intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Uông Bí

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

12
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Uông Bí” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Uông Bí

  1. ĐỀ CƯƠNG MÔN VẬT LÝ 10-CK1-2022-2023 A. TRẮC NGHIỆM Câu 1.Cánh tay đòn của lực là A. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực. B. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực. C. khoảng cách từ vật đến giá của lực. D. khoảng cách từ trục quay đến vật. Câu 2: Ngẫu lực là hai lực song song, A. cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật. B. ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật. C. cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật khác nhau. D. ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật khác nhau. Câu 3: Công thức tính moment lực đối với một trục quay A. M=F.d B. M=F/d C. M=F2d D. M= 2F.d Câu 4: Một lực F nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay. Momen của lực F đối với trục quay là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực quanh trục ấy được đo bằng A. tích của lực tác dụng với cánh tay đòn. B. tích của tốc độ góc và lực tác dụng. C. thương của lực tác dụng với cánh tay đòn. D. thương của lực tác dụng với tốc độ góc. Câu 5: Trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh trục? A. Lực có giá song song với trục quay. B. Lực có giá cắt trục quay. C. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay. D. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay. Câu 6: Ngẫu lực tác dụng lên một vật làm cho vật A. quay chứ không tịnh tiến. B. quay và chuyển động tịnh tiến. C. chuyển động tròn đều. D. chuyển động thẳng đều. Câu 7: Đơn vị của moment lực là gì? A. N/m B. N.m2 C. N3.m D. N.m Câu 8: Quy tắc moment lực: A. chỉ dùng cho vật rắn có trục quay cố định. B. chỉ dùng cho vật rắn không có trục quay cố định. C. không dùng cho vật chuyển động quay. D. dùng được cho vật rắn có trục cố định và không cố định. Câu 9: Điều kiện cân bằng của một vật rắn có trục quay cố định là A. hợp lực tác dụng lên vật bằng 0. B. momen của trọng lực tác dụng lên vật bằng 0. C. tổng momen của các lực làm vật quay theo một chiều phải bằng tổng momen của các lực làm vật quay theo chiều ngược lại. D. giá của trọng lực tác dụng lên vật đi qua trục quay. Câu 10: Moment lực đối với một trục quay là A. đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực. B. đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm vật chuyển động tịnh tiến. C. cặp lực có tác dụng làm quay vật. D. đại lượng đùng để xác định độ lớn của lực tác dụng. Câu 11: Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5,0 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm. Moment của ngẫu lực là: A. 100 N.m. B. 2,0 N.m. C. 0,5 N.m. D. 1,0 N.m. Câu 12: Một lực có độ lớn 10N tác dụng lên một vật rắn quay quanh một trục cố định, biết khoảng cách từ giá của lực đến trục quay là 20cm. Mômen của lực tác dụng lên vật có giá trị là A. 200N. m B. 200N/m C. 2 N.m. D. 2N/m.
  2. Câu 13:Một thanh AB = 7,5 m có trọng lượng 200 N có trọng tâm G cách đầu A một đoạn 2 m. Thanh có thể quay xung quanh một trục đi qua O. Biết OA = 2,5 m. Để AB cân bằng phải tác dụng vào đầu B một lực F có độ lớn bằng A. 100 N. B. 25 N. C. 10 N. D. 20 N. Câu 14: Mômen lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 20 N và cánh tay đòn là 2 mét ? A. 10 N. B. 40 Nm. C. 11N. D.40N/m. Câu 15: Mômen lực của một lực đối với trục quay là 60N.m. Tìm độ lớn của lực tác dụng biết cánh tay đòn có chiều dài 3m? A. 20N. B. 30N. C. 25N. D. 0. Câu 16 . Đơn vị nào sau đây là đơn vị của công? A. N/m. B. kg.m2/s2. C. N/s. D. kg.m2/s. Câu 17. Trong các loại lực dưới đây, lực nào tác dụng lên vật thực hiện công âm khi vật chuyển động trên mặt đường nằm ngang A. lực ma sát. B. lực kéo vật. C. trọng lực. D. phản lực mặt đường. Câu 18: Lực F không đổi tác dụng vào vật theo hướng hợp với hướng chuyển động của vật một góc  , làm vật dịch chuyển một đoạn đường s. Công của lực là A. A  Fs cos  . B. A  Fs . C. A  F / s cos  . D. A  F / s . Câu 19. Chọn câu sai. Công của lực A. là đại lượng vô hướng. B. có giá trị đại số. C. được tính bằng biểu thức A  F .s.cos  . D. luôn luôn dương. Câu 20. Từ biểu thức của công A  Fs cos  . Trường hợp nào sau đây chính là công của lực cản?    A.   . B.   0 . C.   . D.   . 2 2 2 Câu 21: Một vật được kéo đều trên mặt nghiêng với một lực theo phương mặt nghiêng là 10N. Mặt nghiêng tạo với mặt ngang một góc 450. Khi vật di chuyển 3m trên mặt nghiêng thì lực đó thực hiện một công là A. 60J. B. 30J. C. 20 3 J. D. 30 3 J. Câu 22: Một vật được kéo đều trên sàn nằm ngang bằng một lực 20N hợp với phương ngang một góc 300. Khi vật di chuyển 2m trên sàn thì lực thực hiện một công là A. 20J. B. 40J. C. 20 3 J. D. 40 3 J. Câu 23: Một lực F = 50 N tạo với phương ngang một góc α=30 , kéo một vật và làm chuyển động thẳng đều o trên một mặt phẳng ngang. Công của lực kéo khi vật di chuyển được một đoạn đường bằng 6 m là A. 260 J. B. 150 J. C. 0 J. D. 300 J. Câu 24: Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp với phương ngang một góc 600. Lực tác dụng lên dây bằng 150N. Công của lực đó thực hiện được khi hòm trượt đi được 10 mét là: A. A = 1275 J. B. A = 750 J. C. A = 1500 J. D. A = 6000 J. Câu 25: Một người kéo một khối gỗ nặng trượt trên sàn nhà nằm ngang bằng một dây có phương hợp góc 300 so với phương nằm ngang. Lực tác dụng lên dây không đổi bằng 50 N. Công của lực đó khi khối gỗ trượt đi được 2 m là A. 82,9 J. B. 98,5 J. C. 107 J. D. 86,6 J. Câu 26. Đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian là A. công suất. B. hiệu suất. C. áp lực. D. năng lượng. Câu 27. Công suất được xác định bằng A. tích của công và thời gian thực hiện công. B. đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công nhanh hay chậm của người hay thiết bị sinh công. C. công thực hiện đươc trên một đơn vị chiều dài. D. giá trị công thực hiện được. Câu 28. Đơn vị của công suất là A. jun (J). B. niutơn (N). C. oát (W). D. kWh. Câu 29 Gọi A là công mà một lực đã sinh ra trong thời gian t để vật đi được quãng đường s. Công suất là
  3. A t A s A. P  . B. P . C. P . D. P  . t A s A Câu 30. Công suất của lực ⃗ làm vật di chuyển với vận tốc ⃗⃗ theo hướng của ⃗ là: 𝐹 𝑉 𝐹 A. P = F.vt B. P = F.v C. P = F.t D. P = F.v2 Câu 31. Một ô tô chạy trên đường nằm ngang với vận tốc v = 72 km/h. Công suất của động cơ là P = 60 kW. Lực phát động của động cơ là A. 3000 N. B. 2800 N. C. 3200 N. D. 2500 N. Câu 32. Một động cơ điện trong 1 phút thực hiện công 6000 J cho một chi tiết máy. Công suất của động cơ thực hiện cho chi tiết máy này là A. 1000 W. B. 100 W. C. 0,1 W. D. 10 W. Câu 33. Một động cơ điện cung cấp công suất 15 kW cho 1 cần cẩu nâng vật cần công là 300kJ. Thời gian để thực hiện công việc đó là A. 20 s. B. 5 s. C. 15 s. D. 10 s. Câu 34.Một bóng đèn sợi đốt có công suất 100W tiêu thụ năng lượng 1000J. Thời gian tắp sang bóng đèn là A.1 s. B.10 s. C. 100 s. D. 1000 s. Câu 35. Một ô tô chạy trên đường với vận tốc 72km/h với công suất của động cơ là 60kW. Lực phát động của động cơ là: A. 2500N B. 3000N C. 2800N D. 1550N Câu 36. Động năng của một vật khối lượng m, chuyển động với vận tốc v là 1 1 A. Wd  mv . B. Wd  mv 2 . C. Wd  2mv 2 . D. Wd  mv 2 . 2 2 Câu 37. Động năng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là năng lượng mà vật đó có được A. do nó đang chuyển động. B. do nó đang đứng yên. C. do nó có sẵn bên trong vật. D. do chuyển từ nhiệt năng sang. Câu 38. Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị động năng? A. J. B. w. C. N.m. D. kwh. Câu 39. Trong các câu sau đây câu nào là sai? Động năng của vật không đổi khi vật A. chuyển động thẳng đều. B. chuyển động với gia tốc không đổi. C. chuyển động tròn đều. D. chuyển động cong đều Câu 40. Chọn phát biểu đúng. Động năng của một vật A. là năng lượng mà vật có được khi nó đang chuyển động. B. là đại lượng có thể âm. C. là đại lượng véc tơ. D. có đơn vị là kg.m.s-1. Câu 41. Xét một vật chuyển động thẳng biến đổi đều theo phương nằm ngang. Đại lượng nào sau đây không đổi? A. Động năng. B. Động lượng. C. Thế năng. D. Vận tốc. Câu 42. Thế năng trọng trường là đại lượng: A. Vô hướng, có thể dương hoặc bằng không. B. Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không. C. Véc tơ cùng hướng với véc tơ trọng lực. D. Véc tơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không Câu 43. Dạng năng lượng tương tác giữa trái đất và vật là A. thế năng đàn hồi. B. động năng. C. cơ năng. D. thế năng trọng trường. Câu 44. Một vật có khối lượng m đặt ở độ cao z so với gốc thế thì thế năng trọng trường của vật có biểu thức? mg 2mg A. Wt  . B. Wt  mgz . C. Wt  . D. Wt  2mgz . z z Câu 45. Khi một vật chuyển động RTD từ trên xuống dưới thì: A. thế năng của vật giảm dần. B. động năng của vật giảm dần. C. thế năng của vật tăng dần. D. động lượng của vật giảm dần. Câu 46 : Một chất điểm có khối lượng 1 kg đang chuyển động với vận tốc 10 m/s. Động năng của chất điểm là
  4. A. 200 J. B. 20 J. C. 10 J. D. 50 J. Câu 47. Một chất điểm có khối lượng 1 kg đang chuyển động có động năng bằng 200 J. Tốc độ chất điêm là A. 25 m/s. B. 40 m/s. C. 10 m/s. D. 20 m/s. Câu 48. Một vật có khối lượng m = 4kg và động năng 18 J. Khi đó vận tốc của vật là A. 9 m/s. B. 3 m/s. C. 6 m/s. D. 12 m/s. Câu 49. Một vật được ném lên từ độ cao 3 m so với mặt đất với vận tốc đầu 4 m/s. Biết khối lượng của vật bằng 5 kg (Lấy g = 10m/s2). Chọn gốc thế tại vị trí ném. Thế năng của vật ở mặt đất là A. -100 J. B. 50 J. C. -150 J. D. 15 J. Câu 50. Một vật 2 kg ở đỉnh mặt phẳng nghiêng cao 10 m so với mặt phẳng ngang. Lấy g=10m/s2. Chọn gốc thế năng ở mặt đất. Thế năng của vật khi ở đỉnh là A. 200 J. B. 100 J. C. 50 J. D. 1000 J. Câu 51: Cơ năng là đại lượng: A. Vô hướng, luôn dương. B. Vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không. C. Véc tơ cùng hướng với véc tơ vận tốc. D. Véc tơ, có thể âm, dương hoặc bằng không. Câu 52: Đại lượng nào không đổi khi một vật được ném theo phương nằm ngang bỏ qua mọi ma sát? A. Thế năng. B. Động năng. C. Cơ năng. D. Động lượng. Câu 53: Hai đại lượng cùng đơn vị đó là A. Cơ năng, công. B. Động năng, động lượng. C. Công, động lượng. D. Công suất, thế năng. Câu 54: Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì cơ năng của vật được xác định theo công thức 1 1 A.𝑊 = 𝑚𝑔ℎ + 2 𝑚𝑣 B. .𝑊 = 𝑚𝑔ℎ + 2 𝑚𝑣 2 1 1 1 1 C. 𝑊 = 2 𝑚𝑔ℎ + 2 𝑚𝑣 2 . D. 𝑊 = 2 𝑚𝑔ℎ + 2 𝑚𝑣 Câu 55: Cơ năng của một vật là: A. Công của ngoại lực tác dụng lên vật. B. Thế năng tương tác giữa các phân tử bên trong vật. C. Tổng động năng và thế năng của vật. D. Công mà trọng lực thực hiện trong quá trình chuyển động. Câu 56: Một hòn bi khối lượng 20g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 4m/s từ độ cao 1,6m so với mặt đất. Cho g = 9,8m/s2. Chọn gốc thế ở độ cao 1,6 m so với mặt đất. Cơ năng vật là A. 0,16 J. B. 0,32 J. C. 0,24 J. D. 0,18 J. Câu 57: Một vật khối lượng 2 kg được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 5 m/s từ độ cao 10m so với mặt đất. Cho g = 9,8m/s2. Chọn gốc thế ở vị trí ném. Cơ năng vật là A. 25 J. B. 50 J. C. 100 J. D. 250 J. Câu 58: Một vật khối lượng 1 kg được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 10 m/s từ mặt đất. Cho g = 9,8m/s2. Chọn gốc thế ở vị trí ném. Cơ năng vật là A. 25 J. B. 50 J. C. 100 J. D. 250 J. Câu 59: Một vật khối lượng 4 kg được thả rơi tự do từ độ cao 40 m so mặt đất. Cho g = 10 m/s 2. Chọn gốc thế ở vị trí ném. Cơ năng vật là A. 1600 J. B. 0 J. C. 800 J. D. 3200 J. Câu 60: Một vật khối lượng 5 kg được thả rơi tự do từ độ cao 10 m so mặt đất. Cho g = 10 m/s 2. Chọn gốc thế ở vị trí cao 5m so với mặt đất. Cơ năng vật là A. 500 J. B. 250 J. C. 1000 J. D. 100 J. Câu 61: Hiệu suất càng cao thì A. tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng lớn. B. năng lượng tiêu thụ càng lớn. C. năng lượng hao phí càng ít. D. tỉ lệ năng lượng hao phí so với năng lượng toàn phần càng ít. Câu 62: Hiệu suất là tỉ số giữa A. năng lượng hao phí và năng lượng có ích B. năng lượng có ích và năng lượng hao phí. C. năng lượng hao phí và năng lượng toàn phần. D. năng lượng có ích và năng lượng toàn phần.
  5. Câu 63: Gọi P, P' là công suất toàn phần và công suất có ích của động cơ.. Công thức tính hiệu suất của động cơ 𝑃′ 𝑃 A. 𝐻 = 𝑃 . 100%. B. 𝐻 = 𝑃′ . 100%. 𝑃−𝑃′ 𝑃′ C. 𝐻 = 𝑃 . 100%. D. 𝐻 = 𝑃−𝑃′ . 100%. Câu 64: Phát biểu nào sau đây là sai? A. Công suất của máy được đo bằng thương số giữa công và thời gian thực hiện công đó. B. Hiệu suất của một máy có thể lớn hơn 1. C. Hiệu suất của một máy được đo bằng thương số giữa công có ích và công toàn phần. D. Máy có công suất lớn thì thời gian sinh công sẽ nhanh. Câu 65: Gọi A, A' là công toàn phần và công có ích của động cơ. Công thức tính hiệu suất của động cơ 𝐴′ 𝐴 A. 𝐻 = 𝐴 . 100%. B. 𝐻 = 𝐴′ . 100%. 𝐴−𝐴′ 𝐴′ C. 𝐻 = 𝐴 . 100%. D. 𝐻 = 𝐴−𝐴′ . 100%. Câu 66. Một động cơ điện cỡ nhỏ thực hiện một công 1,6 J để nâng vật nhỏ lên cao trong 4,0 s. Hiệu suất của động cơ là 20%. Công suất điện cấp cho động cơ bằng A. 0,080 W. B. 2,0 W. C. 0,80 W. D. 200 W. Câu 67. Một động cơ có công suất tiêu thụ bằng 5 kW kéo một vật có trọng lượng 12 kN lên cao 30 m theo phương thẳng đứng trong thời gian 90 s với vận tốc không đổi. Hiệu suất của động cơ bằng A. 100%. B. 80%. C. 60%. D. 40%. Câu 68. Một cái bánh mì bơ cung cấp năng lượng 415 Cal. Một người có khối lượng 60 kg ăn hết một chiếc bánh mì này rồi leo núi. Tính độ cao tối đa mà người này leo lên được. Biết hiệu suất chuyển hóa năng lượng thành cơ năng của người trung bình là 17 % và gia tốc trọng trường là g = 9,8 m/s2. A. h= 1,14 m B. h= 1,23 m C. 2,34 m. D. 2,14 m Câu 69. Mực nước bên trong đập ngắn nước của một nhà máy thủy điện có độ cao 20 m so với cửa xả với tốc độ 16 m/s. Tính tỉ lệ phần thế năng của nước đã được chuyển hóa thành động năng. Mực nước bên trong đập ngắn nước của một nhà máy thủy điện có độ cao 20 m so với cửa xả với tốc độ 16 m/s. Tính tỉ lệ phần thế năng của nước đã được chuyển hóa thành động năng. A. 63.5 % B. 45% C. 40% D. 34% Câu 70. Một quả bóng có khối lượng 200g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu là 15m/s. Nó đạt được độ cao 10m so với vị trí ném. Lấy g = 9,8m/s2, tính tỉ lệ cơ năng của vật đã bị biến đổi do lực cản của không khí. A. 11,1% B. 23% C. 45% D. 32% Câu 71. Chọn phát biểu đúng về mối quan hệ giữa vectơ động lượng p và vận tốc v của một chất điểm ? A. Cùng phương, ngược chiều. B. Cùng phương, cùng chiều. C. Vuông góc với nhau. D. Hợp với nhau một góc   0. Câu 72. Động lượng có đơn vị đo là A. N.m/s. B. kg.m/s. C. N.m. D. N/s. Câu 73. Chất điểm M chuyển động không vận tốc đầu dưới tác dụng của lực không đổi F. Động lượng của chất điểm ờ thời điểm t là F F A. p  F.m . B. p  F.t . C. p  . D. p  . m t Câu 74. Biểu thức của định luật II Newton có thể viết dưới dạng A. F.t  p . B. F.p  t .
  6. F.p  ma C. F.p  ma . D. t . Câu 75. Hai vật có khối lượng m1 và m2 chuyển động với vận tốc lần lượt là v1 và v 2 . Động lượng của hệ có giá trị A. m.v . B. m1.v1  m 2 .v 2 . C. 0. D. m1.v1  m 2 .v 2 . Câu 76. Trọng trận đấu giữa câu lạc bộ Manchester United với câu lạc bộ Manchester City trong khuôn khổ giải ngoại hạng Anh diễn ra vào năm 2011. Trong một tình huống, Nani từ bên cánh phải chuyền bóng (coi như) theo phương ngang, sau khi bóng từ chân Rooney, quả bóng đổi hướng theo phương vuông góc với phương ban đầu, nhưng với tốc độ không đổi. Ở thời điểm ngay trước và sau khi quả bóng chạm chân Rooney, đại lượng vật lý nào của quả bóng đã thay đổi? A. Động năng. B. Thế năng trọng trường. C. Động lượng. D. Cơ năng. Câu 77. Động lượng là một đại lượng A. vô hướng và luôn dương. B. vô hướng và luôn âm. C. vô hướng và có thể dương, âm hoặc bằng 0. D. véctơ. Câu 78. Hai vật có cùng khối lượng, chuyển động cùng tốc độ nhưng theo phương nằm ngang và một theo phương thẳng đứng. Hai vật sẽ có A.có cùng động năng và cùng động lượng. B. cùng động năng nhưng động lượng khác nhau. C. có cùng động lượng nhưng động năng khác nhau. D. cả động năng và động lượng đều không giống nhau. Câu 79. Trong hình ảnh ví dụ của sách giáo khoa bài 28, khi hai xe chạy cùng vận tốc, nhận định nào sau đây đúng A. Xe tải có động lượng lớn hơn xe con. B. Xe con có động lượng lớn hơn xe tải. C. Hai xe có động lượng như nhau. D. Câu 80. Chọn phát biểu đúng về động lượng? A. Động lượng là một dạng năng lượng có được do chuyển động. B. Động lượng là đại lượng đặc trưng cho tốc độ sinh công. C. Động lượng là đại lượng đặc trưng cho sự truyền chuyển động trong tương tác giữa các vật. D. Động lượng là một đại lượng vô hướng, luôn dương và có độ lớn tỉ lệ với khối lượng. Câu 81. Trong các quá trình chuyển động nào sau đây, quá trình nào mà động lượng của vật không thay đổi? A. Vật chuyển động chạm vào vách và phản xạ lại. B. Vật được ném ngang. C. Vật đang rơi tự do. D. Vật chuyển động thẳng đều. Câu 82. Khi một vật đang rơi (không chịu tác dụng của lực cản không khí) thì
  7. A. động lượng của vật không đổi. B. động lượng của vật chỉ thay đổi về độ lớn. C. động lượng của vật chỉ thay đổi về hướng. D. động lượng của vật thay đổi cả về hướng và độ lớn. Câu 83. Xét hệ kín gồm hai vật, trước va chạm chúng có động lượng p1 , p2 , sau khi va chạm vào nhau, động lượng của chúng là p1, , p2 . Biểu thức định luật bảo toàn động lượng trong trường hợp trên đây là , A. p1  p1,  p2  p2 , B. p1  p2  p1,  p2 , C. p1  p2  p1,  p2 , p p D. 1,  2 , p1 p2 Câu 84. Trong trường hợp nào sau đây, hệ có thể được xem là hệ kín? A. Hai viên bi chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang. B. Hai viên bi chuyển động trên mặt phẳng nghiêng. C. Hai viên bi rơi thẳng đứng trong không khí. D. Hai viên bi chuyển động không ma sát trên mặt phẳng nằm ngang. Câu 85. Cho hai vật va chạm trực diện với nhau, sau va chạm, hai vật dính liền thành một khối và chuyển động với cùng vận tốc. Động năng của hệ ngay trước và sau va chạm lần lượt là Wđ và W’đ. Biểu thức nào dưới đây là đúng ? A. Wđ = W’đ. B. Wđ < W’đ. C. Wđ > W’đ. D. Wđ = 2W’đ. Câu 86. Một hòn đá có khối lượng 10 kg, bay với vận tốc 36 km/h. Động lượng của hòn đá là A. p = 360 kgm/s. B. p = 360 N.s. C. p = 100 kg.m/s D. p = 100 J/s. Câu 87. Một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5 giây (Lấy g = 10 m/s 2). Động lượng của vật sau khoảng thời gian đó là A. 5,0 kg.m/s. B. 10 kg. m/s. C. 100 kg.m/s. D. 20 kg.m/s. Câu 88. Xe A có khối lượng 1000 kg, chuyển động với tốc độ 60 km/h; xe B có khối lượng 2000kg, chuyển động với tốc độ 30km/h. Động lượng A. xe A bằng xe B. B. hai xe có độ lớn bằng nhau. C. xe A lớn hơn xe B. D. xe B lớn hớn xe A. Câu 89. Người ta ném một quả bóng khối lượng 500 g cho nó chuyển động với vận tốc 20 m/s. Xung lượng của lực tác dụng lên quả bóng là A. 10 N.s B. 200 N.s. C. 100 N.s. D. 20 N.s. Câu 90. Hai vật có khối lượng m1 = 2m2, chuyển động với vận tốc có độ lớn v1 = 2v2. Động lượng của hai vật có quan hệ A. p1 = 2p2. B. p1 = 4p2. C. p2 = 4p1. D. p1 = p2. Câu 91. Một quả bóng khối lượng m đang bay ngang với vận tốc v thì đập vào bức tường và bật trở lại với cùng độ lớn vận tốc. Xung lượng của lực gây ra bởi tường lên quả bóng có giá trị bằng A. m.v. B. – m.v. C. 2mv. D. –2m.v. Câu 92. Hệ gồm hai vật 1 và 2 có khối lượng và tốc độ lần lượt là 1 kg, 3 m/s và 1,5 kg, 2 m/s. Biết hai vật chuyển động theo hướng ngược nhau. Tổng động lượng của hệ này là A. 6 kg.m/s. B. 0 kg.m/s. C. 3 kg.m/s. D. 4,5 kg.m/s. Câu 93. Trong trò chơi BIDA, trong một trường hợp, bi thứ nhất chuyển động với vận tốc 5m/s đến va chạm mềm với bi thứ 2 đang đứng yên. Sau va chạm các viên bi sẽ A. Cả hai chuyển động cùng hướng, với vận tốc 2,5 m/s. B. Cả hai chuyển động cùng hướng với vận tốc 5 m/s. C. Cả hai chuyển động cùng hướng với vận tốc 10 m/s. D. Hai viên bi sẽ chuyển động theo hai hướng ngược nhau với cùng vận tốc 2,5 m/s. Câu 94. Trong trò chơi BIDA, trong một trường hợp, bi thứ nhất chuyển động với vận tốc 5m/s đến va chạm đàn hồi với bi thứ 2 đang đứng yên. Chọn tình huống có thể xảy ra? Sau va chạm các viên bi sẽ A. Hai viên bi sẽ chuyển động theo hai hướng ngược nhau với cùng vận tốc 5 m/s. B. Viên bi thứ nhất đứng yên, viên bi thứ 2 chuyển động với vận tốc 5 m/s. C. Viên bi thứ nhất đứng yên, viên bi thứ 2 chuyển động với vận tốc 10 m/s. D. Hai viên bi sẽ chuyển động theo hai hướng ngược nhau với cùng vận tốc 10 m/s.
  8. Câu 95. Một hòn bi khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v đến va chạm mềm vào hòn bi thứ 2 khối lượng 3m đang nằm yên. Tốc độ hai viên bi sau va chạm là v v 3v v A. . B. . C. . D. . 3 4 5 2 Câu 96. Chỉ ra câu sai. Chuyển động tròn đều có các đặc điểm sau: A. Quỹ đạo là đường tròn. B. Vectơ vận tốc không đổi. C. Tốc độ góc không đổi. D. Tốc độ không đổi. Câu 97. Chuyển động tròn đều có A. vectơ vận tốc không đổi. B. tốc độ phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo. C. tốc độ góc phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo. D. chu kì tỉ lệ với thời gian chuyển động. Câu 98. Trong chuyển động tròn đều, tốc độ góc của vật A. luôn thay đổi theo thời gian. B. được đo bằng thương số giữa góc quay của bán kính nối vật chuyển động với tâm quay và thời gian để quay góc đó. C. có đơn vị là m/s. D. tỉ lệ với thời gian. Câu 99. Chọn câu sai Trong chuyển động tròn đều: A. Véc tơ vận tốc của chất điểm luôn vuông góc với bán kính. B. Véc tơ vận tốc của chất điểm luôn tiếp tuyến với đường tròn quỹ đạo. C. Độ lớn của véc tơ vận tốc của chất điểm luôn không đổi D. Véc tơ vận tốc của chất điểm luôn không đổi Câu 100. Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều? A. Chuyển động của pittông trong động cơ đốt trong. B. Chuyển động của một mắt xích xe đạp. C. Chuyển động của đầu kim phút. D. Chuyển động của con lắc đồng hồ. Câu 101. Liên hệ giữa tốc độ góc và tốc độ dài thông qua công thức: A. ω = vr . B. v = ωr . C. v = ω2r . D. v = ωr 2 . Câu 102. Đơn vị nào dưới đây là đơn vị của tốc độ góc trong chuyển động tròn đều? A. N (niutơn). B. N.m (niutơn nhân mét). C. J (jun). D. rad/s (rađian trên giây). Câu 103. Tốc độ góc  của chuyển động tròn đều được định nghĩa bởi biểu thức nào dưới đây?  A.   .t . B.   . C.     t . D.     t . t Câu 104. Công thức liên hệ giữa tần số f và chu kì T của chuyển động tròn đều là 1 1 2 2 A. f  . B. f  . C. f  . D. f  T . T2 T T Câu 105. Công thức liên hệ giữa tốc độ góc  , tần số f và chu kì T của chuyển động tròn đều là 1  1  1  A. f   . B. f   . C. f   2. . D. f  T  . T 2 T 2 2 T 2 Câu 106. Câu nào sau đây nói về gia tốc trong chuyển động tròn đều là sai? A. Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm quỹ đạo. v2 B. Độ lớn của gia tốc a  , với v là tốc độ, R là bán kính quỹ đạo. R C. Gia tốc đặc trưng cho sự biến thiên về độ lớn của vận tốc. D. Vectơ gia tốc luôn vuông góc với vectơ vận tốc ở mọi thời điểm. Câu 107. Một vật chuyển động tròn đều với quỹ đạo có bán kính r, tốc độ góc  . Biểu thức liên hệ giữa gia tốc hướng tâm a của vật với tốc độ góc  và bán kính r là a a A. a  r . B.   . C.   D. a   r 2 r r Câu 108. Công thức tính độ lớn gia tốc hướng tâm là
  9. v2 v2 v v A. a ht   r.2 . B. a ht   r. . C. a ht  2  r.2 . D. a ht   r. . r r r r2 Câu 109. Một vật khối lượng m đang chuyển động tròn đều trên một quỹ đạo bán kính r với tốc độ góc  . Lực hướng tâm tác dụng vào vật là mr A. Fht  m 2 r . B. Fht  C. Fht  r 2 D. Fht  m 2 .  Câu 110. Trong chuyển động tròn đều, lực hướng tâm A. vuông góc với vecto vận tốc. B. cùng phương, cùng chiều với vecto vận tốc. C. cùng phương, ngược chiều với vecto vận tốc. D. có hướng không đổi. Câu 111. Vành ngoài của một bánh xe ô tô có bán kính là 25cm . Tốc độ góc của một điểm trên vành ngoài của bánh xe khi ô tô đang chạy với tốc độ dài 36km/h là A. 40rad/s. B. 50rad/s. C. 60rad/s. D. 70rad/s. Câu 112. Một đĩa tròn quay đều mỗi vòng trong 0,8 s. Tốc độ góc của một điểm A nằm trên vành đĩa là A. 5 π rad/s. B. 5 rad/s. C. 2,5π rad/s. D. 2,5 rad/s. Câu 113. Một chất điểm chuyển động trên một đường tròn bán kính 5 cm. Tốc độ góc của nó không đổi bằng 4,7 rad/s. Tốc độ của chất điểm là A. 0,235 m/s . B. 0,235 cm/s . C. 0, 94 cm/s . D. 4, 7 cm/s Câu 114. Một đĩa tròn có bán kính 40cm, quay đều mỗi vòng trong 0,8s. Tốc độ dài của một điểm A nằm trên vành đĩa là A. 2π(m/s). B. 4π(m/s). C. 3π(m/s). D. π(m/s). Câu 115. Một vật chuyển động tròn đều với tần số 600 vòng/phút. Chu kì chuyển động của vật là A. 0,1 s. B. 0,01 s. C. 1 s. D. 10 s. Một vật chuyển động tròn đều với tần số 600 vòng/phút. Chu kì chuyển động của vật là A. 0,1 s. B. 0,01 s. C. 1 s. D. 10 s. Câu 116. Một chất điểm chuyển động tròn đều với bán kính 0,2 m. Tốc độ dài của chất điểm là 2 m/s. Gia tốc hướng tâm có độ lớn A. 20 m/s2. B. 0,1 m/s2. C. 16 m/s2. D. 36 m/s2. Câu 117. Một vật nhỏ khối lượng 150 g chuyển động tròn đều trên quỹ đạo bán kính 1,5 m với tốc độ 2 m/s. Độ lớn lực hướng tâm gây ra chuyển động tròn của vật là A. 0,13 N. B. 0,2 N. C. 1,0 N. D. 0,4 N. Câu 118. Một bánh xe đạp quay đều xung quanh trục với tốc độ góc 30 rad/s. Biết bán kính của bánh xe là 35 cm. Hãy tính gia tốc hướng tâm của một điểm trên vành bánh xe. A. aht = 315 m/s2. B. aht = 31,5 m/s2. C. aht = 3,15 m/s2. D. aht = 3150 m/s2. Câu 119. Một chất điểm chuyển động tròn đều với bán kính quỹ đạo 0,4 m. Chu kì quay là 0,2 s. Lấy π  10 . 2 Độ lớn gia tốc hướng tâm của chất điểm này là A. 4 m/s2. B. 400 m/s2. C. 24 m/s2. D. 16 m/s2. Câu 120. Một ô tô có bán kính vành ngoài bánh xe là 25 cm. Xe chạy với tốc độ 36 km/h. Tính gia tốc hướng tâm của một điểm trên vành ngoài bánh xe. A. aht = 400 m/s2. B. aht = 40 m/s2. 2 C. aht = 4 m/s . D. aht = 4000 m/s2. Câu 121: Mức độ biến dạng của thanh rắn phụ thuộc vào những yếu tố nào? A. Bản chất của thanh rắn. B. Độ lớn của ngoại lực tác dụng vào thanh. C. Tiết diện ngang của thanh. D. Cả ba yếu tố trên. Câu 122: Giới hạn đàn hồi là? A. Là giá trị của ngoại lực tác dụng vào vật rắn mà khi vượt qua giá trị ấy vật rắn bị biến dạng không thể tự lấy lại kích thước và hình dạng ban đầu. B. Là giới hạn trong đó vật rắn còn giữ được tính đàn hồi của nó. C. Là giới hạn mà khi vượt qua nó vật rắn không còn giữ được tính đàn hồi của vật nữa. D. Cả A, B và C. Câu 123: Vật nào dưới đây biến dạng kéo? A. Trụ cầu.
  10. B. Móng nhà. C. Dây cáp của cần cẩu đang chuyển hàng. D. Cột nhà. Câu 124: Vật nào dưới đây biến dạng nén? A. dây cáp của cầu treo. B. thanh nối các toa xe lửa đang chạy. C. chiếc xà beng đang đẩy một tảng đá to. D. trụ cầu. Câu 125: Chọn đáp án sai. Lực đàn hồi của lò xo A. xuất hiện khi lò xo biến dạng. B. chống lại nguyên nhân làm nó biến dạng. C. có xu hướng đưa nó về hình dạng và kích thước ban đầu. D. là lực gây biến dạng cho lò xo. Câu 126: Chọn đáp án đúng. Nội dung định luật Hooke? A. Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo. B. Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ nghịch với độ biến dạng của lò xo. C. Khi độ biến dạng của vật càng lớn thì lực đàn hồi cũng càng lớn, giá trị của lực đàn hồi là không có giới hạn. D. Khi độ biến dạng của vật càng lớn thì lực đàn hồi càng nhỏ, giá trị của lực đàn hồi là không có giới hạn. Câu 127: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi lò xo có chiều dài 24 cm thì lực đàn hồi của nó bằng 5 N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10 N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu? A. 22 cm. B. 28 cm. C. 40 cm. D. 48 cm. Câu 128: Phải treo một vật có khối lượng bằng bao nhiêu vào lò xo có độ cứng k = 100 N/m để lò xo dãn ra được 10 cm? Lấy g = 10 m/s2 . A. 1 kg. B. 10 kg. C. 100 kg. D. 1000 kg. Câu 129: Lò xo có chiều dài tự nhiên bằng 21 cm. Lò xo được giữ cố định tại một đầu, còn đầu kia chịu một lực kéo bằng 5,0 N. Khi ấy lò xo dài 25 cm. Hỏi độ cứng của lò xo bằng bao nhiêu ? A. 1,25 N/m. B. 20 N/m. C. 23,8 N/m. D. 125 N/m. Câu 130: Dùng một lò xo để treo một vật có khối lượng 300 g thì thấy lò xo giãn một đoạn 2 cm. Nếu treo thêm một vật có khối lượng 150 g thì độ giãn của lò xo là: A. 1 cm. B. 2 cm. C. 3 cm. D. 4 cm. Câu 131: Khối lượng riêng của một chất là A. khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó. B. một đại lượng để chỉ lượng chất chứa trong vật. C. đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. D. đại lượng không phụ thuộc vào nhiệt độ của chất ấy. Câu 132: Chọn đáp án đúng. Công thức tính khối lượng riêng của một chất? A. ρ=m/V. B. ρ=V/m C. ρ=m.V D. ρ=m.g.V Câu 133: Đơn vị của khối lượng riêng của một chất? A. kg/m3 B. g/cm3 C. m3 /g D. Cả A và B. Câu 134: Một cuốn sách nằm yên trên mặt bàn nằm ngang, chỉ ra cặp lực cân bằng trong trường hợp trên. A. Trọng lực và lực đẩy của mặt bàn lên cuốn sách. B. Trọng lực và áp lực của sách tác dụng vào bàn. C. Lực đẩy của mặt bàn và áp lực của cuốn sách tác dụng lên mặt bàn. D. Trọng lực, lực đẩy của mặt bàn lên cuốn sách và áp lực của cuốn sách xuống mặt bàn có hợp lực bằng 0 nên cuốn sách đứng yên. Câu 135: Chọn đáp án đúng nhất. Tác dụng của áp lực lên mặt bị ép càng lớn khi nào?
  11. A. khi cường độ áp lực càng lớn. B. khi diện tích mặt bị ép càng nhỏ. C. khi cường độ áp lực càng lớn và diện tích mặt bị ép càng nhỏ. D. khi cường độ áp lực càng nhỏ và diện tích mặt bị ép càng lớn Câu 136: Biểu thức tính áp suất? A. p=F /S B. p=F. S C. p=S/F D. p =m.g. Câu 137: Đơn vị của áp suất? A. Pa. B. N/m2. C. N.m2. D. Cả A và B. Câu 138: Công thức tính áp suất của khối chất lỏng tác dụng lên đáy bình? A. p=ρ.g.h. trong đó h là độ sâu của chất lỏng so với mặt thoáng. B. p=ρ.g.h. trong đó h là khoảng cách từ điểm khảo sát đến đáy bình. C. p=m.g. D. p=V.ρ.g Câu 139: Một thùng hình trụ cao 1,5 m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước tác dụng lên đáy bình? Biết khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. Lấy g = 10 m/s2. A. 150 Pa. B. 1500 Pa. C. 15000 Pa. D. 150000 Pa. Câu 140: Một thùng hình trụ cao 1,7 m đựng đầy nước. Tính áp suất của nước tác dụng lên điểm A cách đáy bình 80 cm? Biết khối lượng riêng của nước biển là 1030 kg/m3. Lấy g = 10 m/s2. A. 1700 Pa. B. 9270 Pa. C. 92700 Pa. D. 17000 Pa. B.TỰ LUẬN Câu 1: Một vật khối lượng 2kg được truyền một vận tốc ban đầu có độ lớn bằng 4m/s để trượt trên mặt phẳng nằm ngang. Sau khi trượt được 0,8m thì vật dừng lại. Tính công của lực ma sát đã thực hiện. Câu 2: Một xe otô khối lượng 5000 kg đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 20 m/s thì hãm phanh và chuyển động chậm dần đều, sau khi đi thêm được 80m thì dừng lại. Tính công của lực hãm phanh đã thực hiện. Câu 3: Một vật có khối lượng 5 kg dưới tác dụng của một lực kéo chuyển động không vận tốc đầu trên một đường thẳng theo phương ngang. Sau khi đi được quãng đường dài 2m vật đạt tốc độ 10 m/s. Bỏ qua ma sát. Tính công của các lực tác dụng lên vật? Câu 4: Một người và xe máy có khối lượng tổng cộng là 300 kg đang đi với vận tốc 36 km/h thì nhìn thấy một cái hố cách 12 m. Để không rơi xuống hố thì người đó phải dùng một lực hãm có độ lớn tối thiểu bằng bao nhiêu? Câu 5: Một vật m = 100kg trượt không vận tốc đầu từ đỉnh xuống chân mặt phẳng nghiêng dài 2m, chiều cao 0,4m. Vận tốc vật tại chân mặt phẳng nghiêng là 2m/s. Tính công của lực ma sát. Câu 6: Một hệ gồm hai vật có khối lượng m1= 5kg chuyển động với vận tốc v1 =5 m/s và m2 = 2 kg chuyển động với vận tốc 5 m/s. Biết 2 vật chuyển động theo hai hướng hợp với nhau 1 góc 600. 1. Tính độ lớn động lượng các vật và biểu diễn các véc tơ động lượng p1 , p2 2. Vẽ vec tơ và tính độ lớn động lượng của hệ Câu 7: Một hệ gồm hai vật có khối lượng m1= 2kg chuyển động với vận tốc v1 = 5 3 m/s và m2 = 2 kg chuyển động với vận tốc 5 m/s. Biết 2 vật chuyển động theo hai hướng hợp với nhau 1 góc 900. 1. Tính độ lớn động lượng các vật và biểu diễn các véc tơ động lượng p1 , p2 2. Vẽ vec tơ và tính độ lớn động lượng của hệ Câu 8: Một hệ gồm hai vật có khối lượng m1= 1k chuyển động với vận tốc v1 = 5 3 m/s và m2 = 2 kg chuyển động với vận tốc 5 m/s. Biết 2 vật chuyển động theo hai hướng hợp với nhau 1 góc 300. 1. Tính độ lớn động lượng các vật và biểu diễn các véc tơ động lượng p1 , p2 2. Vẽ vec tơ và tính độ lớn động lượng của hệ Câu 9: Một hệ gồm hai vật có khối lượng m1= 1k chuyển động với vận tốc v1 =5 m/s theo phương ngang và m2 = 2 kg chuyển động với vận tốc 2,5 m/s chuyển động theo hướng chếch lên trên 1 góc 1200. 1. Tính độ lớn động lượng các vật và biểu diễn các véc tơ động lượng p1 , p2 2. Vẽ vec tơ và tính độ lớn động lượng của hệ Câu 10: Một hệ gồm hai vật có khối lượng m1= 2000k g chuyển động với vận tốc v1 =15 m/s Đông –Tây và m2 = 2000 kg chuyển động với vận tốc 20 m/s chuyển động theo hướng Nam-Bắc
  12. 1. Tính độ lớn động lượng các vật và biểu diễn các véc tơ động lượng p1 , p2 2. Vẽ vec tơ và tính độ lớn động lượng của hệ Câu 11: Người ta thả vật 500 g cho rơi tự do, biết vận tốc lúc vật vừa chạm đất là 36 km/h. Chọn gốc thế năng tại mặt đất. Cơ năng của vật lúc chạm đất là bao nhiêu? Câu 12: Vật m = 2,5 kg được thả rơi tự do từ độ cao 45 m so với mặt đất, g = 10 m/s2 . Tính động năng lúc chạm đất. Câu 13: Một vật rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất . Lấy g = 10 m/s2. Ở độ cao nào so với mặt đất thì vật có thế năng bằng động năng ? Câu 14: Một vật có khối lượng 2 kg trượt không ma sát, không vận tốc đầu từ đỉnh một mặt phẳng AB dài 10 m và nghiêng 450 so với mặt phẳng ngang.Tính vận tốc và động năng của vật ở chân mặt phẳng nghiêng Câu 15: Một viên bi được thả không ma sát từ mặt phẳng nghiêng cao 20 cm. Tìm vận tốc của viên bi tại chân mặt phẳng nghiêng? Câu 16: Cho viên bi một có khối lượng 200g đang chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang vói vận tốc 5m/s tới va chạm vào viên bi thứ hai có khối lượng 400g đang đứng yên, biết rằng sau va chạm viên bi thứ hai chuyển động với vận tốc 3m/s, chuyển động của hai bi trên cùng một đường thẳng. Xác định độ lớn vận tốc và chiều chuyển động của viên bi một sau va chạm. (CÁc viên bi chuyển động trên cùng một đường thẳng) Câu 17: Cho hai viên bi chuyển động ngược chiều nhau trên cùng một đường thẳng quỹ đạo và va chạm vào nhau. Viên bi một có khối lượng 4kg đang chuyển động với vận tốc 4 m/s và viên bi hai có khối lượng 8kg đang chuyển động với vận tốc v2. Bỏ qua ma sát giữa các viên bi và mặt phẳng tiếp xúc. Giả sử sau va chạm, / viên bi 2 đứng yên còn viên bi 1 chuyển động ngược lại với vận tốc v1 = 3 m/s. Tính vận tốc viên bi 2 trước va chạm? Câu 18: Một toa xe khối lượng m1  3 tấn chuyển động thẳng đều với tốc độ v1  4m / s va chạm vào toa xe II đang đứng yên có khối lượng m2  5 tấn. Sau va chạm, toa II chuyển động với tốc độ v2  3m / s . Hỏi toa I ' chuyển động như thế nào ? Câu 19: Hai hòn bi có khối lượng lần lượt 1 kg và 2kg chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang ngược chiều nhau với các vận tốc 2 m/s và 2,5 m/s. Sau va chạm, hai xe dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc. Tìm độ lớn và chiều của vận tốc này, bỏ qua mọi lực cản. Câu 20: Một viên đạn pháo khối lượng m1 = 10 kg bay ngang với vận tốc v1 = 500 m/s dọc theo đường sắt và cắm vào toa xe chở cát có khối lượng m2 = 1 tấn, đang chuyển động cùng chiều với vận tốc v2 = 36 km/h. Tính vận tốc của toa xe ngay sau khi trúng đạn ****HẾT****
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2