intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CẦN SỰ ĐỘT PHÁ TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

100
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tuy đã có nhiều hội thảo, hội nghị về cải tiến phương pháp giảng dạy, nhưng tình hình không chuyển biến bao nhiêu so với trước đây. Có giáo sư của trường đại học Harward (Mỹ) sang công tác dài hạn ở một trường miền Trung cho rằng: Xét về trình độ thì tuy đội ngũ cán bộ giảng dạy của Việt Nam chưa bằng các nước phương tây

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CẦN SỰ ĐỘT PHÁ TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

  1. CẦN SỰ ĐỘT PHÁ TRONG VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC Tuy đã có nhiều hội thảo, hội nghị về cải tiến phương pháp giảng dạy, nhưng tình hình không chuyển biến bao nhiêu so với trước đây. Có giáo sư của trường đại học Harward (Mỹ) sang công tác dài hạn ở một trường miền Trung cho rằng: Xét về trình độ thì tuy đội ngũ cán bộ giảng dạy của Việt Nam chưa bằng các nước phương tây, nhưng hoàn toàn đủ khả năng để giảng dạy có chất l ượng tốt, vấn đề hạn chế chủ yếu nằm ở khâu chương trình và đặc biệt là phương pháp giảng dạy. Nhận xét đó rất xác đáng. Càng ngày người ta càng nhắc nhiều đến phương châm đào tạo đại học là “Lấy sinh viên làm trung tâm” và cái quan trọng nhất trong đào tạo đại học là “Dạy cách học và rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo”, thế nhưng trong phần lớn trường hợp, đó chỉ là một khẩu hiệu suông. Việc cải tiến phương pháp giảng dạy diễn ra hết sức chậm chạp, nhiều thầy cô vẫn theo cách dạy cũ mà ngày nay ngay cả ở phổ thông cũng khó chấp nhận. Vì sao vậy? Vấn đề mấu chốt là hiện nay không hề có biện pháp nào để đánh giá và sàng lọc đội ngũ cán bộ giảng dạy về năng lực và “cái tâm” đối với sinh viên, thường thể hiện rất rõ qua chất lượng và cách truyền đạt kiến thức, cũng không có biện pháp thiết thực nào để khuyến khích người chịu đầu tư công sức cho việc cải tiến phương pháp giảng dạy. Trong tình hình đó, không gì đơn giản hơn là cứ truyền đạt theo cách nhồi nhét kiến thức cho sinh viên, thậm chí là đọc cho sinh viên chép, bất kể kiến thức đó có được cập nhật không, cần thiết cho người học đến mức nào, rồi chỉ cho sinh viên thi, kiểm tra bó gọn trong những kiến thức đó. Sinh viên thì không còn thời gian để tham khảo thêm tài liệu và với cách thi đó thì để đạt điểm cao cũng không cần phài tham khảo thêm tài liệu; còn người thầy thì có
  2. thể yên tâm với bài giảng của mình từ năm này sang năm khác mà không sợ ai kiểm tra, đánh giá. Từ bỏ nếp cũ ít tốn công sức để chuyển sang một phương pháp mới, tuy hiệu quả hơn, nhưng đòi hỏi phải đầu tư nhiều thời gian, công sức hơn, phải liên tục cập nhật kiến thức là một việc làm không dễ, đòi hỏi một tinh thần trách nhiệm cao, dám dấn thân cho sự nghiệp. Một số khoa ở phía nam đã thí điểm áp dụng phương pháp giảng dạy trên cơ sở giải quyết vấn đề (Problem based learning). Tuy số giờ lý thuyết trên lớp giảm nhiều nhưng các thầy, cô phải đầu tư công sức nhiều hơn gấp bội cho môn mình phụ trách để đặt ra các vấn đề yêu cầu giải quyết, hướng dẫn sinh viên tham khảo tài liệu, đi tìm hiểu thực tế, thảo luận nhóm, làm báo cáo… Lúc đầu cả thầy và trò đều ngại, thậm chí một số còn đề nghị quay trở lại cách dạy và học cũ, nhưng chỉ qua một học kỳ, cả thầy và trò đều vui vẻ công nhận là chất lượng đào tạo được nâng cao rõ rệt. Một khi sinh viên đã tham khảo tài liệu ngoài bài giảng, thì các thầy cũng phải thường xuyên cập nhật kiến thức của mình. Thí điểm trên cho thấy rõ là cách học của sinh viên phụ thuộc vào cách dạy và cách đánh giá [thi, kiểm tra] của thầy và nếu thiếu quyết tâm cùng tấm lòng đối với sinh viên thì khó lòng giải quyết được vấn đề cải tiến phương pháp giảng dạy. Thật đáng khen tinh thần năng động của một số sinh vi ên trong việc tìm kiếm các phương pháp học tập tích cực trên các diễn đàn sinh viên, nhưng đáng ra cách học phải bắt đầu từ cách truyền đạt kiến thức và nhất là nhiệt huyết của người thầy. Tất nhiên là còn nhiều phương pháp có thể áp dụng để nâng cao chất lượng thông qua việc hướng dẫn sinh viên năng động tìm kiến thức cho mình thay cho việc học một cách thụ động, nhồi nhét kiến thức để rồi qu ên nhanh chóng sau những kỳ thi. Phải nói rằng: việc cải tiến phương pháp giảng dạy có hiệu quả nâng cao chất lượng đào tạo rõ rệt mà không đòi hỏi phải đầu tư nhiều tiền của trong tình hình hiện nay. Đẩy mạnh cải tiến phương pháp giảng dạy sẽ là bước
  3. đột phá hữu hiệu để nâng cao chất l ượng giảng dạy. Vấn đề chủ yếu l à chủ trương, công tác tư tưởng, biện pháp tổ chức, lòng quyết tâm, đi đôi với biện pháp không kém phần quan trọng nằm ngoài tầm tay của ngành là nâng cao thu nhập chính đáng của giáo chức
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2