


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tài sản công thuộc sở hữu Nhà nước, giao cho các đơn vị sự nghiệp công lập
quản lý và sử dụng trong quá trình hoạt động để đạt được mục tiêu và hoàn thành
nhiệm vụ mà Nhà nước đề ra. Với vai trò quan trọng của mình, việc sử dụng hiệu quả
tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp công lập là yêu cầu tất yếu.
Với các đơn vị sự nghiệp giáo dục đại học, tài sản công là là điều kiện vật chất
mà Nhà nước trang bị để đơn vị thực hiện các mục tiêu giáo dục – đào tạo. Các tài sản
công này được trang bị từ nguồn kinh phí ban đầu do Nhà nước cấp (vốn NSNN) nên
các cơ sở giáo dục đại học phải có trách nhiệm giữ gìn, duy trì, sử dụng tiết kiệm, hiệu
quả để đạt được các kết quả nhiều nhất. Việc nghiên cứu các biện pháp nhằm sử dụng
hiệu quả tài sản công tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục đại học trở nên cấp thiết nhất là
trong bối cảnh phát triển hệ thống đào tạo đại học đồng thời phải tiết kiệm NSNN ở
mức cao nhất là sau đại dịch Covid – 19.
Đại học Quốc gia Hà Nội có quy mô rất lớn bao gồm nhiều trường đại học trực
thuộc, khối hiệu bộ và các đơn vị sự nghiệp khác. Vì vậy, khối lượng tài sản công của
Đại học Quốc gia Hà Nội cũng rất lớn, đặc biệt là sự phức tạp trong vấn đề quản lý,
khai thác hiệu quả tài sản công của các trường, các đơn vị trực thuộc trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Trung tâm Hỗ trợ sinh viên, là một đơn vị
thành viên của ĐHQGHN đang được giao quản lý và sử dụng nhiều tài sản công có giá
trị như: nhà làm việc, công trình sự nghiệp, các tài sản khác gắn liền với đất tại trụ sở
làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp và quyền sử dụng đất của Trung tâm; các máy
móc trang thiết bị làm việc của cán bộ, viên chức, người lao động, các trang thiết bị
trong phòng ở và phục vụ học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên ở nội trú tại các ký
túc xá của Trung tâm; các ô tô, phương tiện vận tải; phần mềm ứng dụng, cơ sở dữ
liệu; các tài sản bằng hiện vật do Nhà nước giao, các tài sản được đầu tư xây dựng,
mua sắm, sửa chữa từ NSNN, các công cụ dụng cụ khác… Trong những năm qua, việc
sử dụng tài sản công tại Trung tâm hỗ trợ sinh viên, ĐHQGHN đã có rất nhiều điểm
tích cực như: Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động hỗ trợ sinh viên của
Trung tâm luôn được quan tâm, rà soát, đầu tư, nâng cấp, chỉnh trang để tạo lập không
2

gian xanh, trẻ trung, sinh động đáp ứng nhu cầu của HSSV trong trường; mở rộng quy
mô phục vụ sinh viên trong nước và quốc tế, bổ sung các thiết bị phòng ở, đảm bảo
nhiều tiện ích cho việc ăn ở, học tập của HSSV toàn ĐHQGHN.
Tuy nhiên, việc sử dụng tài sản công tại Trung tâm cũng còn nhiều bất cập, ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục, đào tạo của các trường, đến hiệu quả sử dụng
tài sản của nhà nước như: Tài sản công đặc biệt là các công trình xây dựng nằm rải rác
ở nhiều nơi thuộc thành phố Hà Nội, có những khu vực dùng chung cơ sở vật chất của
nhiều trường, nhiều đơn vị nên mặt bằng và giao thông đi lại khá chật chội, phức tạp;
nhiều khu nhà ở đã xuống cấp. Việc khai thác, sử dụng tài sản công vẫn chưa thực sự
hiệu quả, đáp ứng hết các nhu cầu của người sử dụng và xã hội… Những bất cập đó
ảnh hưởng trực tiếp tới công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của
các trường, đồng thời giảm hiệu quả trong lộ trình tự chủ, tự chịu trách nhiệm của toàn
ĐHQGHN.
Vì vậy, việc nghiên cứu hiệu quả sử dụng tài sản công tại Trung tâm hỗ trợ sinh
viên, ĐHQGHN rất cần thiết cả về lý luận và thực tiễn, góp phần giải quyết những tồn
tại trong việc quản lý, sử dụng tài sản công của ĐHQGHN nói chung và của Trung tâm
nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng, tính cấp thiết của vấn đề nêu trên tác giả đã
chọn đề tài “Hiệu quả sử dụng tài sản công tại Trung tâm hỗ trợ sinh viên, Đa,i ho,c
Quô/c gia Ha0 Nô,i” làm đề án thạc sĩ của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả sử
dụng tài sản công tại Trung tâm hỗ trợ sinh viên, ĐHQGHN, đề án đề xuất một số giải
pháp nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng tài sản công tại Trung tâm đến năm 2030.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về hiệu quả sử dụng tài sản công tại các
đơn vị GDĐH.
- Phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản công tại Trung tâm hỗ trợ sinh viên,
ĐHQGHN giai đoạn 2020 - 2023, chỉ ra kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân
của hạn chế.
3

- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng tài sản
công tại Trung tâm hỗ trợ sinh viên, ĐHQGHN trong giai đoạn 2025 - 2030.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Đề án thạc sĩ cần trả lời câu hỏi sau:
Trung tâm hỗ trợ sinh viên, ĐHQGHN cần làm gì để tăng cường hiệu quả sử
dụng tài sản công trong giai đoạn 2025 – 2030?
Để trả lời câu hỏi trên, đề án cần lần lượt trả lời những câu hỏi cụ thể sau:
- Sử dụng tài sản công tại các đơn vị GDĐH có những đặc điểm và nội dung gì?
- Thời gian qua, công tác sử dụng tài sản công tại Trung tâm hỗ trợ sinh viên,
ĐHQGHN đã đươjc triêkn khai đạt hiệu quả như thêl namo?
- Giaki phalp namo câmn đươjc quan tâm đêk tăng cường hiệu quả sử dụng tài sản công
tại Trung tâm hỗ trợ sinh viên, ĐHQGHN trong giai đoạn 2025 – 2030?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả sử dụng tài sản công tại Trung tâm
hỗ trợ sinh viên, ĐHQGHN.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu tại Trung tâm hỗ trợ sinh viên,
ĐHQGHN
+ Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2020 đến năm 2023.
+ Về nội dung: Nghiên cứu tập trung vào các nội dung hiệu quả sử dụng tài sản
công (theo tiếp cận kế toán) bao gồm: việc hình thành tài sản, khai thác, sử dụng tài
sản và kết thúc tài sản. Tài sản công ở đây bao gồm các loại tài sản được quy định tại
Quyết định số: 70/QĐ-HTSV-HCTC ngày 02 tháng 05 năm 2024 của Giám đốc Trung
tâm Hỗ trợ sinh viên, ĐHQGHN.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
* Thu thập dữ liệu thứ cấp
+ Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo kết quả hoạt động nói chung và
quản lý, sử dụng TSC nói riêng tại Trung tâm hỗ trợ sinh viên, ĐHQGHN, hệ thống lý
4

luận về khai thác, sử dụng hiệu quả TSC ở các cơ sở giáo dục Đại học công lập, các tài
liệu công bố từ các cơ quan quản lý nhà nước, các nghiên cứu khoa học trong và ngoài
nước được công bố trên các nguồn thông tin khác nhau…
* Thu thập dữ liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp là thông tin thu thập được thông qua bảng câu hỏi trong phiếu điều
tra bao gồm các nội dung cần làm rõ về hiệu quả sử dụng TSC tại Trung tâm hỗ trợ sinh
viên, ĐHQGHN mà dữ liệu thứ cấp chưa cung cấp đầy đủ.
- Mục tiêu khảo sát: nhằm thu thập thông tin cho việc xác định đánh giá của cán
bộ quản lý và cán bộ làm việc tại Trung tâm hỗ trợ sinh viên ĐHQGHN về công tác khai
thác, sử dụng TSC theo các nội dung được trình bày tại cơ sở lý luận của đề án.
- Đối tượng khảo sát: Cán bộ quản lý và cán bộ làm việc tại Trung tâm hỗ trợ
sinh viên ĐHQGHN và người học sử dụng các dịch vụ được cung cấp từ các TSC (sinh
viên ở tại các KTX) ở Trung tâm hỗ trợ sinh viên ĐHQGHN.
- Thời gian khảo sát: tháng 5/2024
- Số lượng mẫu khảo sát: 354 người (69 cán bộ và 285 sinh viên).
5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu
+ Phương pháp tổng hợp
+ Phương pháp thống kê, phân tích
+ Phương pháp so sánh
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, Phụ lục vam calc Bakng biêku,
himnh vez, đề án thạc sĩ gồm ba chương, cụ thể:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về hiệu quả sử
dụng tài sản công tại các cơ sở giáo dục đại học.
Chương 2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản công tại Trung tâm hỗ trợ sinh
viên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Chương 3. Định hướng và giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng tài sản công
tại Trung tâm hỗ trợ sinh viên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
5