Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Qúy Đôn, Hà Đông
lượt xem 0
download
Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Qúy Đôn, Hà Đông” được chia sẻ trên đây. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 8 năm 2024-2025 - Trường THCS Lê Qúy Đôn, Hà Đông
- TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN HS : . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . LỚP :. . . . ……………………… ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I - MÔN: GDCD - KHỐI 8 Năm học 2024 - 2025 A. NỘI DUNG Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo Bài 4: Bảo vệ lẽ phải Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên Bài 6: Phòng chống bạo lực gia đình B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Cách ứng xử nào dưới đây không góp phần vào việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta? A. Đoàn kết, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau. B. Kính trọng, lễ phép với thây, cô giáo. C. Thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuôi. D. Viết, vẽ, khắc tên mình lên di tích lịch sử. Câu 2: Tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc, luôn tìm hiểu, tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc, đồng thời thể hiện lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình là biểu hiện của A. bá chủ các dân tộc khác trên thế giới. B. tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác. C. lợi dụng dân tộc để làm giàu bản thân. D. giúp đỡ các dân tộc nhằm vụ lợi. Câu 3: Lao động sáng tạo không mang lại ý nghĩa nào dưới đây? A. Không ngừng hoàn thiện kỹ năng. B. Được bổ sung kiến thức mới. C. Kết quả công việc ngày càng tăng. D. Hiệu quả công việc bị suy giảm. Câu 4: Những điều được cho là đúng đắn, phù hợp với đạo lý và lợi ích chung của xã hội được gọi là? A. Khiêm tốn. B. Lẽ phải. C. Công bằng. D. Trung thực Câu 5: Lẽ phải là những điều A. đúng đắn. B. sai lầm. C. lạc hậu. D. phức tạp. Câu 6: Bảo vệ lẽ phải góp phần đẩy lùi A. cái đúng. B. cái sai. C. sự thật. D. chính nghĩa Câu 7: Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên là nội dung của khái niệm A. tài nguyên thiên nhiên. B. môi trường thiên nhiên. C. tự nhiên. D. môi trường. Câu 8: Việc làm nào sau đây thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường? A. Sử dụng nhiên liệu tái tạo. B. Kế hoạch phản biện xã hội. C. Hưởng trợ cấp thất nghiệp. D. Xả thải chưa qua xử lý.
- Câu 9: Biện pháp nào dưới đây góp phần thực hiện tốt mục tiêu bảo vệ tài nguyên và môi trường? A. Tăng cường nhập khẩu phế liệu. B. Mở rộng các bãi chôn lấp trực tiếp. C. Đẩy mạnh khai thác tài nguyên rừng. D. Mở rộng trồng rừng đầu nguồn. Câu 10: Hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình là hành vi A. Bạo lực giới. B. Bạo lực gia đình. C. Bạo lực học đường. D. Bạo lực xã hội. Câu 11: Hành vi ngược đãi, đánh đập các thành viên khác trong gia đình làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ là hình thức bạo lực gia đình về A. tinh thần. B. thể chất. C. kinh tế. D. tình dục. Câu 12: Khi các thành viên trong gia đình có những hành vi xâm phạm tới các quyền lợi kinh tế của các thành viên khác trong gia đình là biểu hiện của hình thức bạo lực gia đình về A. tinh thần. B. thể chất. C. kinh tế. D. tình dục. Câu 1: Đối với mỗi cá nhân, việc kế thừa và phát huy truyền thống dân tộc giúp ta A. không ngừng hoàn thiện và phát triển. B. nhận được nhiều tiền bạc từ mọi người. C. nhận được nhiều đơn hàng từ mọi người. D. có thêm địa vị để thăng tiến trong công việc. Câu 2: Tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác thể hiện ở việc tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hóa của các dân tộc, luôn tìm hiểu, tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc, đồng thời thể hiện A. lòng tự hào dân tộc chính đáng của mình. B. việc kỳ thị, chia rẽ, phân biệt chủng tộc. C. lợi dụng dân tộc để làm giàu bản thân. D. giúp đỡ các dân tộc nhằm vụ lợi. Câu 3: Một trong những ý nghĩa to lớn của lao động cần cù, sáng tạo mang lại là làm cho người lao động A. không ngừng hoàn thiện kỹ năng. B. ngày càng trở nên lười biếng. C. ngày càng bị mọi người căm ghét. D. bị suy giảm kết quả lao động. Câu 4: Công nhận ủng hộ, tuân theo và bảo vệ những điều đúng đắn; biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng tích cực; không chấp nhận và làm những việc sai trái được gọi là? A. Tôn trọng lẽ phải. B. Hoàn thiện bản thân. C. Tự nhận thức bản thân. D. Lao động cần cù, sáng tạo Câu 5: Bảo vệ lẽ phải là công nhận, ủng hộ, tuân theo và A. làm những điều sai sự thật. B. ủng hộ những điều không đúng. C. bảo vệ những điều đúng đắn. D. từ bỏ những điều đúng đắn. Câu 6: Việc bảo vệ lẽ phải sẽ góp phần củng cố niềm tin của con người vào cộng đồng và A. tôn giáo. B. pháp luật. C. tội phạm. D. may rủi. Câu 7: Những của cải có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người được gọi là nội dung của khái niệm A. tài nguyên thiên nhiên. B. môi trường thiên nhiên. C. tự nhiên. D. môi trường. Câu 8: Thực trạng về tài nguyên ở nước ta hiện nay là
- A. khoáng sản nhiều vô tận. B. khoáng sản bị khai thác cạn kiệt. C. khoáng sản rất nhiều về trữ lượng. D. khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt. Câu 9: Cách xử lí rác nào sau đây có thể giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường? A. Phân loại và tái chế. B. Đổ tập trung vào bãi rác C. Đốt và xả khí lên cao D. Chôn trực tiếp xuống đất. Câu 10: Trong gia đình, bạo lực gia đình là hành vi cố ý của các thành viên trong gia đình gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với A. người cùng cơ quan công tác. B. thành viên khác trong gia đình. C. các quan hệ xã hội phức tạp. D. người có ý kiến đối lập. Câu 11: Khi các thành viên trong gia đình có những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của các thành viên khác trong gia đình là biểu hiện của hình thức bạo lực gia đình về A. tinh thần. B. thể chất. C. kinh tế. D. tình dục. Câu 12: Việc một số thành viên trong gia đình có hành vi xâm phạm tới quan hệ tài sản của các thành viên khác trong gia đình đình là biểu hiện của hình thức bạo lực gia đình về A. tinh thần. B. thể chất. C. kinh tế. D. tình dục. Câu 13: Hành vi nào sau đây không kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc? A. Tuyền truyền di sản văn hóa của địa phương. B. Giúp đỡ người gặp khó khăn và hoạn nạn. C. Xuyên tạc các lễ hội truyền thống địa phương. D. Sưu tầm nét văn hóa của các vùng miền. Câu 14: Trong quá trình học hỏi các dân tộc khác để phát triển bản thân mình, mỗi công dân cần phải tránh quan điểm nào dưới đây? A. Học hỏi tất cả mọi nội dung. B. Học hỏi những mặt tích cực. C. Học hỏi nhưng có chọn lọc. D. Vừa học hỏi vừa tiếp thu. Câu 15: Trong quá trình lao động, việc người lao động làm việc một cách máy móc không suy nghĩ suy nghĩ, cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động là không biết lao động A. tự giác. B. sáng tạo. C. tự phát. D. ép buộc. Câu 16: Người tôn trọng lẽ phải là người biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi của mình theo hướng A. vi phạm. B. lạm quyền. C. tích cực D. sai trái. Câu 17: Hành vi nào dưới đây thể hiện sự tôn trọng lẽ phải? A. Chỉ làm việc gì mà có lợi cho bản thân. B. Luôn bảo vệ mọi ý kiến của mình C. Lắng nghe các ý kiến để đưa ra kết luận. D. Luôn luôn tán thành và làm theo số đông Câu 18: Người tôn trọng lẽ phải là người không có biểu hiện nào sau đây? A. Không bao giờ đưa ra ý kiến của mình. B. Bực tức với người không cùng ý kiến. C. Không chấp nhận những việc sai trái. D. Gió chiều nào theo chiều ấy. Câu 19: Việc học sinh tích cực tham gia chương trình “ đổi giấy lấy cây” là góp phần thực hiện tốt chính sách nào dưới đây? A. Dân số. B. Giải quyết việc làm. C. Giáo dục – đào tạo. D. Tài nguyên – môi trường.
- Câu 20: Hoạt động nào dưới đây góp phần bảo vệ môi trường? A. Thu gom, phân loại, xử lí chất thải B. Chôn chất thải độc hại vào đất. C. Đốt các loại chất thải độc hại D. Tái chế, sử dụng các loại chất thải Câu 21: Việc làm nào sau đây làm ảnh hưởng không tốt đến tài nguyên và môi trường? A. Đào đường mắc ống nước. B. Té nước ra mặt đường. C. Trồng cây ở bờ ruộng. D. Chặt cây rừng để đốt than. Câu 22: Một trong những hậu quả mà bạo lực gia đình để lại là nỗi đau về A. tiền bạc. B. địa vị. C. tài sản. D. tinh thần. Câu 23: Làm cho các thành viên gia đình bị tổn thương, hạnh phúc gia đình có nguy cơ bị rạn nứt những điều này có nguyên nhân bắt nguồn từ A. chính sách của nhà nước. B. tác động của pháp luật. C. bạo lực trong gia đình. D. chế độ phong kiến để lại. Câu 24: Để phòng chống bạo lực gia đình, mỗi thành viên trong gia đình cần thực hiện tốt A. việc nâng cao trình độ võ thuật. B. bổn phận và nghĩa vụ của mình. C. lối sống thực dụng, ích kỷ. D. cái tôi cá nhân của bản thân. Câu 25: Câu tục ngữ nào sau đây nói về tôn trọng lẽ phải? A. Ăn có mời, làm có khiến. B. Có công mài sắt, có ngày nên kim. C. Áo rách cốt cách người thương. D. Nói phải củ cải cũng nghe. Câu 26: Nội dung nào sau đây là một trong những mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường ở nước ta? A. Bảo tồn đa dạng sinh học. B. Tăng cường nhập khẩu phế liệu. C. Khai thác cạn kiệt khoáng sản. D. Chiếm hữu tài nguyên thiên nhiên. Câu 27: Hành động nào dưới đây phản ánh bạo lực trong gia đình? A. Vợ chồng cùng lựa chọn nơi cư trú. B. Chồng hỗ trợ vợ học cao học. C. Chồng mắng chửi, xúc phạm vợ. D. Vợ chồng cùng giáo dục con cái. Câu 28: Việc làm nào dưới đây không phải là hành động bạo lực trong gia đình? A. Bố chửi mắng, xúc phạm con. B. Anh em thường xuyên tranh chấp. C. Chồng ngược đãi, xúc phạm vợ. D. Bố mẹ nghiêm khắc dạy dỗ con. C. TỰ LUẬN Câu 1: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi Gần đây, bạn Ph nghỉ học nhiều ngày mà không có lí do. Khi cô giáo chủ nhiệm và các bạn đến nhà để tìm hiểu, bạn Ph cho biết, phải ở nhà để lo việc gia đình. Bạn Ph kể, mấy tháng nay, do công việc nhiều nên mẹ thường đi làm về muộn và hay đi công tác xa. Bố em nghi ngờ và ghen tuông nên thường xúc phạm mẹ. Mặc dù, gia đình nội, ngoại đã can ngăn nhưng bố của bạn Ph vẫn không thay đổi. Mẹ của bạn Ph không chịu đựng được nữa nên về nhà ngoại ở hẳn. Em hãy phân tích tác hại của bạo lực gia đình đối với bạn Ph và các thành viên trong gia đình của hai bạn. Câu 2: Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi Bạn N là học sinh lớp 8A. Mẹ của bạn N ở nhà làm nội trợ và chăm sóc ba người con. Bố của bạn N phải bươn chải đi làm từ sáng đến tối để kiếm tiền nuôi gia đình. Làm được bao nhiêu
- tiền, bố đều đưa hết cho mẹ của bạn N. Khi cần tiền, bố của bạn N hỏi xin mẹ nhưng hầu như lần nào mẹ cũng cắn nhẵn, có lúc còn không chịu đưa tiền. Có những khoảng thời gian ít việc, thu nhập của bố giảm đi nhiều thì mẹ của bạn N thể hiện sự khó chịu và còn nói bố của bạn N là người vô dụng. Bố của bạn N cảm thấy rất áp lực, có lúc còn nghĩ đến việc li dị. Em hãy phân tích tác hại của bạo lực gia đình đối với bạn N và các thành viên trong gia đình của hai bạn. Câu 3: Bảo vệ lẽ phải là gì? Vì sao chúng ta cần phải bảo vệ lẽ phải. Học sinh cần làm gì để bảo vệ lẽ phải? Câu 4: Thế nào là lao động cần cù, sáng tạo? Nêu những biểu hiện của lao động cần cù, sáng tạo trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
17 p | 139 | 8
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh (Chương trình mới)
9 p | 77 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 98 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 123 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
33 p | 36 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
7 p | 83 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
13 p | 43 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc (Chương trình thí điểm)
3 p | 64 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
45 p | 37 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 103 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Toán 10 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
29 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
2 p | 92 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
1 p | 58 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
16 p | 119 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
6 p | 127 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 2 môn Sinh học 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
16 p | 63 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn