intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập Logistics cảng biển

Chia sẻ: Phạm Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:36

102
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo đề cương ôn tập Logistics cảng biển để nắm chi tiết nội dung 24 câu hỏi, nhằm củng cố ôn luyện kiến thức, hỗ trợ cho quá trình học tập và thi cử.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập Logistics cảng biển

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LOGISTICS CẢNG BIỂN Câu 1. Khái niệm cảng biển Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây   dựng kết cấu hạ  tầng và lắp đặt trang thiết bị  cho tàu biển ra, vào hoạt động để  xếp dỡ hàng hóa, đón trả khách và thực hiện các dịch vụ khác. Vùng đất cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho bãi, nhà  xưởng, trụ  sở, cơ  sở  dịch vụ, hệ  thống giao thông, thông tin liên lạc, điện nước,  các công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị phục vụ cảng. Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để  thiết lập vùng nước trước   cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón   trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng để  xây dựng luồng cảng biển và các công trình   phụ trợ khác. Ngoài ra còn một số định nghĩa khác về cảng như: cảng là nơi ra vào neo đậu  của tàu biển, là nơi phục vụ tàu và hàng hóa chuyên chở  trên tàu, là đầu mối giao   thông quan trọng trong hệ thống vận tải và logistics. Câu 2. Phân loại cảng biển ­ Theo chức năng cơ  bản của doanh nghiệp, cảng bao gồm các loại: thương  cảng, cảng hành khách, cảng công nghiệp,  cảng cá, cảng thể  thao, quân  cảng,... ­ Theo quan điểm khai thác: cảng tổng hợp và cảng chuyên dụng ­ Theo quan điểm tự nhiên: cảng tự nhiên và cảng nhân tạo ­ Theo tính chất kỹ thuật của việc xây dựng cảng: cảng đóng và cảng mở ­ Theo quy mô: cảng biển loại I là cảng biển đặc biệt quan trọng, có quy mô   lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế ­ xã hội của cả nước hoặc liên vùng;  Cảng biển loại II là cảng biển quan trọng, có quy mô vừa phục vụ cho việc  
  2. phát triển kinh tế ­ xã hội của vùng, điạ phương; Cảng biển III là cảng biển  có quy mô nhỏ phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp. Câu 3. Ý nghĩa kinh tế của cảng biển Xuất phát từ việc cảng biển là một mắt xích trong dây chuyền hệ thống vận   tải quốc gia và quốc tế  mà cảng có ý nghĩa kinh tế  rất quan trọng, thể  hiện trên   một số mặt sau: ­ Góp phần cải tiến cơ  cấu kinh tế của miền hậu phương, thúc đẩy sự  phát   triển công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hóa. ­ Có ý nghĩa trong việc phát triển đội tàu biển quốc gia. ­ Là một trong những nguồn lợi khá quan trọng thông qua việc xuất khẩu các  dịch vụ tại chỗ đem lại nguồn ngoại tệ cho quốc gia, cải thiện cán cân thanh  toán. ­ Cảng biển còn là nhân tố  tăng cường hoạt động của nhiều cơ  quan kinh  doanh và dịch vụ khác như cơ quan đại lý môi giới, cung  ứng, giám định, du  lịch và các dịch vụ khác. ­ Cảng biển có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng thành phố cảng, tạo  ra những trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ và du lịch, giải quyết  công ăn việc làm cho nhân dân thành phố cảng. Ý nghĩa kinh tế của cảng biển tùy thuộc vào vị  trí xây dựng cảng, vị trí quốc  gia có cảng cũng như  sự  phát triển mọi mặt về  kinh tế, văn hóa của quốc gia   đó. Câu 4. Vai trò của cảng biển Là nơi cung cấp một số  lượng lớn cơ  hội việc làm, cảng đã và sẽ  tiếp tục   đóng một vai trò rất quan trọng vào thu nhập hàng năm của nền kinh tế quốc gia,   góp phần phát triển kinh tế của bất cứ quốc gia nào có cảng. 
  3. Cảng còn là cửa ngõ kinh tế của quốc gia. Cơ sở hạ tầng cảng là chất xúc tác   chính cho sự phát triển một số ngành công nghiệp như ngành công nghiệp bao bì, xi  măng, các nhà máy đóng tàu, các trung tâm logistics phục vụ  tàu và hàng, ngoài ra  còn khu chế xuất với hàng trăm loại hình sản xuất khác nhau. Các  ảnh hưởng trực tiếp của cảng đến phát triển kinh tế  bao gồm: xúc tiến  cạnh tranh buôn bán thương mại với nước ngoài;  Ảnh hưởng đến mức giá trong   nước của hàng hóa nhập khẩu; Cung cấp cơ hội việc làm cho nhóm nhân công làm   việc trong cảng và nhóm nhân công làm việc có liên quan đến cảng; Đóng góp cho  thu nhập quốc dân; Đóng góp cho quá trình phát triển công nghệ  hàng hải và các   khu vực chuyên ngành về hàng hải; Phát triển các ngành công nghiệp có liên quan  đến cộng nghiệp hàng hải. Cảng cũng góp phần kích thích và duy trì phát triển, tăng trưởng các hoạt động   trong các lĩnh vự  khác của nền kinh tế  như  ngân hàng, bảo hiểm, sản xuất, cung  cấp các dịch vụ vận tải, đại lý, môi giới và logistics. Đối với từng lĩnh vực, cảng  biển có một vai trò rất quan trọng: ­ Đối với ngoại thương: cảng là nhân tố tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát  triển đội tàu buôn, từ  đó cho phép một quốc gia không bị  lệ  thuộc vào sự  kiểm soát của các quốc gia khác. Ngoài ra cảng còn đóng vai trò quan trọng   trong việc phát triển và giữ vững quan hệ thương mại với quốc gia khác. ­ Đối với công nghiệp: cảng là nơi diễn ra các hoạt động xuất nhập khẩu máy   móc thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp. ­ Đối với nông nghiệp: tác động của cảng mang tính hai chiều, ví dụ như xuất  khẩu lúa gạo, nông sản và nhập khẩu phân bón, máy móc thiết bị  phục vụ  cho sản xuất nông nghiệp. ­ Đối với nội thương: cảng phục vụ  xếp dỡ  hàng hóa cho các phương tiện  vận tải nội địa, vận tải ven biển và vận tải hàng quá cảnh, góp phần tăng 
  4. cường hiệu quả  hoạt động của nhiều cơ  quan kinh doanh và dịch vụ  khác,  thúc đẩy phát triển ngành công nghiêp logistics. ­ Đối với thành phố  cảng: cảng là tiền đề  cho thành phố  cảng trở  thành các   khu trung tâm công nghiệp lớn và tạo công ăn việc làm cho người dân trong  thành phố cảng. Câu 5. Chức năng kinh tế của cảng biển a. Chức năng vận tải  Chức năng vận tải của các cảng biển có lịch sử  lâu đời cùng với sự  xuất   hiện của hệ  thống cảng biển tức là từ  những ngày đầu tồn tại của chúng.  Chức năng này phản ánh thông qua khối lượng hàng hóa được cảng phục vụ  trong một thời gian nhất định (Tổng số tấn hàng hóa thông qua cảng, tổng số  tấn hàng hóa xếp dỡ của cảng). b. Chức năng thương mại Là chức năng gắn liền với sự  ra đời của các cảng, chức năng thương mại  ngày càng phát triển theo sự phát triển kinh tế  chung của quốc gia, của khu   vực và thế  giới. Chức năng thương mại của các cảng biển thể  hiện  ở  một  số  đặc điểm sau: cảng là nơi xúc tiến các hoạt động tìm hiểu, ký kết hợp   đồng xuất nhập khẩu; Là nơi thực hiện các hợp đồng XNK; Xuất khẩu các  dịch vụ về lao động, kỹ thuật, tài chính,... c. Chức năng công nghiệp Chức năng công nghiệp của các cảng biển cũng có lịch sử lâu đời bắt đầu từ  những xưởng thủ  công và các nhà máy công nghiệp, các cảng biển đã trở  thành những trung tâm thuận lợi cho việc định vị  doanh nghiệp công nghiệp  của nhiều ngành khác nhau, bởi vì sự  định vị  này cho phép việc tiết kiệm   đáng kể chi phí vận tải so với việc xây dựng chúng ở  miền hậu phương xa   của cảng. Việc xây dựng các xí nghiệp công nghiệp ở trong cảng, ở khu vực   gần cảng, hay  ở  hâu phương của cảng có thể  mang lại sự  tiết kiệm nhiều  
  5. mặt tùy thuộc vào hoạt động của doanh nghiệp là nhập khẩu nguyên liệu  hay xuất khẩu sản phẩm hay tạm nhập tái xuất. d. Chức năng xây dựng thành phố và địa phương Chức năng này có nguồn gốc từ các chức năng vận tải, thương mại và công  nghiệp, thể hiện ở việc cảng biển góp phần làm thay đổi cơ cấu kinh tế của  thành phố cảng, tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động  ở thành phố  cảng, đóng góp với ngân sách nhà nước và địa phương có cảng  thông qua các khoản thuế, thúc đẩy việc xây dựng thành phố cảng thành một   trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch đồng thời là một trung  tâm kinh tế quan trọng của quốc gia. Thực tế cảng biển thường thực hiện 2 chức năng chủ  yếu là phục vụ  hàng  hóa XNK và hàng hóa trung chuyển. Do vây, đã hình thành và phát triển chức   năng cung ứng các dịch vụ logistics. Một số cảng lớn trên thế giới như Hong   Kong, Singapore, Rotterdam là tổ  hợp của 3 chức năng cơ  bản: xuất nhập   khẩu, trung chuyển và logistics. Câu 6. Ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hóa đến phát triển cảng. Tài chính, thương mại, đầu tư và sản xuất kéo thế giới xích lại gàn nhau hơn.   Chính phủ  các quốc gia có sự  hợp tác chặt chẽ  nhằm tài ra các tổ  chức và cộng   đồng  thương  mại  tự  do.  Văn  hóa   tiêu   thụ   đã  tràn  qua  toàn  cầu  thông  qua  các  phương tiện truyền thông và sản phẩm của các công ty đa quốc gia. Đó chính là  toàn cầu hóa – một quá trình đang được phát triển ở tốc độ cao. Vận tải rẻ và hiệu  quả chính là một yếu tố tạo thành và được hình thành từ toàn cầu hóa, nhưng ảnh  hưởng của toàn cầu hóa lên phát triển cảng thì lớn hơn rất nhiều. Mô hình thương mại thế giới thay đổi do tiến trình toàn cầu hóa của sản xuất  và tiêu dùng. Các nhà máy sản xuất đã dịch chuyển về  phía châu Á – Viễn Đông,  nơi phân bố lực lượng lao động trẻ, thay vì đặt tại các địa điểm ở Châu Âu và Bắc   Mỹ như trước. Do chi phí vận tải thấp, hàng hóa sau khi sản xuất xong được vận  
  6. chuyển ngược lại các thị trường Miền Tây mang lại lợi nhuận cao. Chính tiến trình   này làm cho các trung tâm hàng hải quốc tế dịch chuyển sang khu vực châu Á dẫn   đến sự  nổi lên của hàng loạt khu cảng Châu Á như  là các cảng lớn nhất và hiệu   quả nhất thế giới. Thị trường toàn cầu hóa dẫn đến sự cạnh tranh trên toàn cầu. Giá cả của hàng  hóa có khuynh hướng giảm xuống do cạnh tranh quốc tế. Áp lực giảm giá cũng  ảnh hưởng lên cả ngành công nghiệp vận tải. Ở giữa TK 19, vận tải biển quốc tế  đã đối mặt với việc tăng giá vận chuyển thông qua phát triển các hệ thống vận tải  hóa thống nhất, điển hình là hệ  thống vận tải container. Thời gian tàu nằm trong   cảng do vậy đã giảm xuống từu nhiều ngày thậm chí nhiều tuần xuống còn vài   giờ. Bên cạnh đó còn giảm lực lượng nhân công trên bến cảng do các quy trình làm  hàng được tiêu chuẩn hóa. Nhân ra hiệu quả  kinh tế  có thể  đạt được do lợi thế  kinh tế nhờ quy mô, các tàu cỡ lớn cũng được đóng nhiều hơn với sự tham gia của   ít thuyền viên hơn. Việc tăng cỡ tàu dẫn đến nhu cầu về các cảng nước sâu cỡ lớn   và hiệu quả hơn. Hiệu quả khai thác cảng tăng do việc sử  dụng công nghệ  thông   tin và hệ thống máy tính trong quản lý cảng hiệu quả hơn. Vận tải nội địa đến cảng cũng trở nên thông suốt hơn do sự phát triển của hệ  thống đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa. Khu vực hâu phương của từng  cảng riêng lẻ được phát triển và trong một vài trường hợp sẽ chèn ép lên các cảng  liền kề khác, lúc này các cảng sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của nhau. Cảng là một mặt xích quan trọng của chuỗi cung  ứng toàn cầu. Sự  lựa chọn  cảng dựa trên chi phí dịch vụ của cảng đó. Lựa chọn cảng không chỉ là quyết định  riêng của chủ  tàu mà còn phải xem xét đến tổng chí phí của toàn bộ  chuỗi cung  ứng. Sự  phát triển của một cảng hay một bến cảng tạo  ảnh hưởng lên các cảng   khác và quá trình này có thể được sao chép và tăng cạnh tranh ngầm giữa các cảng. Câu 7. Tác động của vận tải quốc tế đến phát triển cảng 1. Container hóa
  7. Container bắt đầu được sử dụng trên toàn cầu từ những năm đầu của thập kỷ  60 và vận tải container vẫn đang tiếp tục phát triển trong hình thức kinh doanh tàu  chợ và ngày càng củng cố vai trò của mình trong vận tải quốc tế. Điều này đòi hỏi  phải   đầu   tư   hơn   nữa   vào   các   cảng   container   và   các   thiết   bị   xếp   dỡ.   Vận   tải   container là cơ  sở  tiền đề  cho việc phát triển hình thức vận tải đa phương thức.   Hơn nữa container thúc đẩy quá trình sử  dụng cảng nội địa (ICD). Điều này làm  giảm ùn tắc cảng và cải thiện khả năng của bãi chứa container. Tiến trình container hóa còn giúp cho việc quy chuẩn các hoạt động quản lý  thủ tuc giấy tờ trong cảng như: kiểm soát giấy tờ, hàng hóa qua cảng, chuẩn bị thủ  tục giấy tờ và công việc quản lý khác của cảng. Container hóa là bước đệm quan  trọng để tiến hành tự động hóa chứng từ và tự động hóa khai thác cảng. 2. Vận tải đa phương thức và liên phương thức Hình thức vận tải đa phương thức và liên phương thức được phát triển liên  quan cả đến vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy và cả  đường hàng không.  Container hàng hóa được vận chuyển theo chứng từ  được quy chuẩn hóa qua các  dạng vận tải khác nhau cho phép đưa ra chi phí vận chuyển chung. Luồng hàng  vận chuyển không bị ngăn trở khi qua cảng và dễ dàng hơn trong thủ tục, giấy tờ. 3. Cơ giới hóa và tự động hóa công tác xếp dỡ ở cảng Việc cơ giới hóa và tự động hóa rộng rãi để phù hợp với các tàu hiện đại làm  năng suất bốc xếp cao sẽ đặt cảng vào vị  trí cạnh tranh và kích thích thương mại  phát triển.  Những quốc gia có hệ thống cảng không hiện đại (khiến chi phí xếp dỡ tăng,   tăng thời gian quay vòng tàu dẫn đến tăng chi phí cảng) sẽ  gặp hạn chế  khi phát   triển buôn bán so với những quốc gia có cùng mặt hàng xuất khẩu nhưng có hệ  thống cảng hiện đại và hoạt động có hiệu quả. 4. Giảm luc lượng lao động trong cảng
  8. Nhờ việc tăng mức sử dụng kĩ thuật trong bốc xếp hàng hóa, dẫn tới quá trình  cơ giới hóa và tự đông hóa hoạt động giao nhận làm giảm lực lượng lao động trong   cảng. 5. Cảng có xu hướng dịch chuyển ra cửa sông để đảm bảo mớn nước của tàu Do trọng tải tàu có xu hướng ngày càng tăng, các cảng nằm sâu trong đất liền  càng trở nên bất lợi cho các tàu có ,trọng tải lớn ghé cảng. Chính vì vậy, muốn trở  thành cảng đầu mối của khu vực, các cảng có khuynh hướng dịch chuyển ra cửa   sông hoặc ven biển là nhưng nơi có độ  sâu luồng lạch tốt hơn, cũng gần với các  tuyến vận chuyển quốc tế hơn. 6. Số chủng loại tàu ngày càng phong phú Số  chủng loại tàu ngày càng tăng về  chức năng và kích thước.Ví dụ  như  với   tàu chở  hàng rời có thể  chia thành nhiều chủng loại với tên gọi khác nhau như:   Handy size, Handymax hay Capesize... Còn tàu chở dầu và khí hóa lỏng cũng được   phân thành nhiều loại có tên gọi như Coaster tanker, Aframax, Suezmax, VLCC hay   ULCC. Tàu container cũng ngày càng gia tăng về chủng loại và kích cỡ. 7. Hình thành các khu cảng tự do và khu vực buôn bán tự do Trong vòng 50 năm gần đây, các khu vực buôn bán tự do, được viết tắt là FTZ  đang ngày càng phát triển mạnh ở cả các quốc gia phát triển lẫn các quốc gia đang  phát triển. Năm 1970, nếu chỉ có một vài quốc gia chấp nhận mở các khu vực buôn  bán tự do thì đến năm 1997 đã có 850 khu buôn bán tự do hoạt động trên thế giới. Ngoài ra, do nhu cầu vận chuyển dầu giảm và những dạng năng lượng rẻ tiền  phát triển; Sự  phát triển của hệ  thống tàu và công nghệ  thông tin làm giảm số  lượng giấy tờ sử dụng trong buôn bán và phát triển vận chuyển Ro­Ro cung có sự  tác động đến quá trình phát triển cảng biển. Câu 8. Các thế hệ cảng biển 1. Thế hệ cảng thứ nhất
  9. Tính đến những năm 1960, cảng chỉ  được coi là khu vực trung chuyển hàng  hóa giữa đất liền và biển. Các đặc điểm của cảng trong thời kì này như sau: ­ Tách biệt khỏi các hoạt động vận tải và thương mại, chức năng của cảng  chủ yếu là chuyển hàng từ tàu lên bờ và ngược lại ­ Được xem như  một “vương quốc độc lập” với rất ít mối liên hệ  với chính  quyền địa phương ­ Các hoạt động trong cảng thường riêng lẻ, tách biệt ­ Thường là cảng hàng rời hoặc hàng bách hóa 2. Thế hệ cảng thứ hai Thế  hệ  cảng thứ  2 này được phát triển thành một trung tâm vận tải, công   nghiệp và dịch vụ thương mại với những đặc điểm sau: ­ Thực hiện và cung cấp những dịch vụ thương mại cho người sử dụng dịch   vụ  cảng kể  cả  những dịch vụ  không liên quan đến các hoạt động xếp dỡ  hàng ­ Các chính sách cảng và các chiến lược phát triển cảng được dựa trên các  khái niệm rộng hơn và các cách thức quản lý phức tạp hơn ­ Các trang thiết bị công nghệ được sắp đặt ngay trong khu vực cảng ­ Cảng có mối liên hệ  mật thiết với các đối tác vận tải và thương mại –  những người xây dựng các thiết bị trung chuyển hàng hóa ngay trong khu vực   cảng, tuy nhiên chỉ có người gửi hàng là người hưởng lợi ­ Cảng luôn xây dựng mối liên hệ mật thiết với chính quyền địa phương ­ Các hoạt động khác biệt trở nên thống nhất hơn trong tổ chức quản lý cảng. 3. Thế hệ cảng thứ ba Giai đoạn này bắt đầu từ  những năm 1980 đến cuối những năm 1990, khởi   nguồn từ quá trình container hóa và liên phương thức hóa kết hợp với các yêu cầu  phát triển của thương mại quốc tế.
  10. ­ Cảng được xem như  một khu trung chuyển (Hub) của mạng lưới sản xuất   và phân phối hàng hóa ­ Các hoạt động của cảng được chuyên biệt hóa, đa dạng và thống nht chứ  không chỉ dừng lại ở hoạt động truyền thống ­ Cơ sở  hạ tầng của các được thiết lập kế  hoạch với mức độ  xem xét tương  đương giữa hạ tầng kiến trúc và các thiết bị xử lý thông tin ­ Cảng tạo giá trị gia tăng cho các sản phẩm truyền thống ­ Cảng hoạt động với tiêu chí bảo vệ  môi trường; tiêu chí hướng tới khách   hàng; tiêu chí đơn giản hóa thủ tục hải quan và tiêu chí thống nhất hệ thống  quản lý. 4. Thế hệ cảng thứ tư Từ cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000 đến nay, thế hệ cảng thứ tư  được bàn đến với những đặc điểm cơ bản sau:  ­ Cảng được sáp nhập và hình thành cảng đa quốc gia;  ­ Các khu cảng được kết nối với nhau bởi các nhà khai thác cảng khu vực với  các nhà khai thác cảng quốc tế và các hãng tàu;  ­ Liên minh của các hãng tàu container trên thế  giới dẫn đến việc các tàu có  kích   thước   ngày   càng   lớn   và   sự   bùng   nổ   của   mạng   lưới   tàu   gom   hàng  (feeder) phục vụ các cảng trung chuyển (Hub port) cũng như năng suất phục  vụ cao hơn với mức giá phục vụ thấp hơn; ­ Quá trình phát triển của mạng lưới feeder và Hub cũng dẫn đến sự  ra đời   của tình trạng đa doanh nghiệp khai thác cảng ­ Công nghệ  thông tin liên lạc tiên tiến cho phép các nhà khai thac cảng tăng   năng suất làm hàng thông qua các kế hoạch làm hàng hiệu quả hơn và giảm  thời gian lưu hàng trong cảng
  11. ­ Một khu cảng có thể  được xem như  thuộc thế  hệ  thứ  tư nếu khu cảng này  có các trang thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế với hệ thống khai thác   và quản lý tiên tiến qua công nghệ thông tin điện tử. Câu 9. Các bộ phận của logistics cảng biển Có nhiều cách khác nhau khi phân chia hệ thống logisctics cảng, nhưng thông  thuờng đối  với một cảng biển hiện đại, hệ thống logistics cảng duợc chia thành 6   hệ thống thứ cấp:  • Hệ thống hỗ trợ hành trình của tàu,  • Hệ thống phục vụ tàu vào cảng,  • Hệ thống xếp dỡ,  • Hệ thống phục vụ hàng quá cảnh,  • Hệ thống lưu kho  • Hệ thống liên kết vận tải nội địa.  Sáu hệ thống thứ cấp này cùng với hệ thống thông tin của cảng có vai trò như  bảy nhóm hình thành nên quy trình logistics cảng. Mỗi hệ  thống lại liên kết chặt  chẽ  với các hệ  thống khác tùy thuộc vào luồng hàng hóa trong quy trình logistics  cảng. Nhiệm vụ  của hệ  thống hỗ  trợ  hành trình tàu là cung cấp luong thực thực   phẩm hoặc các dịch vụ  hỗ  trợ  cho tàu. Bên cạnh dó còn phải kể  dến hệ  thống   thông tin hỗ  trợ  hành trình của tàu nhu hệ  thống kiểm tra cân bằng xếp hàng trên   tàu truớc khi tàu rời cảng, kiểm tra cân bằng tàu, ….  Vai trò chủ  yếu của hệ  thống phục vụ  tàu vào cảng là bảo đảm an toàn và  thuận tiện cho tàu khi tàu cập cảng. Các công ty/tổ chức cảng vụ, dịch vụ liên quan   đến công tác phục vụ tàu vào cảng bao gồm dịch vụ thông quan, dịch vụ  hoa tiêu,  dịch vụ bảo đảm an toàn cho tàu vào luồng, đại lý tàu.
  12. Nhiệm vụ của hệ thống xếp dỡ là hỗ trợ hoạt dộng xếp hàng và dỡ hàng của   tàu tại cảng sao cho nhanh chóng và an toàn. Phần lớn các bên có liên quan trực tiếp   dến cảng nhận lệnh trực tiếp từ đơn vị  khai thác cảng. Ðôi khi đơn vị  thực hiện  công tác xếp dỡ hàng nhận lệnh từ nguời gửi hàng hoặc đại lý của người gửi hàng.  Ðội công nhân xếp dỡ lại nhận lệnh từ đơn vị thực hiện công tác xếp dỡ. Công việc của hệ thống phục vụ hàng quá cảnh là bảo đảm liên kết giữa bên  xếp dỡ và bên  kho bãi (hoặc bên vận tải nội địa). Nhiệm vụ  của hệ  thống luu kho bãi là hỗ  trợ  cho quá trình luu kho bãi .Với  mỗi loại hàng hóa khác nhau, cần có các quá trình phục vụ  khác nhau từ  các bên  chuyên môn nhu phục vụ  kho lưu hàng nguy hiểm, kho lưu hàng thực phẩm, khu  chứa bồn cho hàng lỏng và khu kho bãi đa chức năng (bao gồm cả bãi container). Vai trò của hệ thống liên kết vận tải bộ là hỗ trợ cho liên kết giữa hệ thống   kho bãi (hoặc hệ  thống phục vụ  hàng quá cảnh) với hệ  thống vận tải nội địa.  Dòng hàng dịch chuyển từ hệ thống phục vụ hàng quá cảnh hoặc hệ thống xếp dỡ  dến khu vận tải nội địa bao gồm: vận tải duờng sắt, vận tải ven biển, vận tải   duờng thủy nội địa, vận tải đường hàng không và chủ yếu là vận tải đường bộ. Câu 10. Phân loại hàng hóa tại cảng biển Các loại hàng hóa có thể được chia thành các nhóm hàng chính bao gồm: hàng   lỏng, hàng bách hóa, hàng rời, và hàng được đóng theo đơn vị  hàng bao gồm cả  container. a. Hàng lỏng Hàng lỏng được xác định là loại “hàng lỏng đồng nhất không thể bao gói, như  là dầu thô, dầu cọ  hoặc khí gas lỏng tự  nhiên”. Các đặc tính của hàng lỏng bao  gồm: độ đậm đặc, nhiệt độ hàng, độ nhớt của hàng. Độ đậm đặc và nhiệt độ của hàng lỏng sẽ quyết định dung tích khối hàng mà  tàu có thể chuyên chở. Độ đậm đặc của hàng được xác định bởi “tỷ lệ giữa trọng  
  13. lượng của một khối hàng tại nhiệt độ  thực tế với trọng lượng của cùng một khối  nước tại nhiệt độ đó”. Độ  nhớt của hàng mô tả  khả  năng chống lại sự  dịch chuyển của hàng. Hàng   có độ nhớt cao sẽ không dễ dàng dich chuyển như hàng có độ  nhớt thấp. Ngoài ra  các đặc tính khác của hàng lỏng cũng cần được xét bao gồm khả năng cháy nổ, độc   tính, áp suất hơi và khả năng ăn mòn. b. Hàng bách hóa Hàng bách hóa là thuật ngư dùng để mô tả các loại hàng không thể đóng theo  đơn vị hàng, thường được vận chuyển một cách truyền thống trên các con tàu chở  hàng bách hóa thông thường. Hàng bách hóa được xếp và dỡ  từng chiếc riêng lẻ.   Hàng bách hóa thường có khuynh hướng có kích cỡ  và trọng lượng phù hợp với  việc xếp dỡ  bằng nhân công. Thuật ngữ  hàng bách hóa bao gồm các hàng để  rời  hoặc đóng gói trong các thùng, hộp các­tông, bao, hộp, kiện hoặc thùng hình trống.  Hàng bách hóa có thể  được đóng thành các đơn vị  hàng, sử  dụng cao bản hoặc   container nhằm tăng tính hiệu quả  trong bận tải và chuyển hàng. Các loai hàng  nặng, hàng cồng kềnh và hàng có kích thước nhỏ cũng có thể được xếp vào nhóm   bách hóa. c. Hàng rời Hàng rời được định nghia là “loại hàng khô rời đồng nhất không thể  bao gói  như là lúa mì, quặng sắt hoặc than đá. Mỗi loại hàng rời đều có rất nhiều đặc tính   khác nhau mà các đặc tính này có thể   ảnh hưởng đến việc xếp, dỡ  và lưu kho  hàng. Các đặc tính của hàng rời bao gồm: hệ  thống chất xếp, độ  dốc của đống   hàng, độ  ẩm của hàng hóa. Các đặc tính khác của hàng rời có thể  ảnh hưởng đến  quá trình xếp và san hàng bao gồm: tính cháy nổ, tính ăn mòn, độ  linh hoạt của   hàng, độ dốc bụi, hoạt động sinh học của hàng, tính mài mòn,... d. Hàng đóng theo đơn vị hàng
  14. Hàng đóng theo đơn vị  hàng thường hàng bách hóa được gom lại vào dưới  dạng từng đơn vị hàng để vận chuyển và xếp dỡ hiệu quả hơn. Hiện nay, trên thế  giới tồn tại ba loại đóng hàng đơn vị  chủ  yếu là: đóng hàng trong container, đóng  hàng trên cao bản, đóng hàng bằng sì lắng. ­ Container:  theo ISO(tổ  chức tiêu chuẩn hóa quốc tế) thì container là một  dụng cụ vận tải có các đặc điểm: có hình dáng cố đinh, bền chắc, để  được   sử  dụng nhiều lần; Có cấu tạo đặc biệt để  thuận tiện cho việc chuyên chở  bằng một hoặc nhiều phương tiện vận tải, hàng hóa không phải xếp dỡ   ở  cảng dọc đường; Có thiết bị riêng để thuận tiện cho việc xếp dỡ và thay đổi  từ  công cụ  vận tải này sang công cụ  vận tải khác; Có cấu tạo đặc biệt để  thuận tiện cho việc xếp hàng vào và dỡ  hàng ra; Có dung tích không ít hơn   1m3. Container quốc tế có chiều dài 20ft hoặc 40ft. Chiều rộng của container tiêu  chuẩn là 8ft. Chiều cao của container tiêu chuẩn là 8ft và 8ft 6 inches. Hiện  nay trên thế  giới thường sử  dụng lại container cao với chiều cao là 9ft 6  inches. Container chở  hàng bách hóa tiêu chuẩn không thể  vận chuyển được tất cả  các loại hàng. Để chắc chắn rằng mỗi loại hàng đều được vận chuyện theo  cách thức hiệu quả  nhất thì nhiều loại container đã được chế  tạo và phát  triển dựa trên nền tảng container tiêu chuẩn. Những loại container này bao   gồm: cont mở  cạnh, cont mở  mái, cont chở  hàng rời, cont tấm phẳng, cont  bồn và cont lạnh. ­ Cao bản: Cao bản là một khung hình chữ  nhật hoặc vuông gồm có 1 đáy   hoặc 2 đáy được kết nối với nhau thông qua hệ thống khung cao bản, được  sử dụng để đặt hàng lên trên trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Chiều   cao đóng hàng trên cao bản phụ  thuộc vào thiết bị  làm hàng là loại xe nâng  trước hay loại xe nâng cao bản chuyên dụng.
  15. Cao bản được sản xuất theo kích thước phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia và  quốc   tế.   Các   loại   cao   bản   tiêu   chuẩn:   1000mm   x   1.200mm   (40”x48”),  1.100mm x 900mm (44”x35,5”), 1.100mm x 1.100mm (44”x44”) ­ Sì lắng: quá trình đóng hàng bằng sì lắng được định nghĩa là “một quá trình  theo đó dây sì lắng được sử  dụng để  cố  định hàng thành từng đơn vị  vận   chuyển ngay từ cảng khởi hành và cứ giữ nguyên như vậy cho đến khi hàng   được dỡ  tại cảng đích, với mục đích giảm thời gian xếp dỡ của hàng hóa”.  Có rất nhiều loại sì lắng khác nhau. Loại truyền thống là sử  dụng dây sợi  nhưng hiện này các loại vật liệu nhân tạo với tuổi thọ  từ  2­4 năm thường   được sử dụng. Các loại dây sì lắng thường sử dụng là dây thừng, sì lắng đôi,  sì lắng bao và sì lắng hình sao hay hình lá chuồn. Câu 11. Những nhân tố quyết định việc lựa chọn cảng Chủ  tàu, chủ  hàng và đặc biệt là thị  trường quyết định xu hướng phát triển   của buôn bán thế giới trong hiện tại, tương lai và quyết định việc hàng hóa có qua   cảng hay không. Vì vậy, các nhân tố  ảnh hưởng đến việc lựa chọn cảng của chủ  tàu và chủ hàng bao gồm: ­ Nhu cầu chung của thế giới về một loại hàng hóa nào đó. Ví dụ nhu cầu dầu  thô giảm và được thay thế  bởi các dạng năng lượng khác. Kết quả  là thừa  tấn trọng tải tàu dầu và các cảng biển không sử dụng hết khả năng. ­ Chất lượng dịch vụ của vận tải quốc tế nói chung: nếu cảng hoạt động với   hiệu suất thấp, đặc niệt là các nguyên nhân liên quan đến nhân lực, thời gian   tàu ở cảng, không có công nghệ bốc xếp hiện đai thì chắc chắn lượng hàng  hóa qua cảng sẽ giảm. ­ Sự  cạnh tranh giữa các cảng: bao gồm biểu phí, thời gian xếp dỡ, thời gian   giao hàng, thơi gian làm việc, thiết bị  bốc xếp,... bên cạnh đó các cảng se   đưa ra các chính sách hấp dẫn nhằm lôi kéo các hãng tàu ghé cảng mình.
  16. ­ Cấu trúc của biểu phí cảng: một số  cảng có mức phí mềm dẻo và đưa ra  mức giảm theo từng khối lượng hàng qua cảng. ­ Ảnh hưởng của tình hình chính trị  và điều tiết của Chính phủ đối với khách  hàng của cảng: sự điều tiết của Chính phủ có thể là quy định luồng vào của  một loại hàng nào đó hoặc bắt buộc chỉ  được qua một cảng nào đó. Do đó   người gửi hảng không có quyền lựa chọn cảng. Hoặc chính phủ  có thể  có   chính sách nhằm ưu tiên cho đội tàu quốc gia. ­ Chi phí vận chuyển chung: ví dụ 2 cảng có cước phí giống nhau nhưng lại ở  cách nhau 100km. Cảng A gần nơi hàng hóa của người gửi hàng hơn cảng B.   Như vậy cảng A có tính hấp dẫn hơn cảng B trừ khi cảng B giảm cước phí   để  đảm bảo chi phí vận chuyển chung ngang bằng hoặc thấp hơn so với   cảng A. ­ Điều kiện khí tượng thủy văn: sương mù, thủy triều  ảnh hưởng đến việc  tàu ra vào cảng, hoặc một số cảng bị đóng băng trong mùa đông. ­ Điểm bắt  đầu hoặc kết thúc của hàng hóa:  ảnh hưởng  đến chi phí vận   chuyển chung. ­ Bản chất và số lượng của hàng hóa: những hàng hóa đặc điểm thường phải   sử  dụng cảng chuyên dụng vì chúng yêu cầu thiết bị  bốc xếp và cầu tàu  chuyên dụng, số lượng hàng hóa lớn cũng yêu cầu các thiết bị đặc chủng để  có thể làm hàng nhanh hơn. ­ Dạng vận tải nội địa: có thể là đường bộ, đường sắt hoặc đường thủy. Nếu  hàng hóa về  cơ  bản được vận chuyển bằng đường sắt thì cảng nào có hệ  thống đường sắt sẽ có ưu thế. ­ Chi phí nhiên liệu và lệ phí cảng. ­ Các điều kiện khác của cảng phục vụ  người gửi hàng, chủ  tàu, đại lý, sửa  chữa, tàu đẩy hoặc kéo, hải quan,...
  17. ­ Các thỏa thuận giữa cảng với các doanh nghiệp đoàn tàu chợ, tàu chuyến,   chủ hàng. Cần phải nhấn mạnh rằng,  ảnh hưởng của các nhân tố  cơ  bản trên có thể  thay đổi tùy theo từng trường hợp cụ thể. Đặc biệt là chi phí vận tải chung, cơ sở  vật chất của cảng và hiệu quả chung của cảng. Câu 12. Khái niệm và phân loại hậu phương cảng a. Khái niệm: hậu phương cảng là một khu vực địa lý xác định gắn liền với  cảng bằng hệ  thống vận tải (đường sông, đường sắt, đường ô tô, đường  ống). Nó là nơi trung chuyển hàng hóa đưa đến hoặc lấy đi khỏi cảng   trong một thời gian nhất định. Năng lực miền hậu phương quyết định việc  thiết lập cảng và khả năng thông qua của cảng đó. b. Phân loại hậu phương cảng Theo mục đích phục vụ, hậu phương của cảng có thể  được phân loại  theo cách sau: ­ Hậu phương trực tiếp: là địa phận riêng của cảng và thành phố cảng ­ Hậu phương sơ  khởi: bao gồm địa phận mà riêng của cảng và thành phố  cảng chiếm vai trò hàng đầu trong kinh tế. ­ Hậu phương kế  tiếp hoặc cạnh tranh: là địa phận mà  ở  đó dưới 70% hàng   hóa liên quan tới cảng. ­ Hậu phương tài chính: là địa phận có ảnh hưởng tới việc trả tiền của cảng  cho việc hình thành những bảng giá cước vận chuyển đường bộ. ­ Hậu phương hàng hóa: giúp xác định khả  năng thông qua, khả  năng xếp dỡ  hàng hóa đối với từng loại hàng riêng biệt hoặc từng nhóm hàng. Ngoài ra còn có các hậu phương  ẩn về mặt không gian và hậu phương  ẩn về  mặt chức năng. Theo khu vực phục vụ, hậu phương của cảng được chia làm 2 khu vực:
  18. ­ Hậu phương tuyến 1: là địa phận riêng của cảng và thành phố  cảng. Giới  hạn của miền này có bán kính không vượt quá 50km khi sử dụng vận tải ô tô  và 100km khi sử dụng vận tải đường sắt. ­ Hậu phương tuyến 2: là khu vực nằm ngoài hậu phương tuyến 1. Câu 13. Khái niệm và phân loại thị trường dịch vụ cảng Thị trường dịch vụ cảng là tập hợp các mối quan hệ giữa người cung cấp dịch   vụ của cảng (bên cung) và người yêu cầu dịch vụ (bên cầu). Thị trường của cảng   được hình thành bởi các nhân tố: ­ Khu vực địa lý được tổ  chức và cấu trúc phù hợp với ngành vận tải đường  biển. Khu vực này hình thành trên cơ  sở  lưu trữ  một khối lượng hàng hóa   nhất định cũng như công việc tổ chức vận chuyển, xếp dỡ, bảo quản lượng   hàng hóa thông qua cảng. ­ Nhiệm vụ vận tải của đội phương tiện vận chuyển. Thị trường của cảng biểu hiện dưới hai hình thức: ­ Thị trường hấp dẫn (miền hậu phương) gắn bó với cảng bằng các mối quan   hệ kinh tế truyền thống hình thành nên các tuyến vận tải nối liền cảng với  hậu phương của nó. ­ Thị trường tự do (miền tiền phương) như một địa phương tách biệt về  mặt   địa lý, nó được ngăn cách với cảng bằng vùng biển và được nối liền với   cảng bằng các phương tiện vận tải vượt đại dương. Thị trường dịch vụ của cảng chia làm hai nhóm: thị  trường nội của cảng bao   gồm địa phận cảng và các mối quan hệ  kinh tế  giữa các doanh nghiệp thực   hiện dịch vụ cảng và các khách hàng; Thị trường ngoại bao gồm hậu phương   và tiền phương của các cảng biển. Câu 14. Các nhà cung cấp dịch vụ cảng a. Nhà khai thác cảng
  19. (1) Chính quyền cảng – bên chịu trách nhiệm khai thác phục vụ các khách hàng  thường xuyên của cảng (mở cửa dịch vụ đối với bất kỳ tàu nào có nhu cầu   ghé cảng). (2)  Nhà khai thác bãi tư nhân có hợp đồng với chính quyền cảng hoặc cảng sở  hữu đất (Landlord Port) để khai thác bãi cảng hoặc bãi của chính mình. (3)  Các hãng tàu có hoạt động như nhà khai thác cảng hoặc khai thác bãi do có   khu vực khai thác của riêng mình hoặc theo hợp đồng với chính quyền   cảng hoặc cảng sở  hữu đất để  cung cấp các dịch vụ  cảng cho mọi đối  tượng có nhu cầu sử dụng dịch vụ. (4)  Các hãng tàu có hoạt động như nhà khai thác cảng hoặc khai thác bãi do có   khu vực khai thác của riêng mình hoặc theo hợp đồng với chính quyền   cảng hoặc cảng sở hữu đất để  cung cấp các dịch vụ  cảng cho riêng mình  hoặc các khách hàng của riêng hãng. Nhiệm vụ  của nhà khai thác cảng là kiểm soát luồng hàng ra vào cảng, hoạt  động khai thác bãi, mức sử dụng cầu bến cũng như các thiết bị làm hàng. b. Các nhà cung cấp dịch vụ khác Các nhà cung cấp dịch vụ  khác có thể  cung cáo dịch vụ  cho hãng tàu, người   gửi hàng là các doanh nghiệp xếp dỡ, đại lý tàu, công ty hoa tiêu, môi giới hải   quan,.. Doanh nghiệp xếp dỡ  có chức năng xếp dỡ  hàng hóa lên xuống tàu và san   bằng, đánh tẩy hàng trong hầm tàu. Đại lý tàu là công ty đại diện cho chủ tàu chăm sóc lợi ích của tàu cũng như  thuyền trưởng và thuyền viên của tàu đó trong thời gian ghé cảng, có nghĩa là công  tý này sẽ thực hiện tất cả các dàn xếp cần thiết đối với cảng và doanh nghiệp xếp  dỡ để phục vụ tàu. Công ty hoa tiêu cung cấp hoa tiêu dẫn tàu vào/ra cảng khi tàu bắt đầu vào/ra   khỏi luồng vào cảng hoặc quay trở lại trong khu nước của cảng. 
  20. Lai dắt là dịch vụ  được cung cấp bởi công ty lai dắt, sử  dụng tàu lai để  kéo   đẩy tàu vào cảng nhằm hỗ trợ tàu cập/rời cầu. Kiểm định tàu cũng có thể được thực hiện  khi tàu trong cảng nhằm bảo đảm  rằng tàu đang trong trạng thái bảo dưỡng tốt nhất và đạt các tiêu chuẩn về  duy tu   bảo dưỡng nhằm mục đích để tàu đủ điều kiện bảo hiểm. Môi giới hải quan là một công ty đại diện cho người nhận hàng làm thủ  tục  hải quan cho hàng qua cảng đối với hàng nhập khẩu. Nhà môi giới hải quan đảm   bảo rằng mọi chi phí hải quan đã được trả và cho phép hàng hóa rời cảng. Công ty giao nhân là công ty đại diện cho người gửi hàng dàn xếp việc vận   tải hàng hóa. Việc dàn xếp bao gồm việc lưu khoang trên phương tiện vận tải  biển hoặc vận tải bộ, vận tải đường sắt cũng như các chứng từ cần thiết. Công ty cung  ứng dịch vụ logistics bên thứ  ba (3PL) cung  ứng các hoạt động   logistics tích hợp. Ở một số quốc gia, chính phủ cũng đóng vai trò là nhà cung cấp dịch vụ cảng. Câu 15. Thiết bị xếp dỡ trên cầu tàu a. Cần trục giàn Là   loại   thiết   bị   cầu   tàu   chuyên   dùng   để   xếp   dỡ   hàng   container   tại   cảng   container. Cần trục giàn cho năng suất xếp dỡ  cao, làm hàng an toàn, không gây  ảnh hưởng đến khu vực xếp dỡ lân cận. Tuy nhiên do tự  trọng của loại cần trục   này rất lớn nên cầu tàu phải có sức chịu đựng lớn. b. Cần trục chân đế Xếp dỡ được nhiều loại hàng khác nhau nhưng năng suất thấp. Sử dụng hiệu   quả tại các cảng nhỏ có nhiều loại hàng đến cảng. Nhờ dễ thay đổi công cụ mang   hàng mà cần trục chân đế  có thể  được sử  dụng để  xếp dỡ  được hầu hết tất cả  loại hàng như hàng bách hóa, bao kiện, thùng, hàng rời, hàng quá khổ  và thậm chí   cả hàng container.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2