CHƯƠNG 5: ENZYME
lượt xem 46
download
Enzyme là những chất xúc tác sinh học đặc biệt của cơ thể sống, có bản chất là protein, có tác dụng xúc tác hầu hết các phản ứng hóa sinh xảy ra trong cơ thể sống Phản ứng enzyme không tạo ra sản phẩm phụ, các enzyme không bị tiêu hao hoặc được tạo ra thêm trong quá trình phản ứng, chỉ xúc tác phản ứng xảy ra nhanh hơn. Enzyme có mặt trong tế bào của mọi sinh vật, không chỉ xúc tác cho các phản ứng trong cơ thể mà còn xúc tác các phản ứng bên ngoài cơ thể Enzyme có tính đặc hiệu phản...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CHƯƠNG 5: ENZYME
- CHƯƠNG 5: ENZYME 1.Khái niệm Enzyme là những chất xúc tác sinh học đặc biệt của cơ thể sống, có bản chất là protein, có tác dụng xúc tác h ầu h ết các ph ản ứng hóa sinh xảy ra trong cơ thể sống Phản ứng enzyme không tạo ra sản phẩm phụ, các enzyme không bị tiêu hao hoặc được tạo ra thêm trong quá trình ph ản ứng, chỉ xúc tác phản ứng xảy ra nhanh hơn. Enzyme có mặt trong tế bào của mọi sinh vật, không chỉ xúc tác cho các phản ứng trong cơ thể mà còn xúc tác các ph ản ứng bên ngoài cơ thể Enzyme có tính đặc hiệu phản ứng cao, chỉ ho ạt động trong khoảng pH và nhiệt độ nhất định
- 2.Cấu tạo của enzyme Enzyme 1 cấu tử: trong thành phần cấu tạo chỉ có protein, các enzyme được cấu tạo từ 1 chuỗi polypeptide ho ặc có thể t ừ nhiều chuỗi polypeptide giống nhau hoặc khác nhau Enzyme 2 cấu tử: ngoài thành phần protein (apoenzyme) còn chứa thêm nhóm ngoại phi protein gọi là cofactor. Cofactor có b ản chất khác nhau, được chia làm các loại sau: +Các cation kim loại: Zn2+, Fe2+, Cu2+, Mg2+, Ca2+, … liên kết chặt chẽ với phần protein của enzyme +Coenzyme: là phân tử hữu cơ kích thước nhỏ hơn protein th ường là các dẫn xuất của các vitamin, porphyrin, … liên k ết v ới apoenzyme
- 3.Trung tâm hoạt động của enzyme -Chỉ những bộ phận trong phân tử enzyme tham gia xúc tác ph ản ứng. Trung tâm hoạt động thường là nhóm chức của các acid amin (-NH2, -COOH, -SH, -OH), các ion kim lo ại, các vitamin -Trung tâm hoạt động chỉ chiếm một phần nhỏ trong phân t ử protein enzyme, có cấu trúc không gian ba chi ều được hình thành bởi các nhóm (gốc) từ các phần khác nhau c ủa chuỗi amino acid mạch thẳng, khi ở trong không gian chúng ở g ần nhau và tương tác với nhau -Cơ chất liên kết với enzyme bằng các liên kết y ếu nh ư liên k ết tĩnh điện, hydro, lực Van der waals và tương tác kỵ nước. -Trung tâm hoạt động của enzyme không tồn tại trước mà ch ỉ được hình thành khi có tác dụng cảm ứng của cơ chất
- -Vùng cơ chất (Substrate site): là vị trí dành cho cơ chất hay coenzyme gắn vào phân tử apoenzyme, liên kết c ơ ch ất v ới enzyme có thể là liên kết tĩnh điện, hydro, t ương tác k ỵ nước và lực van der waals -Vùng xúc tác (Catalytic site): là nơi chịu trách nhiệm v ề các chuyển hóa hóa học. Vùng xúc tác của enzyme 2 thành phần thường là coenzyme, qui định tính đặc hiệu ph ản ứng c ủa enzyme. Vùng xúc tác của enzyme 1 thành phần thường là các nhóm chức của các aminoacid -Trung tâm điều hòa (Regulatory site): các chất đặc hi ệu có phân tử nhỏ hoặc các ion kim loại gọi chung là các ch ất đi ều hòa khi kết hợp vào trung tâm này làm ảnh hưởng đến cấu trúc của enzyme, ảnh hưởng đến sự thay đổi hoạt tính xúc tác (kìm hãm hay hoạt hóa) của enzyme và liên kết có tính ch ất thuận nghịch
- 4.Tính chất đặc hiệu của enzyme a.Đặc hiệu kiểu phản ứng (Reaction specificity) Mỗi enzyme chỉ có thể xúc tác cho 1 trong các ki ểu ph ản ứng chuyển hóa 1 chất nhất định ví dụ như phản ứng thủy phân, oxy hóa khử, chuyển vị, … Ví dụ: cùng cơ chất là glutamic acid, mỗi kiểu chuyển hóa cần 1 loại enzyme riêng -Phản ứng tổng hợp glutamin chỉ thực hiện khi có sự xúc tác c ủa enzyme glutamin synthetase và có mặt của NH3 và ATP -Phản ứng chuyển nhóm amin của glutamic acid cho một cetoacid để tổng hợp nên một amino acid và cetoacid m ới thì phải có sự xúc tác của enzyme aminotransferase -Phản ứng khử nhóm carboxyl để tạo thành aminobutyric đòi h ỏi sự xúc tác của enzyme glutamate decarboxylase
- b.Đặc hiệu cơ chất (Substrate specificity) Cơ chất là chất có khả năng kết hợp vào trung tâm ho ạt đ ộng của enzyme và bị chuyển hóa dưới tác dụng của enzyme. Enzyme chỉ xúc tác phản ứng cho 1 hay một số cơ chất nh ất định. Mức độ đặc hiệu cơ chất của mỗi enzyme khác nhau, chia làm các mức độ sau: -Đặc hiệu tuyệt đối: chỉ tác dụng trên 1 cơ chất nhất định Thí dụ: NH2-CO-NH2 + H2O → CO2 + NH3 (enzyme Urease) -Đặc hiệu tương đối: có khả năng tác dụng lên 1 kiểu liên kết hóa học nhất định trong phân tử cơ chất mà không phụ thuộc vào cấu tạo của các phần tham gia tạo thành nối liên kết đó Thí dụ: enzyme lipase có khả năng thủy phân các liên kết ester
- -Đặc hiệu nhóm: có khả năng tác dụng lên 1 kiểu liên kết hóa học nhất định với điều kiện 1 trong 2 phần tham gia t ạo nối liên kết phải có cấu tạo xác định Thí dụ: *enzyme cacboxypeptidase → chỉ phân cắt liên kết peptide gần đầu COOH tự do; *enzyme aminopeptidase → chỉ phân cắt liên kết peptide gần đầu NH2 tự do. c.Đặc hiệu quang học (lập thể): chỉ tác dụng với 1 trong 2 dạng đồng phân quang học của các chất dạng (L) hoặc (D); ch ỉ t ạo ra sản phẩm ở dạng (Cis) hoặc (Trans) Thí dụ: *enzyme lactic dehydrogenase chỉ xúc tác dạng (L) acid lactic → acid pyruvic; *enzyme succinic dehydrogenase biến đổi succinic acid thành fumaric acid ở dạng (trans) mà không tạo thành acid malic ở dạng (cis)
- 5.Cơ chế điều hòa hoạt tính xúc tác của enzyme a.Cơ chế điều hòa ức chế ngược (Feed back inhibition)
- Enzyme xúc tác cho bước thứ nhất trong đường hướng sinh t ổng hợp một số chất thường được điều hòa bằng sản phẩm cuối cùng. Thí dụ: quá trình lên men lacitc, lên men r ượu ho ặc sinh tổng hợp isoleucin trong vi khuẩn (threonin đ ược bi ến đổi thành isoleucin bởi enzyme threonin-deaminase. Khi nồng đ ộ isoleucin đủ cao gây ức chế enzyme ở dạng thuận nghịch b.Điều hòa bằng các enzyme điều hòa Calmodulin là protein điều hòa hoạt động của nhi ều enzyme trong tế bào Eukaryotic. Sự kết hợp Ca2+ vào Calmodulin đã cảm ứng sự biến đổi cấu hình của protein này, chuyển dạng không hoạt động thành dạng hoạt động và kết hợp với protein enzyme nào đó trong tế bào làm thay đ ổi ho ạt tính c ủa chúng
- c.Điều hòa bằng sự cải biến đồng hóa trị Hoạt động của nhiều enzyme được điều hòa bằng sự liên kết thuận nghịch của các gốc phosphate. Các kinase xúc tác cho sự liên kết gốc phosphate, còn phosphatase lo ại tr ừ chúng bằng phản ứng thủy phân
- d.Tiền enzyme (zymogen) Một số enzyme lại được tổng hợp ở dạng tiền enzyme không có hoạt tính. Các tiền enzyme này sẽ được ho ạt hóa thành dạng hoạt động tại địa điểm và thời gian thích hợp Thí vụ: enzyme trypsinogen được tổng hợp trong tuyến tụy và sau đó được hoạt hóa bằng việc cắt liên kết peptide t ại ruột non để trở thành dạng hoạt động là enzyme trypsin e.Chất ức chế (kìm hãm) Nhiều enzyme có thể bị kìm hãm bởi các chất có phân t ử nh ỏ đặc hiệu và các ion. Sự kìm hãm đó rất quan trọng vì nó là c ơ chế điều hòa chủ yếu trong hệ thống sống.
- 6.Phân loại và cách gọi tên enzyme Hiệp hội hóa sinh quốc tế phân loại ra làm 6 nhóm: 1/.Oxydoreductase: nhóm enzyme thực hiện các phản ứng oxy hóa khử cùng với sự vận chuyển hydrogen (proton và electron) hoặc chỉ electron. Gồm các phụ nhóm như: -Dehydrogenase: tách hydro trực tiếp từ cơ chất hoặc chuyển hydro cho cơ chất -Oxydase: xúc tác quá trình chuyển electron đến oxy -Oxygenase: xúc tác phản ứng kết hợp oxy vào phân tử chất hữu cơ có vòng thơm gồm oxygenase (O2) và hydroxylase (OH). -Peroxydase: đây là enzyme có coenzyme là hem, xúc tác cho phản ứng oxy hóa các hợp chất hữu cơ khi có H2O2.
- 2/.Transferase: nhóm enzyme xúc tác phản ứng vận chuyển các nhóm nguyên tử hay gốc phân tử từ một cơ chất này đến một chất khác. Gồm các nhóm phụ: -Phosphotransferase (-H2PO4) -Aminotransferase (-NH2) -Sulfurtransferase (-SO3H) -Acyltransferase (acetyl, cacboxyl, hydroxyl) 3/.Hydrolase: nhóm enzyme xúc tác phản ứng thủy phân. Gồm: -Các glycoside hydrolase (amylase, maltase, invertase, …) -Các protease (pepsin, trypsin, chymotrypsin, …) -Peptidase (aminopeptidase, carboxypeptidase, dipeptidase) -Các esterase (cắt các liên kết ester của lipid)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
chương V. CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY TẾ BÀO TRẦN
5 p | 873 | 187
-
Giáo trình công nghệ sinh học thực phẩm II - Chương 5
15 p | 344 | 160
-
Nhập môn công nghệ sinh học - ThS. Bùi Hồng Quân
58 p | 437 | 101
-
Chương 2: CÁC KỸ THUẬT NỀN CỦA CNSH HIỆN ĐẠI (tiếp theo)
46 p | 283 | 81
-
Chương 5 - CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT Ở VI SINH VẬT
17 p | 367 | 76
-
Chương 5: Phiên mã
20 p | 173 | 47
-
Bài giảng Công nghệ protein – enzyme: Chương 5
9 p | 309 | 46
-
Giáo trình enzyme học - Chương 5
5 p | 108 | 25
-
Nhập môn công nghệ sinh học - Chương 5
58 p | 131 | 21
-
Chương 5: Phân tích Protein
5 p | 200 | 20
-
Bài giảng chương 5: Sinh tổng hợp protein
92 p | 150 | 14
-
Bài giảng Hóa sinh đại cương - Chương 5: Chuyển hóa protein và acid amin
55 p | 73 | 9
-
Chương 9 CÁC BÀO QUAN KHÁC (Phần 3)
6 p | 103 | 8
-
Bài giảng Hóa Sinh đại cương: Chương 5 - Enzym
71 p | 25 | 4
-
Bài giảng Hóa sinh đại cương: Chương 5 - TS. Giang Phương Ly
71 p | 13 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn