intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Minh Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Minh Đức” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Minh Đức

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 1 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MINH ĐỨC ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1-MÔN KHTN7 I/ TRẮC NGHIỆM: Câu 1. Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên? A. Kĩ năng chiến đấu đặc biệt B. Kĩ năng quan sát C. Kĩ năng dự báo D. Kĩ năng đo đạc. Câu 2. Cấu tạo đồng hồ đo thời gian dùng cổng quang điện gồm những bộ phận chính nào? A. Đồng hồ thời gian hiện số và nam châm điện B. Đồng hồ đeo tay và nam châm điện C. Đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện D. Đồng hồ đeo tay và cổng quang điện. Câu 3. Theo mô hình nguyên tử Rutherford - Bohr, lớp đầu tiên gần sát hạt nhân chứa tối đa bao nhiêu electron? A. 2 B. 3 C. 6 D. 8. Câu 4. Theo Ernest Rutherford (1871-1937), nguyên tử được cấu tạo bởi: A. Neutron và electron B. Proton và electron C. Proton; neutron D. Electron. Câu 5. Nguyên tử được cấu tạo bởi: A. Neutron và electron B. Proton và electron C. Proton ; neutron và electron D. Electron. Câu 6. Trong nguyên tử, hạt nào mang điện tích dương? A. Electron B. Proton C. Neutron D. Neutron và proton. Câu 7. Tại sao nói khối lượng của nguyên tử chính là khối lượng của hạt nhân? A. Khối lượng của electron rất nhỏ B. Khối lượng của electron rất nhỏ so với tổng khối lượng của proton và neutron C. Khối lượng của electron rất nhỏ so với khối lượng của proton D. Khối lượng của electron rất lớn. Câu 8. Đơn vị của khối lượng nguyên tử là? A. gam B. Kilogam C. Lít D. amu. Câu 9. Đến nay người ta đã tìm được ra bao nhiêu nguyên tố hóa học? A. 118 B. 119 C. 120 D. 121. Câu 10. Loại hạt nào sau đây đặc trưng cho một nguyên tố hóa học? A. Hạt neutron B. Hạt proton C. Hạt electron D. Hạt proton và neutron. Câu 11. Nguyên tố hóa học nào chiếm hàm lượng cao nhất trong cơ thể người? A. Carbon B. Hydrogen C. Oxygen D. Nitrogen. Câu 12: Nguyên tố hóa học là A. tập hợp những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân. B. tập hợp những nguyên tử có cùng số neutron trong hạt nhân. C. tập hợp những nguyên tử có cùng số electron và số neutron trong hạt nhân.
  2. D. tập hợp những nguyên tử có cùng khối lượng. Câu 13. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn là? A. 3 và 3 B. 4 và 3 C. 4 và 4 D. 3 và 4. Câu 14. Các nguyên tố xếp ở chu kì 5 có số lớp electron trong nguyên tử là? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6. Câu 15. Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một nhóm? A. Be, Mg, Ca B. Na, Mg, Al C. N, P, O D. S, Cl, Br. Câu 16. Những nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc cùng một chu kì? A. Cu, Ag, Au B. Cl, Br, At C. Fe, Cu, Zn D. S, Se, Te. Câu 17. Đơn chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hóa học? A. Từ 1 nguyên tố B. Từ 2 nguyên tố trở lên C. Từ 3 nguyên tố D. Từ 4 nguyên tố. Câu 18. Cho những chất sau: than chì (C), muối ăn (NaCl), khí ozone (O3), iron (Fe), nước đá (H2O), đá vôi (CaCO3). Có bao nhiêu hợp chất? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4. Câu 19. Trong các chất sau, dãy nào chỉ gồm toàn đơn chất? A. Fe(OH)2, CO, S, C B. Na, P, S, H2 C. CuSO4, N2O, H2O, N2 D. HCl, K2SO4, Mg, C. Câu 20. Trong các phản ứng hóa học, nguyên tử kim loại có khuynh hướng A. Nhận thêm electron B. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng phản ứng cụ thể C. Nhường bớt electron D. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể. Câu 21. Trong các phản ứng hóa học, nguyên tử phi kim có khuynh hướng A. Nhận thêm electron B. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng phản ứng cụ thể C. Nhường bớt electron D. Nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể. Câu 22. Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi: A. Sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử B. Sự cho nhận của cặp electron hóa trị C. Liên kết giữa ion dương và ion âm D. Liên kết giữa các ion dương trong phân tử. Câu 23. Liên kết được hình thành bởi sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử là liên kết nào? A. Liên kết ion B. Liên kết cộng hóa trị C. Liên kết hydrogen D. Liên kết kim loại. Câu 24. Cho các ion: K+, Mg2+, SO42-, Cl-, NH4+, NO3-. Có bao nhiêu ion dương? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6. Câu 25. Cho các ion: Na+, SO42-, Fe3+, Cl-, NH4+, NO3-. Có bao nhiêu ion âm? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6. Câu 26. Phát biểu nào sau đây là đúng về chất ion?
  3. A. Chất ion là chất được tạo bởi các ion dương và ion âm B. Ở điều kiện thường, chất ion thường ở thể rắn, lỏng, khí C. Chất ion dễ bay hơi, kém bền nhiệt D. Chất ion không tan được trong nước. Câu 27. Phát biểu nào sau đây là sai về chất cộng hóa trị? A. Chất cộng hóa trị là chất được tạo thành nhờ liên kết cộng hóa trị B. Ở điều kiện thường, chất cộng hóa trị có thể ở thể rắn, lỏng, khí C. Chất cộng hóa trị thường dễ bay hơi, kém bền nhiệt D. Chất cộng hóa trị không tan được trong nước. Câu 28. Nhóm hợp chất nào sau đây đều là hợp chất ion? A. H2S, Na2O B. CH4, CO2 C. CaO, KCl D. SO2, NaCl. Câu 29. Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Trong các hợp chất, hydrogen thường có hóa trị I và oxygen thường có hóa trị II B. Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố đó với các nguyên tử khác trong phân tử C. Trong phân tử hợp chất hai nguyên tố, tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố này bằng tích hóa trị và số nguyên tử của nguyên tố kia D. Lưu huỳnh chỉ có hóa trị IV. Câu 30. Khi xác định hóa trị, hóa trị của nguyên tố nào được lấy làm đơn vị? A. Hydrogen B. Sulfur C. Nitrogen D. Carbon. Câu 31: Tốc độ là đại lượng cho biết A. mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. B. quỹ đạo chuyển động của vật. C. hướng chuyển động của vật. D. nguyên nhân vật chuyển động. Câu32: Tốc độ của vật là A. quãng đường vật đi được trong 1 s. B. thời gian vật đi hết quãng đường 1 m. C. quãng đường vật đi được. D. thời gian vật đi hết quãng đường. Câu 33: Một vật chuyển động hết quãng đường s trong thời gian t. Công thức tính tốc độ của vật là 𝑠 𝑡 A. v = B. v = C. v = s . t D. v = s + t 𝑡 𝑠 Câu 34: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị tốc độ? A. km.h. B. m.s. C. km/h. D. s/m. Câu 35: Trong một cuộc thi chạy, kết quả của các bạn học sinh được ghi lại như sau:
  4. Người chạy nhanh nhất là A. bạn A. B. bạn B. C. bạn C. D. bạn D. Câu 36: Điền số vào chỗ trống sao cho phù hợp: Đổi: 10 m/s = …. km/h A. 10 km/h. B. 36 km/h. C. 45 km/h. D. 20 km/h. Câu 37. Chọn đáp án đúng. A. Đơn vị đo tốc độ phụ thuộc vào đơn vị độ dài. B. Đơn vị đo tốc độ phụ thuộc vào đơn vị đo thời gian. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. Câu 38: Muốn đo được tốc độ của một vật đi trên một quãng đường nào đó, ta phải đo A. độ dài quãng đường và thời gian vật đi hết quãng đường đó. B. độ dài quãng đường mà vật đó phải đi. C. thời gian mà vật đó đi hết quãng đường. D. quãng đường và hướng chuyển động của vật. Câu 39: Dụng cụ dưới đây có chức năng dùng để làm gì? A. Đo lực. B. Đo khối lượng. C. Đo tốc độ. D. Đo nhiệt độ. Câu 40: Trường hợp nào dưới đây nên sử dụng thước đo và đồng hồ bấm giờ để đo tốc độ của vật? A. Đo tốc độ của viên bi chuyển động trên bàn. B. Đo tốc độ bơi của vận động viên. C. Đo tốc độ rơi của vật trong phòng thí nghiệm. D. Đo tốc độ bay hơi của nước. Câu 41: Thiết bị bắn tốc độ dùng để A. đo thời gian chuyển động của phương tiện giao thông. B. kiểm tra hành trình di chuyển của phương tiện giao thông. C. đo quãng đường chuyển động của phương tiện giao thông. D. kiểm tra tốc độ của phương tiện giao thông trên đường bộ. Câu 42: Thiết bị bắn tốc độ sử dụng trong giao thông gồm A. Camera và máy tính. B. Thước và máy tính. C. Đồng hồ và máy tính. D. Camera và đồng hồ.
  5. Câu 43: Camera của thiết bị bắn tốc độ ghi và tính được thời gian ô tô chạy từ vạch mốc 1 sang vạch mốc 2 cách nhau 5 m là 0,25 s. Tốc độ của ô tô là A. 20 m/s. B. 0,05 m/s. C. 20 km/h. D. 0,05 km/h. Câu 44: Vật phát ra âm trong các trường hợp nào dưới đây? A. Khi kéo căng vật. B. Khi uốn cong vật. C. Khi nén vật. D. Khi làm vật dao động. Câu 45: Khi bác bảo vệ gõ trống, tai ta nghe thấy tiếng trống. Vật nào đã phát ra âm đó? A. Tay bác bảo vệ gõ trống. B. Dùi trống. C. Mặt trống. D. Không khí xung quanh trống. Câu 46: Sóng âm không truyền được trong môi trường A. chất rắn. B. chất lỏng. C. chất khí. D. chân không. Câu 47: Người ta so sánh tốc độ truyền âm trong các môi trường chất rắn (vr), chất lỏng (vl), chất khí (vk). Kết quả so sánh nào sau đây là đúng? A. vr>vl>vk. B. vk>vl>vr . C. vr>vk>vl . D. vk>vr>vl . Câu 48: Một âm thoa dao động với tần số 25 Hz. Trong 1 phút âm thoa thực hiện được A. 25 dao động. B. 1500 dao động. C. 750 dao động. D. 50 dao động. Câu 49: Vật nào sau đây dao động với tần số lớn nhất? A. Trong 1 giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động. B. Trong 1 phút, con lắc thực hiện được 3000 dao động. C. Trong 5 giây, mặt trống thực hiện được 500 dao động. D. Trong 20 giây, dây chun thực hiện được 1200 dao động. Câu 50: Trên màn hình dao động kí, biên độ của sóng âm là A. khoảng cách từ A đến B. B. khoảng cách từ A đến D. C. khoảng cách từ C đến E. D. khoảng cách từ E đến D. II/ TỰ LUẬN: Bài 1: Cho các nguyên tố hóa học sau: H; Mg; B; Na; S; O; P; Ne; He; Al. a) Những nguyên tố nào thuộc cùng một nhóm? b) Những nguyên tố nào thuộc cùng một chu kì? c) Những nguyên tố nào là kim loại? Phi kim? Khí hiếm? Bài 2 : Xác định đơn chất, hợp chất và tính khối lượng phân tử (KLPT) của các chất có CTHH sau: H2, CO2, Cu, H2SO4, O2, Ca(OH)2
  6. Bài 3: Em hãy nêu khái niệm về hóa trị và hãy phát biểu quy tắc hóa trị Bài 4: Cho hóa trị của H(I) và O(II). Em hãy xác định nhanh hóa trị của các nguyên tố trong hợp chất sau: NH3, HCl, CuO, Al2O3, CH4, Ag2O Bài 5: Tính % theo khối lượng các nguyên tố có trong hợp chất: Al2O3, CuSO4, H3PO4, Mg(OH)2 Bài 6: Tìm số thích hợp để điền vào chỗ trống a) 10 m/s = …………………... km/h. b) …………………... km/h = 15 m/s. c) 45 km/h = ………………... m/s. d) 120 cm/s = ……………... m/s = …………... km/h. e) 120 km/h = ……………... m/s = ……………... cm/s. Bài 7: Một ô tô rời bến A lúc 6h đến bến B lúc 7h30min. Biết quãng đường từ bến A đến bến B là 90 km. Tính tốc độ của ô tô khi đi từ A đến B Bài 8: Đường sắt Hà Nội – Đà Nẵng dài khoảng 880 km. Nếu tốc độ trung bình của một tàu hỏa là 55 km/h thì thời gian tàu chạy từ Hà Nội đến Đà Nẵng là bao nhiêu ? Bài 9: Hình 10.5 là đồ thị quãng đường – thời gian của một người đi xe đạp và một người đi mô tô. Biết mô tô chuyển động nhanh hơn xe đạp. a) Đường biểu diễn nào ứng với chuyển động của xe đạp? b) Tính tốc độ của mỗi chuyển động. c) Sau bao lâu thì hai xe gặp nhau? Bài 10: Một chiếc ô tô được phát hiện bởi thiết bị bắn tốc độ, thời gian ô tô chạy từ vạch mốc 1 và vạch mốc 2 cách nhau 6m là 0,2s. a) Tính tốc độ của xe ô tô đang di chuyển. b) Nếu tốc độ giới hạn cho phép là 25m/s thì ô tô có vượt quá tốc độ không? c) Theo em, nếu xe ô tô chạy vượt quá tốc độ sẽ gây nguy hiểm như thế nào? HẾT ./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2