YOMEDIA

ADSENSE
Chuyên đề Vật lí 12 - Khí lí tưởng
1
lượt xem 0
download
lượt xem 0
download

Tài liệu Chuyên đề Vật lí 12 – Khí lí tưởng cung cấp hệ thống kiến thức trọng tâm về tính chất của khí lí tưởng, các định luật nhiệt động học và phương trình trạng thái khí. Tài liệu bao gồm lý thuyết cô đọng, ví dụ minh họa và bài tập vận dụng, giúp học sinh nắm vững bản chất hiện tượng, rèn kỹ năng giải bài và chuẩn bị tốt cho kỳ thi THPT Quốc gia.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chuyên đề Vật lí 12 - Khí lí tưởng
- Chuyên đề 2 KHÍ LÍ TƯỞNG Chủ đề 1 MÔ HÌNH ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ I Tóm tắt lí thuyết 1 Chuyển động và tương tác của các phân tử khí a. Chuyển động Brown trong chất khí. Chuyển động Brown không chỉ xảy ra trong chất lỏng mà xảy ra cả trong chất khí. Kết luận: - Chất khí được cấu tạo từ các phân tử chuyển động hỗn loạn, không ngừng. - Nhiệt độ của khí càng cao thì tốc độ chuyển động hỗn loạn của các phân tử khí càng lớn. Ở điều kiện tiêu chuẩn (T = 273K và p = 1atm), các phân tử khí chuyển động với tốc độ trung bình khoảng 400m/s. b. Tương tác giữa các phân tử khí Giữa các phân tử khí cũng có lực đẩy và lực hút, gọi chung là lực liên kết. Vì khoảng cách giữa các phân tử khí rất lớn nên lực liên kết giữa các phân tử khí rât yếu so với thể lỏng và thể rắn. 2 Mô hình động học phân tử chất khí Nội dung mô hình động học phân tử chất khí: - Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng. - Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng; chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ chất khí càng cao. - Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào thành bình tác dụng lực, gây áp suất lên thành bình. 3 Khí lí tưởng Ta có thể coi một chất khí ở điều kiện nhiệt độ và áp suất khí quyển bìh thường gần đúng là một khí lí tưởng. Mô hình khí lí tưởng gồm các nội dung sau: 1
- - Các phân tử khí ở xa nhau, khoảng cách giữa chúng rất lớn so với kích thước mỗi phân tử nên có thể bỏ qua kích thước của chúng. - Khi chưa va chạm, lực tương tác giữa các phân tử khí rất yếu, nên có thể bỏ qua. - Giữa hai va chạm liên tiếp, phân tử khí lí tưởng chuyển động thẳng đều. - Khi va chạm vào thành bình chứa, phân tử khí truyền động lượng cho thành bình và bị bật ngược trở lại. Va chạm của các phân tử khí với nhau và với thành bình là va chạm hoàn toàn đàn hồi. 4 Lượng chất Lượng chất chứa trong một vật được xác định dựa vào số phân tử được chứa trong vật đó. Đơn vị đo lượng chất là mol và được định nghĩa như sau: Mol là lượng chất trong đó chứa số phân tử (hoặc nguyên tử) bằng NA ≈6,02.1023 mol-1 NA được gọi là số Avogadro (số phân tử trong 1 mol chất). Khối lượng mol của một chất là khối lượng của 1 mol chất đó, được kí hiệu là M. Như vậy, nếu một mẫu vật chất có khối lượng m, chứa N phân tử thì số mol n của mẫu vật đó được xác định: 𝑁 𝑚 𝑛= = 𝑁𝐴 M Thể tích của một mol một chất gọi là thể tích mol của chất ấy ở đktc (0°C, 1atm). Thể tích mol của mọi chất khí đều bằng nhau và bằng 22,4 lít (0, 0224 m3). 1 Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (4,5 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25điểm) Câu 1. Khi ấn pit-tông bơm xe đạp, hiện tượng nào sẽ xảy ra với khí trong bơm? A. Thể tích bình chứa khí giảm. Áp suất khí trong bình giảm. B. Thể tích bình chứa khí giảm. Áp suất khí trong bình tăng. C. Thể tích bình chứa khí tăng. Áp suất khí trong bình giảm. D. Thể tích bình chứa khí tăng. Áp suất khí trong bình tăng. Câu 2. Các phân tử khí ở áp suất thấp và nhiệt độ tiêu chuẩn có các tính chất là A. chuyển động không ngừng và coi như chất điểm. B. coi như chất điểm và tương tác hút hoặc đẩy với nhau. C. chuyển động không ngừng và tương tác hút hoặc đẩy với nhau. D. Chuyển động không ngừng, coi như chất điểm, và tương tác hút hoặc đẩy với nhau. Câu 3. Áp suất của khí lên thành bình là do lực tác dụng A. lên một đơn vị diện tích thành bình B. vuông góc lên một đơn vị diện tích thành bình. C. lực tác dụng lên thành bình. D. vuông góc lên toàn bộ diện tích thành bình. Câu 4. Khi nói về khối lượng phân tử của chất khí 𝐻2 , 𝐻𝑒, 𝑂2 và 𝑁2 thì A. khối lượng phân tử của các khí H2, He, O2 và N2 đều bằng nhau. B. khối lượng phân tử của O2 nặng nhất trong 4 loại khí trên. C. khối lượng phân tử của N2 nặng nhất trong 4 loại khí trên. D. khối lượng phân tử của He nhẹ nhất trong 4 loại khí trên. 2
- Câu 5. Khi nói về các tính chất của chất khí, phát biểu đúng là A. bành trướng là chiếm một phần thể tích của bình chứa. B. khi áp suất tác dụng lên một lượng khí tăng thì thể tích của khí tăng đáng kể. C. chất khí có tính dễ nén. D. chất khí có khối lượng riêng lớn so với chất rắn và chất lỏng. Câu 6. Trong điều kiện chuẩn về nhiệt độ và áp suất thì A. số phân tử trong một đơn vị thể tích của các chất khí khác nhau là như nhau. B. các phân tử của các chất khí khác nhau chuyển động với vận tốc như nhau. C. khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ so với kích thước của các phân tử. D. các phân tử khí khác nhau va chạm vào thành bình tác dụng vào thành bình những lực bằng nhau. Câu 7. Hai chất khí có thể trộn lẫn vào nhau tạo nên một hỗn hợp khí đồng đều là vì (1). các phân tử khí chuyển động nhiệt. (2). các chất khí đã cho không có phản ứng hoá học với nhau. (3). giữa các phân tử khí có khoảng trống. A. (1) và (2). B. (2) và (3). C. (3) và (1). D. cả (1), (2) và (3). Câu 8. Hình biểu diễn đúng sự phân bố mật độ của phân tử khí trong một bình kín là Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 A. hình 2. B. hình 1. C. hình 4. D. hình 3. Câu 9. Khi nhiệt độ trong một bình tăng cao, áp suất của khối khí trong bình cũng tăng lên vì A. phân tử va chạm với nhau nhiều hơn. B. số lượng phân tử tăng. C. phân tử khí chuyển động nhanh hơn. D. khoảng cách giữa các phân tử tăng. Câu 10. Trong các tính chất sau, tính chất nào không phải của chất khí? A. Có hình dạng cố định. B. Chiếm toàn bộ thể tích của bình chứa. C. Tác dụng lực lên mọi phần diện tích bình chứa. D. Thể tích giảm đáng kể khi tăng áp suất. Câu 11. Số Avogadro có giá trị bằng A. số phân tử chứa trong 18 gam nước. B. số phân tử chứa trong 20,4 lít khí H2. C. số phân tử chứa trong 16 gam oxygen. D. số phân tử chứa trong 40 gam 𝐶𝑂2 . Câu 12: Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp? A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại. B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại. C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài. D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể qua đó thoát ra ngoài. Câu 13. Đun nóng khối khí trong một bình kín. Các phân tử khí 3
- A. xích lại gần nhau hơn. B. có tốc độ trung bình lớn hơn. C. nở ra lớn hơn. D. liên kết lại với nhau. Câu 14: Câu nào sau đây nói về khí lí tưởng là không đúng? A. Khí lí tưởng là khí mà thể tích của các phân tử có thể bỏ qua. B. Khí lí tưởng là khí mà khối lượng của các phân tử khí có thể bỏ qua. C. Khí lí tưởng là khí mà các phân tử chỉ tương tác khi va chạm. D. Khí lí tưởng là khí có thể gây áp suất lên thành bình. Câu 15: Khi nhiệt độ trong một bình giảm, áp suất của khối khí trong bình cũng giảm đó là vì A. số lượng phân tử tăng. B. phân tử khí chuyển động chậm hơn. C. phân tử va chạm với nhau nhiều hơn. D. khoảng cách giữa các phân tử tăng. Câu 16: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chất khí? A. Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử là rất yếu. B. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và dễ nén. C. Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng. D. Các phát biểu A, B, C đều đúng. Câu 17: Khí lí tưởng là môi trường vật chất, trong đó các phân tử khí được xem như: A. Chất điểm không có khối lượng. B. Những đối tượng không tương tác nhau và có thể tích bằng không. C. Chất điểm và chỉ tương tác với nhau khi va chạm. D. Chất điểm có khối lượng hút lẫn nhau và có thể tích khác không Câu 18: Một lượng khí có khối lượng là 30kg và chứa 11,28.1026 phân tử. Phân tử khí này gồm các nguyên tử hydrogen và carbon. Biết 1 mol khí có NA=6,02.1023 phân tử. Khí này là A. CH3 B. C2H2 C. C2H4 D. CH4 2 Câu trắc nghiệm đúng sai (4 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Chọn đúng sai khi nói về khối lượng mol và thể tích mol của một chất khí? A. Các chất khí đều có khối lượng mol giống nhau. B. Thể tích mol đo bằng thể tích của 1 mol chất ấy. C. Ở điều kiện tiêu chuẩn thể tích mol của mọi chất khí đều bằng 22,4 lít. D. Khối lượng mol đo bằng khối lượng của 1 mol chất ấy. Câu 2. Chọn đúng sai khi nói về tính chất của chất khí? A. Bành trướng là chiếm một phần thể tích của bình chứa B. Khi áp suất tác dụng lên một lượng khí tăng thì thể tích của khí giảm đáng kể C. Chất khí có tính dễ nén D. Chất khí có khối lượng riêng nhỏ so với chất rắn và lớn hơn so với chất lỏng Câu 3. Biết bán kính của Trái Đất là 6400 km, phân tử oxygen là một quả cầu bán kính 10−10 𝑚. Cho 𝑁 𝐴 = 6,02.1023 𝑚𝑜𝑙 −1 . 4
- A. Số phân tử oxygen trên một vòng xích đạo là 20,1.1017 phân tử. B. Trong 16 gam oxygen có số phân tử là 3,01.1023 phân tử. C. 4g khí oxygen tương ứng với 0,25 mol khí oxygen D. Nếu xếp các phân tử liền kề nhau dọc theo đường xích đạo thì với 16 gam Oxygen sẽ xếp được số vòng là 1497512 vòng. Câu 4. Cho 3 bình có cùng dung tích ở cùng nhiệt độ chứa các khí như sau: I. Bình (1) chứa 4 gam khí hydrogen. II. Bình (2) chứa 22 gam khí carbon dioxide. III. Bình (3) chứa 7 gam khí nitrogen. A. Số mol của bình (1) là 2 mol. B. Số mol của bình (2) là 0,05 mol. C. Số mol của bình (3) là 0,25 mol. D. Bình (1) có áp suất nhỏ nhất, bình (2) có áp suất lớn nhất. 3 Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (1,5 điểm) Câu 1. Một bình kín chứa 3,01.1023 nguyên tử khí Helium ở nhiệt độ 00 𝐶 và áp suất 1 𝑎𝑡𝑚. Số mol khí Helium là bao nhiêu? Đáp án: Câu 2. 1 mol khí Helium ở điều kiện tiêu chuẩn là 00 𝐶 và áp suất 1 𝑎𝑡𝑚có , thể tích là 22,4 lít thì có khối lượng là bao nhiêu gam? Đáp án: Câu 3. Một bình kín chứa 3,01.1023 phân tử khí Hydrogen. Khối lượng khí Hydrogen trong bình là bao nhiêu gam? Đáp án: Câu 4. Biết khối lượng của 1 mol khí Oxygen là 32 g. 8 g khí Oxygen là khối lượng của bao nhiêu mol khí này? Đáp án: Câu 5: Bình kín đựng khí Nitrogen chứa 1,505.1023 phân tử Nitrogen ở điều kiện 0°C và áp suất trong bình là l atm. Thể tích của bình đựng khí trên là bao nhiêu lít? Đáp án: Câu 6: Một bình thuỷ tinh dung tích 20 lít chứa khí oxygen. Nếu ta thêm vào bình 2 lít khí oxygen nữa thì thể tích oxygen trong bình lúc này là bao nhiêu? Đáp án: 5
- III Đề về nhà 1 Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (4,5 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm) Câu 1. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của chất ở thể khí? A. Có hình dạng và thể tích riêng. B. Có các phân tử chuyển động hoàn toàn hỗn độn. C. Có thể nén được dễ dàng. D. Có lực tương tác phân tử nhỏ hơn lực tương tác phân tử ở thể rắn và thể lỏng. Câu 2. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về chất khí? A. Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử rất yếu. B. Các phân tử khí ở rất gần nhau. C. Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng. D. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa và có thể nén được dễ dàng. Câu 3. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của chất khí? A. Các phân tử chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định. B. Chất khí có tính bành trướng, luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa. C. Chất khí dễ nén hơn chất lỏng và chất rắn. D. Các phân tử chuyển động hỗn loạn và không ngừng. Câu 4. Chọn phương án đúng khi nói về các tính chất của chất khí A. Bành trướng và chiếm một phần thể tích của bình chứa B. Khi áp suất tác dụng lên một lượng khí tăng thì thể tích của khí tăng đáng kể C. Chất khí có tính dễ nén D. Chất khí có khối lượng riêng lớn so với chất rắn và chất lỏng Câu 5. Với bình xịt khử trùng, khi ta ấn nút, van mở, hiện tượng nào sẽ xảy ra với khí trong bình? A. Thể tích khí tăng. Áp suất khí giảm. B. Thể tích khí tăng. Áp suất khí tăng. C. Thể tích khí giảm. Áp suất khí giảm. D. Thể tích khí giảm. Áp suất khí tăng. Câu 6. Thông tin nào sau đây là không đúng khi nói về khối lượng mol và thể tích mol của một chất? A. Khối lượng mol của một chất được đo bằng khối lượng của một mol chất ấy. B. Thể tích mol của một chất được đo bằng thể tích của một mol chất ấy. C. Ở điều kiện tiêu chuẩn (00C và 1atm) thể tích mol của mọi chất khí đều bằng 22,4 lit. D. Ở điều kiện tiêu chuẩn (00C và 1atm) thể tích mol của các chất khí khác nhau thì khác nhau. Câu 7. Số Avogadro có giá trị khác với A. số nguyên tử chứa trong 4 gam khí Helium. B. số phân tử chứa trong 16 gam khí Oxygen. C. số phân tử chứa trong 18 gam nước lỏng. D. số nguyên tử chứa trong 22,4 lit khí trơ ở nhiệt độ 00C và áp suất 1 atm. Câu 8. 1 mol H2O có chứa bao nhiêu nguyên tử? A. 6,022.1023. B. 12,044.1023. C. 18,066.1023. D. 3. 6
- Câu 9. Câu nào sau đây nói về các phân tử khí lí tưởng là không đúng? A. Có lực tương tác không đáng kể B. Có thể tích riêng không đáng kể. C. Có khối lượng đáng kể D. Có khối lượng không đáng kể. Câu 10. Khi nói về khí lí tưởng, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Là khí mà thể tích các phân tử khí có thể bỏ qua. B. Là khí mà khối lượng các phân tử khí có thể bỏ qua C. Là khí mà các phân tử chỉ tương tác với nhau khi va chạm. D. Khi va chạm với thành bình tạo nên áp suất. Câu 11. Có bao nhiêu phân tử Oxygen trong 1 gam khí Oxygen. A. 6,022.1023 B. 1,882.1022 C. 2,82.1022 D. 2,82.1023 Câu 12. Ta có 4 gam khí Oxygen thì được bao nhiêu mol khí Oxygen? A. 0,125 B. 0,25 C. 0,5 D. 1 Câu 13. Tại sao săm xe đạp sau khi được bơm căng, mặc dù đã vặn van thật chặt, nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp? A. Vì lúc bơm, không khí vào săm còn nóng, sau đó không khí nguội dần, co lại, làm săm xe bị xẹp. B. Vì săm xe làm bằng cao su là chất đàn hồi, nên sau khi giãn ra thì tự động co lại làm cho săm để lâu ngày bị xẹp. C. Vì giữa các phân tử cao su dùng làm săm có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể thoát ra ngoài làm săm xẹp dần. D. Vì cao su dùng làm săm đẩy các phân tử không khí lại gần nhau nên săm bị xẹp. Câu 14. Chất khí gây áp suất lên thành bình chứa là do A. Nhiệt độ. B. Va chạm. C. Khối lượng hạt. D. Thế tích. Câu 15. Chất khí dễ nén vì: A. Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng.B. Lực hút giữa các phân tử rất yếu. C. Các phân tử ở cách xa nhau. D. Các phân tử bay tự do về mọi phía. Câu 16. Chọn câu đúng A. Khối lượng phân tử của các khí H2 , He, O2 và N2 đều bằng nhau. B. Khối lượng phân tử của O2 nặng nhất trong 4 loại khí trên. C. Khối lượng phân tử của N2 nặng nhất trong 4 loại khí trên. D. Khối lượng phân tử của He nhẹ nhất trong 4 loại khí trên. Câu 17. Chọn câu sai: Với một lượng khí không đối, áp suất chất khí càng lớn khi A. Mật độ phân tử và nhiệt độ chất khí càng lớnB. Nhiệt độ của khí càng cao C. Thể tích của khí càng lớn D. Thể tích của khí càng nhỏ Câu 18. Tìm câu sai A. Khí lí tưởng là khí mà thể tích của các phân tử có thể bỏ qua. B. Khí lí tưởng là khí mà khối lượng của các phân tử có thể bỏ qua. C. Khí lí tưởng là khí mà các phân tử chỉ tương tác với nhau khi va chạm. D. Khí lí tưởng gây áp suất lên thành bình. 7
- 2 Câu trắc nghiệm đúng sai (4 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm. - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,50 điểm. - Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm. Câu 1. Đun nóng khối khí trong một bình kín. Các phân tử khí A. xích lại gần nhau hơn. B. có tốc độ trung bình lớn hơn. C. nở ra lớn hơn. D. liên kết lại với nhau. Câu 2. Một bình kín chứa 3,01.1023 nguyên tử khí Helium ở nhiệt độ 00 𝐶 và áp suất 1 𝑎𝑡𝑚. A. 1 mol khí Helium ở điều kiện tiêu chuẩn là 00 𝐶 và áp suất 1 𝑎𝑡𝑚 thì chứa 𝑁 = 6,02.1023 nguyên tử B. Với bình kín chứa 𝑁 = 3,01.1023 nguyên tử khí Helium ở nhiệt độ 00 𝐶 và áp suất 1 𝑎𝑡𝑚 thì có số mol là 0,5 mol. C. Với bình kín chứa 𝑁 = 3,01.1023 nguyên tử khí Helium ở nhiệt độ 00 𝐶 và áp suất 1 𝑎𝑡𝑚 thì có khối lượng khí Helium trong bình là 1 gam. D. Với bình kín chứa 𝑁 = 3,01.1023 nguyên tử khí Helium ở nhiệt độ 00 𝐶 và áp suất 1 𝑎𝑡𝑚 thì có thể tích của bình là 11,2 m3 . Câu 3: Cho khối lượng phân tử nước 𝐻2 𝑂 và carbon 𝐶12 có giá trị lần lượt là 18 g/mol và 12 g/mol. A. Tỉ số khối lượng phân tử nước và nguyên tử carbon C12 là 1,5. B. Số phân tử H2O trong 2 gam nước là 66,9.1022 phân tử. C. Số phân tử C12 trong 1 mol cacbon là 6,02.1023 phân tử. D. 9 g nước tương ứng với 2 mol nước. Câu 4. Quan sát hình ảnh mô tả Chuyển động Brown trong chất khí. A. Kính hiển vi: Dùng để quan sát chuyển động của phân tử không khí. 8
- B. Ánh sáng trong thí nghiệm có công dụng: để quan sát rõ hơn chuyển động của hạt khói. C. Hạt khói có quỹ đạo ziczac D. Chuyển động ziczac của hạt khói là do ánh sáng chiếu vào làm các hạt khói di chuyển. 3 Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (1,5 điểm) Câu 1. Ở điều kiện tiêu chuẩn 16 gam Helium có thể tích là bao nhiêu dm3 ? Đáp án: Câu 2. 6,68.1023 phân tử nước H2O tương ứng với bao nhiêu gam nước H2O? Đáp án: Câu 3. Bình kín đựng khí Helium chứa 1,505.1023 nguyên tử Helium ở điều kiện 0°C và áp suất trong bình là l atm. Khối lượng He có trong bình là bao nhiêu gam? Đáp án: Câu 4. Bình kín đựng khí Helium chứa 3,01.1023 nguyên tử Helium ở điều kiện 0°C và áp suất trong bình là l atm. Thể tích của bình đựng khí trên là bao nhiêu lít? Đáp án: Câu 5. Một bình kín chứa 9,03.1023 phân tử khí Nitrogen. Khối lượng khí Nitrogen trong bình là bao nhiêu gam? Đáp án: Câu 6. Biết khối lượng của 1 mol khí Chlorine là 70 g. 105 g khí Chlorine là khối lượng của bao nhiêu mol khí này? Đáp án: 9
- Chủ đề 2 ĐỊNH LUẬT BOYLE Dạng 1 XÁC ĐỊNH ÁP SUẤT VÀ THỂ TÍCH TRONG QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT I Tóm tắt lý thuyết 1 Các thông số trạng thái của một lượng khí • Trạng thái của một lượng khí được xác định bằng 3 thông số trang thái: Áp suất (p); Thể tích (V); Nhiệt độ (T) T là nhiệt độ tuyệt đối (K): T (K) = toC + 273 • Lượng khí có thể chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác bằng các quá trình biến đổi trạng thái. Khi biến đổi trạng thái mà còn một thông số không đổi thì các quá trình này gọi là đẳng quá trình. 2 Định luật Boyle • Quá trình đẳng nhiệt: là quá trình biến đổi trạng thái của một khối lượng khí xác định trong đó nhiệt độ được giữ không đổi. • Định luật Boyle: Khi nhiệt độ của một khối lượng khí xác định giữ không đổi thì áp suất gây ra bởi khí tỉ lệ nghịch với thể tích của nó Biểu thức: pV = hằng số Trong đó : p là áp suất (mmHg, bar, atm, Pa, N/m2 ) V là thể tích (lít = dm3, m3, cm3, mm3 ) Chú ý : Nếu gọi p1, V1 là áp suất và thể tích của một lượng khí ở trạng thái 1 p2, V2 là áp suất và thể tích của một lượng khí ở trạng thái 2 Thì theo định luật Boyle ta có: p1V1 = p2V2. Đơn vị đổi: 1atm = 1bar = 760mmHg = 105Pa = 105N/m2 1m3 = 103dm3 = 103lít = 106cm3 = 109 mm3 10
- Một số ví dụ về quá trình đẳng nhiệt trong đời sống: 3 Đường đẳng nhiệt • Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích khi nhiệt độ không đổi gọi là đường đẳng nhiệt. • Trong hệ tọa độ (p, V) đường đẳng nhiệt là một nhánh của đường hyperbol. • Đường đẳng nhiệt của cùng một lượng khí ứng với các nhiệt độ khác nhau thì khác nhau. • Đường đẳng nhiệt trong các hệ tọa độ khác, có dạng là một đường thẳng. * Đơn vị đo +Đơn vị đo áp suất Đơn vị của áp suất là Paxcan (Pa). Ta có: 1 Pa = 1 N/m2 Ngoài ra áp suất còn được dùng bằng các đơn vị sau đây Atmôtphe (atm): 1 atm = 1,013.105 Pa Torr hay còn gọi là milimet thủy ngân: 1 mmHg = 1 Torr = 133,3 Pa. +Đơn vị thể tích: 1 m3 = 103 lít = 106 cm3 hay 1 lít = 10-3 m3= 103 cm3 11
- 1 Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (4,5 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm) Câu 1. Các thông số nào sau đây xác định trạng thái của một khối lượng khí xác định? A. Áp suất, thể tích, trọng lượng B. Áp suất, nhiệt độ, khối lượng C. Thể tích, khối lượng, nhiệt độ D. Áp suất, nhiệt độ, thể tích Câu 2. Quá trình nào sau đây là đẳng quá trình? A. Không khí trong quả bóng bay bị phơi nắng, nắng lên, nở ra làm căng bóng B. Đun nóng khí trong 1 xilanh , khí nở ra đầy pittong chuyển động C. Đun nóng khí trong 1 bình đậy kín D. Cả 3 quá trình trên đều không phải là đẳng quá trình Câu 3. Đối với một lượng khí lý tưởng xác định, khi nhiệt độ không đổi thì áp suất A. tỉ lệ nghịch với thể tích. B. tỉ lệ thuận với thể tích. C. tỉ lệ thuận với bình phương thể tích. D. tỉ lệ nghịch với bình phương thể tích. Câu 4. Đường nào sau đây không biểu diễn quá trình đẳng nhiệt? Câu 5. Trong hệ tọa độ (p,V), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng nhiệt ? A. Đường hypebol . B. Đường thẳng kéo dài qua gốc tọa độ. C. Đường thẳng không đi qua gốc tọa độ. D. Đường thẳng cắt trục p tại điểm p = p0. Câu 6. Nén một lượng khí lý tưởng trong bình kín thì quá trình đẳng nhiệt xảy ra như sau: A. Áp suất tăng, nhiệt độ tỉ lệ thuận với áp suất. B. Áp suất giảm, nhiệt độ không đổi. C. Áp suất giảm, nhiệt độ tỉ lệ nghịch với áp suất. D. Áp suất tăng, nhiệt độ không đổi. Câu 7. Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm của quá trình đẳng nhiệt ? A. Nhiệt độ khối khí tăng thì áp suất tăng. B. Nhiệt độ của khối khí không đổi. C. Khi áp suất tăng thì thể tích khối khí giảm. D. Khi thể tích khối khí tăng thì áp suất giảm. Câu 8. Biểu thức sau p1V1 = p2V2 biểu diễn quá trình A. đẳng áp. B. đẳng tích. C. đẳng nhiệt. D. đẳng áp và đẳng nhiệt. Câu 9. Đồ thị biểu diễn hai đường đẳng nhiệt của cùng một lượng khí lí tưởng biểu diễn như hình vẽ. Mối quan hệ về nhiệt độ của hai đường đẳng nhiệt này là: A. T2 > T1 B. T2 = T1 C. T2 < T1 D. T2 ≤ T1 Câu 10. Chọn câu đúng: Khi giãn nở khí đẳng nhiệt thì: A. Số phân tử khí trong một đơn vị thể tích tăng. B. Áp suất khí tăng lên. 12
- C. Số phân tử khí trong một đơn vị thể tích giảm. D. Khối lượng riêng của khí tăng lên Câu 11. Một lượng khí có thể tích 10m3 và áp suất 1atm. Người ta nén đẳng nhiệt khí tới áp suất 3,5atm. Thể tích của khí nén là A. 2,86m3. B. 2,5m3. C. 2,68m3. D. 0,35m3. Câu 12. Một khối khí lí tưởng chuyển từ trạng thái 1 (6 atm, 4l, 270K) sang trạng thái 2 (p, 3l, 270K). Giá trị của p là: A. 8 atm. B. 2 atm. C. 4,5 atm. D. 5 atm. Câu 13. Một xilanh chứa 200cm khí ở áp suất 2.10 Pa. Pittông nén khí trong xilanh xuống 3 5 còn 100cm3. Tính áp suất khí trong xilanh lúc này. Coi nhiệt độ không đổi. A. 3.105 Pa B. 6.105 Pa C. 8.105 Pa D. 4.105 Pa Câu 14. Đại lượng nào sau đây không phải là thông số trạng thái của một khối lượng khí xác định: A. Thể tích B. Khối lượng C. Áp suất D. Nhiệt độ. Câu 15. Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 9 lít đến thể tích 6 lít thì áp suất tăng một lượng Δp = 50kPa. Áp suất ban đầu của khí đó là: A. 40kPa B. 60kPa C. 80kPa D. 100kPa Câu 16. Cho một lượng khí được giãn đẳng nhiệt từ thể tích từ 4 lít đến 8 lít, ban đầu áp suất khí là 8.105Pa .Thì áp suất của khí tăng hay giảm bao nhiêu? A. Tăng 4.105 Pa B. Tăng 106 Pa C. Giảm 4.105 Pa D. Giảm 106 Pa Câu 17. Một bình có dung tích 10 lít chứa một chất khí dưới áp suất 30atm. Coi nhiệt độ của khí không đổi vá áp suất của khí quyển là 1 atm. Nếu mở nút bình thì thể tích của chất khí là bao nhiêu? A. 300 lít B. 180 lít C. 120 lít D. 160 lít Câu 18. Đẩy pit-tông của một xilanh đủ chậm để nén lượng khí chứa trong xilanh sao cho thể tích của lượng khí này giảm đi 2 lần ở nhiệt độ không đổi. Khi đó áp suất của khí trong xi lanh A. giảm đi 2 lần. B. tăng lên 2 lần. C. tăng thêm 4 lần. D. không thay đổi. 2 Câu trắc nghiệm đúng sai (4 điểm) Câu 1: Trong thí nghiệm khảo sát mối liên hệ giữa thể tích và áp suất của một lượng khí xác định khi nhiệt độ được giữ không đổi a) Bộ phận số (1) là ampe kế. b) Bộ phận số (2) là pit-tông. c) Bộ phận số (5) là thước đo d) Bộ phận số (3) là áp kế Câu 2: Một khối khí khi đặt ở điều kiện tiêu chuẩn (trạng thái A). Nén khí và giữ nhiệt độ không đổi đến trạng thái B. Đồ thị áp suất theo thể tích được biểu diễn như hình vẽ: a. Số mol của khối khí ở điều kiện tiêu chuẩn là 0,1 mol. 13
- b. Thể tích khí ở trạng thái B là 1,12 lít. c. Đường biểu diễn quá trình nén đẳng nhiệt là một cung hypebol AB. d. Khi thể tích của khối khí là 1,4 lít thì áp suất là 1,5 atm Câu 3: Một khối khí khi đặt ở điều kiện nhiệt độ không đổi thì có sự biến thiên của thể tích theo áp suất như hình vẽ a. Đường biểu diễn sự thiến thiên của thể tích theo áp suất khi nhiệt độ không đổi gọi là đường đẳng nhiệt. b. Khi áp suất khối khí có giá trị 0,50 kN/m2 thì thể tích khối khí là 4,8 m3 . c. Quá trình biến đổi trạng thái của khối khí này là dãn nở đẳng nhiệt. d. Khi áp suất khối khí thay đổi từ 0,5 kN/m2 đến 1,5 kN/m2 thì thể tích của khối khí tăng một lượng 3,2 m3. Câu 4: Một bọt khí có thể tích 1,5 cm3 được tạo ra bởi một tàu ngầm đang lặn ở độ sâu 100 m dưới mực nước biển. Giả sử nhiệt độ của bọt khí là không đổi. Cho khối lượng riêng của nước biển là = 1,00.103 kg/m3. Áp suất khí quyển là 0 = 1,00.105 Pa, g = 10 m/s2. a. Áp suất của bọt khí ở độ sâu 100m dưới mực nước biển là 11,0.105 Pa. b. Khi bọt khí nổi lên mặt nước, áp suất của bọt khí nhỏ hơn áp suất khí quyển p0 = 1,00.105 Pa c. Vì nhiệt độ của bọt khí là không đổi nên có thể áp dụng định luật Boyle đối với trạng thái ở trên mặt nước và dưới mặt nước 100 m. d. Khi bọt khí nổi lên mặt nước thì sẽ có thể tích là 16,5 cm3. 3 Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (1,5 điểm) Câu 1. Một xilanh đang chứa một khối khí, khi đó pit-tông cách đáy xilanh một khoảng 15cm. Hỏi phải đẩy pít-tông một đoạn bằng bao nhiêu cm để áp suất khí trong xilanh tăng gấp 3 lần? Coi nhiệt độ của khí không đổi. (kết quả lấy 0 chữ số sau dấu phẩy thập phân) Đáp án: 14
- Câu 2. Khi thở ra, dung tích của phổi là 2,400 lít và áp suất của không khí trong phổi là 101,70.103 Pa. Cho biết khi hít vào, áp suất này trở thành 101,01.103 Pa. Dung tích của phổi khi hít vào là bao nhiêu lít? (kết quả lấy 2 chữ số sau dấu phẩy thập phân) Đáp án: Câu 3. Nén đẳng nhiệt một khối khí từ thể tích ban đầu 9 lít xuống còn 4 lít. Áp suất của khối khí sau khi nén tăng bao nhiêu lần so với ban đầu?(kết quả lấy 2 chữ số sau dấu phẩy thập phân) Đáp án: Câu 4. Một bọt khí nổi từ đáy giếng sâu 6 m lên mặt nước. Khi lên tới mặt nước, thể tích của bọt khí tăng lên bao nhiêu lần? Coi áp suất khí quyển là 1,013.105 Pa; khối lượng riêng của nước giếng là 1003 kg/m3. Nhiệt độ của nước giếng không thay đổi theo độ sâu. Lấy g = 10 m/s2. (kết quả lấy 2 chữ số sau dấu phẩy thập phân) Đáp án: Câu 5. Một bình có dung tích V1 = 2 lít chứa một khối khí lúc đầu ở áp suất p1 = 2 atm được thông với một bình thứ 2 có dung tích V2 = 8 lít và được rút chân không. Áp suất của khối khí sau khi 2 bình được thông nhau là bao nhiêu atm? (kết quả lấy 1 chữ số sau dấu phẩy thập phân) Đáp án: Câu 6. Xét lượng khí ôxi đựng trong một bình thể tích 10 lít dưới áp suất 150 atm ở nhiệt độ 0°C. Biết ở điều kiện chuẩn khối lượng riêng của ôxi là 1,43 kg/m3. Tính khối lượng khí ôxi trong bình theo đơn vị kg? (kết quả lấy 2 chữ số sau dấu phẩy thập phân) Đáp án: III Đề về nhà 1 Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (4,5 điểm) Câu 1.Hệ thức nào sau đây là của định luật Bôi-lơ? p V A. p1V2 = p2V1. B. = hằng số. C. pV = hằng số. D. = hằng số. V p Câu 2. Trong thí nghiệm khảo sát quá trình đẳng nhiệt không có dụng cụ đo nào sau đây? A.Áp kế. B. Pit-tông và xi-lanh. B. Giá đỡ thí nghiệm. D. Cân. Câu 3.Để đưa thuốc từ lọ vào trong xilanh của ống tiêm, ban đầu nhân viên y tế đẩy pit-tông sát đầu trên của xilanh, sau đó đưa đầu kim tiêm vào trong lọ thuốc. Khi kéo pit- tông, thuốc sẽ vào trong xilanh. Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Thể tích khí trong xilanh giảm đồng thời áp suất khí giảm. B. Thể tích khí trong xilanh tăng đồng thời áp suất khí giảm. C. Thể tích khí trong xilanh tăng đồng thời áp suất khí tăng. D. Thể tích khí trong xilanh và áp suất khí đồng thời không thay đổi. 15
- Câu 4.Phương trình nào sau đây không phải là phương trình của định luật Boyle? p1 p 2 p1 V2 A. = . B. pV = const. C. p1V1 = p2V2. D. = . V1 V2 p 2 V1 Câu 5.Đồ thị nào sau đây biểu diễn đúng định luật Bôilơ A. B. C. D. Câu 6. Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, mật độ phân tử khí trong một đơn vị thể tích A. chưa đủ dữ kiện để kết luận. B. tăng tỉ lệ thuận với áp suất. C. giảm tỉ lệ nghịch với áp suất. D. luôn không đổi. Câu 7. Trong hệ tọa độ (V,T), đường đẳng nhiệt là: A. Đường thẳng có phương qua O. B. Đường thẳng vuông góc trục V. C. Đường thằng vuông góc trục T. D. Đường hypebol. Câu 8. Hệ thức nào sau đây phù hợp với định luật Boyle? A. p1V1 = p2V2. B. p1/V1 = p2/V2. C. p V. D. p1/p2 = V1/V2. Câu 9.Để bơm đầy một khí cầu đến thể tích 100 m có áp suất 0,1 atm ở nhiệt độ không đổi người 3 ta dùng các ống khí hêli có thể tích 50 lít ở áp suất 100 atm. Số ống khí hêli cần để bơm khí cầu bằng A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 10. Nén đẳng nhiệt một khối khí xác định từ 12 lít đến 3 lít thì áp suất tăng lên bao nhiêu lần: A. 4 B. 3 C. 2 D.áp suất không đổi. Câu 11. Một khối khí có thể tích 50 lít, ở áp suất 10 Pa. Nén khối khí với nhiệt độ không đổi sao 5 cho áp suất tăng lên 2.105Pa thì thể tích của khối khí đó là? A. 25 lít B. 8 lít C. 12 lít D. 16 lít Câu 12. Người ta điều chế khí hidro và chứa một bình lớn dưới áp suất 1atm ở nhiệt độ 200C. Tính thể tích khí, lấy từ bình lớn ra để nạp vào bình nhỏ thể tích là 20 lít dưới áp suất 25atm. Coi nhiệt độ không đổi. A. 500 lít B. 180 lít C. 120 lít D. 160 lít Câu 13. Định luật Boyle chỉ đúng A. khi áp suất cao. B. khi nhiệt độ thấp. C. với khí lý tưởng. D. với khí thực. Câu 14. Đồ thị nào sau đây biểu diễn đúng định luật Boyle: V p V 0 0 0 p 1/V 1/p A B C D. Cả A, B, và C Câu 15. Dưới áp suất 105Pa một lượng khí có thể tích 10 lít. Nếu nhiệt độ được giữ không đổi và áp suất tăng lên 25% so với ban đầu thì thể tích của lượng khí này là 16
- A.V2 = 12,5 lít. B. V2 = 8 lít. C. V2 = 2,5 lít. D. V2 = 40 lít. Câu 16. Một khối khí lí tưởng xác định có áp suất 1 atm được làm tăng áp suất đến 4 atm ở nhiệt độ không đổi thì thể tích biến đổi một lượng 3 lít. Thể tích ban đầu của khối khí đó là: A. 4 lít B. 8 lít C. 12 lít D. 16 lít Câu 17. Khí được nén đẳng nhiệt từ thể tích 20 lít đến thể tích 15 lít, áp suất khí tăng thêm 0,6at. Tìm áp suất ban đầu của khí? A. 1,8 at B. 0,8 at C. 1,2 at D. 1,6 at Câu 18. Dưới áp suất 105 Pa một lượng khí có thể tích 10lít. Tính thể tích của lượng khí đó ở áp suất 5.105 Pa, coi nhiệt độ như không đổi. A. 2 lít B. 8 lít C. 12 lít D. 16 lít 2 Câu trắc nghiệm đúng sai (4 điểm) . Câu 1. Một khối khí lý tưởng thực hiện quá trình được biểu diễn trên đồ thị. Biết áp suất của khối khí ở cuối quá trình là 1,2atm. a) Quá trình biến đổi từ trạng thái 1 đến trạng thái 2 là là quá trình đẳng nhiệt. b) Thể tích và áp suất của khối khí biến đổi thông qua định luật Boyle c) Áp suất của khối khí ở trạng thái 1 là 2,6 atm d) Đường đẳng nhiệt biểu diễn trong hệ tọa độ (p,V) có dạng là 1 nhánh parabol Câu 2. Nhận định sau là đúng hay sai a)Đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (p,V) là một cung hypebol. b) Đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (V, T) là một đoạn thẳng song song với trục OT. c)Đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (p, T) là một đoạn thẳng vuông góc với trục OT d) Ứng với các nhiệt độ khác nhau của cùng một lượng khí có các đường đẳng nhiệt là giống nhau Câu 3. Nếu áp suất của một lượng khí lí tưởng xác định tăng 2.105Pa thì thể tích biến đổi 3 lít. Nếu áp suất của lượng khí trên tăng 5.105Pa thì thể tích biến đổi 5 lít. Biết nhiệt độ không đổi trong các quá trình trên. a)Thể tích và áp suất của khối khí biến đổi thông qua định luật Boyle. b) Một lượng khí lí tưởng xác định với nhiệt độ không đổi thì thể tích tỉ lệ thuận với áp suất . c)Áp suất ban đầu của khối khí là 5.105 Pa d) Thể tích ban đầu của khối khí là 9 lít 17
- Câu 4. Dưới áp suất 105Pa một lượng khí có thể tích 10 lít. Nếu nhiệt độ được giữ không đổi và áp suất tăng lên 25% so với ban đầu thì thể tích của lượng khí này là a) Áp suất của lượng khí ở trạng thái sau có giá trị là 25.103 Pa b) Thể tích ban đầu của lượng khí là 10000 cm3 c) Giữa áp suất và thể tích của lượng khí có mối liên hệ là p1V1 = p2V2 d) Thể tích của lượng khí sau khi áp suất tăng lên 25% so với ban đầu là 6 lít 3 Câu trắc nghiệm trả lời ngắn (1,5 điểm) Câu 1. Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 9 lít đến thể tích 6 lít thì thấy áp suất tăng lên một lượng p = 40 kPa. Áp suất ban đầu của khí là bao nhiêu kPa? (kết quả lấy 0 chữ số sau dấu phẩy thập phân) Câu 2. Một bọt khí có thể tích 1,5cm3 được tạo ra từ khoang tàu ngầm đang lặn ở độ sâu 100m dưới mực nước biển. Giả sử nhiệt độ của bọt khí là không đổi, biết khối lượng riêng của nước biển là 103kg/m3, áp suất khí quyển là p0 = 105 Pa và g = 10 m/s2. Khi bọt khí này nổi lên mặt nước thì sẽ có thể tích bằng bao nhiêm cm3 (kết quả lấy 1 chữ số sau dấu phẩy thập phân) Câu 3. Một bơm xe đạp hình trụ có đường kính trong là 3 cm. Người ta dùng ngón tay bịt kín đầu vòi bơm và ấn pit- tông từ từ để nén không khí trong bơm sao cho nhiệt độ không thay đổi. Lấy áp suất khí quyển là p0 = 105 Pa. Khi thể tích của không khí trong bơm giảm đi 4 lần thì lực tác dụng lên pit-tông bằng bao nhiêu N? (kết quả lấy 0 chữ số sau dấu phẩy thập phân) Câu 4. Một khối khí có thể tích 10 lít ở áp suất 105 Pa. Hỏi khi áp suất giảm còn 1/3 lần áp suất ban đầu thì thể tích của lượng khí là bao nhiêu lít? (Biết nhiệt độ không đổi). (kết quả lấy 0 chữ số sau dấu phẩy thập phân) Câu 5. Một bọt khí có thể tích tăng gấp rưỡi khi nổi từ đáy hồ lên mặt nước. Giả sử nhiệt độ ở đáy hồ và mặt hồ là như nhau, biết trọng lượng riêng của nước là d = 10 4N/m3 và áp suất của khí quyển là po = 760mmHg = 1,013.105Pa. Độ sâu của hồ là bao nhiêu cm? (Kết quả lấy đến 1 chữ số sau dấu phẩy thập phân). Câu 6. Nếu áp suất một lượng khí tăng thêm 2 atm thì thể tích biến đổi 3lít. Nếu áp suất tăng thêm 5 atm thì thể tích biến đổi 5lít. Áp suất ban đầu của khí là bao nhiêu atm?Biết nhiệt độ không đổi. (kết quả lấy 0 chữ số sau dấu phẩy thập phân) 18
- Dạng 2 XÁC ĐỊNH SỐ LẦN BƠM I Tóm tắt lý thuyết Phương pháp giải − Gọi n là số lần bơm, V0 là thể tích mỗi lần bơm − Xác định các điều kiện trạng thái ban đầu: Áp suất p1, thể tích V1 − Xác định các điều kiện trạng thái lúc sau: Áp suất p2, thể tích V2 − Theo định luật Boyle cho quá trình biến đổi đẳng nhiệt của lượng khí xác định, ta có 𝑝1 𝑉1 = 𝑝2 𝑉2 ⇒ 𝑛 =? 1 Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (4,5 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm) Câu 1: Khi nén khí đẳng nhiệt thì số phân tử trong một đơn vị thể tích A. tăng tỉ lệ thuận với áp suất. B. không đổi. C. tăng tỉ lệ với bình phương áp suất. D. giảm tỉ lệ nghịch với áp suất. Câu 2: Quá trình nào sau đây là đẳng quá trình? A. Đun nóng không khí trong một bình kín. B. Đun nóng không khí trong một xi lanh, khí nở ra đẩy pit tông chuyển động. C. Không khí trong quả bóng bay bị phơi nắng nở ra làm căng bóng. D. Cả ba quá trình trên đều không phải đẳng quá trình. Câu 3: Phát biểu nào sao đây là đúng với nội dung định luật Boyle? A. Trong quá trình đẳng áp, nhiệt độ không đổi, tích của áp suất và thể tích của một khối lượng khí xác định là một hằng số. B. Trong quá trình đẳng tích, ở nhiệt độ không đổi, tích của áp suất và thể tích của một lượng khí xác định là một hằng số. C. Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích. D. Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định áp suất tỉ lệ thuận với thể tích. Câu 4: Định luật Boyle cho biết mối liên hệ giữa các thông số trạng thái của một lượng khí xác định trong điều kiện nào? A. Nhiệt độ không đổi. B. Thể tích không đổi. C. Áp suất không đổi. D. Cả thể tích và nhiệt độ không đổi. Câu 5: Đẩy pit-tông của một xilanh đủ chậm để nén lượng khí chứa trong xilanh sao cho thể tích của lượng khí này giảm đi 4 lần ở nhiệt độ không đổi. Khi đó áp suất của khí trong xi lanh A. giảm đi 2 lần. B. tăng lên 2 lần. C. tăng thêm 4 lần. D. không thay đổi. Câu 6: Ba thông số nào sau đây xác định trạng thái của một lượng khí xác định? A. Áp suất, thể tích, khối lượng. B. Nhiệt độ, khối lượng, áp suất. C. Thể tích, nhiệt độ, khối lượng. D. Áp suất, nhiệt độ, thể tích. 19
- Câu 7: Trong hệ tọa độ ( p, V ) đường đẳng nhiệt là đường: A. Hypebol. B. Parabol. C. Elip. D. Thẳng. Câu 8: Trong các đại lượng sau đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của 1 lượng khí? A. Thể tích. B. Khối lượng. C. Nhiệt độ tuyệt đối.D.Áp suất. Câu 9: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, mật độ phân tử khí (số phân tử khí trong 1 đơn vị thể tích): A. Luôn không đổi. B. tăng tỉ lệ thuận với áp suất. C. giảm tỉ lệ nghịch với áp suất. D. chưa đủ dữ kiện để kết luận. Câu 10: Người ta dùng bơm có pit-tông diện tích 8 cm2 và khoảng chạy 25 cm bơm một bánh xe đạp sao cho áp lực của bánh xe đạp lên mặt đường là 350 N thì diện tích tiếp xúc là 50 cm2. Ban đầu bánh xe đạp chứa không khí ở áp suất khí quyển p0 = 105 Pa và có thể tích là V0 = 1500 cm3. Giả thiết khi áp suất không khí trong bánh xe đạp vượt quá 1,5p0 thì thể tích của bánh xe đạp là 2000 cm3. Tính số lần đẩy bơm? A. 10 B. 8 C. 12 D. 15 Câu 11: Một bơm xe đạp hình trụ có đường kính trong là 3 cm. Người ta dùng ngón tay bịt kín đầu vòi bơm và ấn pit-tông từ từ để nén không khí trong bơm sao cho nhiệt độ không thay đổi. Lấy áp suất khí quyển là p0 = 105 Pa. Khi thể tích của không khí trong bơm giảm đi 4 lần thì lực tác dụng lên pit-tông bằng bao nhiêu N? A. 112 N B. 212 N C. 121 N D. 221 N Câu 12: Để bơm đầy một khí cầu đến thể tích 100m có áp suất 1atm ở nhiệt độ không đổi người ta 3 dùng các ống khí hêli có thể tích 50 lít ở áp suất 100atm. Số ống khí hêli cần để bơm khí cầu bằng: A. 1 B. 20 C. 3 D. 4 Câu 13: Dùng ống bơm bơm một quả bóng đang bị xẹp, mỗi lần bơm đẩy được 50cm3 không khí ở áp suất 1 atm vào quả bóng. Sau 60 lần bơm quả bóng có dung tích 2 lít, coi quá trình bơm nhiệt độ không đổi, áp suất khí trong quả bóng sau khi bơm là: A. 1,25 atm B. 1,5 atm C. 2 atm D. 2,5 atm Câu 14: Qủa bóng có dung tích 4 lít bị xẹp. Dùng ống bơm mỗi lần đẩy được 40cm3 không khí ở áp suất 1 atm vào quả bóng. Sau 20 lần bơm, áp suất khí trong quả bóng là bao nhiêu? Coi nhiệt độ không đổi trong qụá trình bơm. A. l,25atm B. l,5atm C. 0,2 atm D. 2,5atm Câu 15: Người ta dùng một bơm tay có ống bơm dài 40 cm và đường kính trong 4 cm để bơm không khí vào một túi cao su sao cho túi phồng lên. Sau khi bơm, không khí trong túi có thể tích là 6,28 lít và áp suất không khí trong túi là 4 atm. Biết áp suất khí quyển là 1 atm và coi nhiệt độ của không khí được bơm vào túi không đổi . Số lần đẩy bơm là A. 126 lần. B. 160 lần. C. 50 lần. D.10 lần. Câu 16: Bơm không khí có áp suất 0,8 atm và nhiệt độ không đổi V = 2,5 lít. Mỗi lần bơm, ta đưa được 125 cm3 không khí vào trong quả bóng đó. Sau khi bơm 40 lần, áp suất bên trong quả bóng có giá trị là A. 2,4 atm. B. 1,6 atm. C. 2 atm. D. 2,8 atm. Câu 17: Một bơm không khí có thể tích 0,125 l và áp suất của bơm không khí trong bơm là 1 atm. Dùng bơm để bơm không khí vào một quả bóng có dung tích không đổi là 2,5 l. Giả sử ban đầu áp suất của khí trong bình là 1 atm và nhiệt độ của quả bóng là không thay đổi trong suốt quá trình bơm. Hãy xác định áp suất của khối khí trong bóng sau 12 lần bơm. A. 12 atm B. 7,5 atm C. 1,6 atm D. 3,2 atm 20

ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:

Báo xấu

LAVA
ERROR:connection to 10.20.1.101:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
ERROR:connection to 10.20.1.101:9315 failed (errno=111, msg=Connection refused)
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
