CÔNG NGHỆ VÀ TÀI SẢN TRÍ TUỆ
lượt xem 12
download
Tài sản trí tuệ được định nghĩa là những thông tin có giá trị kinh tế khi đưa vào sử dụng trên thương trường. Các chương trong phần này giúp chúng ta rà soát lại các cơ sở lý luận kinh tế của việc bảo vệ tài sản trí tuệ và thảo luận các vấn đề và các phương án liên quan đến việc thực hiện Hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: CÔNG NGHỆ VÀ TÀI SẢN TRÍ TUỆ
- CÔNG NGHỆ VÀ TÀI SẢN TRÍ TUỆ
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Phát triển, thương mại, và WTO Niên khóa 2005 – 2006 Thể chế và tác động Phần 5: Công nghệ và tài sản trí tuệ Phần V CÔNG NGHỆ VÀ TÀI SẢN TRÍ TUỆ Tài sản trí tuệ được định nghĩa là những thông tin có giá trị kinh tế khi đưa vào sử dụng trên thương trường. Các chương trong phần này giúp chúng ta rà soát lại các cơ sở lý luận kinh tế của việc bảo vệ tài sản trí tuệ và thảo luận các vấn đề và các phương án liên quan đến việc thực hiện Hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới về Các Khía Cạnh Liên Quan Đến Ngoại Thương Của Quyền Sở Hữu Trí Tuệ (TRIPS). Việc thương mại hàng hoá quốc tế có hàm chứa quyền sở hữu trí tuệ đã phát triển đều đặn trong thập niên 80 và 90, một phần phản ánh qua tỷ trọng ngày càng tăng của các hàng hoá công nghệ cao. Bắt đầu từ những năm 80, một số ngành tại các quốc gia công nghiệp nhận thấy việc cưỡng chế thi hành quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia nhập khẩu không đầy đủ đã làm giảm lợi thế cạnh tranh của họ. Hoa Kỳ đã sử dụng các biện pháp đe dọa và trừng phạt đơn phương để đối phó với sự vi phạm bản quyền và bằng phát minh tại nước ngoài, và là một quốc gia ủng hộ tích cực các kỹ cương đa phương trong lĩnh vực này. Bất chấp sự chống đối ban đầu của nhiều quốc gia đang phát triển, Tổ chức Thương mại Thế giới đã đưa ra các qui tắc có thể cưỡng chế thi hành về quyền sở hữu đối với các tài sản trí tuệ. Khi tài sản trí tuệ là một thành tố của luật lệ qui định trong nước, Hiệp định về Các Khía Cạnh Liên Quan Đến Ngoại Thương Của Quyền Sở Hữu Trí Tuệ là một ví dụ nổi bật về cách thức sự hợp tác đa phương trong lĩnh vực ngoại thương đang được mở rộng như thế nào để bao gồm các cơ chế qui định “đàng sau biên giới các nước” – chủ đề của phần VI của quyển sách này. Việc thực hiện hiệp định về Các Khía Cạnh Liên Quan Đến Ngoại Thương Của Quyền Sở Hữu Trí Tuệ sẽ liên quan đến việc điều chỉnh đáng kể và tốn kém chi phí đối với các quốc gia đang phát triển. Những chi phí này thuộc hai loại. Thứ nhất là chi phí để làm cho luật pháp trong nước phù hợp với hiệp định TRIPS và củng cố những thể chế trong nước mà sẽ chịu trách nhiệm cưỡng chế thi hành các luật lệ mới. Những chi phí này sẽ không phát sinh đối với các quốc gia công nghiệp, nơi mà nhìn chung đã phù hợp với các qui tắc của hiệp định TRIPS rồi. Thứ hai là chi phí kinh tế liên quan đến việc chuyển giao các nguồn lực thực từ người tiêu dùng trong nước đến những người giữ quyền nước ngoài và giảm khả năng các nước theo đuổi những chính sách cho phép (hay khuyến khích) việc khai thác công nghệ từ sản phẩm hoàn chỉnh (reverse engineering) hay tiếp thu công nghệ nước ngoài. Phần này bắt đầu bằng một tài liệu tổng quan của Kamal Saggi khảo sát tư liệu về chuyển giao công nghệ và phát triển kinh tế. Năm chương sách tiếp theo sẽ tập trung vào các khía cạnh khác nhau và ý nghĩa của Hiệp định về Các Khía Cạnh Liên Quan Đến Ngoại Thương Của Quyền Sở Hữu Trí Tuệ. Jayashree Watal, trong chương 35, sẽ sẽ xem xét lại các yếu tố chính của Hiệp định này và ý nghĩa pháp lý của nó đối với các quốc gia đang phát triển. Keith E. Maskus trong chương 36 sẽ thảo luận một số hành động chính sách bổ trợ và các lĩnh vực có vai trò quan trọng để hạn chế tới mức tối thiểu những ảnh hưởng tiêu cực, và tối đa hoá lợi ích của việc du nhập các tiêu chuẩn bảo hộ theo hiệp định TRIPS. Trong chương 37, Arvind Subramanian thảo luận một chủ đề có tầm quan trọng tiềm năng lớn lao đối với nhiều quốc gia đang phát triển: làm thế nào để bảo vệ các Bernard Hoekman et al. 1 Biên dịch: Kim Chi
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Pht trịển, thương mại, và WTO Thể chế và tác động Phần 5: Cơng nghệ và tài sản trí tuệ tài sản bản xứ như tính đa dạng sinh học. Frank J. Penna và Coenraad J. Visser, dựa trên kinh nghiệm của họ trong việc thực hiện những dự án tìm cách bảo vệ tri thức và văn hoá truyền thống, sẽ trình bày trong chương 38 một số bài học về các phương án chính sách đối với các nước trong các lĩnh vực này. Cuối cùng, trong chương 39, Carsten Fink và Beata K. Smarzynska khảo sát tính phù hợp của thương hiệu và các chỉ báo địa lý đối với các quốc gia đang phát triển. Một chủ đề chính có thể được lặp đi lặp lại trong nhiều chương là nhu cầu nhận diện những tài sản vô hình hiện hữu ở các nước và xác định cách thức bảo vệ chúng một cách hiệu quả về mặt xã hội. Một chủ đề khác là: Hiệp định về Các Khía Cạnh Liên Quan Đến Ngoại Thương Của Quyền Sở Hữu Trí Tuệ – cho dù nó không thiết lập các tiêu chuẩn – hàm chứa vô số điều khoản cho phép chính phủ các nước thực hiện hành động đối ứng với thế lực thị trường của những người nắm giữ quyền sở hữu tài sản trí tuệ. Các phương án chính sách như cấp giấy phép bắt buộc, qui định điều tiết giá cả, nhập khẩu song song, và khuyến khích việc định giá phân biệt cho những dược phẩm mà những nước nghèo không đủ sức mua là tất cả những cơ chế tiềm tàng để theo đuổi những mục tiêu xã hội mà Hiệp định cho phép. Điều cần thiết đối với các nhà hoạch định chính sách tại các quốc gia đang phát triển là cần phải có một lập trường quan điểm về những vấn đề như thế và nhận diện những phương án hữu hiệu và khả thi. Điều này, đến lượt nó, thường sẽ đòi hỏi phải nghiên cứu, xây dựng năng lực, và làm việc với các cộng đồng địa phương để nhận biết được quyền lợi của họ. Những vấn đề sẽ được phân tích bao gồm việc người nghèo có thể hưởng lợi như thế nào từ việc bảo vệ các tài sản trí tuệ của họ (tri thức truyền thống, văn hoá, thực vật dân tộc học v.v…), việc thiết kế phù hợp các chính sách cạnh tranh để bổ trợ cho việc bảo vệ tài sản trí tuệ, và những cơ chế để tăng cường thu thập và truyền bá công nghệ. Tài liệu đọc thêm Carlos Primo Braga, “Các vấn đề quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến ngoại thương: Hiệp định vòng đàm phán Uruguay và các tác động kinh tế của nó,” trong tài liệu do Will Martin và L. Allan Winters hiệu đính, Vòng đàm phán Uruguay và các quốc gia đang phát triển (Camgridge, U.K.: Nhà xuất bản Đại học Cambridge, 1996) đã trình bày tóm tắt toàn diện về các cuộc đàm phán Hiệp định về Các Khía Cạnh Liên Quan Đến Ngoại Thương Của Quyền Sở Hữu Trí Tuệ và phân tích các kết quả. David Gould và William Gruben, “Vai trò của quyền sở hữu trí tuệ trong tăng trưởng kinh tế”, Tạp chí Kinh tế Phát triển 48 (1996): 323-50, trình bày một cách đánh giá về mặt khái niệm và thực nghiệm đối với mối quan hệ giữa quyền sở hữu trí tuệ và tăng trưởng kinh tế. Keith E. Maskus, Quyền sở hữu trí tuệ trong nền kinh tế toàn cầu (Washington D.C.: Viện Kinh tế Quốc tế, 2000) là một tài liệu điều tra và phân tích ý nghĩa kinh tế của hiệp định về Các Khía Cạnh Liên Quan Đến Ngoại Thương Của Quyền Sở Hữu Trí Tuệ. B. K. Zutshi, nhà đàm phán chính của An Độ trong các giai đoạn thương thảo của vòng đàm phán Uruguay, đã trình bày quan điểm của một người trong cuộc về các cuộc đàm phán TRIPS nhìn từ góc độ một quốc gia đang phát triển trong “Đưa TRIPS vào Hệ thống Thương mại Đa phương”, trong tài liệu do Jagdish Bhagwati và Matthias Hirsch hiệu đính, Vòng đàm phán Uruguay và bên ngoài: các tham luận danh dự của Arthur Dunkel (Ann Arbor: Nhà xuất bản Đại học Michigan, 1998). Jayashree Watal, Quyền sở hữu trí tuệ trong Tổ chức Thương mại Thế giới: Con đường hướng tới các quốc gia đang phát triển (New Delhi: Nhà xuất bản Đại học Oxford, 2000), mang đến cho chúng ta một bài phân tích pháp lý Bernard Hoekman et al. 2 Biên dịch: Kim Chi
- Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngoại thương: Pht trịển, thương mại, và WTO Thể chế và tác động Phần 5: Cơng nghệ và tài sản trí tuệ toàn diện về hiệp định TRIPS, cụ thể tập trung vào các phương án và tác động đối với các quốc gia đang phát triển. Một nguồn tư liệu xuất sắc về các tranh chấp liên quan đến Hiệp định về Các Khía Cạnh Liên Quan Đến Ngoại Thương Của Quyền Sở Hữu Trí Tuệ và các phát triển chính sách là Website của Dự án Người tiêu dùng về Công nghệ, www.cptech.org. Bernard Hoekman et al. 3 Biên dịch: Kim Chi
- Fulbright Economics Teaching Program Trade Institutions & Impact Development, Trade, And the WTO Bảng V.1 Chủ đề Hiện trạng Cách tiếp cận có thể có Chính sách cạnh Điều khoản 40 của Hiệp định TRIPS cho phép các nước Các quốc gia nên bắt đầu hành động hướng tới việc duy trì sự cạnh tranh hữu hiệu tranh vận dụng bất kỳ biện pháp cưỡng chế cạnh tranh nào họ trong các quyền sở hữu trí tuệ. Các cuộc đàm phán không bắt buộc phải thiết lập các cho là cần thiết, tuỳ theo việc cho phép có những cơ hội cơ chế cạnh tranh. xem xét lại về mặt hành chính và hội ý song phương. Giấy phép bắt Điều khoản 27 của Hiệp định TRIPS cho phép cấp giấy Thiết lập một sự nhất trí giữa các thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới rằng các buộc phép bắt buộc trong tình huống khẩn cấp quốc gia. Tuy nước nghèo mà không có năng lực sản xuất nên được phép ban hành các giấy phép nhiên, việc cấp giấy phép bắt buộc phải “phần lớn là dành nhập khẩu bắt buộc và mua dược phẩm từ các nhà sản xuất chung tại các nước thứ ba cho thị trường nội địa”; điều này có nghĩa là các giấy phép trong trường hợp khẩn cấp quốc gia. nhập khẩu bắt buộc có thể sẽ không được phép. Ngoại thương song Điều khoản 6 của Hiệp định TRIPS cho phép các quốc gia Các hạn chế đối với việc nhập khẩu song song có thể là một thành tố có lợi của một song chọn cơ chế riêng của mình để nghiên cứu hết mọi mặt của hệ thống duy trì giá thấp cho dược phẩm tại các nước nghèo. Điều này có thể đòi hỏi quyền sở hữu trí tuệ. phải có hành động phối hợp giữa các quốc gia công nghiệp. Trong những lĩnh vực khác, ngoại thương song song tự do có thể có lợi. Không cần phải tu chỉnh Điều khoản 6 của Hiệp định TRIPS. Các chỉ báo địa lý Hiệp định TRIPS dự kiến trước việc bảo hộ cơ bản của các Các cuộc đàm phán nên được tiến hành hướng tới một hệ thống bảo hộ bao quát hơn chỉ báo về địa lý và việc bảo hộ trình độ cao hơn đối với mà bao gồm những sản phẩm chuyên biệt đối với các vùng tại các quốc gia đang phát rượu vang và rượu mạnh. Các cuộc đàm phán đang tiếp triển. Các nước đang phát triển cần nhận diện những chỉ báo địa lý có giá trị thương diễn. mại mà có thể nhận được sự bảo hộ ở nước ngoài. Tri thức truyền Lĩnh vực này không được bao hàm trong Hiệp định TRIPS Các cuộc thảo luận tại Tổ chức Tài sản Trí tuệ Thế giới (WIPO) có thể được tiến hành thống, các sản hay các qui ước khác về tài sản trí tuệ. hướng tới việc soạn thảo những cơ chế phù hợp cho việc bảo vệ tri thức truyền thống, phẩm văn hoá dân và các cơ chế này có thể được đưa vào Hiệp định TRIPS. Các quốc gia đang phát gian triển cần nhận diện những tài sản bản xứ có giá trị thương mại. Sử dụng các nguồn Điều khoản về bằng phát minh trong Hiệp định TRIPS đòi Công tác kỹ thuật nên xác định các cơ chế hợp đồng phù hợp cho việc khai thác hiệu gen. hỏi sự bảo hộ đối với những sản phẩm được triển khai từ quả và công bằng các nguồn lực như thế, và Hiệp định TRIPS có thể được làm cho nguồn thực vật dân tộc. tương thích với Công Ước Về Đa Dạng Sinh Học. Bernard Hoekman et al. 4 Kim Chi
- Fulbright Economics Teaching Program Trade Institutions & Impact Development, Trade, And the WTO Bảng V.1 (tiếp theo) Chủ đề Hiện trạng Cách tiếp cận có thể có Bảo vệ bằng phát Hiệp định TRIPS dự kiến trước các cuộc đàm phán tương lai về Các qui tắc về bằng phát minh đối với phát minh công nghệ sinh học nên đảm bảo sự minh đối với các phạm vi của bằng phát minh đối với các phát minh về công nghệ tiếp cận đầy đủ của các quốc gia đang phát triển đối với các công nghệ sinh học hiện phát minh công sinh học. Tuy nhiên, người ta không đạt được sự nhất trí về đại và không nên hạn chế nghiên cứu tiếp theo. Việc sửa đổi Hiệp định TRIPS trong nghệ sinh học phạm vi bảo hộ thích hợp trong lĩnh vực này. lĩnh vực này nên dựa trên sự nhất trí. Bản quyền đối với Không có các điều khoản đặc biệt của TRIPS về việc bảo vệ bản Tuỳ theo việc giữ lại phạm vi thích hợp cho việc sử dụng công bằng, Hiệp ước có thể việc truyền tải qua quyền đối với phương tiện truyền thông kỹ thuật số. Hiệp ước được đưa vào Hiệp định TRIPS. Internet (thương Bản quyền và Ghi âm của Tổ chức Tài sản Trí tuệ Thế giới ấn mại điện tử) định các qui ước về bảo hộ và cho phép sử dụng các trường hợp ngoại lệ một cách hữu hiệu và công bằng. Gia hạn thời hạn Các điều khoản của Hiệp định TRIPS cho các quốc gia kém phát Việc thực hiện các yêu cầu của Hiệp định TRIPS nên tính đến tác động phát triển của thực hiện triển nhất có hiệu lực vào năm 2006. Sau đó, việc kéo dài thời các tiêu chuẩn đặc biệt và được bổ trợ bởi sự viện trợ phù hợp. hạn có thể được chấp thuận dựa trên “sự thỉnh cầu có động cơ đầy đủ”. Ở Doha, các quốc gia kém phát triển nhất được gia hạn đến năm 2016 để thực hiện và cưỡng chế thi hành các điều khoản về bằng phát minh và bí mật thương mại liên quan đến dược phẩm. Chuyển giao công Hiệp định TRIPS yêu cầu các quốc gia công nghiệp đưa ra các Các quốc gia công nghiệp nên nhận diện và giải tỏa những trở ngại đối với việc nghệ biện pháp khuyến khích cho các công ty để chuyển giao công chuyển giao công nghệ và triển khai các biện pháp khuyến khích thực hiện điều này. nghệ sang các quốc gia kém phát triển nhất. Doha xác định rõ rằng đây là một nghĩa vụ, chứ không phải một cam kết về một nỗ lực tốt nhất. Bernard Hoekman et al. 5 Kim Chi
- Fulbright Economics Teaching Program Trade Institutions & Impact Development, Trade, and the WTO Bernard Hoekman et al. 6 Biên dịch: Kim Chi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quản lý tài chính đối với chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ của doanh nghiệp
28 p | 511 | 201
-
TÀI LIỆU GIẢNG DẠY HỌC VỀ - SỞ HỮU TRÍ TUỆ
40 p | 454 | 183
-
Kinh tế Fulbright - Công nghệ và tài sản trí tuệ
6 p | 109 | 20
-
Sở hữu trí tuệ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế: Cơ hội, thách thức và một số kiến nghị
4 p | 113 | 10
-
Sáng tạo tương lai (Bộ sách về Sở hữu trí tuệ dành cho các doanh nghiệp - Số 3)
26 p | 46 | 6
-
Khắc phục những bất cập của pháp luật Việt Nam về định giá tài sản trí tuệ
11 p | 72 | 6
-
Một số vấn đề quản lý sở hữu trí tuệ trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại Việt Nam
12 p | 12 | 5
-
Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị: Yếu tố trung gian hỗ trợ phát triển thị trường Khoa học và Công nghệ
3 p | 54 | 4
-
Phát triển tài sản trí tuệ và thị trường khoa học công nghệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế - Thực trạng và giải pháp
14 p | 61 | 4
-
Lạng Sơn: Đẩy mạnh các hoạt động về sở hữu trí tuệ và đổi mới sáng tạo
3 p | 20 | 4
-
Tư duy mới về phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam trong thời gian tới
12 p | 46 | 3
-
Khoa học và công nghệ góp phần đưa Nghị quyết 37-NQ/TW vào cuộc sống
4 p | 45 | 3
-
Hướng dẫn đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng công nghệ (Bộ sách về Quản lý tài sản trí tuệ)
8 p | 24 | 3
-
Bài giảng Quản trị tài sản trí tuệ và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên và công nghệ: Bài 3 – TS. Vũ Bích Ngọc
34 p | 38 | 3
-
Nhân tố ảnh hưởng đến thương mại hóa tài sản trí tuệ trong trường đại học
12 p | 42 | 3
-
Nhận dạng một số bất cập về xác định giá trị tài sản trí tuệ của các Startup ở Việt Nam hiện nay
10 p | 42 | 2
-
Chuyển giao công nghệ từ các tổ chức nghiên cứu công: Kinh nghiệm Trung Quốc
13 p | 68 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn