Đề cương ôn thi hết học phần: Bệnh chó mèo
lượt xem 11
download
Đề cương ôn thi hết học phần này tổng hợp những nội dung trọng tâm của học phần Bệnh chó mèo. Thông qua đề cương có thể giúp người học nắm được những phần lý thuyết đã học. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm các nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn thi hết học phần: Bệnh chó mèo
- Thạch Văn Mạnh TYD-K55 ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HẾT HỌC PHẦN MÔN: Bệnh chó mèo Học kỳ II năm học 2013-2014 1. Bệnh dại a. Nguyên nhân - Do một loại vi rút dại (Rhabdovirut) gây ra đối với tất cả các loài động vật máu nóng. Bệnh dại được lây truyền chủ yếu do các vết cắn của con vật bị dại chứa vi rút dại trong nước bọt, nước dãi. Sau khi bị chó mèo cắn,vi rút có trong nước bọt đầu tiên tìm đến dây hần kinh vận động gần vết thương (virut hướng thần kinh theo các dây thân kinh vào tuỷ sống, lên não phá hủy đại não đặc biệt là phá hủy sừng amon(ở trong tam giác não)và tuỷ sống gây viêm não tuỷ cấp. Sau đó vi rút dại lại từ hệ thần kinh trung ương đi ra tuyến nước bọt của vật bệnh. b. Triệu chứng - Thời gian nung bệnh thay đổi và phụ thuộc vào vị trí vết cắn(vết cắc càng xa trung ương thần kinh thi thời gian phát bệnh càng lâu và ngược lại) và độc lực của vi rút, thường thì thời gian nung bệnh của chó từ 10-25 ngày,ở người có thể dài hơn là 40-50 ngày - Ở chó : Vết cắn ở chân sau và đùi sau,thời gian nung bệnh từ 12-15 ngày.Vết cắn ở chân và đùi trước thơi gian nung bệnh từ 6-8 ngày.15ngày trước khi chó biểu hiện triệu chứng lâm sàng thì nước dãi của chó đã có virut và có thể tryuền sang chó khoẻ hay người khoẻ nếu bị chó này cắn. - Ở người :Vết thương ở chân, thời gian nung bệnh từ 45-60 ngày,vết cắn ở tay, ngang thắt lưng, thơi gian nung bệnh từ 15-20 - Triệu chứng dại ở chó: có 2 thể bệnh điển hình: - + Thể điên cuồng: sau khi bị nhiễm virut dại trong thời gian ủ bệnh chó có hành động khác thường: - Bồn chồn, đứng nằm không yên, bỏ ăn, ngơ ngác, sợ ánh sáng, sợ gió, sợ nước, chảy dãi nhiều, ban đêm thường kêu hú lên từng hồi. Mất phản xạ quen chủ - Chó lên cơn điên dại, chạy rông trên đường phố, mắt đỏ ngầu, đồng tử giãn rộng, chó lao vào cắn xé giữ dội bất kể vật gì nó gặp trên đường kể cả chủ - Chó có thể nhai nuốt tất cả các vật lạ như đất, đá, đinh cây, que... Sau cùng chó chui vào bụi xó tối, chó gầy rạc, lên cơn co giật và chết trong vài ngày. Khi chết trên mình chó có rất nhiều vết thương do nó tự cắn xé - + Thể bại liệt - Chó buồn bã, bỏ ăn, thường thích nằm im lặng “Thể dại câm hay thể dại im lặng”.Cơ nhai và họng bị liệt không ăn, không nuốt được, hàm dưới thường trễ xuống chảy nhiều nhớt dãi quanh mép, ở thể này chó không cắn nhưng nước bọt và nhớt dãi chứa virut có thể truyền bệnh cho người và động vật khác qua các vết thương ngoài da có chảy máu - Chó chết trong trạng thái bị liệt hoàn toàn sau 3-5 ngày phát bệnh - Thể này rất nguy hiểm vì người ta không nghĩ đến bệnh dại nên gia chủ vẫn có thể chăm sóc và vuốt ve chó Triệu chứng dại ở mèo - Mèo có thời kỳ nung bệnh ngắn hơn, thường từ 6-10 ngày, mèo thường thể hiện thể dại điên cuồng .Mèo bỏ nhà đi lang thang, kêu gào thảm thiết. Mèo lao vào tấn công, cắn xé người và súc vật khác mà nó gặp, Cuối cùng mèo dại chết trong tinh trạng liệt toàn thân, kiệt sức và hôn mê sau 6-7 ngày phát bệnh.
- Thạch Văn Mạnh TYD-K55 Triệu chứng dại ở người - Người bị chó dại cắn nếu không tiêm huyết thanh hay vacxin phòng dại kịp thời sẽ lên cơn dại và tử vong 100% vô phương cứu chữa - Với người bị bệnh daị,triệu chứng chủ yếu là thể điên cuồng,còn thể bại liệt chiếm tỷ lệ rất thấp.Sau khi bị chó, mèo dại cắn, tuỳ vị trí cắn xa hay gần trung ương thần kinh mà người lên cơn dại nhanh hay chậm. - Thời kỳ ủ bệnh(trước khi lên cơn điên 7-10 ngày), người bệnh biểu hiện các trạng thái bất thường:bồn chồn, không yên tĩnh, kém ăn, không ngủ được sợ ánh sáng, sợ gió, sợ nước đặc biệt là tiếng động. - Tiếp theo là thời kì điên loạn: đập phá mất hết chi giác, la hét dữ dội, điên cuồng cắn sé những người xung quanh và tự cắn xé mình, các cơ họng, thực quản, cơ hàm dười bị liệt và cuối cùng người bệnh chết sau 5-7 ngày trong đau đớn quằn quại, sợ hãi và liệt cơ thể. c. Chẩn đoán - Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng, vi sinh vật, chẩn đoán vi thể và chẩn đoán huyết thanh học trong các phòng thí nghiệm. d. Phòng 5.1. Phòng chống bệnh dại cho chó và mèo Phòng bằng vacxin + Đây là biện pháp quan trọng bậc nhất Cần thiết phải phải định kì tiêm phòng dại cho chó, mèo mỗi năm 1 lần, sau đó thường có những đợt tiêm bổ xung để tạo được miễn dịch chủ động cho đàn chó b) Quản lý và chăm sóc chó + Đảm bảo chó ăn uống sạch, chuồng nhốt chó luôn thoáng mát và ấm áp .Định kỳ tẩy uế vệ sinh chuồng nuôi,dụng cụ và môi trường xung quanh để chó có sức đề kháng phòng chống bệnh. + Không thả rông, khi dắt chó ra đường phải có rọ mõm để đề phòng cắn người qua lại. + Khi thấy chó mèo hay thú cảnh khác biểu hiện bất thường về tâm sinh lý, nghi bị bệnh dại thì phải theo dõi và xử lý kip thời. 2.Phòng và chống bệnh dại cho người Nếu chó hay mèo vẫn khoẻ mạnh bình thường,khi cắn người phải hết sức chú ý(có thể chó mèo đang ở thời kỳ nung bệnh),trong trường hợp này phải nhốt chó ,mèo vµ theo dõi trong thời gian từ 7-10 nếu con vật có biểu hiện nghi ngờ bị bệnh dại thì người bị cắn phải kịp thời đến trạm vệ sinh phòng dịch gần nhất xin tiêm huyết thanh và vacxin 2. Bệnh care a. Nguyên nhân - Do virusus họ Myxoviridae gây ra b. Triệu chứng - Biểu hiện đa dạng phụ thuộc tuổi, giống, tình trạng sk, chế độ chăm sóc. - Mệt mỏi, ủ rũ, ăn ít, k thích vận động, chảy nước mắt, nước mũi, nôn mửa, sốt 40- 41,50 kéo dài 24- 26h rồi thân nhiệt giảm 38,5- 39,50. - 3-4 ngày sau xuất hiện cơn sốt kéo dài 3-4, bệnh trầm trọng hơn do độc lực của virusus và các vk bội nhiễm. Xuất hiện Triệu chứng ở đg hô hấp, tiêu hóa, da và TK.
- Thạch Văn Mạnh TYD-K55 - Tiêu hóa: viêm cata dạ dày ruột, khát, nôn mửa. Lúc đầu nôn ra thức ăn, sau đó nôn khan hoặc ra bọt màu vàng. Ỉa chảy, lúc đầu phân loãng, có bọt, sau đó lẫn máu có màu cafe nhạt. Nặng phân có thể lẫn máu tươi, niêm mạc ruột bong ra làm phân có mùi tanh khắm khó chịu. - Hô hấp: viêm mũi, thanh quản, phế quản rồi viêm phổi nên chó khó thở, nhịp thỏ tăng rõ, phổi có tiếng ran ướt. Chảy nhìu nước mũi, lúc đầu loãng sau đặc dần, đôi khi lẫn mủ xanh hoặc có máu đen. Chó ho, lúc đầu khan, sau ướt, chó thở gấp, lè lưỡi ra thở. Viêm mắt, chảy nước mắt, lúc đầu nước mắt trong, sau đặc dần. - Da: đặc trưng là nốt sài ở bụng, bẹn, ngực, mặt trong đùi. Đầu tiên trên da nổi chấm đỏ, sau thành nốt sài to bằng hạt đậu. Lúc đầu đỏ sau đó bội nhiễm do vk nên mềm ra có mủ, khi vỡ làm lông bết lại có mùi hôi. Có thể vỡ hoặc không vỡ rồi hình thành vảy, bong đi. Da tăng sinh, sau khi bị bệnh 10-15d ở 80-90% số con có bệnh, tại gan bàn chân tăng sinh dày lên. - TK: ủ rũ, buồn rầu hoặc hung dữ, xuất hiện các cơn co giật đều đặn ở bắp thịt, mũi, tai, chân hoặc toàn thân. - Con vật đi loạng choạng, đứng lên, ngã xuống, đâm sầm vào tường, sùi bọt mép sau đó liệt, thân nhiệt hạ và chết. c. Chẩn đoán - Tìm thể Lents, phân lập virus, gây bệnh thực nghiệm cho chồn, test nhanh bằng phản ứng ngưng kết nhanh trên phiến kính. d. Phòng - Vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, tiêm phòng vacxin (là biện pháp quan trọng nhất, định kỳ mỗi năm 1 lần). e. Điều trị - Kịp thời bổ sung nước và điện giải, tăng sức đề khắng của con vật. Cách ly cv ốm, để ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, tránh mọi tác động kích thích từ bên ngoài. Dùng kháng huyết thanh 15-30ml/con, tiêm sớm. Khi đã có Triệu chứng viêm phổi, tk thì kháng huyết thanh k có tác dụng. - Cắt nôn bằng otropin Sc. Bổ sung nước và điện giải cho uống orezon 5%, muối sinh lý, glucose 5% (IV). - Cầm ỉa chảy bằng thuốc đặc trị chó mèo. Chống bội nhiễm bằng kháng sinh Genta, Kana, Amox, Bisepton. - An thần cho chó: Analgin, Novocain. Trợ sức trợ lực, cầm máu cho chó. 3. Bệnh viêm ruột tiêu chảy do Parvo virus a. Nguyên nhân - Do virus thuộc họ Parvoviridea typ II. Virus có tính hướng niêm mạc đg tiêu hóa và tb thuộc hệ thống miễn dịch của cơ thể, đào thải ra ngoài qua phân và tồn tại lâu ngoài môi trường. K bền với nhiệt độ cao và nhanh chóng bị tiêu diệt bởi các chất sát trùng bt. b. Triệu chứng - Thời gian nung bệnh 5-7d, biểu hiện ở 3 dạng là chủ yếu. - Dạng đường ruột: phổ biến nhất, thg mắc ở chó 6-12 tuần tuổi.sốt kéo dài từ lúc phát bệnh đến khi ỉa chảy nặng. ủ rũ, ít ăn, nôn mửa. Phân màu hồng hoặc lẫn máu tươi, có lẫn niêm mạc ruột và chất keo nhầy, mùi tanh đặc trưng như ruột cá mè phơi nắng. Chết do ỉa chảy, mất nước, mất cbang điện giải, sốc do nội độc tố hoặc nhiễm trùng thứ phát.
- Thạch Văn Mạnh TYD-K55 - Dạng viêm cơ tim: 4-8 tuần tuổi. Suy tim cấp do virus tấn công, gây hoại tử cơ tim. Thg chưa biểu hiện Triệu chứng gì, chết đột ngột. Hoặc biểu hiện thiếu máu nặng, niêm mạc nhợt nhạt, thâm tím, khó thở nôn mửa, kêu la, lăn ra chết. Tỷ lệ chết 50%. - Dạng kết hợp tim ruột: 6-16 tuần tuổi. Chết nhanh sau 24h tính từ khi có Triệu chứng đầu tiên. ỉa chảy nặng, sốc tim, phù phổi. c. Chẩn đoán - Triệu chứng lâm sàng, ngưng kết nhanh trên phiến kính. Phân biệt với care. d. Phòng - Thực hiện tốt công tác vệ sinh, tiêm phòng vacxin, bắt đầu 6-7 tuần tuổi, nhắc lại sau 3-4 tuần, tái chủng mỗi năm 1 lần. e. Điều trị - kịp thời bổ sung nước và điện giải, tăng sức đề kháng. Cách ly con ốm với con khỏe, để nơi thoáng mát, sạch sẽ. - Cắt nôn bằng otropin Sc. Bổ sung nước và điện giải cho uống orezon 5%, muối sinh lý, glucose 5% (IV). - Cầm ỉa chảy bằng thuốc đặc trị chó mèo. Chống bội nhiễm bằng kháng sinh Genta, Kana, Amox, Bisepton. - An thần cho chó: Analgin, Novocain. Trợ sức trợ lực, cầm máu cho chó. 4. Bệnh viêm gan truyền nhiễm ở chó a. Nguyên nhân - do Canine Adenovirus gây ra b. Triệu chứng - Nung bệnh 7-10d, virus vào máu đến gan gây viêm gan. Chó sốt 40- 41 độ C, cơn sốt kéo dài liên miên, chó kém ăn, lười vận động. - Thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, máu loãng, HC giảm rõ rệt. Gan sưng to có khi gấp 2-3 lần bt, bụng chướng, xoang bụng chứa nhiều dịch. Sờ vào có phản xạ đau đớn. - Phù ở bụng, ngực, mi mắt, có khi phù toàn thân. Luôn khát nước, phân loãng đôi khi lẫn máu. c. Chẩn đoán - Dựa cào Triệu chứng, do virus nên thg dễ nhận biết. d. Phòng - chăm sóc, nuôi dg, vệ sinh môi trg. Chó ốm phải cách ly triệt để, k cho tiếp xúc với chó lành. Chó chết vì viem gan phải đốt xác hoặc chôn sâu giữa hai lớp vôi. - Bằng vacxin: 4-5 tuần tuổi, nhắc lại 7-9 tuần tuổi, hiệu lực miễn dịch 9-12 tháng. e. Điều trị - dùng kháng huyết thanh chống bệnh viêm gan. Chỉ có tác dụng tốt ở gđoạn đầu của bệnh, khi gan biij tổn thg kháng huyết thanh hầu như không có tác dụng. Dùng thuốc bổ gan, tăng cường trợ sức, trợ lực. Sử dụng k/s trong trg hợp nhiễm trùng kế phát. 5. Bệnh cúm chó ( bệnh ho cũi chó) a. Nguyên nhân - Do virus cúm typ A họ Orthomyxoviridae gây ra. Các nghiên cứu cho biết virus cúm chó có nguồn gốc lây nhiễm trực tiếp từ ngựa sang chó.
- Thạch Văn Mạnh TYD-K55 - 1 subtype thứ 2 gây bệnh cúm chó được phân lập ở hàn quốc năm 2009 là H3N2 b. Triệu chứng - Biểu hiện dường hô hấp thể nhẹ tương tự viêm phế quản - Biểu hiện đầu tiên là sốt sau đó ho dai dẳng liên tục và đôi khi mũi chảy mủ - Tiếng ho nhẹ ,ẩm hoặc khô có thể kéo dài 3-4 tuần mặc dù có thể được điều trị - Hiện tượng mũi chảy mủ thường do vi khuẩn bội nhiễm. - Chó biểu hiện mệt mỏi, ủ rũ, chán ăn c. Chẩn đoán - Chẩn đoán lâm sàng - Nên nghi ngờ chó bị cúm khi bị ho dai dẳng kéo dài. - Kiểm tra trong phòng thí nghiệm - Chẩn đoán huyết thanh học và xét nghiệm RT-PCR là biện pháp tin cậy nhấ để phát hiện virus cúm chó H3N8 d. Phòng - Chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo, cho ăn no, đủ chất - Thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y - Định kì tiêm vacxin phòng bệnh cúm chó - Quản lý tốt bầy đàn để tránh lây lan bệnh - Thường xuyên vệ sinh tiêu độc chuồng trại xung quanh - Phát hiện dấu hiệu đường hô hấp ở chó phải cách ly để theo dõi ngay - Khi dịch xảy ra cần cách ky chó để hạn chế con vật bài tiết mầm bệnh - Các dụng cụ chuồng nuôi cần được khử trùng làm sạch. e. Điều trị - Tăng cường sức đề kháng và sử dụng kháng sinh là bước quan trọng để điều trị bệnh cúm chó vì bệnh thường kèm theo sự bội nhiễm vi khuẩn - Trong các ca bệnh nặng cần sử dụng kháng sinh phổ rộng. - Điều trị các triệu chứng - Điều trị hỗ trợ thông qua bổ sung nước và chất điện giải cũng đóng vai trò quan trọng. 6. Bệnh xoắn trùng – Leptospirosis a. Nguyên nhân - Do xoắn khuẩn Leptopira gây nên. Tuy nhiên những loài động vật khác nhau cảm nhiễm những chủng Lepto khác nhau. + Trong tự nhiên các động vật gặm nhấm như chuột là nguồn tàng trữ, mang xoắn khuẩn Leptospira suốt đời, chúng liên tục bài tiết mầm bệnh ra ngoài môi trường làm ô nhiễm nguồn nước và thức ăn, từ đó xoắn khuẩn sẽ xâm nhầp qua niêm mạc đường tiêu hoá vào máu và gây bệnh cho chó lành. + Chó có thể nhiễm xoắn khuẩn do ăn thịt sống và những vật bị bệnh hay mang trùng, lúc này xoắn khuẩn xâm nhập vào niêm mạc đường tiêu hoá rồi vào máu và gây bệnh. b. Triệu chứng 1. Thể quá cấp tính: + Bệnh phát ra đột ngột: chó sốt cao 40,5-410C, bỏ ăn, mệt mỏi, thích mằm, mắt lờ đò, 2 chân sau yếu, có hiện tượng xung huyết kết mạc. Sau đó nhiệt độ giảm xuống 37-380C chó ủ rũ, khó thở, khát nước, nôn mửa. + Niêm mạc và da vàng xẫm, nước tiểu vàng.
- Thạch Văn Mạnh TYD-K55 + Tiếp theo có thể chảy máu mũi và nôn ra máu, chó gầy rất nhanh thân nhiệt hạ, chó khó thở rồi chết trong thời gian 3-5 ngày. 2. Thể cấp tính + Chó bệnh sốt cao 40,5-41,50C mệt mỏi, ăn ít hoặc bỏ ăn. + Lúc đầu táo bón, phân có màu vàng, sau có một số con tiêu chảy. + Niên mạc, da vàng xẫm, nước tiểu vàng hoặc nâu ví có nhiều huyết cầu, có khi lẫn máu. + Phù thũng ở mí mắt, môi má và hoại tử da. + Chó bệnh gầy nhanh và thiếu máu. 3. Thể mãn tính: + Chó gầy yếu, dụng lông, thiếu máu, đôi khi phù thũng, mặt ở yếm và ngực. + Nước tiểu vàng tiêu chảy dai dẳng, có cái bị sẩy thai. c. Chẩn đoán + Căn cứ vào triệu chứng lâm sàng + Căn cứ vào kết quả chẩn đoán vi sinh vật học + Chẩn đoán bằng phương pháp huyết thanh học d. Phòng - Chăn sóc nuôi dưỡng chu đáo, cho ăn no đủ chất. - Vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi và môi trường xung quanh - Không cho chó lành tiếp xúc với chó đã bị bệnh lepto, vì nước tiểu chó bệnh mang nhiều xoắn khuẩn nguy cơ truyền bệnh dễ dàng. Cần diệt ve, chuột một cách triệt để vì đó là môi giới truyền bệnh - Định kỳ tiêm vác xin phòng bệnh lepto cho chó, tiêm lần đầu vào lúc 6-8 tuần tuổi sau đó cứ mỗi năm tiêm một lần cùng với các loại vác xin phòng bệnh Care, parvo, viêm gan truyền nhiễm... e. Điều trị - Dùng một trong các loại kháng sinh đặc hiệu có tác dụng với xoắn khuẩn Leptospira sau đây. + Erythromycin: tiêm bắp liều 20-25mg/kg thể trọng, chia 2-3 lần trong ngày. + Tylosin: tiêm bắp liều 20-30mg/kgthể trong/ ngày, chia 2-3 lần trong ngày. + Tiamulin: tiêm bắp dung dịch liều 1ml/kg thể trọng chia 2-3 lần trong ngày. + Erymutin: Dung dịch thuốc tiêm, thành phần gồm Erythromicin và Tiamulin HF. Tiêm bắp liều 1ml/5kg P ngày tiêm 2 lần tiêm liên tục 7-10 ngày. + Erythromycin tiêm bắp liều 20-25mg/kg P. - Bổ xung các thuốc trợ lực, trợ sức: + Promix: Thành phần gồm có Promethazin, Dipyrone, Dexamethasone. Tiêm bắp liều 1ml/5kg thể trọng. + Glucoza 5%: Tiêm mạch máu liều 10 -20ml/kgP + Vitamin B1 2,5%, vitamin C 5%, B. complex tiêm bắp liều 3-5ml/con + Vitamin B12:Chống thiếu máu ,liều 100g/ngày. + VitaminK chống xuất huyêt tiêm bắp Một số bài thuốc nam chữa bệng xoắn khuẩn cho chó: + Bài 1: Hạt ý dĩ 50g Vỏ quả cau già (Đại phúc bì) 50g Nhân trần 100g Chi tử (Quả dành dành) 50g Nước sạch 1500ml Đun sôi, cô đặc còn 500ml cho chó uống trong ngày, chia làm 2-3 lần.
- Thạch Văn Mạnh TYD-K55 + Bài 2: Rau má 100g Sinh địa 50g Nghệ già 50g Thân, rễ, lá cây mã đề 100g Nước sạch 1500ml Đun sôi, cô đặc còn 500ml cho chó uống trong ngày. + Bài 3: Chữa phù toàn thân, phù bụng, lợi tiểu. Đại phúc bì (vỏ ngoài, vỏ giữa quả cau khô): 10-12g. Nước sạch 1500ml Đun sôi, sắc đặc cho chó uống liên tục trong ngày. 7. Bệnh viêm ruột truyền nhiễm ở mèo. a. Nguyên nhân - Do virus Felien Parvovirus gây ra. Đề kháng cao với ngoại cảnh nên tồn tại lâu ngoài môi trường. b. Triệu chứng - Quá cấp: cv đau vùng bụng, thân nhiệt hạ, suy nhc nghiêm trọng, chết sau 24 h. - Cấp: sốt cao 400 trong 24h đầu, bỏ ăn, nằm, k vận động, vô cảm, lông xù, bẩn, niêm mạc tái nhợt, trắng bệch. - Rối loạn tiêu hóa: kháy nước dữ dội, nôn ra mật có bọt, ỉa chảy nặng, phân mùi thối khắm đôi khi lẫn máu. Sờ bụng cv đau. - Sau 2-3d, thân nhiệt hạ thấp hơn mức bt, sau đó hôn mê và chết. Tỷ lệ chết 50- 80%. Những con sống qua 5d thì thg khỏi, có thể bình phục sau vài tuần. - Thể ẩn tính: phổ biến ở mèo trưởng thành, sốt nhẹ, giảm bạch cầu, ngoài ra không có Triệu chứng lâm sàng nào khác. Mèo khỏi có miễn dịch lé dài. - Thể thần kinh: meo con, do mèo mẹ mắc bệnh khi mang thai, mất khả năng điều hòa vận động, yếu ớt, tỷ lệ sống thấp. c. Chẩn đoán - Dựa vào đặc điểm dịch tễ, Triệu chứng lâm sàng. Sốt li bì, có Triệu chứng tiêu hóa, ỉa chảy, bạch cầu giảm rõ rệt. d. Phòng - Công tác vệ sinh, chăm sóc. Phòng bằng vacxin: vacxin đa giá Leucoriglin phòng bệnh giảm bạch cầu và bệnh hô hấp do VIRUS gây ra ở mèo. Tiêm lần đàu 8 tuần tuổi trở lên, sau 4 tuần tiêm nhắc lại. Mỗi năm tiêm 1 lần. e. Điều trị - Hộ lý: cách ly cv ốm, để nơi thoáng mát, sạch sẽ, ngừng cho ăn, tránh kích thích từ bên ngoài. Trợ sức, trợ lực, chống mất nước và mất cbang điện giải. Dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng kế phát: Ampi, Kana im hoặc iv 2 lần/ngày, liệu trình 3- 5d.. - Bổ sung trợ sức, trợ lực, an thần như các vit B, B12,C. Cho mèo ăn thức ăn dễ tiêu, ít một sau tăng dần khẩu phần bt.
- Thạch Văn Mạnh TYD-K55 Một số bệnh kí sinh trùng đường máu ở chó 8. Bệnh do Ricketsia a. Nguyên nhân - Do rickettsia gây ra b. Triệu chứng - Thời gian nung bệnh từ 10-21 ngày. - Chó sốt cao, luôn chảy nước mắt ,nước mũi - Kém ăn hay bỏ ăn, ủ rũ, gầy, thiếu máu, lượng hồng cầu, bạch cầu giảm, tốc độ huyết trầm tăng. - Nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt bệnh có thể nhẹ và tự qua khỏi nhưng mầm bệnh vẫn còn tồn tại trong máu cho suốt đời, chờ thời cơ mầm bệnh lại có thể tái phát. - Nếu bệnh tiếp tục tiến triển nặng hơn, chã biểu hiện sốt cao 40-410C, sốt tái đi tái lại, mũi và tai chảy nước có mủ và máu, chó nôn liên tục, hơi thở ra có mùi hôi thối, gây và khét. - Chã bị tiêu chảy và đái ra máu đen, lách sưng to có thể quan sát thấy từ bên ngoài thành bụng - Rộp niêm mạc miệng, niêm mạc mắt, miệng có những đốm xuất huýêt, da vùng bẹn có những chấm xuất huyết đỏ, có hiện tượng phù ở chân và âm nang - Chảy máu ồ ạt ở hai lỗ mũi: Đây là một triệu chứng điển hình của bệnh - Chó thường chết trong vòng 7 ngày sau khi chảy máu mũi, trường hợp bệnh quá nặng, chảy máu ồ ạt chó có thể chết trong vòng 48 -72 giờ. c. Chẩn đoán - Căn cứ vào biểu hiện lâm sàng như sốt cao xuất huyết ồ ạt ở mũi. - Trong phòng thí nghiệm: Dùng phương pháp soi kính phát hiện Rickettsia hoặc dùng bằng phản ứng huyết thanh học d. Phòng - Phòng bệnh: Hiện nay chưa có vacxin, huyết thanh đặc hiệu phòng trị bệnh này - Phòng bệnh bằng chăm sóc nuôi dưỡng - Vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi và môi trường xung quanh - Không cho chó lành tiếp xúc với chó bị sốt xuất huyết - Cần diệt ve một cách triệt để vì đó là môi giới truyền bệnh. e. Điều trị - Trị: cách ly cv ốm, vệ sinh tiêu độc chuồng nuôi - Dùng thuốc đtrị như Tetracylin, Doxycylin tiêm cho cv. Trợ sức, trợ lực, thuốc cấm máu, bổ máu. Tiêm truyền Glucose, sinh lý mặn ngọt đẳng trương. Truyền máu để bù lại lg máu đã mất. 9. Bệnh lỵ do Amip a. Nguyên nhân - Gặp ở tất cả các lúa tuổi chó mèo. Do Emtamoeba hystolytica (EH) gây ra. 2 dạng: hoạt động và không hoạt động. Dạng hoạt động có hai thể: thể ăn hồng cầu gây bệnh và thể chưa ăn hồng cầu tiềm ẩn gây bệnh. Chó khỏe EH tập trung ở đại tràng dạng chưa ăn HC. b. Triệu chứng - Thời kỳ đầu: ăn ít, mệt mỏi, ủ rũ, kém nhanh nhẹn, t0 k tăng. Phân táo sau đó loãng dần màu vàng xám, có mùi tanh khắm, đi ỉa nhiều lần trong ngày, rặn nhiều lần, cong lưng để rặn, rên rỉ, biểu hiện đau đớn.
- Thạch Văn Mạnh TYD-K55 - Mỗi lần ít phân, chỉ là dịch nhầy như mũi, sau đó phân màu đỏ tươi, lờ lờ máu cá, có khi có mủ do bội nhiễm. K đtrị kịp thời, chó chết sau 5-7d do kiệt sức. - Chăm sóc tốt có thể chuyển sang thể lỵ mạn tính, EH cư trú trong vách ruột đợi cơ hội gây bệnh, thỉnh thoảng phát bệnh 1 đợt 5-7d làm chó gầy mòn. c. Chẩn đoán - Dựa vào Triệu chứng lâm sàng. Để chính xác làm xét nghiệm phòng thí nghiệm d. Phòng - e. Điều trị - Dùng thuốc trị amip, dùng đúng liều tránh trg hợp amip chuyển sang thể bào nang chờ cơ hội tái phát. Kết hợp k/sinh chống bội nhiễm. Tăng cường trợ sức trợ lực. Đảm bảo c/sóc nuôi dg tốt. - Dùng thuốc: Metrondinazol 40-50 mg/kg P Po 5 ngày liền, nghỉ 5 ngày rồi dùng tiếp lần 2 - Berberlin 50mg/kg P Po liên tục 5d. - Chống bội nhiễm bằng kháng sinh: Genta, Bisepton, Enrofox... 10. Bệnh ghẻ ngầm a. Nguyên nhân - Ngoại ký sinh trùng do cái ghẻ ký sinh ở dưới lớp biểu bì cảu da gây nên. Ghẻ trg thành đào các rãnh sâu và ngoằn ngoèo ở dưới lớp biểu bì da -> đẻ trứng và nằm ngay tại đó -> trứng và phân tồn tại trong rãnh đó -> biểu bì dưới da bị phá hủy nên vk gây mủ xâm nhập làm da chó sưng mọng rồi có mủ đặc. b. Triệu chứng - Xuất hiện ở da mỏng như bụng, nách, bẹn, gốc tai, xung quanh bầu vú. Luôn ngứa ngáy, khó chịu phải dùng chân gãi hay dùng răng gậm, cắn vào chỗ ngứa. Dịch rỉ viêm tiết ra trên bề mặt da, lâu dần khô dần thành vảy két lại có mủ đặc bên trong. Ngứa ngáy, gãi liên tục làm mụn mủ vỡ loét ra. c. Chẩn đoán - Triệu chứng lâm sàng. Lấy bệnh phẩm ktra dưới kính hiển vi. d. Phòng - Thường xuyên vệ sinh thân thể cho chó, tắm cho chó bằng nước lá chát, bồ kết. Tiêu độc chỗ ở, chuồng nuôi, cũi nuôi, phun sát trùng sau đó phơi dưới ánh nắng mặt trời. e. Điều trị - Dùng 1 số thuốc: Tribeloda, DEP, Trinaghe bôi lên vùng da bị ghẻ. Hanmectin, ivermectin, detolac tiêm dưới da 2 lần cách nhau 10-15d. - Phải rọ mõm trc khi bôi tránh chó liếm thuốc. K tắm bằng xà phòng thông thường dễ gây kích ứng da và viêm da. Nên tắm bằng nước bồ kết, nước lá chát, lá đắng. Dùng khăn hoặc bàn chải chà sát để bong hết vảy trên da chó, sau đó lau khô rồi bôi thuốc. - Dụng cụ chăm sóc, nuôi dg phải đc sát trùng bằng nước sôi, hoặc ngâm trong dung dịch thuốc tím 0,1%. - Chuồng nuôi, đệm nằm tiêu độc bằng Chloramin B 0,5%, nước vôi 10%, rồi phơi khô bằng ánh nắng mặt trời. - Phải đtrị lâu dài, nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau 3-5d. K nên bôi thuốc toàn thân mà bôi từng phần tránh gây độc cho chó.
- Thạch Văn Mạnh TYD-K55 - Cách ly chó bệnh ở khu riêng biệt, có chế đọ chăm sóc riêng và đtrị tổng hợp (kết hợp dùng k/sinh đtrị Triệu chứng, trợ sức). 11. Bệnh mò bao lông a. Nguyên nhân - do cái ghẻ Demodex canis gây ra. Ký sinh ở bao lông hoặc trong tuyến mỡ dưới da chó. Có khả năng sống ngoài cơ thể vật chủ vài ngày. b. Triệu chứng - Dạng ghẻ khô: thời kỳ đầu chó rụng lông trên trán, mí mắt, bốn chân da dày cộm màu đỏ thẫm. Thg đưa chân lên để gãi. - Dạng ghẻ mủ: trên da xuất hiện mụn mủ sưng mọng, bên trong chứa nhiều mủ sánh màu vàng xám. Tại vùng này da nhăn nheo, lông rụng, lâu ngày có các tổ chức chết cùng dịch rỉ viêm bết lại thành các vẩy khô cứng dày cộm lên. Nặng: toàn thân trụi lông và đầy mụn ghẻ đặc quánh bên trong, ở những vùng da mỏng xuất hiện ổ áp xe, khi các ổ áp xe vỡ, ủ tự chảy ra ngoài, có mùi hôi tanh khó chịu c. Chẩn đoán - Triệu chứng lâm sàng, lấy bệnh phẩm ktra dưới kính hiển vi d. Phòng - thường xuyên vệ sinh thân thể cho chó, tắm cho chó bằng nước lá chát, bồ kết. Tiêu độc chỗ ở, chuồng nuôi, cũi nuôi, phun sát trùng sau đó phơi dưới ánh nắng mặt trời. e. Điều trị - Dùng 1 số thuốc: Tribeloda, DEP, Trinaghe bôi lên vùng da bị ghẻ. - Hanmectin, ivermectin, detolac tiêm dưới da 2 lần cách nhau 10-15d. - Phải rọ mõm trc khi bôi tránh chó liếm thuốc. K tắm bằng xà phòng thông thường dễ gây kích ứng da và viêm da. Nên tắm bằng nước bồ kết, nước lá chát, lá đắng. Dùng khăn hoặc bàn chải chà sát để bong hết vảy trên da chó, sau đó lau khô rồi bôi thuốc. - Dụng cụ chăm sóc, nuôi dg phải đc sát trùng bằng nước sôi, hoặc ngâm trong dung dịch thuốc tím 0,1%. - Chuồng nuôi, đệm nằm tiêu độc bằng Chloramin B 0,5%, nước vôi 10%, rồi phơi khô bằng ánh nắng mặt trời. - Phải đtrị lâu dài, nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau 3-5d. K nên bôi thuốc toàn thân mà bôi từng phần tránh gây độc cho chó. - Cách ly chó bệnh ở khu riêng biệt, có chế đọ chăm sóc riêng và đtrị tổng hợp (kết hợp dùng k/sinh đtrị Triệu chứng, trợ sức). 12. Bệnh viêm phế quản a. Nguyên nhân - Do các yếu tố gây ô nhiễm: khói thuốc lá, bụi bẩn, hóa chất độc hại - Do bị nhiễm cùng lúc một số loài vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp như: liên cầu khuẩn (Streptococcus), tụ cầu khuẩn (Staphylococcus aureus), - Do kế phát của một số bệnh như Care, viêm ruột, bệnh kí sinh trùng... - Do suy giảm hệ thống miễn dịch
- Thạch Văn Mạnh TYD-K55 b. Triệu chứng Thể cấp tính - Chó bệnh lờ đờ, sốt, suy nhược, kém ăn chảy nước mắt, nước mũi liên tục - Vật ho nhiều, ho dai dẳng liên tục, tiếng ho đục - Vật khó thở, thở nông, tiếng thở khò khè. Khi ho con vật có biểu hiện nôn khan, thực chất là hiện tượng nôn giả do ho và kéo đờm trong khí quản. - Bệnh tích vi thể, thấy thành phế quản viêm sưng và biến đổi về mặt cấu trúc Thể mạn tính - Viêm phế quản mạn tính thường gặp ở chó già trên 6 năm tuổi và ở các giống chó cảnh có kích thước nhỏ. Bệnh tiến triển chậm và kéo dài, từ 2 – 3 tháng - Chó bị viêm phế quản mạn tính thường ho liên tục, dai dẳng, tiếng ho sâu, khản đặc. Chảy nước mũi nhiều và lẫn mủ đặc. Xuất hiện tiếng ran khi vật hít vào, thở ra. c. Chẩn đoán - Dựa vào triệu chứng lâm sàng: vật ho nhiều lần trong ngày và kéo dài, kết hợp với phim chụp X quang để có kết luận chính xác. d. Phòng - Nơi ở của chó, mèo phải luôn vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đủ chất, chỗ nằm phải đảm bảo ấm áp vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè. - Tiêm vacxin phòng bệnh cho chó định kỳ các loại vacxin sau: dại, Care, viêm gan truyền nhiễm, Parvo, Lepto... để không nhiễm các bệnh truyền nhiễm khác, trên cơ sở đó có khả năng đề kháng về hô hấp. e. Điều trị - Nguyên tắc chung: Dùng kháng sinh diệt nguyên nhân gây bệnh kết hợp thuốc chữa triệu chứng và thuốc bổ trợ, đồng thời hộ lý, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt. - Giảm ho: có tác dụng tốt trong những trường hợp viêm phế quản không do vi khuẩn - Thuốc làm giãn phế quản có tác dụng tốt trong các ca bệnh có biểu hiện khó thở. - Kháng sinh chống nhiễm trùng kế phát : Gentamycin, Cefa. Doc, Kanacolin tiêm bắp liều 1ml/5kg thể trọng - Thuốc kháng viêm nhóm Corticoid có tác dụng tốt trong trường hợp viêm phế quản mạn tính: Hydrocortizon, Prednisone 1mg/kgP x 2 lần/ ngày, liệu trình 7 ngày. Thuốc có tác dụng giảm viêm nên giảm ho đồng thời giảm tiết dịch nhầy. - Tiêu đờm: Mucolytic, Axetylcystein - Truyền dung dịch mặn – ngọt đẳng trương 20ml/1kg thể trọng/ ngày, ngoài ra cần thiết sử dụng các loại thuốc trợ sức, trợ lực cho cơ thể như Vitamin B1 2,5%, vitamin C, B.complex, Vitamin B12 kết hợp tăng cường hộ lý, chăm sóc, nuôi dưỡng tốt. - Hộ lý chăm sóc - Chó bị bệnh viêm phế quản đặc biệt nhậy cảm với các kích thích ô nhiễm: khói thuốc lá, thuốc xịt, bụi bẩn, phấn hoa… Do đó, trong quá trình điều trị cần cách ly tuyệt đối hoặc hạn chế tiếp xúc với các tác nhân này - Kết hợp xoa bóp vùng ngực bằng các loại dầu nóng 13. Bệnh viêm phổi a. Nguyên nhân
- Thạch Văn Mạnh TYD-K55 - Viêm phổi đốm do vi khuẩn thường là hậu quả của một quá trình bệnh lý hoặc tổn thương ở phổi ( kế phát từ bệnh ho cũi chó, viêm phế quản hay các quá trình bệnh lý ở thực quản, khí quản…), sau đó bội nhiễm các loài vi khuẩn có sẵn trong đường hô hấp - Do virus: thường do hậu quả của một số bệnh carre, cúm chó… - Do nấm: thường do Coccodioidomycosis immitis hoặc Cryptococcus neoformans - Kí sinh trùng: sự di hành của ấu trùng giun, sán đặc biệt giun tim - Ngoài ra viêm phổi có thể do các nguyên nhân sau: viêm lan từ tổ chức gẩn: tim,vách ngực; do dị ứng (khói thuốc, bụi, phấn hoa…); hoặc do tác động của dịch lỏng tràn vào phổi: sặc thức ăn, nước uống… b. Triệu chứng - Thoạt đầu khi mới nhiễm bệnh, con vật mệt mỏi, ủ rũ, kém ăn, sốt cao, sốt lên xuống theo hình sin - Con vật ho: lúc đầu ho khan và ngắn, có cảm giác đau. Sau đó tiếng ho ướt và kéo dài, giảm đau. - Nước mũi ít và đặc, thường dính vào 2 bên lỗ mũi. Trường hợp nặng, nước mũi đặc như mủ và có mùi hôi thối - Thở khó: thở nông và nhanh. Tim đập nhanh, sau đó yếu dần. Biểu hiện thiếu oxi, niêm mạc mắt, miệng tím bầm - Khi sờ nắn vùng phổi con vật có phản xạ đau và ho. Gõ vùng phổi, âm đục rải rác. Nghe thấy âm ran ướt ở thời kỳ đầu, sau chuyển sang âm vò tóc ở thời kỳ cuối c. Chẩn đoán - Việc chẩn đoán phải dựa vào các triệu chứng lâm sang kết hợp với các kiểm tra sâu: X- quang, kiểm tra máu… - Nên nghi ngờ chó bị bệnh khi thấy chó khỏe tiến triển các biểu hiện: ho, thở nhanh và thở nông, ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn kèm theo sốt mà con vật không có dấu hiệu sung huyết tim hay phù phổi. Đặc biệt trong các trường hợp thấy chó đã có biểu hiện nôn hoặc ợ hơi, có lịch sử bệnh phổi mạn tính, bệnh đường ruột hoặc có tiếp xúc với các chó khác (nuôi nhốt, chó đàn, chó nuôi cũi). - Ngoài ra cần kiểm tra tần số hô hấp, nghe phổi để phát hiện vùng âm phế nang, tiếng ran hay tiếng khò khè. Ho xuất hiện khi con vật có biểu hiện sốt hoặc khi kích thích khí quản hoặc gõ vùng ngực. - Chụp X quang phổi thấy vùng mờ rải rác d. Phòng - Thực hiện vệ sinh thú y và vệ sinh môi trường, giữ nơi ở khô sạch, thoáng vào mùa hè, kín ấm vào mùa đông, phân rác phải dọn hàng ngày cho vào hố tiêu độc. - Chăm sóc và nuôi dưỡng tích cực, định kỳ tiêm phòng các loại vacxin phòng bệnh cho chó, mèo: Care, Parvo virus, dại, viêm gan truyền nhiễm, Lepto...và định kỳ tẩy giun sán, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. - Phát hiện sớm vật bị bệnh (ho và khó thở), cách ly, điều trị kịp thời. e. Điều trị - Sử dụng kháng sinh để tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh. Việc lựa chọn kháng sinh tốt nhất nên dựa vào kết quả nuôi cấy và phân lập vi khuẩn. Có thể sử dụng một số nhóm kháng sinh có hoạt phổ rộng: - Cephalexin - Sulfadiazine – trimethoprim
- Thạch Văn Mạnh TYD-K55 - Enrofloxacin - Hoặc kết hợp nhiều loại kháng sinh với nhau - Cần cung cấp nước và điện giải cũng như các chất dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng cho con vật đặc biệt khi con vật trong giai đoạn chán ăn. + Truyền Ringerlactat 20ml/kgP/ngày + Glucoza 5%: 20ml/kgP/ngày + Kết hợp bổ sung các loại vitamin: C, B.complex, B1, B12… - Cho con vật vào nơi âm áp, tránh gió lùa. Cho ăn thức ăn giàu sinh dưỡng, dễ ăn. Đặt con vật nằm ở tư thế thoải mái, dễ thở. - Thường xuyên mát xa vùng ngực ngày 4 – 6 lần để giúp vật dễ thở và đào thải dịch tiết đường hô hấp. - Dùng các hóa dược khác có tác dụng làm giãn phế quản giảm ho, an thần giảm đau dễ thở như: Ephedrin, Dimedron tiêm bắp. Ngoài ra có thể kết hợp với việc dùng một số bài thuốc nam chữa bệnh hô hấp ở chó, mèo tương tự như điều trị bệnh viêm phế quản 14. Bệnh viêm tử cung, âm đạo chó a. Nguyên nhân - Do nhiễm khuẩn khi giao phối: xảy ra khi con đực bị viêm cơ quan sinh dục hoặc do tác động cơ giới nào đó gây sây sát tổn thương bộ phận sinh dục cái, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh. - Do hậu quả của quá trình sinh đẻ, sót nhau, sảy thai, thai chết, máu và dịch thẩm xuất tích lại trong tử cung, âm đạo chó tạo điều kiện cho vi khuẩn từ cổ tử cung xâm nhập vào gây bệnh. Các vi khuẩn thường gặp là tụ cầu khuẩn Staphylococcus, liên cầu khuẩn Streptococcus, E. coli dung huyết và Klebsiella. - Do trùng roi (Trichomonas fortus), nấm (Candida albicans) b. Triệu chứng Viêm cấp tính - Con vật sốt cao, ủ rũ, mệt mỏi, ăn ít, khát nước, nôn mửa - Con vật thường có biểu hiện bồn chồn, đau vùng hông, hay quay đầu lại phía sau. - Âm đạo sưng, đỏ, nóng, đụng đến con vật có biểu hiện trạng thái đau đớn rõ rệt. Từ cơ quan sinh dục luôn chảy ra ngoài một hỗn dịch bao gồm dịch rỉ viêm, dịch nhầy mùi tanh khắm. Viêm mạn tính - Triệu chứng thể hiện thất thường, dịch tử cung chảy ra liên tục hoặc ngắt quãng có mùi hôi thối, dịch dính bẩn vùng đuôi, chân sau. - Niêm mạc âm đạo dày lên, màu đỏ thẫm, vật mệt mỏi, ăn ít và kém vận động. c. Chẩn đoán d. Phòng - Cho vật ăn uống đủ chất, sạch sẽ, chuồng thoáng mát, vệ sinh. - Thường xuyên vệ sinh cơ thể, lau rửa âm môn bằng dung dịch nước muối hay thuốc tím nhất là trước khi phối giống. - Tay của kỹ thuật viên hay dụng cụ sử dụng trong các thao tác khám thai, đõ đẻ hay khi can thiệp đẻ, mổ đẻ, sát nhau đều phải vô trùng. - Sau những ca phẫu thuật đẻ khó phải tiêm kháng sinh để chống nhiễm khuẩn và thụt rửa âm đạo bằng dung dịch Rivanol 0,1% hay Chloramphenycol 4%.
- Thạch Văn Mạnh TYD-K55 e. Điều trị - Theo nguyên tắc chung là điều trị nguyên nhân kết hợp điều trị triệu chứng, kết hợp với các thuốc bổ trợ và chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo nhằm tăng cường sức đề kháng của cơ thể. - Thụt rửa tử cung, âm đạo bằng dung dịch Rivanol 0,1% hay thuốc tím 0,1%, mỗi ngày thụt rửa một lần, trong 3 – 5 ngày. - Chống nhiễm khuẩn: sử dụng một trong các thuốc kháng sinh sau đây: - Có thể dùng Penicillin, Ampicillin: tiêm bắp liều 10.000 UI/kg thể trọng/ngày, Kanamycin: tiêm bắp liều 10 mg/kg thể trọng/ngày. Điều trị liên tục trong 5 – 7 ngày. - Điều trị viêm âm đạo do nhiễm khuẩn và nhiễm nấm - Sử dụng một trong các loại thuốc kháng sinh chống nhiễm khuẩn giới thiệu ở trên kết hợp với thuốc đặc trị trùng roi và nấm: + Klion: hòa nước cho uống, liều 10mg/kg/ngày. Điều trị liên tục 5 – 7 ngày. + Ketomycin: chó 1 – 2 g/con, mèo 0,5 – 1 g/con, hòa nước sạch hay nước cháo cho uống. Điều trị liên tục trong 5 – 7 ngày. + Dearnewtab: đặt vào âm đạo 1 viên/ lần, ngày đặt 2 lần, với mèo đặt 1/2 viên/ngày. + Flagystine: 1 viên/lần/ngày đặt sâu vào tử cung + Metronidazole, Nystatine, Dexamethasone: đặt sâu vào tử cung, chó 1 viên/lần/ngày, mèo 1/2 viên/lần/ngày. Cần ngâm viên thuốc vào nước khoảng 30 giây trước khi đặt. - Thuốc chữa triệu chứng: cầm máu bằng vitamin K, hồi phục tổ chức niêm mạc tử cung, âm đạo: tiêm vitamin A, D, E. - Chống kích ứng niêm mạc và chống co thắt tử cung, âm đạo: tiêm bắp Atropin 1% hay Primeran liều 1-2ml/con/ngày. - Trợ sức, trợ lực bằng cách tiêm vitamin B1 2,5%, vitamin C 5%, B. complex - Truyền dung dịch mặn – ngọt đẳng trương 15 – 20 ml/kg thể trọng/ngày. Truyền 2 – 3 ngày. 15. Bệnh co giật do thiếu canxi A. Co giật trước khi đẻ a. Nguyên nhân - Chủ yếu do nuôi dưỡng không tốt, khẩu phần ăn thiếu Ca, P. - Tỷ lệ Ca/P không thích hợp, do Ca thiếu, P thừa. - Do rối loạn hoạt động của tuyến cận giáp (Parathyroides). b. Triệu chứng - Chó, mèo đi lại bồn chồn, nôn mửa nhanh, sốt cao trên 410C. - Hai chân sau yếu run rẩy, đứng không vững, đi lại khó khăn, thường đi siêu vẹo. Sau đó, chó nằm duỗi thẳng chân, không đứng lên được, rung cơ, thỉnh thoảng lên cơn co giật, con vật thở hổn hển, thở dốc, nước dãi chảy tự do quanh miệng. - Bệnh có thể kéo dài liên tục vài tiếng, có khi tới vài ngày nếu không can thiệp ngay sẽ lên cơn co giật liên tục, sau đó bại liệt nằm một chỗ, bại liệt kéo dài làm cơ của chân sau bị teo, thối loét da thịt và vật thường bị tử vong trong trạng thái bại huyết. c. Chẩn đoán - d. Phòng
- Thạch Văn Mạnh TYD-K55 - Trong giai đoạn có chửa và nuôi con nên cho ăn đủ chất dinh dưỡng, đủ chất khoáng và vitamin, nhất là Ca và P. - Hàng ngày nên bổ sung vào thức ăn bột xương nghiền, ốc, cua, tôm, hến, sụn, xương. - Cho chó, mèo chửa ra hoạt động ngoài trời để tăng thêm lượng vitamin D3. e. Điều trị + Gluconat canxi hay Cloruacanxi truyền tĩnh mạch cho chó với liều 5 – 10 ml/con, tiêm liên tục trong 3 – 5 ngày. + Calcium fort tiêm bắp cho chó liều 10 ml/con/ngày, mèo 5ml/con/ngày. + Ravitfor, Carbiron: thuốc bại liệt cặp thuốc gồm 1 cặp hai ống, 1 ống chứa Canxium Gluconate, 1 ống chứa vitamin nhóm B, khi tiêm bắp trộn 2 ống và tiêm cho chó liều 10 ml/con/ngày, mèo 5 ml/con/ngày. + Trợ tim mạch bằng cách tiêm Spartein liều 2 – 3 ml/con, tiêm long não nước 5% với liều 2 – 3 ml/con nếu có hiện tượng hạ nhiệt độ. Trợ sức, trợ lực bằng cách: tiêm bắp vitamin B1, B12, C... B. Co giật sau khi đẻ. a. Nguyên nhân - Trong giai đoạn mang thai nhất là giai đoạn cuối chó, mèo không được cung cấp đầy đủ Canxi, Photpho. Sau khi đẻ, chó cái, mèo cái đòi hỏi phải có Canxi, photpho cung cấp cho việc tiết sữa nuôi con. - Các nguyên nhân trên làm cho hàm lượng Canxi giảm xuống đột ngột trong máu gây ra bệnh co giật của chó, mèo sau khi đẻ. b. Triệu chứng - Bệnh thường xảy ra đột ngột sau khi đẻ trong vòng 3 – 5 ngày. Bệnh tiến triển nhanh, từ khi bắt đầu có dấu hiệu lâm sàng đầu tiên xuất hiện các triệu chứng điển hình không quá 12 giờ. Chó, mèo bồn chồn, mắt lờ đờ, không muốn đi lại, chân sau lảo đảo, đứng không vững, run rẩy, các bắp thịt rung liên tục, sau đó xuất hiện những cơn co giật. Chó thở mạnh, chảy nhiều rớt dãi sau đó nằm liệt không đi lại được. Nếu không cứu chữa kịp thời thì có tới 60% số chó mèo sẽ chết sau 12 – 48 giờ co giật. Nhiều trường hợp chó sau khi đẻ vài giờ đã chết vì co giật. - Một số trường hợp bệnh nhẹ chó, mèo chỉ biểu hiện: khô mũi, ăn ít, đi lại khó khăn, siêu vẹo. Chó thường không chết nhưng liệt chân, thở khó khăn, lưỡi luôn luôn thò ra kèm theo rãi dớt do liệt hầu. Chó, mèo suy yếu nhanh, mệt mỏi, không cho con bú. c. Chẩn đoán - d. Phòng - Trong giai đoạn có chửa và nuôi con nên cho ăn đủ chất dinh dưỡng, đủ chất khoáng và vitamin, nhất là Ca và P. - Hàng ngày nên bổ sung vào thức ăn bột xương nghiền, ốc, cua, tôm, hến, sụn, xương. - Cho chó, mèo chửa ra hoạt động ngoài trời để tăng thêm lượng vitamin D3. e. Điều trị + Gluconat canxi hay Cloruacanxi truyền tĩnh mạch cho chó với liều 5 – 10 ml/con, tiêm liên tục trong 3 – 5 ngày.
- Thạch Văn Mạnh TYD-K55 + Calcium fort tiêm bắp cho chó liều 10 ml/con/ngày, mèo 5ml/con/ngày. + Ravitfor, Carbiron: thuốc bại liệt cặp thuốc gồm 1 cặp hai ống, 1 ống chứa Canxium Gluconate, 1 ống chứa vitamin nhóm B, khi tiêm bắp trộn 2 ống và tiêm cho chó liều 10 ml/con/ngày, mèo 5 ml/con/ngày. + Trợ tim mạch bằng cách tiêm Spartein liều 2 – 3 ml/con, tiêm long não nước 5% với liều 2 – 3 ml/con nếu có hiện tượng hạ nhiệt độ. Trợ sức, trợ lực bằng cách: tiêm bắp vitamin B1, B12, C... 16. Bệnh sát nhau a. Nguyên nhân - Sau khi đẻ tử cung co bóp yếu do trong thời gian con mẹ mang thai, nhất là những tháng cuối chó mẹ thiếu vận động, thức ăn thiếu khoáng. - Chó mẹ quá gầy hoặc quá béo, đẻ quá nhiều con, con quá to, nước ối quá nhiều. - Viêm núm nhau, viêm niêm mạc tử cung hoặc màng thai bị viêm làm cho nhau mẹ và nhau con bị dính lại với nhau. - Do kế phát từ bệnh sảy thai truyền nhiễm bởi vi trùng Brucella hay phẩy khuẩn Vibrio fortus. b. Triệu chứng Có hai thể sát nhau: - Sát nhau không hoàn toàn là một bộ phận màng thai còn dính chặt với niêm mạc tử cung, còn một phần nhau treo lủng lẳng ở mép âm môn. - Sát nhau hoàn toàn là toàn bộ nhau thai còn ở trong tử cung. Chó cái bị sát nhau thường có biểu hiện: - Ăn uống kém, thân nhiệt tăng, lượng sữa giảm có khi con vật ngừng tiết sữa, vật bệnh biểu hiện đau đớn thường cong lưng rặn. Sau 24 – 48 giờ nhau thai sẽ bị hoại tử. Lúc này từ cơ quan sinh dục luôn thải ra ngoài một hỗn dịch bao gồm dịch rỉ viêm, niêm dịch và các tế bào núm nhau bị hoại tử có màu đỏ nâu và có mùi hôi thối đặc trưng, con vật rất dễ lâm vào tình trạng huyết nhiễm trùng hay huyết nhiễm độc và rất dễ bị tử vong nếu không can thiệp kịp thời. c. Chẩn đoán - d. Phòng e. Điều trị - Rửa sạch bộ phận sinh dục phía ngoài bằng các dung dịch sát trùng nhẹ, cắt bỏ những phần nhau thai lòng thòng phía ngoài. Sau đó sử dụng các loại thuốc sau: - Oxytoxin: tiêm dưới da liều 1 – 2 ml/con/ngày, tiêm một lần kết hợp với tiêm truyền dung dịch glucoza 5% 15 – 20 ml/kg thể trọng. - Thụt vào tử cung Rivanol 0,1 %, thuốc tím 0,1% liều 100 – 300 ml/lần. Sau khi thụt rửa cần kích thích hoặc chờ cho dung dịch thụt rửa đẩy hết ra ngoài rồi bơm kháng sinh vào tử cung
- Thạch Văn Mạnh TYD-K55 17. Hiện tượng chửa giả a. Nguyên nhân - Chửa giả là một quá trình bệnh lý hay gặp ở chó, mèo cái trong độ tuổi sinh sản, với đặc điểm là con vật xuất hiện các triệu chứng lâm sàng giống như cơ thể có thai nhưng thực chất trong tử cung không có bào thai. b. Triệu chứng - Cho đến nay nguyên nhân gây hiện tượng chửa giả ở chó, mèo chưa được khảng định chắc chắn nhưng nhiều tác giả đã cho rằng có thể do hoạt động kéo dài của thể vàng. - Bụng căng dần, tuyến vú tăng sinh - Núm vú phát triển, bầu vú căng và vắt ra sữa, ở giai đoạn cuối chó cái có hiện tượng tìm chỗ đẻ nhưng thực ra không có thai trong bụng (khám bụng bằng sờ nắn, nghe tim thai và siêu âm). - Tính tình chó thay đổi. Sau khoảng 60 ngày chó cái làm tổ ở nơi tối, coi đồ chơi hay giầy dép như là con của chính mình. - Con vật có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, rối loạn điều tiết thân nhiệt, có lúc thân nhiệt tăng, có lúc lại giảm. c. Chẩn đoán - Dựa vào triệu chứng lâm sàng. d. Phòng - e. Điều trị - Thường những chó này không nên cho sinh sản nữa, nuôi để làm cảnh hoặc để trông nhà. Vì vậy, khi ngừng tiết sữa thì thực hiện phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng và tử cung. - Có thể sử dụng các thuốc: + PGF2α, hay các sản phẩm tương tự như Estrumate, Lutalyse, Prosolvin: tiêm bắp liều 0,3 – 0,5 ml/lần, có tác dụng nhanh chóng kết thúc hiện tượng mang thai giả ở chó. + Testosteron: tiêm bắp liều 10 – 50 mg/con + Oestrogen: tiêm bắp liều 1 – 2 mg/con, tiêm 3 lần mỗi lần cách nhau 48 giờ. + Prolan B: tiêm băp liều 500 UI cho chó dưới 25 kg và liều 1000 UI cho chó trên 25 kg.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn thi hết học phần: Bệnh ngoại khoa thú y
28 p | 142 | 18
-
Đề cương ôn thi hết học phần - Môn: Vi sinh vật đại cương
27 p | 143 | 14
-
Đề cương ôn thi hết học phần: Bệnh nội khoa thú y 2
45 p | 92 | 14
-
Đề cương ôn thi hết học phần: Ngoại khoa thú y thực hành
14 p | 106 | 13
-
Đề cương ôn thi hết học phần - Môn: Ngoại khoa thú y thực hành
51 p | 74 | 12
-
Đề cương ôn thi hết học phần - Môn: Miễn dịch học thú y
39 p | 68 | 12
-
Đề cương ôn thi hết học phần: Bệnh lý học thú y 1
35 p | 100 | 12
-
Đề cương ôn thi hết học phần: Dịch tễ học thú y
6 p | 90 | 12
-
Đề cương ôn thi hết học phần - Môn: Sinh lý động vật 2
49 p | 90 | 10
-
Đề cương ôn thi hết học phần: Bệnh truyền nhiễm thú y 1
32 p | 89 | 10
-
Đề cương ôn thi hết học phần: Dược lý học lâm sàng thú y
10 p | 73 | 9
-
Đề cương ôn thi hết học phần - Môn: Dược liệu thú y
26 p | 76 | 9
-
Đề cương ôn thi hết học phần: Bệnh nội khoa thú y 1
36 p | 103 | 9
-
Đề cương ôn thi hết học phần: Chẩn đoán bệnh thú y
41 p | 72 | 9
-
Đề cương ôn thi hết học phần - Môn: Dược lý học lâm sàng
15 p | 44 | 5
-
Đề cương ôn thi hết học phần - Môn: Ký sinh trùng thú y 1
56 p | 52 | 4
-
Đề cương ôn thi hết học phần - Môn: Vệ sinh thú y 1
53 p | 59 | 4
-
Đề cương ôn thi hết học phần - Môn: Bệnh lý học thú y II
46 p | 42 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn