intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập HK1 môn Vật lí 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Tân Hưng

Chia sẻ: Wangjunkaii Wangjunkaii | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

26
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng ôn tập với Đề cương ôn tập HK1 môn Vật lí 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Tân Hưng, các câu hỏi được biên soạn theo trọng tâm kiến thức từng chương, bài giúp bạn dễ dàng ôn tập và củng cố kiến thức môn học. Chúc các bạn ôn tập tốt để làm bài kiểm tra học kì đạt điểm cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK1 môn Vật lí 8 năm 2020-2021 - Trường THCS Tân Hưng

  1. TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG ĐỀ CƢƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I – MÔN VẬT LÝ 8 NĂM HỌC 2020 – 2021 A. TRẮC NGHIỆM Chọn câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Một ô tô đỗ trong bến xe, trong các vật mốc sau đây, đối với vật mốc nào thì ô tô xem là chuyển động? A. Bến xe. B. Một ô tô khác đang rời bến. C. Cột điện trước bến xe. D. Một ô tô khác đang đậu trong bến. Câu 2. Đơn vị của vận tốc là: A. km/h B. m/s C. km.h D. A hoặc B đều đúng Câu 3. Cách làm nào sau đây giảm được lực ma sát ? A. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc. B. Tăng lực ép lên lên mặt tiếp xúc. C. Tăng độ nhẵn giữa các mặt tiếp xúc. D. Tăng diện tích bề mặt tiếp xúc. Câu 4. Trường hợp nào sau đây không phải là lực ma sát? A. Lực xuất hiện khi lốp ô tô trượt trên mặt đường B. Lực xuất hiện làm mòn đế giày C. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị giãn D. Lực xuất hiện giữa day curoa với bánh xe truyền chuyển động Câu 5. Trường hợp nào sau đây áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất? A. Người đứng cả hai chân B. Người đứng một chân C. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập người xuống D. Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ Câu 6. Hiện tượng nào sau đây là do áp suất khí quyển gây ra? A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ B. Săm xe đạp, xe máy để ngoài trời nắng có thể bị nổ C. Dùng một ống nhựa hút khí của hộp sữa đã uống hết, hộp sữa bị bẹp D. Dùng tay kéo lò xo dài ra Câu 7: Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất của chất rắn: F P A. p  B. p  F .s C. p  D. p  d .V S S Câu 8: Muốn tăng áp suất thì: A. Giảm diện tích mặt bị ép và giảm áp lực theo cùng tỉ lệ B. Giảm diện tích mặt bị ép và tăng áp lực C. Tăng diện tích mặt bị ép và tăng áp lực theo cùng tỉ lệ D. Tăng diện tích mặt bị ép và giảm áp lực Câu 9: Khi đoàn tàu đang chuyển động trên đường nằm ngang thì áp lực có độ lớn bằng: A. Lực kéo do đầu tàu tác dụng lên toa tàu B. Trọng lựơng của tàu C. Lực ma sát giữa tàu và đường ray D. Cả ba lực trên đều sai Câu 10: Điều nào sau đây là đúng khi nói về áp suất của chất lỏng? A. Chất lỏng gây ra áp suất theo mọi phương lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó. B. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương ngang. C. Chất lỏng gây ra áp suất theo phương thẳng đứng, hướng từ dưới lên trên. D. Chất lỏng chỉ gây ra áp suất tại những điểm ở đáy bình chứa. Câu 11: Một bình đựng chất lỏng như bên. Áp suất tại điểm nào nhỏ nhất? °M A. Tại M B. Tại N C. Tại P D. Tại Q °N °P °Q
  2. TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG Câu 12: Hiện tượng nào sau đây không do áp suất khí quyển gây ra? A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng lại phồng lên như cũ B. Lấy thuốc vào xi lanh để tiêm C. Hút xăng từ bình chứa của xe bằng vòi D. Uống nước trong cốc bằng ống hút Câu 13: Trường hợp nào sau đây áp suất khí quyển lớn nhất? A. Tại đỉnh núi B. Tại chân núi C. Tại đáy hầm mỏ D. Trên bãi biển Câu 14: Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm vì: A. Không khí càng đặc B. Lực hút trái đất giảm nên áp suất giảm C. Không khí càng loãng D. Không khí càng nhiều tạp chất Câu 15: Trong quá trình lưu thông của các phương tiện giao thông đường bộ, ma sát giữa bánh xe và mặt đường, giữa các bộ phận cơ khí với nhau, ma sát giữa phanh xe và vành bánh xe làm phát sinh các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại. Các bụi khí này gây ra tác hại to lớn đối với môi trường. Để giảm thiểu tác hại này cần: A. Giảm số phương tiện lưu thông trên đường. B. Tăng số phương tiện lưu thông trên đường. C. Sử dụng các phương tiện đã cũ nát, không đảm bảo chất lượng. D. Cần thường xuyên kiểm tra chất lượng xe và vệ sinh mặt đường sạch sẽ. Câu 16. Các chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động cơ học? A. Sự rơi của chiếc lá. B. Sự di chuyển của đám mây trên bầu trời. C. Sự thay đổi đường truyền của tia sáng từ không khí vào nước. D. Sự đong đưa của quả lắc đồng hồ. Câu 17. Lực nào sau đây không phải là lực ma sát? A. Lực xuất hiện khi bánh xe trượt trên mặt đường lúc phanh gấp. B. Lực giữ cho vật còn đứng yên trên mặt bàn bị nghiêng. C. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn. D. Lực xuất hiện khi viên bi lăn trên mặt sàn. Câu 18. Móng nhà phải xây rộng bản hơn tường vì : A. Để giảm trọng lượng của tường xuống mặt đất . B. Để tăng áp suất tác dụng lên mặt đất C. Để giảm áp suất tác dụng lên mặt đất. D. Để tăng trọng lượng của tường xuống mặt đất B. TỰ LUẬN Bài 1. Giải thích các hiện tƣợng sau: a. Tại sao người ta phải làm đường băng dài để cho máy bay cất cánh và hạ cánh? b. Tại sao khi bút máy bị tắc mực ta thường sẽ vẩy mạnh bút thì có thể viết lại được? c. Vì sao các xe tải nặng thường có nhiều hơn 4 bánh? d. Tại sao mũi kim thì nhọn, chân ghế không nhọn? e. Áp suất khí quyển có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người khi lên cao hoặc xuống các hầm sâu? f. Tại sao khi nhổ cỏ dại không nên dứt quá đột ngột, kể cả khi rễ cỏ bám trong đất không được chắc? Bài 2. Hãy biểu diễn các lực sau: a. Trọng lực tác dụng lên vật nặng 3kg đặt trên mặt sàn nằm ngang. (1cm ứng với 15N) b. Lực kéo 2500N có phương hợp với phương ngang một góc 300, chiều từ dưới lên trên (1cm ứng với 500N) c. Hãy biểu diễn bằng lời các yếu tố của vec-tơ lực trong hình vẽ sau:
  3. TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG Bài 3. Một ô tô có trọng lượng 18000N đang đứng yên trên mặt đường nằm ngang. Tổng diện tích tiếp xúc là 60cm2. a. Tính áp suất do ô tô tác dụng lên mặt đường. b. Nếu bác tài nặng 60kg ngồi trên ô tô thì áp suất lên mặt đường là bao nhiêu? Bài 4. Một người thợ lặn ở độ sâu 32m so với mặt nước biển. Biết trọng lượng riêng của nước là 10300N/m3. a. Tính áp suất nước biển lên thợ lặn. b. Khi áp suất nước biển tác dụng lên thợ lặn là 206000N/m2 thì người thợ lặn đã bơi lên hay lặn xuống? Tính độ sâu của thợ lặn lúc này? Bài 5. Một vật A chìm ở độ sâu 160m. a. Tính áp suất nước tác dụng lên vật A biết trọng lượng riêng của nước là 10000N/m3. b. Vật B cũng chìm trong nước và chịu áp suất là 800000N/m2. Vật A hay vật B gần mặt nước hơn? Bài 6. Hãy sắp xếp các vận tốc sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn. - Vận tốc tàu hỏa: 54km/h - Vận tốc chim đại bàng: 24m/s - Vận tốc bơi của một con cá: 6.000cm/phút - Vận tốc quay của Trái Đất quanh Mặt Trời: 108.000km/h - Vận tốc máy bay: 720km/h - Vận tốc của con rùa: 0,2km/h TRƢỜNG THCS TÂN HƢNG KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2019-2020 A. Trắc nghiệm (3 điểm) Hãy chọn đáp án đúng nhất. Câu 1: Một vật được coi là chuyển động khi: A. vị trí của nó so với vật làm mốc luôn thay đổi theo thời gian B. vị trí của nó so với vật làm mốc không thay đổi theo thời gian C. khoảng cách của nó đến vật làm mốc không thay đổi. D. A, B, C đều đúng Câu 2: Dưới đế của giày dép đều có rất nhiều khía hay đường vằn vì: A. kiểu dáng thiết kế như thế B. có tác dụng giảm ma sát cho giày, dép C. có tác dụng tăng ma sát cho giày, dép D. để tăng diện tích tiếp xúc với mặt đất Câu 3: Áp lực là: A. lực ép lên vật B. lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép C. lực hút của trái đất D. lực nâng của mặt sàn Câu 4: Hai lực cân bằng là hai lực: A. cùng tác dụng vào vật và có độ lớn bằng nhau B. cùng phương, cùng chiều và có độ lớn bằng nhau C. cùng phương, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau D. cùng tác dụng vào vật, cùng phương, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau Câu 5: Trường hợp nào sau đây không phải do áp suất khí quyển gây ra?
  4. TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG A. Hộp sữa bị móp khi ta đè lên nó B. Nắp ấm trà phải có lỗ nhỏ mới rót nước được C. Khi được bơm, lốp xe căng lên D. Dùng ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc lên Câu 6: Khi ô tô bị lầy ở vùng đất mềm không thể đi lên được, muốn lên khỏi vùng đất này, người ta phải đổ xuống vũng lầy những vật liệu như cát, sạn hoặc những mãnh gỗ to. Cách làm này nhằm: A. tăng áp suất và giảm ma sát B. giảm áp suất và giảm ma sát C. tăng áp suất và tăng ma sát D. giảm áp suất và tăng ma sát II. Tự luận (7 điểm) Câu 7 (1.5 điểm): a) Nêu khái niệm áp suất, viết công thức tính áp suất của chất rắn tác dụng lên một vật. Nêu tên và đơn vị của các đại lượng có trong công thức. b) Giải thích tại sao lưỡi cuốc, xẻng, lưỡi dao… thường được làm mỏng và nhọn? Câu 8 (2.5 điểm): a) Bạn An, Bình, Cường thi chạy đua xem ai chạy nhanh hơn. Biết An chạy với vận tốc 0,24km/phút; Bình chạy với vận tốc 12km/h; Cường chạy với vận tốc 300m/phút. Hỏi bạn nào chạy nhanh nhất, bạn nào chạy chậm nhất? Vì sao? b) Ổ bi có tác dụng gì? Tại sao nói « Việc phát minh ra ổ bi có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển của khoa học và công nghệ ?» Câu 9 (1 điểm): Trong các trường hợp sau, trường hợp nào làm tăng ma sát, trường hợp nào làm giảm ma sát? a) Xẻ rãnh trên bánh xe. b) Rắc cát trên đường ray tàu hoả vào trời mưa. c) Bôi dầu mỡ vào các chi tiết máy. d) Gắn con lăn vào các xe đẩy. Câu 10 (2 điểm): Một thùng cao 1,2m bên trong đựng nước có chiều cao 0,8m. a) Tính áp suất của nước gây lên đáy thùng. b) Đổ thêm dầu vào cho đến khi đầy thùng. Tính áp suất của các chất lỏng gây lên đáy thùng lúc này. (Biết trọng lượng riêng của nước, dầu lần lượt là 10000N/m3 và 7000N/m3) TRƢỜNG THCS TÂN HƢNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, MÔN VẬT LÝ – LỚP 8 NĂM HỌC: 2018 - 2019 A. Phần trắc nghiệm (3,0 điểm) (Khoanh tròn chữ cái đứng trƣớc phƣơng án trả lời đúng) Câu 1: Một vật được coi là đứng yên so với vật mốc khi: A. Vật đó không chuyển động. B. Vật đó không dịch chuyển theo thời gian. C. Vật đó không thay đổi vị trí theo thời gian so với vật mốc. D. Khoảng cách từ vật đó đến vật mốc không thay đổi. Câu 2: Khi xe đang chạy mà đột ngột dừng lại, hành khách ngồi trên xe có xu hướng bị ngã về phía trước. Cách giải thích nào sau đây là đúng? A. Do hành khách ngồi không vững. B. Do có các lực cân bằng nhau tác dụng lên mỗi người. C. Do người có khối lượng lớn. D. Do quán tính. Câu 3: Trạng thái của vật sẽ thay đổi như thế nào khi chịu tác động của 2 lực cân bằng A. Vật đang đứng yên sẽ chuyển động B. Vật đạng chuyển động sẽ tiếp tuc chuyển động thẳng đều C. Vật đạng chuyển động sẽ chuyển động chậm lại
  5. TRƯỜNG THCS TÂN HƯNG D. Vật đạng chuyển động sẽ chuyển động nhanh lên Câu 4: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào cần tăng ma sát? A. Bảng trơn và nhẵn quá. B. Khi quẹt diêm. C. Khi cần phanh gấp để xe dừng lại. D. Tất cả các trường hợp trên đều cần tăng ma sát. Câu 5: Lực đẩy Ác-si-mét phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây? A. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ. B. Trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của chất lỏng. C. Trọng lượng riêng của chất lỏng và chất làm vật. D. Trọng lượng riêng của chất làm vật và thể tích của vật. Câu 6: Hiện tượng nào sau đây do áp suất khí quyển gây ra? A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ. B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ. C. Dùng một ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc nước vào miệng. D. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay phồng lên. B. Phần tự luận Câu 7: Xe đang chuyển động nhanh thì đột ngột dừng lại, khi đó người ngồi trên xe sẽ ngã về phía nào? Tại sao? (2 điểm) Câu 8 : Một vật có trọng lượng là 50N đặt lên một bàn nằm ngang. Diện tích tiếp xúc trên mặt bàn là 50cm2. Tính áp suất vật tác dụng lên mặt bàn. (2 điểm) Câu 9: Một thợ lặn xuống độ sâu 36m so với mặt nước biển. Cho trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m3 a) Tính áp suất ở độ sâu ấy. (2 điểm) b) Biết áp suất lớn nhất mà người thợ lặn có thể chịu đựng được là 473800N/m2. Hỏi người thợ lặn đó chỉ nên lặn đến độ sâu nào để có thể an toàn? (1 điểm)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1