intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cây cà phê, thế mạnh ở Đắk Lắk

Chia sẻ: Nguyen Phuonganh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

230
lượt xem
42
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cây cà phê, thế mạnh ở Đắk Lắk 16:18 | 20/09/2006 Tìm ra một hướng đi đúng với tiềm năng, thế mạnh là quá trình khảo nghiệm từ thực tiễn, thông qua đó, Đảng bộ, chính quyền mới có chủ trương, chính sách phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lòng dân. Cây cà-phê đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn Đắk Lắk,

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cây cà phê, thế mạnh ở Đắk Lắk

  1. Cây cà phê, thế mạnh ở Đắk Lắk 16:18 | 20/09/2006 Tìm ra một hướng đi đúng với tiềm năng, thế mạnh là quá trình khảo nghiệm từ thực tiễn, thông qua đó, Đảng bộ, chính quyền mới có chủ trương, chính sách phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lòng dân. Cây cà-phê đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn Đắk Lắk, hàng vạn
  2. gia đình giàu lên nhờ trồng cây thế mạnh đó. Có một địa danh mà mỗi khi nhắc đến ai cũng nhớ, đó là Buôn Ma Thuột; nơi nổi tiếng về hương vị cà phê. Tháng 12- 2005, thương hiệu “cà-phê Buôn Ma Thuột” được Bộ Khoa học và công nhệ công nhận là một trong ba thương hiệu của VN được bảo hộ theo tên xuất sứ. Để có một thương hiệu như ngày nay đó là một quá trình phấn đấu lâu dài của các cấp, các ngành ở Đắk Lắk. Chính xác hơn là tỉnh đã biết phát huy thế
  3. mạnh của vùng đất ba-dan để tạo ra một loại cây có năng xuất cao, chất lượng và chế biến thành một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, giúp nhân dân làm giàu từ cây trồng có ưu thế: cây cà-phê. Cây cà-phê được trồng ở Đắk Lắk từ rất lâu nhưng đến năm 1986, xuất phát từ chính sách đổi mới kinh tế của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ và chính quyền Đắk Lắk mới có chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển và thâm canh cây cà-phê. Qua đó, cụ thể hóa thành Nghị
  4. quyết của Tỉnh ủy nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho nhân dân phát triển cây cà-phê. Thực hiện chủ trương của tỉnh, từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX các đơn vị làm công tác xuất nhập khẩu đã tìm đến từng hộ nông dân với hình thức đầu tư ứng trước, nghĩa là “quốc doanh” ứng trước cho nông dân máy cày, phân bón, có cả lương thực và thu hồi vốn sau khi có cà phê nhân; nông trường quốc doanh thì vận động bà con vào làm công nhân nhận khoán trồng và chăm sóc cà- phê. Từ đó,
  5. Đắk Lắk hình thành nhiều vùng chuyên canh cây cà-phê, có đơn vị phấn đấu chỉ tiêu trong một mùa mưa trồng một nghìn ha như Công ty cà-phê Phước An, Thắng Lợi, Ea Tiêu, Xí nghiệp liên hiệp cà-phê Việt-Đức. Bên cạnh đó, Đắk Lắk còn liên doanh trồng cà-phê với nước ngoài, cụ thể là Liên doanh Việt-Xô, Việt-Đức. Vùng chuyên canh cà-phê chiếm 86% diện tích sản xuất nông nghiệp và 89% sản lượng cà-phê trong toàn tỉnh. Khi chưa tách tỉnh, Đắk Lắk
  6. được coi là tỉnh có nhiều diện tích cà-phê nhất trong cả nước (chiếm 50%), sản lượng năm cao nhất đạt 452 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 316 triệu USD, chiếm 54% kim ngạch xuất khẩu cà-phê trong cả nước.. Điều đáng chú ý là, Đắk Lắk đã góp phần giải quyết việc làm cho 200 nghìn lao động tham gia trực tiếp và khoảng 500 nghìn nhân khẩu khác liên quan sản xuất cà-phê. Sau khi tách tỉnh (đầu năm 2004), một phần diện tích thuộc về tỉnh Đắk Nông, nay Đắk Lắk còn 166 nghìn ha
  7. cà-phê với sản lượng hàng năm khoảng 300 nghìn tấn và vẫn là tỉnh có diện tích và sản lượng cà-phê nhiều nhất. Với 16 doanh nghiệp của Trung ương và địa phương tham gia xuất khẩu, hiện mặt hàng cà-phê của Đắk Lắk có mặt trên thị trường 52 nước và vùng lãnh thổ, thậm chí đã có mặt và được ưa chuộng ở những thị trường khó tính như Mỹ, châu Âu… Nói đến mặt hàng cà-phê ở Đắk Lắk phải nói đến cà-phê Vối (Robusta), cây trồng này đã được chọn lọc với những điều
  8. kiện khí hậu, thổ nhưỡng của vùng đất ba-dan có độ dày từ 0,7m trở lên, độ cao so với mặt biển từ 400m đến 800m.Cà-phê Vối đã hội đủ các điều kiện (đã qua khảo nghiệm, đánh giá của các chuyên gia quốc tế) để phát triển bền vững trên đất Đắk Lắk và là một sản phẩm hàng hóa chiếm 35% GDP và 85% tổng kim ngạch xuất khẩu của Đắk Lắk . Như vậy, sau nhiều năm trồng, chế biến, xuất khẩu, Đắk Lắk đã có một mặt hàng thế mạnh nhờ lợi thế của vùng đất ba-dan.
  9. Song quá trình lãnh đạo, chỉ đạo trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở một số địa phương trong tỉnh còn bất cập, nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế phát triển của địa phương, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh thấp. Nông nghiệp tuy có phát triển nhưng chưa bền vững; công tác quy hoạch và quản lý theo quy hoạch còn nhiều thiếu sót, công tác quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội chưa có sự thay đổi lớn, thiếu yếu tố mang tính đột phá
  10. của từng giai đoạn và trong từng lĩnh vực. Chính vì lý do đó, nông dân nhiều vùng tự phát trồng cà-phê trên vùng đất không có nước tưới, dẫn đến năng xuất thấp, thua lỗ kéo dài. Trước tình hình đó,năm 2006, Đắk Lắk đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi ba nghìn ha cà-phê ở những vùng kém hiệu quả do nhân dân tự phát trồng để đến năm 2010 sản lượng cà-phê đạt 400 nghìn tấn với diện tích trên dưới 160 nghìn ha (năng suất bình quân đạt hơn 2,5 tấn/ha). Củng cố mở rộng cơ sở chế biến
  11. cà-phê, bảo đảm công nghệ chế biến ướt ở mức 10% và tinh chế cà-phê 15%. Phấn đấu hạ giá thành cà-phê Robusta nhân ngang với mặt bằng thế giới (từ 450 USD đến 500 USD/tấn). Xây dựng mới ở Buôn Hồ và Buôn Ma Thuột một số cơ sở chế biến cà-phê hòa tan, cà-phê bột với tổng công suất ba nghìn tấn/năm. Đắk Lắk đã và đang chủ động mở rộng thị trường ra ngoài nước, từng bước khẳng định vai trò của mình trong khu vực và quốc tế. Đến nay, Đắk Lắk đã có
  12. trên 80 doanh nghiệp nhà nước, 266 HTX với số vốn đăng ký hoạt động hơn 55 tỷ đồng, 1.253 doanh nghiệp dân doanh với số vốn đăng ký 1.500 tỷ đồng và hơn 20 nghìn hộ kinh doanh cá thể với số đăng ký là 550 tỷ đồng; lực lượng này đóng góp một phần đáng kể trong các hoạt động thị trường xuất khẩu. Chỉ tính trong vài năm trở lại đây, tổng số vốn đầu tư vào xã hội đạt khoảng 12.085 tỷ đồng, chiếm 42% GDP, trong đó, số vốn đầu tư từ khu vực doanh nghiệp chiếm hơn 54%, tạo ra
  13. sản phẩm giá trị đạt 28.500 tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách Nhà nước 1.420 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 62 nghìn lao động. Trong quá trình đổi mới, các doanh nghiệp cũng tự đổi mới trang thiết bị, hình thức quản lý cho phù hợp, nhằm tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, như mặt hàng cà-phê, cao- su, điều, gỗ, mật ong, tinh bột sắn. Nhiều sản phẩm “nổi tiếng” như các sản phẩm của cà-phê Trung Nguyên, cà-phê An Thái, sản phẩm gỗ của Tập đoàn kỹ
  14. nghệ gỗ Trường Thành, mủ cao- su của Công ty cao-su Đắk Lắk đã được xuất khẩu và thâm nhập ra thị trường nước ngoài. Trong năm qua, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 1.164 triệu USD, bình quân mỗi năm tăng 5%, trong đó mặt hàng cà-phê luôn chiếm tỷ lệ cao. Tới nay, tỉnh Đắk Lắk đang có chiến lược phát triển cây cà-phê bằng đầu tư chiều sâu để không ngừng khẳng định và phát triển cao hơn nữa thương hiệu đã có để cây cà-phê thật sự làm giàu cho nông dân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2