intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công nghệ chống xói lở bờ biển

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

285
lượt xem
77
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhóm các nhà khoa học do Tiến sĩ Trương Thành Công - Giám đốc Sở Khoa họcCông nghệ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và ông Jean Cotnic - Giám đốc kỹ thuật Công ty Espace Pur làm Chủ nhiệm, đã ứng dụng công nghệ mềm Stabiplage chống xói lở bờ biển tại Lộc An, huyện Đất Đỏ (Bà Rịa Vũng Tàu), đạt hiệu quả thiết thực. Trong 13 năm gần đây, hiện tượng xâm thực bờ biển tại Lộc An đã làm biến mất toàn bộ giồng cát có chiều cao trên 10m, rộng trên 50m và phần lớn bãi cát...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công nghệ chống xói lở bờ biển

  1. Công nghệ chống xói lở bờ biển Nhóm các nhà khoa học do Tiến sĩ Trương Thành Công - Giám đốc Sở Khoa học- Công nghệ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và ông Jean Cotnic - Giám đốc kỹ thuật Công ty Espace Pur làm Chủ nhiệm, đã ứng dụng công nghệ mềm Stabiplage chống xói lở bờ biển tại Lộc An, huyện Đất Đỏ (Bà Rịa Vũng Tàu), đạt hiệu quả thiết thực. Trong 13 năm gần đây, hiện tượng xâm thực bờ biển tại Lộc An đã làm biến mất toàn bộ giồng cát có chiều cao trên 10m, rộng trên 50m và phần lớn bãi cát phía nam Lộc An. Thi công công nghệ mềm Stabiplage tại bãi biển Lộc An. (Ảnh: Thùy Vân) Nhờ ứng dụng công nghệ mềm Stabiplage, không dùng các kết cấu bê tông cốt thép cứng, mà sử dụng các túi Stabiplage có vỏ bằng vật liệu geo-composite bên trong nhồi đầy cát, tạo hình dạng "con lươn" có chiều dài 50m được đặt vuông góc hoặc song song với vạch bờ tùy theo từng khu vực có thể giải quyết vấn đề xói lở và xâm thực bờ biển, đáp ứng yêu cầu bảo vệ vùng ven bờ của địa phương. Stabiplage thu giữ, tích tụ và duy trì tại chỗ các trầm tích, không chống lại thiên nhiên mà trợ giúp, dựa vào môi trường tự nhiên thông qua hoạt động thủy lực ven biển và dịch chuyển trầm tích ngang và dọc bờ, tạo ra các trao đổi và cho phép ổn định động lực các khu vực cần được xử lý.
  2. Quá trình hoạt động của các Stabiplage với kích thước thích hợp cho phép sóng vượt qua, trầm tích, cát vượt qua nhưng trích lại một lượng cát trong dịch chuyển ven bờ. Lượng cát thu giữ được tích tụ dần dọc theo công trình sau đó ổn định và nâng dần độ cao bãi biển để bồi đắp, tái tạo lại profil bãi biển, hình thành địa mạo mới. Hoạt động Stabiplage không gây biến động bất thường, không làm xói lở ở các khu vực khác thuộc hạ lưu và chân công trình. Nhờ có các đụn cát được tái tạo lại, địa phương có thể trồng được cây xanh phía sau công trình. Số cây xanh này đã và đang phát triển tốt, khôi phục lại được thảm thực vật và rặng phi lao đã bị mất. Có khoảng 3 đến 4ha bãi cát đã được bảo vệ ổn định với lượng cát tích tụ tự nhiên từ 145.000 đến 150.000m3. Với thời gian thi công nhanh, trong khoảng 1 tháng, giá thành công nghệ Stabiplage chỉ bằng một nửa so với làm công trình cứng bằng bê tông mà công trình cứng không đảm bảo về lâu dài, làm mất bãi tắm, không phát triển du lịch. Kết hợp với công trình Stabiplage là công trình phụ trợ Ganivells (hàng rào bẫy cát) đã tái tạo, phục hồi dải đồi cát đạt độ cao trung bình trên 2m, có nơi trên 3m với tổng khối lượng cát tích tụ hình thành dải đồi khoảng 25.000m3. Tiến sĩ Trương Thành Công cho biết, sau 4 năm đưa vào ứng dụng, đã trải qua nhiều biến động bất thường của thời tiết, những cơn bão, đợt triều cường rất lớn năm 2008 nhưng công trình vẫn đứng vững và phát huy tác dụng. Kết quả này mở ra khả năng ứng dụng công nghệ Stabiplage tại các vùng biển khác đang bị đe dọa. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang hỗ trợ, triển khai thi công ứng dụng công nghệ này cho một số dự án tại Thừa Thiên Huế, Bình Thuận, Quảng Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2