intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu tình hình suy thận trong hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em tại khoa nhi - Bệnh viện Trung ương Huế

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

403
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hội chứng thận hư tiên phát (HCTHTP) là bệnh khá phổ biến. Tại Khoa Nhi - Bệnh viện Trung ương Huế, HCTHTP chiếm 30% số bệnh thận và 0,73% bệnh nội trú [1]. Tổng kết 10 năm của Viện Nhi, HCTHTP chiếm 1,7% số bệnh nội trú, chiếm 42,62% số bệnh tại Khoa Thận [7].HCTHTP là biểu hiện của bệnh lý cầu thận mạn tính với nhiều biến chứng [2][6][10]. Trong đó, suy thận (ST) là một biến chứng quan trọng, vì nó có thể gây tử vong nếu không được can thiệp đúng và kịp thời. [3][8][10]. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu tình hình suy thận trong hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em tại khoa nhi - Bệnh viện Trung ương Huế

  1. TÌM HIỂU TÌNH HÌNH SUY THẬN TRONG HỘI CHỨNG THẬN HƯ TIÊN PHÁT Ở TRẺ EM TẠI KHOA NHI - BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ Hồ Viết Hiếu Trường Đại học Y khoa, Đại học Huế 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hội chứng thận hư tiên phát (HCTHTP) là bệnh khá phổ biến. Tại Khoa Nhi - Bệnh viện Trung ương Huế, HCTHTP chiếm 30% số bệnh thận và 0,73% bệnh nội trú [1]. Tổng kết 10 năm của Viện Nhi, HCTHTP chiếm 1,7% số bệnh nội trú, chiếm 42,62% số bệnh tại Khoa Thận [7].HCTHTP là biểu hiện của bệnh lý cầu thận mạn tính với nhiều biến chứng [2][6][10]. Trong đó, suy thận (ST) là một biến chứng quan trọng, vì nó có thể gây tử vong nếu không được can thiệp đúng và kịp thời. [3][8][10]. Trong thực hành, để điều trị và tiên lượng HCTHTP một cách đúng đắn, người ta dựa vào thể lâm sàng; sự đáp ứng với corticoid; đặc biệt có biến chứng 1
  2. suy thận hay không là một yếu tố hết sức quan trọng trong khi can thiệp và tiên lượng [5]. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu tình hình suy thận trong hội chứng thận hư tiên phát (ST / HCTHTP) ở trẻ em tại Khoa Nhi - Bệnh viện Trung ương Huế “ với 2 mục đích: 1.1. Tìm hiểu tần suất suy thận trong hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em. 1.2. Nhận xét đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ST / HCTHTP ở trẻ em. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu được chọn là tất cả bệnh nhi  15 tuổi bị HCTHTP vào điều trị tại Khoa Nhi - BVTW Huế từ tháng 1-2002 đến tháng 5-2003. 2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh HCTHTP [6]:Theo Hội Nghiên cứu Quốc tế về Bệnh Thận Trẻ em gồm: Albumin máu  25g/L. Protid máu < 60g/L. Proteine niệu  50mg/kg/24h. 2.1.2.Tiêu chuẩn chẩn đoán ST/ HCTHTP: 2
  3. 2.1.2.1.Suy thận cấp [4][7][8] khi thiểu niệu, vô niệu xảy ra đột ngột ( 300ml/24h). Uré máu >17 mmol/lít (> 100mg%).Créatinine máu >130 mol/lít (> 1,5mg%). 2.1.2.2.Suy thận mạn [6][10] khi có tiền sử bệnh thận trên sáu tháng, tăng huyết áp, thiếu máu mạn. Créatinine máu >130 mol/L (> 1,5mg%) kéo dài trên sáu tháng. 2.2.Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi tiến hành nghiên cứu cắt ngang, phối hợp giữa phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô tả lâm sàng. Các bước tiến hành gồm khám lâm sàng, làm xét nghiệm định lượng Urê máu theo phương pháp Kjeldahl và Creatinin máu theo phương pháp Jaffe, xét nghiệm nước tiểu .... 2.3. Phương pháp xử lí số liệu: Xử lý số liệu theo thống kê y học trên EPI.INFO 6.0 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3
  4. 3.1. Dịch tể học: 3.1.1. Tần suất: Bảng 1: Tần suất ST / HCTHTP Biểu hiện n % SD P STC 13 10,83  2,84 < 0,01 STM 6 5,00  1,98 Không ST 101 84,17  3,23 Tổng số HCTHTP 120 100 *Nhận xét:Tần suất ST/ HCTHTP là 15,83%.Trong đó, STC gặp nhiều hơn STM (p
  5. 3.1.2.Tuổi và giới: Bảng 2: Phân bố ST / HCTHTP theo tuổi và giới Nam Nữ Tổng Giới n % n % n % Nhóm tuổi 0 0 2 10,53 2 10,53  5 Tuổi > 5 -10 Tuổi 5 26,32 1 5,26 6 31,58 >10 -15 Tuổi 7 36,84 4 21,05 11 57,89 Tổng số 12 63,16 7 36,84 19 100 * Nhận xét: ST/ HCTHTP thường gặp nhất > 10 -15 tuổi, trung bình 1,71 nam: 1 nữ 5
  6. 3.1.3. Địa dư: Bảng 3: Phân bố ST / HCTHTP theo địa dư Nông thôn Thành thị Tổng số Địa dư 13 6 n 19 68,42 31,58 % 100 * Nhận xét: ST / HCTHTP xãy ra ở nông thôn nhiều gấp hai lần so thành thị 3.2.Đặc điểm lâm sàng: 3.2.1.Số lượng nước tiểu: Bảng 4: Số lượng nước tiểu khi vào viện Bình Thiểu-vô Tổng số Nước tiểu Đa niệu niệu thường Suy thận n % n % n % n 6
  7. STC 3 23,0 10 76,92 0 0 13 8 STM 2 33,3 3 50,00 1 16,67 6 3 * Nhận xét : Biểu hiện lâm sàng ST / HCTHTP chủ yếu là tình trạng thiểu - vô niệu 3.2.2. Phù: Chiếm tỉ lệ 100%; phần lớn phù ở mức độ vừa và nặng. 3.2.3. Huyết áp: Bảng 5: Tỷ lệ tăng huyết áp ở bệnh nhân ST / HCTHTP Suy thận STC STM Huyết áp n % n % Tăng huyết áp 6 46,15 5 83,33 Bình thường 7 53,85 1 16,67 7
  8. Tổng số 13 100 6 100 * Nhận xét: Trong HCTHTP có 46,15% STC và 83,33% STM có tăng huyết áp. 3.2.4. Thể lâm sàng: Bảng 6: Thể lâm sàng của ST / HCTHTP Suy thận STC STM Tổng số Thể LS n % n % n % Đơn thuần 5 26,32 0 0 5 26,32 Không đơn thuần 8 42,11 6 31,16 14 73,68 Tổng số 13 68,43 6 31,16 19 100 * Nhận xét: ST xảy ra nhiều hơn ở thể không đơn thuần chiếm 73,68% 8
  9. 3.2.5. Phân bố ST theo sự đáp ứng với Corticoid của HCTHTP: Bảng 7: Đáp ứng với Corticoid của HCTHTP có biến chứng suy thận Kháng thuốc Tổng số Đáp Đáp ứng ứng n % n % n Suy thận Có ST 12 57,14 7 7,07 19 Không ST 9 42,86 92 92,93 101 Tổng số 21 100 99 100 120 * Nhận xét :Thể kháng thuốc có ST chiếm 57,14%, thể đáp ứng chỉ 7,07% (p < 0,01). 3.2.6.Diễn tiến: Bảng 8: Diễn tiến điều trị ST / HCTHTP Suy thận STC STM Tổng số 9
  10. Diễn tiến n % n % n % Đáp ứng 11 57,89 1 5,26 12 63,16 Không Đ/ư 2 10,53 3 15,79 5 26,31 Tử vong 0 0 2 10,53 2 10,53 Tổng số 13 68,42 6 31,58 19 100 * Nhận xét: Tử vong trong ST/HCTHTP xảy ra 10,53%, chỉ xảy ra ở STM giai đoạn cuối. 10.53%  aï æ g pï n 26.31% K häng  /æ Tævong í 63.16% Biểu đồ 2: Diễn tiến điều trị của ST / HCTHTP 10
  11. 3.3. Đặc điểm cận lâm sàng: 3.3.1. Uré và Créatinin máu: + STC nồng độ Uré máu trung bình 24,26  9,39 mmol/L, nồng độ Créatinin máu trung bình 169,38  57,4mol/L. + STM nồng độ Uré máu trung bình 165,43  50,81mmol/L, nồng độ Créatinin máu trung bình 1738,16  975,36mol/L. Như vậy HCTHTP có STM thì Uré và Créatinin tăng gấp hàng chục lần so với STC. 3.3.2. Albumin máu: Bảng 9: Nồng độ Albumin máu trong ST / HCTHTP Alb(mg/L) n % 25-20 2 10,53 19-11 8 42,10 < 10 9 47,37 11
  12. Tổng số 19 100 * Nhận xét : ST / HCTHTP, có Albumin máu giảm nặng tỉ lệ cao (89,47%) (p < 0,05) 3.3.3. Proteine niệu: Bảng 10: Nồng độ Pr niệu trong ST / HCTHTP Pr(mg/kg/24h) n % 50-100 5 26,32 101-200 6 31,57 >200 8 42,11 Tổng số 19 100 * Nhận xét: Có 42,11% ST có Proteine niệu rất cao (> 200 mg/kg/24h) ( p > 0,05). 12
  13. 3.3.4. Điện giải đồ: Bảng 11: Nồng độ Kali máu ở bệnh nhân ST / HCTHTP Suy thận STC STM Kali máu n % n % Tăng (> 6mmol/L) 1 7,69 4 66,67 Bình thường 12 92,31 2 33,33 Tổng số 13 100 6 100 *Nhận xét: Mặc dù STC nhưng Kali máu ở giới hạn bình thường chiếm khá cao 92,31% Bảng 12: Nồng độ Natri máu ở bệnh nhân ST / HCTHTP Suy thận STC STM Natri máu n % n % 13
  14. 4. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu trên 120 trẻ bị hội chứng thận hư tiên phát có 19 bệnh nhân suy thận , chúng tôi rút ra những kết luận sau: 4.1. Tỉ lệ suy thận trong hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em là 15,83% (19/120 ) + Tỉ lệ suy thận cấp là 10,83%  2,84% + Tỉ lệ suy thận mạn là 5,00%  1,98% 4.2. Đặc điểm lâm sàng suy thận trong HCTHTP ở trẻ em gồm: + Phù là triệu chứng gặp ở tất cả các bệnh nhân , đa số ở mức vừa và nặng. + Tăng huyết áp: suy thận cấp có 46,15%, suy thận mạn có 83,33% tăng huyết áp. + Thiểu-vô niệu trong STC là triệu chứng nổi bật khi vào (76,92%) và STM thì thiểu - vô niệu chiếm ít hơn (50%), có 33,33% bình thường và 16,67% có biểu hiện đa niệu. 15
  15. + Thể lâm sàng HCTHTP không đơn thuần, thể kháng Corticoid và biến chứng suy thận có mối liên quan chặt chẽ (p < 0,01). + Tử vong trong HCTHTP có ST xảy ra chủ yếu là suy thận mạn giai đoạn cuối, với tỉ lệ chung là 10,53%, và riêng ở nhóm STM tỷ lệ tử vong là 33,33% . Đặc điểm cận lâm sàng : + STC: Uré máu = 24,26  9,39 mmol/L, Créatinin máu = 169,38  57,40mol/L, Kali máu bình thường chiếm 92,31%; Natri máu ở giới hạn bình thường chiếm 46,15% + STM:Uré máu = 165,43  50,81mmol/L,Créatinin máu = 1738,16  975,36mol/L. Hạ Natri máu và tăng Kali máu nặng chiếm tỷ lệ cao (66,67%). HCTHTP có STM thì Uré và Créatinin tăng gấp hàng chục lần so với STC. + Có sự liên quan chặt chẽ giữa mức độ giảm Albumine máu nặng và biến chứng suy thận trong hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em (p < 0,05) . ĐỀ NGHỊ 16
  16. - Tăng cường mạng lưới y tế cơ sở, nhằm phát hiện sớm các trường hợp HCTHTP trẻ em ở cộng đồng để điều trị sớm, tránh xảy ra các biến chứng (trong đó có suy thận). - Tuyên truyền, giáo dục kiến thức về chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho mọi người dân, giúp họ tuân thủ chế độ điều trị ngoại trú trong hội chứng thận hư tiên phát, nhằm giảm tỉ lệ kháng thuốc làm giảm nguy cơ dẫn đến suy thận. TÀI LIỆU THAM KHẢO 3. Hồ Viết Hiếu. Tình hình bệnh thận tiết niệu ở trẻ em tại Khoa Nhi BVTW Huế trong 10 năm (1987-1996). Tạp chí Y học thực hành. Kỹ yếu công trình nhi Khoa, Hội nghị khoa học Miền trung lần IV, (1999) 161 - 166 3. Tạ thị Ánh Hoa. HCTH trẻ em. Bài giảng nhi khoa, ĐHYDTP HCM (1998) 868 - 878. 4. Đặng Phương Kiệt. Suy thận cấp - HSCC và gây mê. NXB YH, HN (1997) 45- 51 5. Trần Đình Long, Lê Tiến Vinh. STC ở trẻ em: Những nhận xét và kinh nghiệm về chẩn đoán và điều trị tiên lượng. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 10 năm (1981-1990), Viện BVSKTE, HN (1991) 152 - 158 17
  17. 6. Nguyễn Đức Quang, Huỳnh Thoại Liên, Lê Thị Ngọc Dung. Đặc điểm HCTH kháng Steroid tại Bệnh viện Nhi đồng 1, Thời sự Y Dược học (10/2002) 259 - 263 7. Lê Nam Trà, Nguyễn Ngọc Sáng. HCTHTP ở trẻ em: dịch tễ và cơ chế bệnh sinh, Kỷ yếu công trình nhi khoa, NXB YH, HN (1999) 17 - 20 8. Lê Nam Trà, Nguyễn Diệu Thúy. Một số nhận xét về HCTHTP có biến chứng suy thận cấp tại Viện nhi. Kỹ yếu công trình nghiên cứu Hội Nghị Nhi khoa toàn quốc lần thứ X HN (2002) 290 - 296 9. Ito.S. Acute renal failure in Nephrotic Syndrome in children. Pediatric Nephrology for Asian practitioner, (6th Asian congeress of Pediatric Nephrology) (1996) 10. Kilis.P, Strusinka. Acute Renal Failure in Children with Idiopathic Nephrotic Syndrome, Pol - Merkuriusz- Lek 2000, Journal Medline Vol 19 (2000) 462 - 476 11. Jean J. Conte & F. Bouissou. Insuffisance rénale chronique de l’enfant. Journees Scientifiques de Nephrologie et de Transplantation Franco - Vietnamiennes (2000) 18
  18. TÓM TẮT Tỉ lệ suy thận trong hội chứng thận hư tiên phát ở trẻ em là 15,83% (19/120 ca). Trong đó suy thận cấp là 10,83%  2,84% và suy thận mạn là 5,00%  1,98% . Tử vong trong HCTHTP có ST xảy ra chủ yếu là do suy thận mạn giai đoạn cuối, với tỉ lệ chung là 10,53%, và riêng ở nhóm STM tỷ lệ tử vong là 33,33% (2/6 ca). A STUDY ON RENAL FAILURE IN IDIOPATHIC NEPHROTIC SYNDROME IN CHILDREN AT THE PEDIATRIC DEPARTMENT , HUE CENTRAL HOSPITAL Ho Viet Hieu College of Medicine, Hue University SUMMARY The incidence of renal failure of Idiopathic Nephrotic Syndrome (INS) in children is 15.83% (19/120 cases), in which acute renal failure counts 10,83%  2,84% and chronic renal failure 5.00%  1.98% . 19
  19. The mortality of renal failure of INS in children is 10.53%, mainly due to the ultimate stage of chronic renal failure , especially in chronic renal failure, the mortality is 33.33% (2/6 cases) . 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2