MỘT SỐ DẠNG ĐỀ MINH HỌA KIỂM TRA HỌC KÌ II - LỚP 12<br />
MÔN: NGỮ VĂN<br />
Thời gian : 90 phút<br />
ĐỀ SỐ 1<br />
PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)<br />
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi (Từ câu 1 đến Câu 4):<br />
“... Sống trong thế giới này, chúng ta phải đương đầu với nhiều vấn đề. Nếu<br />
vào thời điểm nào đó chúng ta mất đi hi vọng và trở nên nản chí, khả năng đối mặt<br />
với khó khăn của chúng ta sẽ giảm xuống. Hãy nhớ rằng không chỉ bản thân mình<br />
mà cả người khác cũng phải đối mặt với khó khăn, dù theo cách này hay cách<br />
khác. Suy nghĩ thực tế này sẽ giúp tăng quyết tâm và khả năng vượt qua khó khăn<br />
của chúng ta. Thật vậy, với thái độ này, mỗi trở ngại mới có thể được coi là một cơ<br />
hội quý giá giúp cải thiện tâm trí của bạn! Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể phấn<br />
đấu từng chút một để trở nên từ bi hơn, hãy nuôi dưỡng tấm lòng đồng cảm chân<br />
thành với nỗi đau khổ của người khác và ý chí giúp họ vượt qua. Từ đó, chúng ta<br />
sẽ có thêm sự thanh thản và sức mạnh nội tâm.<br />
Tôi tin rằng, để đáp ứng những thách thức của thời đại hiện nay, con người<br />
sẽ phải xây dựng ý thức cao hơn về trách nhiệm với tập thể và cả thế giới. Chỉ có ý<br />
thức này mới loại bỏ xu hướng coi bản thân là trên hết – điều làm cho người ta lừa<br />
dối và lợi dụng lẫn nhau. Nếu có trái tim chân thành và cởi mở, chúng ta sẽ tự<br />
nhiên cảm thấy bản thân mình có giá trị, tự tin và sẽ không phải sợ người khác.<br />
Chìa khoá cho một thế giới hạnh phúc hơn chính là nuôi dưỡng lòng trắc ẩn…”<br />
(Theo Tâm thư nhà lãnh đạo – Tenzin Gyatso, Henry O.Dormann biên soạn,<br />
biên dịch: Nhóm ABG khoá 2, NXB Thanh Niên, 2017)<br />
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?<br />
Câu 2: Theo tác giả, suy nghĩ nào giúp tăng quyết tâm và khả năng vượt qua khó<br />
khăn của chúng ta ?<br />
Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến: Chìa khoá cho một thế giới hạnh phúc<br />
hơn chính là nuôi dưỡng lòng trắc ẩn?<br />
Câu 4: Anh/chị có đồng tình với suy nghĩ: Nếu có trái tim chân thành và cởi mở,<br />
chúng ta sẽ tự nhiên cảm thấy bản thân mình có giá trị… Vì sao?<br />
PHẦN II: LÀM VĂN (7,0 điểm)<br />
Cảm nhận của anh/chị về hình ảnh giọt nước mắt của Chí Phèo trong tác<br />
phẩm cùng tên của Nam Cao và giọt nước mắt của A Phủ trong tác phẩm “Vợ<br />
chồng A Phủ” của Tô Hoài.<br />
<br />
ĐỀ SỐ 2<br />
PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)<br />
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi (Từ câu 1 đến Câu 4):<br />
“…Trên mạng xã hội, mỗi người là một ông bầu của chính mình trong cuộc<br />
xây dựng cho mình một hình ảnh cá nhân. Chúng ta đã trở nên kỳ quặc mà không<br />
hề biết. Hãy hình dung cách đây mười năm, trong một buổi họp lớp, một người<br />
bỗng nhiên liên tiếp quẳng ảnh con cái, ảnh dã ngoại công ty, ảnh con mèo, ảnh<br />
bữa nhậu, ảnh lái ô tô, ảnh hai bàn chân mình, ảnh mình trong buồng tắm lên bàn<br />
– chắc hẳn người đó sẽ nhận được những ánh mắt ái ngại (…)<br />
Chiếc smartphone đã trở thành một ô cửa nhỏ dẫn người ta thoát khỏi sự<br />
buồn chán của bản thân, và cái rung nhẹ báo tin có thông báo mới của nó bao giờ<br />
cũng đầy hứa hẹn. Nhưng càng kết nối, càng online, thì cái đám đông rộn ràng kia<br />
lại càng làm chúng ta cô đơn hơn. Chỗ này một cái like, chỗ kia một cái mặt cười,<br />
khắp nơi là những câu nói cụt lủn, phần lớn các tương tác trên mạng hời hợt và<br />
vội vã. Càng bận rộn để giao tiếp nhiều thì chúng ta lại càng không có gì để nói<br />
trong mỗi giao tiếp. Ngược với cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng<br />
trước thiên nhiên hay một tác phẩm nghệ thuật lớn, trên mạng xã hội ta bị xáo<br />
trộn, bứt dứt, và ghen tị với cuộc sống của người khác như một người đói khát nhìn<br />
một bữa tiệc linh đình qua cửa sổ mà không thể bỏ đi. Đêm khuya, khi các chấm<br />
xanh trên danh sách friend dần dần tắt, người ta cuộn lên cuộn xuống cái news<br />
feed để hòng tìm một status bị bỏ sót, một cứu rỗi kéo dài vài giây, một cái nhìn<br />
qua lỗ khóa vào cuộc sống của một người xa lạ, để làm tê liệt cảm giác trống<br />
rỗng…”<br />
(Theo Đặng Hoàng Giang, Vẻ đẹp của người đứng một mình, trích Bức xúc<br />
không làm ta vô can, NXB Hội Nhà văn, 2016)<br />
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?<br />
Câu 2 : Đoạn trích trên bàn về ảnh hưởng của mạng xã hội đến đời sống tinh thần<br />
hay vật chất? Theo tác giả, chiếc smartphone đem đến cho con người những lợi ích<br />
và tổn hại gì?<br />
Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng, những trải nghiệm trên mạng xã hội sẽ “ngược với<br />
cảm giác đầy đặn, được bồi đắp khi chúng ta đứng trước thiên nhiên hay một tác<br />
phẩm nghệ thuật lớn”?<br />
Câu 4: Qua những cảnh báo trong đoạn trích, anh/chị rút ra bài học gì?<br />
PHẦN II: LÀM VĂN (7điểm)<br />
Sau khi nhận được bát cháo hành từ tay thị Nở, Chí Phèo bảo với thị:<br />
- Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui.<br />
(Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ văn 11)<br />
Trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân (Ngữ văn 12), sau khi đãi<br />
người đàn bà bốn bát bánh đúc, Tràng cười và nói với thị:<br />
- Này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về.<br />
Cảm nhận của anh/chị về ý nghĩa của những câu nói trên.<br />
<br />
ĐỀ SỐ 3<br />
PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)<br />
Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi (Từ câu 1 đến Câu 4):<br />
HÃY COI ĐÓ LÀ TỘI ÁC<br />
Sau tai nạn, người ta thường nói đến số phận, đến ân hận, đến nuối tiếc<br />
nhưng rồi tai nạn khác lại đến với những gia đình khác. Tôi nhớ đến những vần<br />
thơ trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi :<br />
Ôi những cánh đồng quê chảy máu,<br />
Dây thép gai đâm nát trời chiều.<br />
Ngày nay, khi đất nước thanh bình mà đó đây vẫn còn đổ máu, đó đây vẫn<br />
cứ khổ đau. Cố nhà thơ đâu có biết rằng, giờ đây, chúng ta lại xuất hiện một loại<br />
giặc mới. Loại giặc này bám rễ một cách vô thức vào mỗi con người ta lúc nào<br />
không hay. Vội – phóng, say rượu – phóng, vui quá – phóng, buồn quá – phóng.<br />
Bạn có biết đó là những mầm họa của tội ác hay không ?<br />
Đã đến lúc, xã hội nên nhìn nhận những vụ tai nạn theo cách khác – đó<br />
chính là những tội ác. Hãy gọi những kẻ phóng nhanh vượt ẩu là những kẻ đang “<br />
liều chết gây tội ác”. Hãy đưa vào bộ Luật Giao thông một tội danh dành cho<br />
những kẻ phóng nhanh vượt ẩu : “Cố ý giết người – gây hậu quả nghiêm trọng”.<br />
Những kẻ đó cần phải được trừng trị thẳng tay, phải bị xã hội lên án, bị người đời<br />
khinh bỉ. Cần có những hình phạt xứng đáng cho những tội danh này.<br />
(Theo bài đăng trên báo Vietnamnet, ngày 14 – 11- 2006; Bài tập Ngữ văn<br />
11, tập II)<br />
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích ?<br />
Câu 2: Vì sao tác giả cho rằng : “giờ đây, chúng ta lại xuất hiện một loại giặc<br />
mới” ?<br />
Câu 3: Chỉ rõ biện pháp và hiệu quả nghệ thuật tác giả sử dụng trong 02 câu văn :<br />
“Hãy gọi những kẻ phóng nhanh vượt ẩu là những kẻ đang “ liều chết gây tội ác”.<br />
Hãy đưa vào bộ Luật Giao thông một tội danh dành cho những kẻ phóng nhanh<br />
vượt ẩu : “Cố ý giết người – gây hậu quả nghiêm trọng”?<br />
Câu 4: Trong đoạn trích, tác giả cho rằng : “Đã đến lúc, xã hội nên nhìn nhận<br />
những vụ tai nạn theo cách khác – đó chính là những tội ác”. Anh/chị có đồng tình<br />
với ý kiến đó không ? Vì sao ?<br />
PHẦN II: LÀM VĂN (7điểm)<br />
Cảm nhận của anh/ chị về chi tiết bát cháo hành trong truyện ngắn “Chí<br />
Phèo” của Nam Cao và chi tiết bát cháo cám trong truyện ngắn “ Vợ nhặt” của<br />
Kim Lân<br />
<br />
ĐỀ SỐ 4<br />
PHẦN I: ĐỌC - HIỂU (3,0 điểm)<br />
Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi (Từ câu 1 đến Câu 4):<br />
ANH HAI<br />
- Ăn thêm cái nữa đi con!<br />
- Ngán quá, con không ăn đâu!<br />
- Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng!<br />
- Con nói là không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi!<br />
Thằng bé lắc đầu quầy quậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe hơi<br />
rơi xuống đường sát mép cống. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đi.<br />
Hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ xô đến<br />
nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh<br />
lấm láp, đứa con gái nuốt nước miếng bảo thằng con trai:<br />
- Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn.<br />
- Thằng anh phùng má thổi. Bụi đường đã dính, chẳng chịu đi cho. Đứa em sốt<br />
ruột cũng ghé miệng vào thổi. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm<br />
xuống cống hôi hám, chìm hẳn.<br />
- Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh - Con bé nói rồi thút thít.<br />
- Ừ, tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón<br />
thôi!<br />
( Lý Thanh Thảo, trích “ Bốn mươi truyện rất ngắn”, NXB Hội Nhà văn 1994)<br />
Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản ?<br />
Câu 2: Văn bản trên đề cập đến nội dung gì?<br />
Câu 3: Suy nghĩ của anh/chị khi đọc đoạn đối thoại:<br />
- Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh - Con bé nói rồi thút thít.<br />
- Ừ, tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai<br />
ngón thôi!<br />
Câu 4: Tác giả gửi gắm bức thông điệp gì qua văn bản trên?<br />
PHẦN II: LÀM VĂN (7điểm)<br />
"Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm<br />
nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt<br />
kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt" (Vợ nhặt – Kim Lân)<br />
"Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn<br />
vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ<br />
xuống những dòng nước mắt" (Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)<br />
Trình bày cảm nhận của anh/chị về chi tiết "dòng nước mắt" trong những<br />
câu văn trên.<br />
<br />
ĐỀ SỐ 5<br />
PHẦN I : ĐỌC HIỂU (3 điểm)<br />
Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi (Từ câu 1 đến Câu 4):<br />
Người mẹ đang bận rộn nấu bữa cơm tối dưới bếp, bất ngờ cậu con trai bé<br />
bỏng chạy ù vào, và đưa cho mẹ một mẩu giấy nhỏ. Sau khi lau tay, người mẹ mở<br />
tờ giấy ra và đọc:<br />
- Cắt cỏ trong vườn: 5 đô la<br />
- Dọn dẹp phòng của con: 1 đô la<br />
- Đi chợ cùng với mẹ; 50 xu<br />
- Trông em giúp mẹ: 25 xu<br />
- Đổ rác: 1 đô la<br />
- Kết quả học tập tốt: 5 đô la<br />
- Quét dọn sân: 2 đô la<br />
- Mẹ nợ con tổng cộng: 14,75 đô la<br />
Sau khi đọc xong, người mẹ nhìn con trai đang đứng chờ với vẻ mặt đầy hy<br />
vọng. Bà cầm bút lên, lật mặt sau của tờ giấy và viết:<br />
- Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ: Miễn phí<br />
- Những lúc mẹ bên cạnh chăm sóc con, cầu nguyện mỗi khi con ốm đau: Miễn phí<br />
- Những giọt nước mắt con làm mẹ khóc trong những năm quá: Miễn phí<br />
- Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong suốt mấy năm<br />
quá: Miễn phí<br />
Và đắt hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con: Cũng miễn phí luôn con trai<br />
ạ!.<br />
Khi đọc những dòng chữ của mẹ cậu, cậu bé vô cùng xúc động, nước mắt<br />
lưng tròng. Cậu nhìn mẹ và nói: “ Con yêu mẹ nhiều lắm!”. Sau đó, cậu đặt bút<br />
viết thêm vào tờ giấy dòng chữ thật lớn: “MẸ SẼ ĐƯỢC NHẬN LẠI TRỌN VẸN”<br />
(Dẫn từ Báo Nông nghiệp Việt Nam)<br />
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?<br />
Câu 2: Người con mong muốn nhận từ người mẹ điều gì khi viết mẩu giấy? Thái<br />
độ của cậu bé thay đổi như thế nào khi nhận được câu trả lời của người mẹ?<br />
Câu 3: Ý nghĩa của hai từ “Miiễn phí”? Vậy, điều vô giá ở đây là gì?<br />
Câu 4: Từ văn bản trên, anh/ chị có suy nghĩ gì về vấn đề cho và nhận trong cuộc<br />
sống?<br />
PHẦN II: LÀM VĂN (7điểm)<br />
Truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao kết thúc bằng hình ảnh: "Đột nhiên<br />
thị thấy thoáng hiện ra một cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa, và vắng người lại<br />
qua...".<br />
Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân kết thúc bằng hình ảnh: "Trong óc<br />
Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới...".<br />
Cảm nhận của anh/ chị về ý nghĩa của những kết thúc trên.<br />
<br />