![](images/graphics/blank.gif)
Đề cương ôn tập môn Giải phẫu
lượt xem 3
download
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/images/down16x21.png)
Sau đây là “Đề cương ôn tập môn Giải phẫu” được TaiLieu.VN sưu tầm và gửi đến các em sinh viên nhằm giúp các em có thêm tư liệu ôn thi và rèn luyện kỹ năng giải đề thi để chuẩn bị bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập môn Giải phẫu
- Tài liệu tham khảo Môn: SL-GP hsvu86@gmail.com 0948315926 ĐỀ CƯƠNG GIẢI PHẪU Câu 1. Trình bày phân đoạn cột sống và thành phần một đốt sống? Áp dụng lâm sàng? 1.1 Phân đoạn: 5 Đoạn - Đoạn cổ có 7 đốt, ký hiệu C1 đến C7. Thân dẹt, mỏm gai tách đôi (trừ C7 mỏm gai không tách đôi mà dài hẳn ra, có thể sờ được dưới da khi cúi đầu xuống). Có các lỗ ngang - Đoạn Lưng có 12 đốt khớp với 12 đôi xương sườn, ký hiệu T1 đến T12, Thân dày hơn đoạn cổ, Mỏm gai dài và chúc xuống dưới, mỏm ngang có diện khớp với các đôi xương sườn - Đoạn Thắt lưng có 5 đốt ký hiệu L1 đến L5, thân đốt sống dày nhất, Mỏm gai rộng, dày, thô có hình chữ nhật, mỏm ngang hẹp và dài - Đoạn cùng có 5 đốt dính liền nhau, hai bên khớp với xương cánh chậu, ký hiệu S1 đến S5. - Đoạn cụt có 3 đến 4 đốt đây là di tích của đuôi. 1
- Tài liệu tham khảo Môn: SL-GP hsvu86@gmail.com 0948315926 1.2 Thành phần một đốt sống Bao gồm: Mỏm gai, mỏm ngang, thân đốt sống, lỗ đốt sống, cung đốt sống, 1.3 Áp dụng lâm sàng. - Chấn thương: Tổn thương cột sống có thể dẫn đến tổn thương tủy sống và các dây thần kinh sống, gây liệt vùng cơ thể tương ứng với tổn thương. - Bệnh lý: Thoái hóa cột sống, hẹp ống sống, khối u cột sống, thoát vị đĩa đệm, xẹp đốt sống.. - Bẩm sinh: Gù vẹo cột sống, gai đôi cột sống.. Câu 2. Trình bày đặc điểm hình thể ngoài của xương chi trên? Áp dụng lâm sàng? 2.1 Ở người, Mỗi chi trên có 32 xương, bao gồm: • Các xương vùng vai: Có hai xương là xương đòn và xương vai (bao gồm: Gai vai, mỏm cùng vai, hố trên gai, hố dưới gai, hố dưới vai, ổ chảo, mỏm quạ). • Xương ở cánh tay: là một xương dài, gồm 1 thân và 2 đầu, mặt sau thân xương có rãnh xoắn. - Đầu trên gồm chỏm xương, cổ giải phẫu, cổ phẫu thuật, củ lớn, củ bé, rãnh gian củ. - Đầu dưới gồm. Lồi cầu ( chỏm con và ròng rọc), mỏm trên lồi cầu trong, mỏm trên lồi cầu ngoài, hố vẹt, hố quay, hố khuỷu. 2
- Tài liệu tham khảo Môn: SL-GP hsvu86@gmail.com 0948315926 - Xương Trụ và Xương quay có bờ gian cốt nối với nhau. • Các xương ở cẳng tay: Có hai xương là xương trụ và xương quay. Khi cẳng tay ở tư thế ngửa, hai xương này nằm song song, xương trụ ở phía trong và xương quay ở phía ngoài. - Xương quay: Là một xương dài gồm có 1 thân và hai đầu + Đầu trên: chỏm xương quay, cổ xương quay và lồi củ quay + Đầu dưới: lớn hơn đầu trên, có mỏm châm quay - Xương trụ: Là xương dài có một thân và hai đầu + Đầu trên gồm: Mỏm khuỷu, mỏm vẹt, khuyết ròng rọc, khuyết quay + Đầu dưới gồm: Chỏm xương trụ, phía trong có mỏm châm trụ. • Các xương ở cổ tay: Có 8 xương, xếp thành hai hàng ngang. Mỗi hàng có 4 xương. (thuyền, nguyệt, thác, động, thang, thê, cả, móc) • Các xương bàn tay: Có 5 xương đốt bàn tay và 14 xương đốt ngón tay. Ngón cái có 2 đốt, trong khi các ngón còn lại có 3 đốt. • Các khớp động chính của chi trên: Khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay. 2.2 Áp dụng lâm sàng. + Chấn thương: thường gặp gãy xương cánh tay, cẳng tay, trật khớp vai, khớp khủy. + Bệnh lý: Thừa ngón, sai khớp, tay khoèo, … 3
- Tài liệu tham khảo Môn: SL-GP hsvu86@gmail.com 0948315926 Câu 3. Trình bày đặc điểm hình thể ngoài của xương chị dưới? Áp dụng lâm sàng? 3.1 Mỗi chi dưới có có 31 xương, bao gồm: • Xương chậu: gồm ba xương hợp lại: - Xương cánh chậu: Mào chậu, hố chậu, gai chậu trước trên, gai chậu trước dưới, gai chậu sau trên, gai chậu sau dưới, diện nhĩ. - Xương mu: Diện khớp mu, ngành ngồi mu. - Xương ngồi: Ụ ngồi, gai ngồi, khuyết hông lớn, khuyết hông bé. - Cấu trúc chung: Ở cối, lỗ bịt. * Xương đùi: là một xương dài gồm có thân và hai đầu - Thân xương: Bờ sau lồi và sắc gọi là đường ráp. - Đầu trên gồm: Chỏm xương đùi, cổ xương đùi, mẩu chuyển lớn và mấu chuyển bé, mào gian mấu. - Đầu dưới gồm: Lồi cầu trong và lồi cầu ngoài, hố liên lồi cầu, diện khớp với xương bánh chè 4
- Tài liệu tham khảo Môn: SL-GP hsvu86@gmail.com 0948315926 * Xương cẳng chân - Xương chày: là một xương dài có một thân và hai đầu. + Thân xương: Bờ trước sắc, sát da. + Đầu trên gồm có: Lồi cầu trong, lồi cầu ngoài, mâm chày, gai chày, diện khớp với đầu trên xương mác, lồi củ chày. + Đầu dưới gồm có: Mắt cá trong, diện khớp với đầu dưới xương mác và xương sên. -Xương mác: là xương dài, mành nằm ngoài xương chày, gồm một thân và 2 đầu. - Đầu trên (chỏm mác) - Đầu dưới có mắt cá ngoài. - Đầu dưới xương mác và đầu dưới xương chày tạo nên gọng chày mác 5
- Tài liệu tham khảo Môn: SL-GP hsvu86@gmail.com 0948315926 Các xương bàn chân - Các xương cổ chân: + Gồm 7 xương sắp xếp thành hai hàng: + Hàng sau: Có hai xương là xương sên và xương gót. + Hàng trước: Có 5 xương là xương ghe, xương hộp và ba xương chêm. - Xương đốt bàn chân: Có 5 xương đốt bàn I, II, III, IV, V kể từ trong ra ngoài. - Xương đốt ngón chân: Mỗi ngón chân có ba xương: xương đốt ngón gần, đốt ngón giữa và đốt ngón xa. Ngoại trừ ngón I chỉ có hai xương là xương đốt ngón gần và đốt ngón xa. Xương bánh chè: Là loại xương vừng lớn nhất nằm trước khớp gối. Các khớp động chính của chi dưới: Khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân 3.2 Áp dụng lâm sàng Chấn thương: + Thường gặp gãy xương chậu, xương đùi, xương cẳng chân. + Trật khớp gối, khớp háng (ít gặp) - Bệnh lý: Viêm xương, viêm khớp; u xương sụn lành tính hay ác tính; thoái hóa xương khớp; gãy xương bệnh lý. - Bẩm sinh: + Thừa ngón, sai khớp, chân khoèo... + Phụ nữ có khung chậu hẹp bẩm sinh gây đẻ khó, phải mổ lấy thai. Câu 4. Kể tên và nêu chức năng của các cơ vùng vai, vùng cánh tay? Các cơ thường được áp dụng để tiêm bắp chi trên? 4.1. Cơ vùng vai: 6 cơ - Gồm có cơ delta, cơ trên gai, cơ dưới gai, cơ dưới vai, cơ tròn lớn, cơ tròn bé. Chức năng: Vận động cánh tay (xoay, dạng, khép, nâng cánh tay). Cơ vùng cánh tay: 6
- Tài liệu tham khảo Môn: SL-GP hsvu86@gmail.com 0948315926 4.2. Cơ vùng cánh tay: được chia làm hai vùng. - Vùng cánh tay trước: + Gồm 3 cơ: Cơ nhị đầu cánh tay, cơ quạ cánh tay và cơ cánh tay Chức năng: Gấp cẳng tay là chính Vùng cánh tay sau: + Gồm 1 cơ: Cơ tam đầu cánh tay 4.3 Tiêm bắp chi trên có Vùng cánh Có nhiệm vụ duỗi cẳng tay tay: cơ delta, cơ tam đầu cánh tay (mặt trước ngoài). Câu 5. Kể tên và nêu chức năng của các cơ vùng đùi? Các cơ thường áp dụng để tiêm bắp chị dưới? 5.1 Cơ vùng đùi: Được chia thành hai vùng trước và sau: - Cơ vùng đùi trước: Gồm hai khu cơ. + Khu cơ trước là khu gấp đùi và duỗi cẳng chân gồm: Cơ tứ đầu đùi (Nhóm cơ tứ đầu được tạo thành từ 4 cơ: cơ thẳng đùi, cơ rộng ngoài, cơ rộng giữa, cơ rộng trong), cơ may và cơ thắt lưng chậu. Động tác: Duỗi cẳng chân, riêng cơ thẳng đùi còn giúp gấp đùi + Khu cơ trong là khu khép đùi gồm: Cơ lược, cơ thon và 3 cơ khép (cơ khép dài, khép ngắn và khép lớn). Động tác: Khép đùi. 7
- Tài liệu tham khảo Môn: SL-GP hsvu86@gmail.com 0948315926 Các cơ vùng đùi sau: Gồm ba cơ là cơ bán màng, cơ bán gân và cơ nhị đầu đùi. Động tác: Duỗi đùi và gấp cẳng chân 5.2 Các cơ thường áp dụng để tiêm bắp chị dưới Vùng đùi: mặt trước ngoài, đoạn 1/3 giữa đùi, vùng tiêm vào cơ tứ đầu đùi là vùng rộng, cơ to và dày ít, mạch máu và dây thần kinh. 8
- Tài liệu tham khảo Môn: SL-GP hsvu86@gmail.com 0948315926 Câu 6. Trình bày đường đi, chức năng của thần kinh quay, thần kinh trụ? Áp dụng lâm sàng? 6.1 Đường đi, chức năng của thần kinh quay. + Đường đi: Thần kinh quay xuất phát từ đám rối thần kinh cánh tay, chui qua lỗ tam giác cánh tay tam đầu cùng với ĐM cánh tay sâu để đi vào vùng cánh tay sau, chạy trong rãnh xoắn xương cánh tay, đến khuỷu (ngang mức mỏm trên lồi cầu ngoài xương cánh tay) thần kinh quay tách ra làm 2 nhánh: nhánh cảm giác (nhánh nông) đi xuống bàn tay chịu trách nhiệm cho cảm giác ở mặt mu của bàn tay, của ngón cái, ngón trỏ và mặt quay của ngón giữa, nhánh vận động (nhánh sâu) đi xuống phía ngoài cẳng tay. Nhánh sâu chi phối vận động cho toàn bộ các cơ khoang sau cẳng tay + Chi phối: Là dây thần kinh hỗn hợp. Có nhiệm vụ cảm giác cho mặt sau cánh tay, cẳng tay và nửa ngoài mu bàn tay. Chi phối bàn tay cổ cò, bàn tay rủ, + Áp dụng lâm sàng: Khi bị tổn vận động cho các cơ vùng cánh tay sau và ngón tay gấp không tối đa, thương tùy mức tổn thương cao vùng cằng tay sau để thực hiện động tác ngón cái không khép. hay thấp mà có các triệu chứng duỗi căng tay, bàn tay và ngữa bàn tay. lâm sàng khác nhau như: 9
- Tài liệu tham khảo Môn: SL-GP hsvu86@gmail.com 0948315926 6.2 Đường đi, chức năng của thần kinh trụ. + Đường đi: Chạy mặt trong cánh tay cùng động mạch cánh tay, đến 1/3 dưới cánh tay thần kinh trụ chạy ra sau đi qua rãnh ròng rọc khuỷu xuống cẳng tay chạy phía trước trong cẳng tay, cổ bàn ngón tay. + Chi phối: Là dây thần kinh hỗn hợp. Có nhiệm vụ cảm giác cho mặt nửa trong mu bàn tay. Phần trong gan bàn tay và 1 ngón rưỡi gan ngón tay (ngón út và nửa trong ngón trỏ). Chi phối vận động cho cơ gấp cổ tay trụ và hai bó trong cơ gấp sâu các ngón tay, các cơ gian cốt, cơ giun, các cơ mô út, cơ gấp ngắn ngón cái (một nửa) và khép ngón cái, để thực hiện động tác gấp đốt ngón gần và dạng khép các ngón tay. + Áp dụng lâm sàng: Bàn tay vuốt trụ (do tổn thương các DTK ngón), đau mặt trong khuỷu ( nói chuyện ĐT, nằm gối khuỷu..) Câu 7. Trình bày vị trí, hình thể ngoài, hình thể trong của Tủy sống? Kể tên 12 đôi dây thần kinh sọ não? Áp dụng lâm sàng? 7.1 Tủy sống Vị trí : nằm trong ống sống, bắt đầu từ bờ trên đốt sống cổ I (C1), nơi liên tiếp với hành não và tận cùng ở bờ trên đốt sống thắt lưng II (L2) Hình thể ngoài: - Tủy sống dài 45 - 50 cm, nặng 30g, có hình trụ dẹt, màu trắng xám. Có 2 chỗ phình là phình cổ tương ứng với nguyên ủy đám rối thần kinh cánh tay và phình thắt lưng - cùng tương ứng với nguyên ủy đám rối thắt lưng - cùng. Đầu dưới của tủy sống thu hẹp lại như một hình nón được gọi là nón tủy. - Tủy sống được chia làm 4 phần: 31 đôi dây TK + Phần cổ: Cho 8 đôi dây thần kinh sống cổ. 10
- Tài liệu tham khảo Môn: SL-GP hsvu86@gmail.com 0948315926 + Phần ngực: Cho 12 đôi dây thần kinh sống ngực. + Phần thắt lưng: Cho 5 đôi dây thần kinh thắt lưng. + Phần nón tủy: Cho 5 đôi dây cùng và một đôi dây cụt. - Tủy sống được chia làm 2 nửa đều nhau bởi khe giữa trước (rộng và sâu) và rãnh giữa sau (hẹp và nông). - Ở mặt bên của mỗi nửa tủy sống có 2 rãnh: Rãnh bên trước, nơi thoát ra các rễ trước (rễ vận động) và rãnh bên sau, nơi đi vào của các rễ sau (rễ cảm giác). Khi chui ra qua các lỗ liên đốt sống, rễ vận động và rễ cảm giác chập lại thành dây thần kinh tủy sống. Có 31 đôi dây thần kinh tủy sống. - Các rãnh bên chia mỗi nửa tủy sống thành 3 cột: Cột trước, cột bên và cột sau. Hình thể trong * Chất xám Trên thiết đồ cắt ngang tủy sống, chất xám có hình chữ H, gồm có 3 sừng - Sừng trước (sừng vận động): Có các sợi vận động đi ra tạo nên rễ trước của dây thần kinh sống. - Sừng sau (sùng cảm giác): Tiếp nhận các sợi cảm giác của rễ sau dây thần kinh sống. - Sừng bên: Hiện diện từ tủy cổ VIII đến tủy thắt lưng II - III. Ở sừng bên có các nơ ron của hệ thần kinh thực vật, các sợi đi ra theo rễ trước lẫn với sợi vận động. * Chất trắng Chất trắng bao quanh chất xám, được các sừng trước và sừng sau chia thành 3 cột: trước, bên và sau. Mỗi cột chứa các bó và dải. Dải có hướng đi lên là dải cảm giác, hướng đi xuống là dải vận động. * Ông trung tâm: là ống nhỏ nằm ở giữa tủy và chạy dọc suốt chiều dài ống tủy sống, ở trên thông với não thất IV, phần nằm trong nón tủy phình rộng gọi là buồng tận. 11
- Tài liệu tham khảo Môn: SL-GP hsvu86@gmail.com 0948315926 7.2 Kể tên 12 đôi dây thần kinh sọ não, Áp dụng lâm sàng Có 12 đôi dây thần kinh sọ não mang chữ số La Mã từ I đến XII. + Dây I (thần kinh khứu giác) nhận biết khứu giác và là một trong số rất ít các dây thần kinh có khả năng tái tạo. + Dây II (thần kinh thị giác) mang thông tin thị giác từ võng mạc của mắt đến não + Dây III (thần kinh vận nhãn chung) vận động các cơ ở mắt, chủ yếu là tác động đưa mắt vào trong. Các triệu chứng nhìn đôi và sụp mi xuất hiện. Mắt có thể hơi lệch ra ngoài và xuống dưới khi nhìn thẳng; liếc trong chậm và liếc trong vượt quá đường giữa. Giảm khả năng liếc lên trên. Khi định liếc xuống, cơ chéo trên khiến mắt xoay và liếc trong nhẹ + Dây IV (thần kinh ròng rọc) Vận động cơ chéo to của nhãn cầu làm liếc mắt xuống dưới và ra ngoài. Liệt dây thần kinh số 4 có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai mắt. Do liệt cơ chéo trên, mắt không khép bình thường được. Bệnh nhân nhìn thấy hình ảnh đôi, một ở trên và hơi sang bên đối diện; do đó, bệnh nhân gặp nhiều khó khăn khi đi xuống cầu thang do đòi hỏi nhìn xuống và vào trong. + Dây V (thần kinh sinh ba): Nhánh mắt (V1) nhánh cảm giác, nhận cảm giác ở vùng trán, mí mắt, nhãn cầu, tuyến lệ và niêm mạc mũi. Nhánh hàm trên (V2) là nhánh cảm giác, nhận cảm giác ở vùng gò má, mí dưới, môi trên, răng và lợi hàm trên, khẩu cái, xoang hàm trên và phần sau niêm mạc mũi. Nhánh hàm dưới (V3) chứa cả hai loại sợi cảm giác và vận động, những sợi vận động chi phối cho cơ nhai, những sợi cảm giác thu nhận cảm giác từ môi dưới, da và niêm mạc má, da cằm và da mặt bên đầu trước tai, răng lợi và vùng hàm dưới, 2/3 trước lưỡi. 12
- Tài liệu tham khảo Môn: SL-GP hsvu86@gmail.com 0948315926 + Đau do đau dây thần kinh sinh ba xảy ra dọc theo phân bố của một hoặc nhiều phân nhánh cảm giác của dây 5, thường là nhánh hàm trên. Cơn đau nghịch thường, kéo dài vài giây đến 2 phút, nhưng các cơn đau có thể xảy ra nhanh chóng – thường là 100 lần/ngày. Đau nhói, dội lên, và đôi khi tự hết. + Dây VI (thần kinh vận nhãn ngoài) vận động cơ thẳng ngoài làm liếc mắt ra ngoài. * Dây thần kinh số 6 bị liệt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của mắt, Mắt có dấu hiệu nhìn đôi. Lác trong. Khả năng nhìn hướng ra ngoài bị hạn chế. Nhức đầu, đau mắt triền miên. + Dây VII (thần kinh mặt) được tạo bởi 2 rễ, rễ vận động ( thần kinh mặt) và một rễ nhỏ hơn gọi là thần kinh trung gian: Thần minh mặt: vận động cho các cơ bám da ở đầu mặt cổ, Dây VII phụ hay VII trung gian: vận động tiết dịch cho tuyến lệ, tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi. • Bệnh nhân bị liệt dây thần kinh này thường có những biểu hiện sau: Tuyến lệ hoạt động kém, mí mắt sụp, khô mắt, mắt không thể nháy hoặc nhắm mắt bình thường được. Một bên miệng khó hoặc không mỉm cười được, không khép lại được, chảy dãi. Miệng bị kéo lệch về bên lành, Bệnh nhân bị đau ở góc hàm, thái xương, tai, Vị giác thay đổi. Nhạy cảm với âm thanh. Khả năng nói bị hạn chế, không nói được, miệng méo, khó ăn và uống nước hay bị trào ra ngoài + Dây VIII (thần kinh tiền đình - ốc tai) là dây thần kinh cảm giác gồm 2 dây: dây thần kinh thính giác hay dây ốc tai để dẫn truyền cảm giác nghe. Dây thần kinh tiền đình. Tham gia vào chức năng duy trì tư thế sự thăng bằng của cơ thể. Triệu chứng khác có thể xảy ra ở người bị u dây thần kinh số 8 là cảm giác mất thăng bằng, ù tai (nghe thấy âm thanh rít lên hay tiếng chuông trong tai). + Dây IX (thần kinh thiệt hầu) là dây hỗn hợp ( vận động, cảm giác, thực vât) các sợi vận động của nó chi phối các cơ của hầu., các sợi tự chủ vận động tiết dịch cho tuyến mang tai, các sợi cảm giác nhận cảm giác vị giác 1/3 sau của lưỡi và vùng hầu. Đau dây thần kinh số 9 khiến các cơn đau dữ dội lặp đi lặp lại ở lưỡi cổ họng, tai, amidan + Dây X (thần kinh phế vị - thần kinh lang thang) là dây thần kinh hỗn hợp ( vận động, cảm giác, thực vật) đây cũng là dây thần kinh thực vật ( phó giao cảm) rất quan trọng chi phối hoạt động của các nội tạng ở cổ, ngực, bụng. + Dây XI (thần kinh phụ) là dây thần kinh vận động, vận động cơ ức đòn chũm, cơ thang và các cơ nội tạng thanh quản. Có thể bị tổn thương trong quá trình thực hiện các phẫu thuật ở vùng ngực hoặc cổ, khiến cho người bệnh bị nói giọng khàn hoặc thường xuyên sặc, nghẹn thức ăn. + Dây XII (thần kinh hạ thiệt), là một dây thần kinh vận động, vận động các cơ lưỡi và một vài cơ ở cổ. Việc xương nền sọ bị vỡ hoặc màng não bị viêm có thể dẫn tới tổn thương tại đây, gây hiện tượng liệt lưỡi. Có thể nói tổn thương 12 dây thần kinh sọ có thể dẫn tới nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe, tính mạng của con người. 13
- Tài liệu tham khảo Môn: SL-GP hsvu86@gmail.com 0948315926 Câu 8. Kể tên các phần của não? Trình bày vị trí, hình thể ngoài của đại não? 8.1 Các thành phần của não. Não được cấu tạo gồm: - Hành não - Cầu não: Rãnh nền - Trung não: Củ não sinh tư, 2 cuống đại não - Gian não: Đồi thị. Các vùng quanh đồi thị - Đại não: 14
- Tài liệu tham khảo Môn: SL-GP hsvu86@gmail.com 0948315926 8.2 Trình bày vị trí, hình thể ngoài của đại não + Vị trí và kích thước Đại não nằm trong hộp sọ, chiếm toàn bộ tầng trước và tầng giữa của hộp sọ, ở tầng sau thì nằm đè nên lều tiểu não và tiểu não. Đại não là phần lớn nhất của não. + Hình thể ngoài Các bán cầu đại não . Có 2 bán cầu đại não phải và trái phân cách nhau bởi 1 rãnh dọc giữa gọi là rãnh gian bán cầu. . Mỗi bán cầu đại não có 3 mặt: mặt ngoài, mặt trong và mặt dưới. Các khe và các thùy Mặt ngoài có: Khe Rolando (khe trung tâm), khe Sylvius (khe bên), khe thẳng góc ngoài. . Mặt trong có: Khe thẳng góc trong, khe viền trai, khe dưới trán. . Các khe này chia bán cầu đại não thành 6 thùy: Thùy trán, thùy đỉnh, thùy chẩm, thùy thái dương, thùy đảo (nằm trong khe bên thái dương với trán), thùy viên trai (thùy dưới trán). + Hình thể trong: Gồm có chất xám ở ngoài và chất trắng ở trong. 15
- Tài liệu tham khảo Môn: SL-GP hsvu86@gmail.com 0948315926 Câu 9. Trình bày vị trí, hình thể ngoài, hình thể trong và cấu tạo của tim? Áp dụng lâm sàng? 9.1 Vị trí, hình thể ngoài của tim. Vị trí: - Tim nằm trong ngực, giữa 2 lá phổi và ở trung thất giữa. Hình thể ngoài - Tim có hình tháp, màu hồng nhạt. - có 3 mặt: Mặt trước (mặt ức-sườn), mặt dưới (mặt hoành) và mặt trái (mặt phổi) - có 1 đỉnh - có 1 đáy - To bằng nắm tay của chính mình - nặng khoảng 300~ 350 gram + Mặt trước (mặt ức - sườn) có: Một rãnh dọc (rãnh liên thất trước), trong rãnh này có động mạch vành trái, tĩnh mạch vành trước, thần kinh và bạch mạch. Một rãnh ngang (rãnh liên nhĩ - thất trước), trong rãnh này có động mạch vành phải và động mạch vành trái. - Có 2 tiểu nhĩ phải và trái - Có 2 thân động mạch là thân động mạch chủ và thân động mạch phổi. - Có 2 tâm thất là tâm thất phải và tâm thất trái. + Mặt dưới (mặt hoành) gồm có: . Một rãnh dọc (rãnh liên thất sau), trong rãnh này có 1 phần động mạch vành phải và tĩnh mạch vành sau. . Một rãnh ngang (rãnh liên nhĩ - thất sau), trong rãnh này có 1 phần động mạch vành phải, có động mạch liên nhĩ - thất trái và tĩnh mạch vành lớn. + Mặt trái (mặt phổi): Lấn vào phổi trái tạo thành khuyết tim. - 1 đỉnh còn gọi là mỏm tim. Đỉnh hướng xuống dưới. Tương ứng với khoang liên sườn IV - V bên trái (trên đường kẻ từ điểm giữa xương đòn trái xuống). hoặc ngay trên núm vú trái của nam. - 1 đáy là mặt sau của 2 tâm nhĩ: + Tâm nhĩ phải có tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới đổ vào. + Tâm nhĩ trái có 4 tĩnh mạch phổi đổ vào 16
- Tài liệu tham khảo Môn: SL-GP hsvu86@gmail.com 0948315926 9.2 Hình thể trong và cấu tạo của tim Tìm gồm 4 buồng: 2 tâm nhĩ ở trên, 2 tâm thất ở dưới, Giữa hai tâm nhĩ có vách liên nhĩ. Giữa 2 tâm thất có vách liên thất. Tâm thất: Có 2 tâm thất phải và trái. + Tâm thất phải: Có lỗ động mạch phổi để thông tâm thất phải với phối, tại lỗ này có van động mạch phổi (van này hình tổ chim). Có lỗ nhĩ thất phải đề thông tâm nhĩ phải với tâm thất phải, tại lỗ này có van nhĩ thất phải (van này hình phễu và có 3 lá). Thành tâm thất phải mỏng. + Tâm thất trái: Có lỗ động mạch chủ để thông tâm thất trái với động mạch chủ, tại lỗ này có van động mạch chủ (van này hình tổ chim). Có lỗ nhĩ thất trái để thông tâm nhĩ trái với tâm thất trái, tại lỗ này có van nhĩ thất trái (van này hình phễu và có 2 lá). Thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải. - Tâm nhĩ: Có 2 tâm nhĩ phải và trái, thành tâm nhĩ mỏng hơn thành tâm thất. + Tâm nhĩ phải: Có lỗ của tĩnh mạch chủ trên (không có van) và tĩnh mạch chủ dưới (có van đậy không kín) đổ vào. + Tâm nhĩ trái: Có 4 lỗ của tĩnh mạch phối đồ vào, các lỗ này không có van. -Cấu tạo của tim + Ngoài cùng là màng ngoài tim gồm 2 lá: Lá thành và lá tạng. giữa hai lá có ít thanh dịch là cho tim co bóp được trơn. + Lớp thứ 2 là lớp cơ gọi là cơ tim + Lớp thứ 3 là màng trong tim ( niêm mạc) 9.3 Áp dụng lâm sàng tim. - Áp dụng trong cấp cứu ngừng tim: Ép tim ngoài nồng ngực vì tim nằm giữa xương ức và cột sống nên kích thích được tim đập trở lại. - Nghe tim: đối chiếu vị trí các ổ van tim trên thành ngực để nghe tiếng tim đập và phát hiện tiếng tim bất thường. 17
- Tài liệu tham khảo Môn: SL-GP hsvu86@gmail.com 0948315926 - Bệnh tim mạch vành là bệnh do mạch máu vành tim bị nghẽn bởi các mảng xơ vữa (Cảm giác nặng ngực, khó thở) - Rối loạn nhịp tim ( Tim đập nhanh/chậm bất thường, Cảm giác hồi hộp, lo lắng, cảm giác ngực bị đè lên..) Câu 10. Trình bày đường đi, phân đoạn, chia nhánh của động mạch chủ? 18
- Tài liệu tham khảo Môn: SL-GP hsvu86@gmail.com 0948315926 Câu 11. Kể tên các cơ quan thuộc bộ máy hô hấp? trính bày vị trí, hình thể ngoài, cấu tạo của thanh quản? Áp dụng lâm sàng? 11.1 Các cơ quan thuộc bộ máy hô hấp. Bộ máy hộ hấp bao gồm: Mũi, họng (hầu), thanh quản, khí quản, phế quản, phổi, màng phổi, lồng ngực. 11.2 Vị trí, hình thể ngoài, cấu tạo của thanh quản. - Vị trí: nằm ở cổ, bờ trên ngang xương móng, bờ dưới ngang đốt sống cổ VI - Dài khoảng 4.4 cm ở nam/ 3.6 cm ở nữ - Đường kính ngang khoảng 4.1 đến 4.3 cm - Đường kính trước-sau khoảng 2.6 đến 3.6 cm - Hình thể ngoài: hình ống - Cấu tạo: 7 sụn bao gồm 3 sụn đơn và 2 sụn kép + Cấu trúc bằng các vành sụn, gồm 3 sụn đơn (Sụn giáp, sụn nắp thanh quản, sụn nhẫn) + 2 đôi sụn kép (hai sụn phễu và hai sụn sừng) + Giữa các vành sụn là các khớp thanh quản: khớp nhẫn giáp, khớp nhẫn phễu. + Giữa các khớp là các dây chằng: Dây chằng nối sụn thanh quản với các cơ quan lân cận và nối các sụn thanh quản với nhau. + Xung quanh thanh quản là các cơ thanh quản: 19
- Tài liệu tham khảo Môn: SL-GP hsvu86@gmail.com 0948315926 • Các cơ bám từ thanh quản với các cơ quan xung quanh. • Các cơ bám giữa các sụn thanh quản với nhau + Trong cùng niêm mạc. 11.3 Áp dụng lâm sàng - bệnh của dây thanh âm: + Viêm thanh quản gây phù nề dây thanh âm, tiết nhiều dịch, là giọng nói khàn hoặc mất tiếng. + Khi bị bệnh bạch hầu thanh quan gây khó thở -Phản xạ tự vệ: Khi bị dị vật rơi vào thanh quản sẽ gây ra phản xạ co thắt thanh môn và phản xạ ho để tống dị vật ra ngoài. - Ung thư thanh quản: Là tình trạng có những tế bào hay các khối u ác tính trong thanh quản. Bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Một số triệu chứng bệnh như ho kéo dài, khàn tiếng trên 3 tuần, khó thở, sụt cân không rõ nguyên nhân. - Nang dây thanh: Là tình trạng niêm mạc dây thanh có những nang nhỏ và trong các nang này có chứa dịch nhầy hoặc mủ. Bệnh gây ra một số triệu chứng như khàn tiếng, nuốt vướng, khó thở. 20
![](images/graphics/blank.gif)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập môn di truyền động vật
19 p |
338 |
31
-
Đề cương ôn tập môn: Khoa học đất
8 p |
341 |
26
-
Đề cương ôn tập môn di truyền học động vật - Trường ĐH Nông nghiệp HN
19 p |
140 |
13
-
Đề cương ôn thi hết học phần: Bệnh truyền nhiễm thú y 1
32 p |
93 |
10
-
Đề cương ôn tập Giải phẫu vật nuôi 2
11 p |
104 |
8
![](images/icons/closefanbox.gif)
![](images/icons/closefanbox.gif)
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
![](https://tailieu.vn/static/b2013az/templates/version1/default/js/fancybox2/source/ajax_loader.gif)