intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Nguyên" là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn Vật lý. Để nắm chi tiết nội dung các câu hỏi mời các bạn cùng tham khảo đề cương được chia sẻ sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Vật lý lớp 7 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Nguyên

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ HK1 MÔN VẬT LÝ 7 NĂM HỌC 2021 - 2022 I. TRẮC NGHIỆM Câu 1. Một vật cao 1m đặt cách gương phẳng 1m cho ảnh: A. Cao 1m cách gương 2m B. Cao 2 m cách gương 1m C. Cao 1m cách gương 1m D. Cao 2m cách gương 2m Câu 2. Chiếu tia tới SI đến một gương phẳng, góc phản xạ có số đo 400. Số đo góc tới A. i = 200 B. i = 300 C. i = 400 D. i = 500 Câu 3. Vật phát ra âm trong các trường hợp nào dưới đây: A. Khi kéo căng vật B. Khi uốn cong vật C. Khi làm vật dao động D. Khi nén vật. Câu 4. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là: A. Ảnh ảo, hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật. B. Ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn và nhỏ hơn vật. C. Ảnh ảo, nhìn vào gương sẽ thấy và lớn bằng vật. D. Ảnh ảo, hứng được trên màn chắn và nhỏ hơn vật. Câu 5. Âm thoa là một thanh thép (có tính đàn hồi cao) được uốn thành hình chữ U. Dùng búa cao su gõ vào một nhánh của âm thoa, âm thoa phát ra âm. Trong trường hợp này, nguồn âm là: A. Âm thoa B. Búa cao su C. Không khí xung quanh âm thoa D. Không khí giữa hai nhánh của âm thoa.
  2. Câu 6. Trong pha đèn pin, người ta lắp một gương cầu lõm để phản xạ ánh sáng phát ra từ dây tóc bóng đèn. Chùm phản xạ là chùm gì để đèn có thể chiếu ánh sáng đi xa mà vẫn sáng rõ? A. Chùm phản xạ là chùm phân kì B. Chùm phản xạ là chùm hội tụ. C. Chùm phản xạ là chùm song song. D. Chùm phản xạ là đường thẳng Câu 7. Chuyển động như thế nào được gọi là dao động? A. Chuyển động theo một đường tròn. B. Chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng. C. Chuyển động của vật được ném lên cao. D. Cả ba dạng chuyển động trên. Câu 8. Khi dùng tay gảy nhẹ sợi dây đàn ghita, ta nghe được âm phát ra. Bộ phận dao động phát ra âm là: A. Không khí xung quanh dây đàn. B. Dây đàn C. Tay gảy dây đàn. D. Không khí bên trong đàn. Câu 9. Vật phát ra âm cao hơn khi: A. Vật dao động nhanh hơn. B. Vật dao động chậm hơn. C. Khi vật không dao động. D. Khi vật chuyển động chậm. Câu 10. Tai người có thể nghe âm có tần số: A. Nhỏ hơn 20Hz B. Lớn hơn 20000Hz C. Từ 20Hz đến 20000Hz. D. Nhỏ hơn 20Hz và lớn hơn 20000Hz. Câu 11. Vật A dao động phát ra âm có tần số 80Hz, vật B dao động phát ra âm có tần số 50Hz. Trong hai vật này, vật phát ra âm trầm hơn là: A. Vật A. B. Vật B. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. Câu 12. Chỉ ra kết luận đúng trong các kết luận sau: A. Âm phát ra càng bổng khi tần số dao động càng nhỏ. B. Âm phát ra càng bổng khi tần số dao động càng lớn.
  3. C. Âm phát ra càng trầm khi tần số dao động càng lớn. D. Âm phát ra càng trầm khi tần số dao động càng chậm. Câu 13. Khi em thổi vào miệng một lọ nhỏ: A. Miệng lọ sẽ dao động và phát ra âm B. Thân lọ sẽ dao động và phát ra âm C. Cột không khí trong lọ sẽ dao động và phát ra âm. D. Cột không khí bên ngoài lọ sẽ dao động và phát ra âm. Câu 14. Vật phát ra âm to hơn khi: A. Tần số dao động của nguồn âm càng lớn. B. Biên độ dao động của nguồn âm càng lớn. C. Vật dao động nhanh hơn. D. Vật dao động chậm hơn. Câu 15. Âm không thể truyền qua môi trường nào dưới đây: A. Chất rắn. B. Chất khí. C. Nước cất (nước nguyên chất). D. Chân không. Câu 16. Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt: A. Rèm nhung treo cửa. B. Miếng mút xốp. C. Gạch men ốp tường. D. Nệm giường. Câu 17. Vật nào dưới đây phản xạ âm kém: A. Gương phẳng. B. Gương cầu. C. Nệm ghế salon. D. Mặt bàn.
  4. Câu 18. Những vật nào sau đây hấp thụ âm tốt: A. Thép, gỗ, vải. B. Bê tông, sắt, bông. C. Đá, sắt, thép. D. Vải, nhung, dạ. Câu 19. Để tránh được hiện tượng có tiếng vang trong phòng, thì phòng phải có kích thước nào sau đây? A. Nhỏ hơn 11,5m. B. Lớn hơn 11,5m. C. Nhỏ hơn 11,35m. D. Lớn hơn 11,35m. Câu 20. Âm nào dưới đây gây ô nhiễm tiếng ồn? A. Tiếng sấm rền. B. Tiếng xình xịch của bánh tàu hỏa đang chạy. C. Tiếng sóng biển ầm ầm. D. Tiếng máy móc làm việc phát ra to, kéo dài. II. TỰ LUẬN Câu 21. Phát biểu nội dung định luật phản xạ ánh sáng. Câu 22. Nêu tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi. Câu 23. Nguồn âm là gì? Nêu đặc điểm chung của các nguồn âm. Câu 24. Tần số là gì? Đơn vị đo tần số.  Mối liên hệ giữa độ cao của âm với tần số. Câu 25. Mối liên hệ giữa độ to của âm với biên độ dao động. Câu 26.  Những môi trường có thể truyền được âm.  So sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường rắn, lỏng, khí. Câu 27.  Âm phản xạ là gì?  Thế nào là vật phản xạ âm tốt, vật phản xạ âm kém. Hãy lấy ví dụ về 2 vật phản xạ âm tốt, 2 vật phản xạ âm kém mà em biết. Câu 28. Giải thích tại sao gương cầu lồi thường được dùng làm kính chiếu hậu trên ô tô, xe máy.
  5. Câu 29. Hãy nêu bộ phận dao động phát ra âm khi dùng tay gãy nhẹ sợi dây đàn ghi ta, khi thổi sáo. Câu 30. Vật A dao động với tần số 70Hz, vật B dao động với tần số 80 Hz. Trong hai vật này, vật nào phát ra âm trầm hơn. Câu 31. Kinh nghiệm của những người câu cá cho biết, khi có người đi đến bờ sông, cá ở dưới sông lập tức “lẩn trốn ngay”. Hãy giải thích tại sao. GỢI Ý TRẢ LỜI II. TỰ LUẬN Câu 21. Định luật phản xạ ánh sáng: - Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới. - Góc phản xạ bằng góc tới. Câu 22. Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng: + Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật. + Khoảng cách từ một điểm của vật tới gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó tới gương. * Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi: - Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi không hứng được trên màn chắn và nhỏ hơn vật. Câu 23. Vật phát ra âm gọi là nguồn âm. + Khi phát ra âm, các vật đều dao động. Câu 24. Tần số là số dao động trong một giây. Đơn vị đo tần số là Héc (Hz).  Mối liên hệ giữa độ cao của âm với tần số: Dao động càng nhanh (chậm), tần số dao động càng lớn (nhỏ), âm phát ra càng bổng (trầm). Câu 25. Mối liên hệ giữa độ to của âm với biên độ dao động: dao động càng mạnh (yếu), biên độ dao động càng lớn (nhỏ), âm phát ra càng to (nhỏ). Câu 26.  Những môi trường có thể truyền được âm: chất rắn, chất lỏng, chất khí  So sánh vận tốc truyền âm trong các môi trường rắn, lỏng, khí: vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí. Câu 27.  Âm dội lại khi gặp một mặt chắn gọi là âm phản xạ.  Vật phản xạ âm tốt: những vật cứng, có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt.
  6. + VD: gạch men ốp tường, mặt gương, mặt bàn bằng gỗ,…  Vật phản xạ âm kém: những vật mềm, xốp, có bề mặt ghồ ghề thì phản xạ âm kém. + VD: nệm, vải, rèm nhung treo cửa,… Câu 28. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước, vì vậy giúp cho người lái xe quan sát được khoảng rộng hơn ở phía sau. Câu 29. + Khi gãy nhẹ dây đàn ghita: dây đàn dao động phát ra âm. + Khi thổi sáo: không khí trong ống sáo dao động phát ra âm. Câu 30. Vật A dao động với tần số 70Hz, vật B dao động với tần số 80 Hz. Trong hai vật này, vật A phát ra âm trầm hơn. Câu 31. Kinh nghiệm của những người câu cá cho biết, khi có người đi đến bờ sông, tiếng bước chân người truyền qua môi trường đất rồi xuống môi trường nước nên cá ở dưới sông nghe được lập tức “lẩn trốn ngay”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2