P.1
7 p | 795 | 243
-
Tập bài giảng môn Tiền tệ ngân hàng - Chương 4: Hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng
16 p | 267 | 54
-
Bài giảng 8: Các tổ chức tài chính phi ngân hàng (2015) - Trần Thị Quế Giang
39 p | 166 | 28
-
Bài giảng Bài 9: Các tổ chức tài chính phi ngân hàng - Nguyễn Xuân Thành
0 p | 171 | 16
-
Giáo trình Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng: Phần 1
178 p | 73 | 13
-
Xác định mức lãi suất cho vay tối ưu nhằm phát triển các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam
9 p | 91 | 12
-
Giáo trình Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng: Phần 2
146 p | 34 | 9
-
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính và hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam
7 p | 9 | 6
-
Đánh giá tác động của sự phát triển các tổ chức tài chính phi ngân hàng tới ổn định tài chính ở Việt Nam dựa trên Mô hình ARDL
12 p | 72 | 6
-
Bài giảng Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng: Chương 0 - ĐH Thương Mại
5 p | 49 | 4
-
Bài giảng Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng nâng cao (Advanced non-bank financial institutions management)
32 p | 42 | 3
-
Bài giảng Kế toán trong các tổ chức Tài chính - Ngân hàng - Chương 2: Kế toán trong các tổ chức tài chính phi ngân hàng
44 p | 19 | 3
-
Bài giảng Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng: Chương 6 - ĐH Thương Mại
6 p | 38 | 3
-
Bài giảng Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng: Chương 2 - ĐH Thương Mại
19 p | 51 | 2
-
Bài giảng Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng: Chương 7 - ĐH Thương Mại
10 p | 37 | 2
-
Bài giảng Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng: Chương 4 - ĐH Thương Mại
11 p | 29 | 2
-
Bài giảng Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng: Chương 1 - ĐH Thương Mại
9 p | 29 | 2
-
Bài giảng Quản trị các tổ chức tài chính phi ngân hàng: Chương 3 - ĐH Thương Mại
13 p | 40 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn