intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để hăm tã không còn đáng ngại

Chia sẻ: Linhda Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

52
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hăm tã tuy không phải là bệnh nghiêm trọng, nhưng hăm tã luôn là nỗi ám ảnh của không ít bà mẹ bởi dễ tái đi

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để hăm tã không còn đáng ngại

  1. Để hăm tã không còn đáng ngại
  2. Hăm tã tuy không phải là bệnh nghiêm trọng, nhưng hăm tã luôn là nỗi ám ảnh của không ít bà mẹ bởi dễ tái đi tái lại và ảnh hưởng nhiều đến hoạt động vui chơi của trẻ. Tã xịn, phấn rôm cũng “chào thua” Chị N.T.T (quận Bình Thạnh) mấy ngày nay phải “cầu viện” đến bác sĩ bởi mấy đốm đỏ do hăm tã của bé Mon nhà chị đang ngày càng lan rộng và nổi cả bóng nước. Chị đã cẩn thận chọn loại tã cao cấp vì nghĩ độ thấm hút tốt sẽ giúp bảo vệ da bé, lại còn chu đáo thoa phấn rôm cho bé mỗi lần tắm xong. Tuy nhiên, bác sĩ cho biết do ỷ y tã tốt, chị không thay tã cho bé thường xuyên cộng thêm phấn rôm, dù tạo cảm giác khô thoáng, nhưng dễ làm bít tắc lỗ chân lông, nhất là trong thời tiết nóng ẩm lúc này, càng khiến da bé khó thoát ẩm.
  3. Trẻ rất dễ bị hăm tã, đặc biệt vào mùa nắng nóng Chia sẻ trên một diễn đàn, chị T.N.V (quận Tân Bình) cho biết con chị sau đợt điều trị kháng sinh cũng xảy ra tình trạng hăm tã. Chị đã nhiều loại tã cho con nhưng có lẽ không quen, nên da bé Ti càng bị kích ứng với chất liệu của các loại tã này. Trong khi đó, bé Mio nhà chị L.M. (quận 1) cũng bị đỏ và đau rát vùng bọc tã lót do dị ứng sữa tắm khiến lớp hydrolypid trên da bé bị tổn hại, cộng thêm mẹ vội quấn tã khi bé vừa tắm xong, còn ẩm ướt.
  4. Tuy không phải là bệnh nghiêm trọng, nhưng hăm tã ở trẻ rất dễ mắc phải, nhất là vào mùa nóng, và nếu không xử lý kịp thời dễ dẫn đến nhiễm khuẩn và bội nhiễm, gây khó khăn trong điều trị. Kinh nghiệm hay chống hăm tã Theo kinh nghiệm chia sẻ của nhiều bà mẹ trên các diễn đàn, khi bé bị hăm tã, điều cốt yếu là khâu vệ sinh cho trẻ, nên thường xuyên rửa cho bé bằng nước ấm, thấm khô và thường xuyên thay tã. Một số bài thuốc dân gian cũng được các mẹ truyền tay như rửa vùng da hăm cho bé bằng nước lá chè xanh hoặc lá trầu không đun sôi để nguội. Cách nữa là dùng là khế sạch giã nát với chút muối thêm vào nước sôi để nguội, rồi chắt nước chấm vào chỗ da hăm. Tuy nhiên, chống hăm da cho bé cần chú trọng đến hiệu quả bảo vệ lâu dài. Nhiều mẹ, sau đợt “khủng hoảng” với việc tái đi tái lại vết hăm của bé, cho biết luôn ưu tiên lựa chọn kem chống hăm có tác dụng vừa kháng khuẩn, làm dịu vết thương, vừa tạo màng bảo vệ giúp ngăn ngừa các kích ứng. Kem hăm tã “đa tác dụng” mang lại hiệu quả phòng ngừa nhân đôi và tiết kiệm hơn bởi dễ hấp thụ, chỉ cần thoa một lớp mỏng trên da đã có thể bảo vệ da bé lâu dài. Không chỉ vùng bọc tã lót “thoát nạn hăm tã” mà còn những vùng da nhiều nếp gấp như kẽ mông, bẹn, đùi, cổ và cánh tay cũng khỏi lo nguy cơ hâm nhiệt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2