Đề cương ôn tập chương 1 môn Vật lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
lượt xem 3
download
Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành bài tập đề cương. Mời các bạn cùng tham khảo Đề cương ôn tập chương 1 môn Vật lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập chương 1 môn Vật lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
- Trường THPT Đức Trọng – Lâm Đồng Tổ Vật lý Tel: 0633.843248 HƯỚNG DẪN ÔN TẬP Chương I. ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM A – Mục đích yếu cầu: CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ a) Phương Kiến thức Vận tốc là pháp Nêu được chuyển động, chất điểm, hệ quy chiếu, mốc thời một đại lượng nghiên gian, vận tốc là gì. vectơ. cứu Nhận biết được đặc điểm về vận tốc của chuyển động thẳng chuyển đều. động Nêu được vận tốc tức thời là gì. Nêu được ví dụ về chuyển động thẳng biến đổi đều (nhanh dần b) Vận đều, chậm dần đều). tốc, r r v phương Viết được công thức tính gia tốc a của một chuyển động t trình và biến đổi. đồ thị toạ độ của chuyển động thẳng đều c) Chuyển Nêu được đặc điểm của vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng Nếu quy ước động nhanh dần đều, trong chuyển động thẳng chậm dần đều. chọn chiều của r thẳng Viết được công thức tính vận tốc vt = v0 + at, phương trình v 0 là chiều biến đổi 1 2 dương của chuyển động thẳng biến đổi đều x = x0 + v0t + at . Từ đó suy ra đều. Sự 2 chuyển động, rơi tự do công thức tính quãng đường đi được. thì quãng Nêu được sự rơi tự do là gì. Viết được các công thức tính vận đường đi được d) tốc và đường đi của chuyển động rơi tự do. Nêu được đặc điểm trong chuyển Chuyển về gia tốc rơi tự do. động biến đổi động tròn đều được tính Phát biểu được định nghĩa của chuyển động tròn đều. Nêu là : e) Tính được ví dụ thực tế về chuyển động tròn đều. 1 tương đối s = v0t + at2 ; Viết được công thức tốc độ dài và chỉ được hướng của vectơ 2 của vận tốc trong chuyển động tròn đều. v t v 0 = 2as. 2 2 chuyển động. Viết được công thức và nêu được đơn vị đo tốc độ góc, chu kì, Cộng vận tần số của chuyển động tròn đều. tốc Viết được hệ thức giữa tốc độ dài và tốc độ góc. Nêu được hướng của gia tốc trong chuyển động tròn đều và f) Sai số của phép viết được biểu thức của gia tốc hướng tâm. r r r đo vật lí Viết được công thức cộng vận tốc v1,3 v1,2 v 2,3 .
- Nêu được sai số tuyệt đối của phép đo một đại lượng vật lí là gì và phân biệt được sai số tuyệt đối với sai số tỉ đối. Kĩ năng Xác định được vị trí của một vật chuyển động trong một hệ quy chiếu đã cho. Chỉ yêu cầu giải các bài tập Lập được phương trình chuyển động x = x0 + vt. đối với vật Vận dụng được phương trình x = x0 + vt đối với chuyển động chuyển động thẳng đều của một hoặc hai vật. theo một Vẽ được đồ thị toạ độ của chuyển động thẳng đều. chiều, trong đó 1 2 Vận dụng được các công thức : vt = v0 + at, s = v0t + at ; chọn chiều 2 chuyển động là v 2t v 02 = 2as. chiều dương. Vẽ được đồ thị vận tốc của chuyển động biến đổi đều. Giải được bài tập đơn giản về chuyển động tròn đều. Giải được bài tập đơn giản về cộng vận tốc cùng phương (cùng chiều, ngược chiều). Xác định được sai số tuyệt đối và sai số tỉ đối trong các phép đo. Xác định được gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều bằng thí nghiệm.
- ĐỘNG C HỌC CHẤT ĐIỂM B – Trắc nghiệm khách quan: Câu 1. Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào có thể coi vật như là một chất điểm? A. Tàu hỏa đứng yên trong sân ga. B. Viên đạn đang chuyển động trong nòng súng. C. Trái đất đang chuyển động tự quay quanh nó. D. Trái đất chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời. Câu 2. "Lúc 13 giờ 10 phút ngày hôm qua, xe chúng tôi chạy trên quốc lộ 1, cách Long An 20km”. Việc xác định vị trí của xe như trên còn thiếu yếu tố gì ? A. Chiều dương trên đường đi. B. Mốc thời gian. C. Vật làm mốc. D. Thước đo và đồng hồ. Câu 3. Trong trường hợp nào dưới đây có thể coi chiếc máy bay là một chất điểm ? A. Chiếc máy bay đang bay thử nghiệm. B. Chiếc máy bay trong quá trình hạ cánh xuống sân bay. C. Chiếc máy bay đang bay từ Hà Nội đi TP Hồ Chí Minh. D. Chiếc máy bay đang chạy trên sân bay. Câu 4. Năm nay là năm 2007, gốc thời gian được chọn là A. năm 2000. B. năm 2007. C. Công nguyên. D. trước Công nguyên. Câu 5. Giờ khởi hành của chuyến tàu từ Tp Hồ Chí Minh đi Hà Nội là lúc 19 giờ 30 phút hằng ngày, gốc thời gian được chọn là A. 7 giờ. B. 19 giờ 30 phút. C. 0 giờ. D. 12 giờ. Câu 6. Để xác định hành trình của một con tàu trên biển, người ta không dùng đến thông tin nào dưới đây? A. Ngày, giờ của con tàu tại điểm đó. B. Kinh độ của con tàu tại điểm đó. C. Hướng đi của con tàu tại điểm đó. D. Vĩ độ của con tàu tại điểm đó. Câu 7. Trong trường hợp nào dưới đây chỉ số thời điểm mà ta xét trùng với số đo khoảng thời gian trôi ? A. Một trận bóng diễn ra từ 16 giờ đến 17 giờ 45 phút. B. Một đoàn tàu xuất phát từ Vinh lúc 0 giờ, đến 8 giờ 05 phút thì đoàn tàu đến Huế. C. Lúc 7 giờ một xe ô tô khởi hành từ Tp Hồ Chí Minh, sau 3 giờ thì xe đến Vũng Tàu. D. Không có trường hợp nào phù hợp với yêu cầu nêu ra. Câu 8. Tốc độ nào dưới đây được gọi là tốc độ trung bình? A. Tốc độ của đạn ra khỏi nòng súng. B. Tốc độ của trái banh sau một cú sút. C. Tốc độ về đích của vận động viên chạy 100 m. D. Tốc độ của xe giữa hai địa điểm. Câu 9. Trong các phương trình sau đây, phương trình nào mô tả chuyển động thẳng đều ? A. x = 4t2. B. x = -3t2 - t. C. x = 5t + 4. D. x = t2 - 3t. Câu 10. Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 5 + 60t ( x đo bằng km, t đo bằng giờ) Chất điểm đó xuất phát từ điểm nào và chuyển động với vận tốc bằng bao nhiêu ? A. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 60km/h. B. Từ điểm M, cách O là 5km, với vận tốc 5km/h. C. Từ điểm O, với vận tốc 60km/h. D. Từ điểm O, với vận tốc 5km/h. Câu 11. Hai ô tô xuất phát cùng lúc tại hai điểm A và B cách nhau 15km trên cùng một đường thẳng qua A và B, chuyển động cùng chiều từ A đến B. Tốc độ của ô tô xuất phát tại A là 20km/h, của ô tô xuất phát tại B là 12km/h. Chọn gốc toạ độ tại A, gốc thời gian lúc xuất phát, phương trình chuyển động của hai xe là A. xA = 20t ; xB = 12t. B. xA = 15 + 20t ; xB = 12t. C. xA = 20t ; xB = 15 + 12t. D. xA = 15 + 20t ; xB = 15 + 12t. Câu 12. Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = - 50 + 20 t ( x đo bằng km, t đo bằng giờ) Quãng đường đi được của chất điểm sau 2h chuyển động là bao nhiêu? A. 10km. B. 40km. C. - 40km. D. - 10km. Câu 13. Đồ thị toạ độ - thời gian của một chất điểm chuyển động thẳng đều có dạng :
- x (m) 2 1 0 1 t (s) Phương trình chuyển động của chất điểm là A. x = 1 + t. B. x = 1 + 2t. C. x = 2 + t. D. x = t. Câu 14. Chuyển động thẳng đều không có đặc điểm nào dưới đây? A. Tốc độ không đổi từ lúc xuất phát đến lúc dừng lại. B. Vật đi được những quãng đường như nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau bất kỳ. C. Quỹ đạo là một đường thẳng. D. Tốc độ trung bình trên mọi quãng đường là như nhau. Câu 15. Phương trình chuyển động thẳng đều dọc theo trục Ox, trong trường hợp vật không xuất phát từ điểm O là A. x = vt. B. s = x + vt. C. s = vt. D. x = x0 + vt. Câu 16. Khẳng định nào sau đây là đúng cho chuyển động thẳng chậm dần đều? A. Gia tốc của chuyển động không đổi. B. Vận tốc của chuyển động giảm đều theo thời gian. C. Chuyển động có véctơ gia tốc không đổi. D. Vận tốc của chuyển động là hàm bậc nhất của thời gian. Câu 17. Một vật chuyển động thẳng, trong giây đầu tiên đi được 1m, trong 2s đi được 2m, trong 3s đi được 3 m. Chuyển động này là chuyển động A. thẳng chậm dần đều. B. thẳng nhanh dần đều. C. thẳng biến đổi đều. D. thẳng đều. Câu 18. Trong các phương trình sau đây, phương trình nào mô tả chuyển động thẳng nhanh dần đều ? A. x = -3t2 + 1. B. x = t2 + 3t. C. x = 5t + 4. D. x = 5 - 4t. Câu 19. Trong các phương trình sau đây, phương trình nào mô tả chuyển động thẳng chậm dần đều ? A. x = - 4t + 3. B. x = 7t + 4. C. x = - t2 + 3t. D. x = -3t2 - t. Câu 20. Đồ thị toạ độ - thời gian trong chuyển động thẳng của chất điểm có dạng như sau : x O t1 t2 t Trong khoảng thời gian nào chất điểm chuyển động thẳng đều? A. Từ 0 đến t1. B. Không có lúc nào xe chuyển động thẳng đều. C. Từ t1 đến t2. D. Từ 0 đến t2. Câu 21. Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = v0 + at thì A. a luôn luôn âm. B. a luôn cùng dấu với v. C. a luôn ngược dấu với v. D. v luôn luôn âm. Câu 22. Một giọt nước rơi tự do từ độ cao 45 m xuống đất. Cho g = 10 m/s2. Thời gian giọt nước rơi tới mặt đất là bao nhiêu? A. 4,5s. B. 2s. C. 9s. D. 3s. Câu 23. Chuyển động nhanh dần đều và chậm dần đều khác nhau ở điểm căn bản nào? A. Chuyển động nhanh dần đều luôn có vận tốc đầu, chậm dần đều có thể có hoặc không. B. Gia tốc của chuyển động nhanh dần đều âm, chậm dần đều dương . C. Chuyển động nhanh dần đều có hoặc không có vận tốc đầu, chậm dần đều luôn có. D. Gia tốc của chuyển động nhanh dần đều dương, chậm dần đều âm. Câu 24. Một xe đang chạy với vận tốc 36 km/h thì tăng tốc. Sau 2 giây xe đạt vận tốc 54 km/h. Gia tốc của xe là bao nhiêu? A. 1 m/s2. B. 2,5 m/s2. C. 1,5 m/s2. D. 2 m/s2. Câu 25. Công thức nào dưới đây là công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều?
- A. v v0 2as B. v 2 v02 2as C. v v0 2as D. v 2 v02 2as Câu 26. Một ôtô đi từ A đến B mất 5 giờ, trong 2 giờ đầu ôtô đi với tốc độ 50 km/h, trong 3 giờ sau ôtô đi với tốc độ 30 km/h. Tốc độ trung bình của ôtô trên đoạn đường AB là A. 40 km/h. B. 38 km/h. C. 46 km/h. D. 35 km/h. Câu 27. Trong công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều v = v0 + at thì A. a luôn ngược dấu với v. B. a luôn luôn dương. C. v luôn luôn dương. D. a luôn cùng dấu với v. Câu 28. Một xe đang chuyển động với vận tốc 36 km/h bỗng hãm phanh và chuyển động thẳng chậm dần đều. Đi được 50 m thì xe dừng hẳn. Nếu chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe thì gia tốc của xe là A. - 2m/s2. B. 2m/s2. C. - 1m/s2. D. 1m/s2. Câu 29. Trong đồ thị vận tốc của một chuyển động thẳng dưới đây, đoạn nào ứng với chuyển động thẳng nhanh dần đều? v B C E A O D F t A. AB và DE. B. AB và CD. C. CD và DE. D. AB và EF. Câu 30. Khẳng định nào sau đây là đúng cho chuyển động thẳng nhanh dần đều? A. Vận tốc của chuyển động tăng đều theo thời gian. B. Gia tốc của chuyển động không đổi. C. Chuyển động có véctơ gia tốc không đổi. D. Vận tốc của chuyển động là hàm bậc nhất của thời gian. Câu 31. Phương trình diễn tả chuyển động thẳng nhanh dần đều của một chất điểm đi theo chiều dương trục Ox có dạng nào dưới đây? 1 1 A. x at 2 v0 t x0 B. x v0 t at 2 2 2 1 1 2 C. x at 2 v0 t x0 . D. x x0 vt at 2 2 Câu 32. Một đoàn tàu đang chuyển động với vận tốc 15 m/s bỗng hãm phanh và chuyển động thẳng chậm dần đều để vào ga. Sau 2 phút tàu dừng lại ở sân ga. Quãng đường mà tàu đi được trong thời gian hãm là A. 225m. B. 900m. C. 500m. D. 600m. Câu 33. Trong các phương trình sau đây, phương trình nào mô tả chuyển động thẳng nhanh dần đều? A. x = 7t + 4. B. x = t2 - 3t. C. x = -4t + 3. D. x = -3t2 + 4 - 2t. Câu 34. Đặc điểm nào sau đây không đúng cho chuyển động rơi tự do ? A. Chuyển động đều. B. Gia tốc không đổi. C. Chiều từ trên xuống. D. Phương thẳng đứng. Câu 35. Đặc điểm nào sau đây đúng cho chuyển động rơi tự do ? A. Quỹ đạo là một nhánh parabol. B. Vận tốc tăng đều theo thời gian. C. Gia tốc tăng đều theo thời gian. D. Chuyển động thẳng đều. Câu 36. Một giọt nước rơi tự do từ độ cao 20 m xuống đất. Cho g = 10 m/s2. Thời gian giọt nước rơi tới mặt đất là bao nhiêu? A. 2s. B. 1s. C. 4s. D. 3s. Câu 37. Hai vật được thả rơi từ hai độ cao khác nhau h1 và h2. Khoảng thời gian rơi của vật thứ hai gấp hai lần h1 khoảng thời gian rơi của vật thứ nhất. Tỉ số các độ cao là h2 A. 0,25. B. 0,5. C. 4. D. 2. Câu 38. Nhận xét nào sau đây là sai ? A. Véctơ gia tốc rơi tự do có phương thẳng đứng, hướng xuống. B. Tại cùng một nơi trên Trái Đất gia tốc rơi tự do không đổi. C. Gia tốc rơi tự do thay đổi theo vĩ độ. D. Gia tốc rơi tự do là 9,81 m/s2 tại mọi nơi. Câu 39. Chuyển động của vật nào dưới đây sẽ được coi là rơi tự do nếu được thả rơi?
- A. Một mẩu phấn. B. Một quyển vở. C. Một chiếc lá. D. Một sợi chỉ. Câu 40. Thả một viên bi từ một đỉnh tháp xuống đất. Trong giây cuối cùng viên bi rơi được 45m. Lấy g = 10m/s2. Chiều cao của tháp là A. 450m. B. 350m. C. 245m. D. 125m. Câu 41. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 11,25m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Vận tốc của vật ngay khi chạm đất là A. 20m/s. B. 15m/s. C. 30m/s. D. 25m/s. Câu 42. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 180m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Vận tốc của vật ngay khi chạm đất là A. 18m/s. B. 25m/s. C. 40m/s. D. 60m/s. Câu 43. Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 9,8m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Vận tốc của vật ngay khi chạm đất là A. 10m/s. B. 14m/s. C. 8m/s. D. 15m/s. Câu 44. Muốn một vật từ một máy bay đang bay trên bầu trời với vận tốc không đổi rơi thẳng xuống mặt đất, người ta phải A. ném vật ngược theo chiều bay với vận tốc bằng vận tốc máy bay. B. ném vật theo phương vuông góc với chiều bay của máy bay với vận tốc bất kỳ. C. ném vật lên phía trước máy bay với vận tốc bằng vận tốc máy bay. D. thả vật rơi tự do từ thân máy bay. Câu 45. Một điểm nằm trên vành ngoài của một lốp xe máy cách trục bánh xe là 60 cm. Xe chuyển động thẳng đều. Khi đồng hồ tốc độ của xe nhảy 1,5 số ứng với 1,5 km thì số vòng mà bánh xe quay được là A. 2500. B. 428. C. 796. D. 398. Câu 46. Công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc của chất điểm chuyển động tròn đều là 2 A. v .r B. v r. 2 C. v D. v.r r Câu 47. Tốc độ góc của kim giờ là 6 12 A. rad/h. B. rad/h. C. rad/h. D. rad/h. 6 12 Câu 48. Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều? A. Chuyển động của điểm đầu cánh quạt trần khi đang quay ổn định. B. Chuyển động của một mắc xích xe đạp. C. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời. D. Chuyển động của con lắc đồng hồ. Câu 49. Chọn công thức đúng? 2 1 2 1 A. 2T B. T C. 2f D. f 2 f f 2 T T Câu 50. Một quạt trần quay với tần số 300 vòng/phút. Cánh quạt dài 0,75 m. Tốc độ dài của một điểm ở đầu cánh quạt là A. 23,55 m/s. B. 225 m/s. C. 15,25 m/s. D. 40 m/s. Câu 51. Chuyển động tròn đều không có đặc điểm nào dưới đây? A. Tốc độ góc không đổi. B. Tốc độ dài không đổi. C. Quỹ đạo là đường tròn. D. Véctơ gia tốc không đổi. Câu 52. Mặt Trăng được xem là vệ tinh của Trái Đất, chuyển động tròn đều quanh Trái Đất. Gia tốc của Mặt Trăng sẽ hướng về A. Mặt Trời. B. một nơi khác. C. Sao Thổ. D. Trái Đất. Câu 53. Chọn câu sai: Véctơ gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều A. có độ lớn không đổi. B. đặt vào vật chuyển động tròn. C. có phương và chiều không đổi. D. luôn hướng vào tâm của quỹ đạo tròn. Câu 54. Tốc độ góc của kim giây là 30 A. rad / s . B. rad / s . C. 60 rad / s . D. rad / s . 60 30 Câu 55. Gia tốc hướng tâm của chất điểm chuyển động tròn đều tăng hay giảm bao nhiêu nếu vận tốc góc giảm còn một nửa nhưng bán kính quỹ đạo tăng 2 lần? A. Không đổi. B. Tăng 4 lần. C. Tăng 2 lần. D. Giảm còn một nửa.
- Câu 56. Tốc độ góc của kim phút là 1800 A. 3600 rad / s . B. rad / s . C. rad / s . D. rad / s . 3600 1800 Câu 57. Tần số của vật chuyển động tròn đều là A. số vòng tổng cộng vật quay được. B. số vòng vật quay trong 1 giây. C. thời gian vật quay n vòng. D. thời gian vật quay được 1 vòng. Câu 58. Gia tốc hướng tâm của chất điểm chuyển động tròn đều tăng hay giảm bao nhiêu nếu tốc độ dài giảm còn một nửa nhưng bán kính quỹ đạo tăng 2 lần? A. Tăng 4 lần. B. Giảm còn một nửa. C. Giảm 8 lần. D. Không đổi. Câu 59. Chu kì của vật chuyển động tròn đều là A. số vòng vật quay trong 1 giây. B. thời gian vật quay n vòng. C. số vòng tổng cộng vật quay được. D. thời gian vật quay được 1 vòng. Câu 60. Đặc trưng của chuyển động tròn đều không ở các chuyển động khác là có A. véctơ gia tốc có độ lớn không đổi và có phương vuông góc véctơ vận tốc. B. véctơ gia tốc có độ lớn không thay đổi. C. véctơ vận tốc có độ lớn không thay đổi. D. véctơ gia tốc hướng vào một điểm cố định. Câu 61. Chuyển động tròn có đặc điểm nào dưới đây? A. Véctơ gia tốc có phương tiếp tuyến với quỹ đạo. B. Véctơ gia tốc không đổi. C. Tốc độ góc không đổi. D. Quỹ đạo là hình tròn. Câu 62. Gia tốc hướng tâm của chất điểm chuyển động tròn đều tăng hay giảm bao nhiêu nếu tốc độ dài tăng 2 lần và bán kính quỹ đạo tăng 2 lần? A. Giảm 4 lần. B. Giảm còn một nửa. C. Tăng 2 lần. D. Không đổi. Câu 63. Chu kỳ T của một vật chuyển động tròn đều là đại lượng A. tỉ lệ thuận với bán kính vòng tròn và tốc độ dài. B. tỉ lệ thuận với bán kính vòng tròn và tỉ lệ nghịch với tốc độ dài. C. tỉ lệ thuận với gia tốc hướng tâm. D. tỉ lệ nghịch với bán kính vòng tròn. Câu 64. Chọn phát biểu đúng? A. Tốc độ góc trong chuyển động tròn đều là đại lượng vô hướng và có giá trị không đổi. B. Vectơ vận tốc tức thời của chuyển động tròn đều là vectơ hằng vì có độ lớn không đổi. C. Trong chuyển động tròn đều, phương của vectơ vận tốc trùng với bán kính của vòng tròn tại mọi điểm. D. Trong chuyển động tròn đều, vectơ vận tốc tức thời không đổi. Câu 65. Một hành khách ngồi trên toa tàu A, nhìn qua cửa sổ thấy toa tàu B bên cạnh và gạch lát sân ga đều chuyển động như nhau. Lúc đó A. cả hai tàu đều đứng yên. B. tàu B đứng yên, tàu A chạy. C. tàu A đứng yên, tàu B chạy. D. cả hai tàu đều chạy. Câu 66. Đứng ở Mặt Trăng ta sẽ thấy A. Trái Đất đứng yên, Mặt Trời và Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. B. Mặt Trăng đứng yên, Mặt Trời và Trái Đất quay quanh Mặt Trăng. C. Mặt Trăng đứng yên, Trái Đất quay quanh Mặt Trời và Mặt Trời quay quanh Mặt Trăng. D. Mặt Trời đứng yên, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Câu 67. Đứng ở Trái Đất ta sẽ thấy A. Mặt Trời đứng yên, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và Trái Đất quay quanh Mặt Trời. B. Trái Đất đứng yên, Mặt Trăng quay quanh Trái Đất và Mặt Trời quay quanh Mặt Trăng. C. Mặt Trăng đứng yên, Trái Đất quay quanh Mặt Trời và Mặt Trời quay quanh Mặt Trăng. D. Trái Đất đứng yên, Mặt Trời và Mặt Trăng quay quanh Trái Đất. Câu 68. Từ công thức cộng vận tốc v13 = v12 + v 23 ( với v12, v13, v23 là các độ lớn của các vectơ vận tốc) ta kết luận: A. v13 cùng chiều với v12 nếu v12 hướng theo chiều dương. B. v13 = v12 + v23 nếu v12 và v 23 cùng phương. C. v13 cùng chiều với v12 nếu v12 cùng hướng với v 23 .
- D. v13 = v12 - v23 nếu v12 cùng phương ngược chiều v 23 . Câu 69. Một chiếc thuyền đang xuôi dòng với vận tốc 30km/h, vận tốc của dòng nước là 5km/h. Vận tốc của thuyền so với nước là A. 25 km/h. B. 35 km/h. C. 20 km/h. D. 15 km/h. Câu 70. Một xuồng máy chạy xuôi dòng từ A đến B mất 2 giờ. A cách B 18 km. Nước chảy với tốc độ 3 km/h. Vận tốc tương đối của xuồng máy đối với nước là A. 6 km/h. B. 9 km/h. C. 12 km/h. D. 4 km/h. C – Tự luận: Bài 1: Hai ôtô cùng khởi hành cùng một lúc ở hai địa điểm A và B cánh nhau 54 km và đi theo cùng chiều . Hỏi sau bao lâu và cách điểm xuất phát của ôtô thứ nhất bao nhiêu km thì ôtô thứ hai đuổi kịp ôtô thứ nhất, biết vận tốc ôtô thứ nhất là 54 km/h và của ôtô thứ hai là 72km/h . Bài 2: Một vật chuyển động tròn đều với đường kính quĩ đạo là 60cm, trong 1s vật quay được 2 vòng. Tính tốc độ dài, tốc độ góc và tần số của vật. Bài 3: Lúc 7 giờ , một người đi xe đạp đuổi theo một người đi bộ đã đi được 10 km .Vận tốc xe đạp là 15km/h và của người đi bộ 5 km/h .Tìm vị trí và thời điểm lúc người xe đạp đuổi kịp người đi bộ . Bài 4: Một xe đang chuyển động với vận tốc 64,8km/h thì hãm phanh, chuyển động chậm dần đều với gia tốc 1,2 m/s2. a/ Tính thời gian và quãng đường khi vận tốc của xe là 12m/s. b/ Xe dừng lại lúc nào? c/ Để xe dừng lại sau 20s kể từ lúc hãm phanh thì gia tốc của xe là bao nhiêu? Bài 5: Một ôtô bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều, sau 8s vận tốc đạt 32,4km/h. Tính quãng đường đi được của ôtô sau 13s kể từ lúc bắt đầu chuyển động. Bài 6: Một chiếc xe đang chuyển động với vận tốc 57,6km/h thì tắt máy, hãnh phanh, chuyển động chậm dần đều, sau 4s vận tốc chỉ còn 10m/s. a/ Tính vận tốc của xe sau 6s hãm phanh. Lúc đó xe đi được quãng đường bao nhiêu? b/ Sau bao lâu thì xe dừng lại? Bài 7: Một vật rơi tự do trong giây cuối rơi được 35m. Tính thời gian từ lúc bắt đầu rơi đến khi chạm đất. Cho g = 10m/s2 Bài 8: Một vật rơi tự do từ độ cao 19,6 m xuống đất . Tính thời gian rơi và vận tốc khi chạm đất . Cho g = 9,8 m/s2 Bài 9: Một hòn đá rơi từ miệng một cái giếng cạn đến đáy mất 3s . Tính độ sâu của giếng. Cho g = 9,8 m/s2 Bài 10: Bánh xe của 1 xe đạp có đường kính 60 cm . Tính vận tốc của xe đạp khi người đi xe đạp cho bánh xe quay được 180 vòng /phút .
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập chương 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Tôn Thất Tùng
5 p | 56 | 6
-
Đề cương ôn tập chương 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Tôn Thất Tùng
4 p | 104 | 6
-
Đề cương ôn tập chương 1 Đại số lớp 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 81 | 6
-
Đề cương ôn tập chương 1 Hình học lớp 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 131 | 6
-
Đề cương ôn tập chương 1 và chương 2 môn Tin học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 77 | 5
-
Đề cương ôn tập chương 1,2 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Tôn Thất Tùng
10 p | 48 | 4
-
Đề cương ôn tập chương 1 Số học lớp 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 71 | 4
-
Đề cương ôn tập chương 1 Hình học lớp 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
3 p | 61 | 3
-
Đề cương ôn tập chương 1 Hình học lớp 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 46 | 2
-
Đề cương ôn tập chương 1 môn Tin học 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
4 p | 89 | 2
-
Đề cương ôn tập chương 1 Hình học lớp 6 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập chương 1 và 2 môn Vật lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
17 p | 76 | 2
-
Đề cương ôn tập chương 1 Đại số lớp 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
2 p | 48 | 1
-
Đề cương ôn tập chương 1 Đại số lớp 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Long Toàn
1 p | 70 | 1
-
Đề cương ôn tập chương 1 và 2 môn Hóa học 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
17 p | 54 | 1
-
Đề cương ôn tập chương 1 và 2 môn Đại số 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
8 p | 54 | 1
-
Đề cương ôn tập chương 1 Đại số 9
3 p | 58 | 0
-
Đề cương ôn tập chương 1 Đại số 9 năm học 2017-2018 – Trường THCS Đoàn Thị Điểm
13 p | 57 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn